Cậu tôi

Bút kư Huỳnh Công Ân

Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần
biểu cậu ngồi, mẹ nhổ tóc sâu, hai chị em tóc bạc như nhau

(C̣n thương rau đắng mọc sau hè-Bắc Sơn)

 

Hôm đó là ngày 29 tết, khoảng  6 giờ chiều, tôi đang ngồi nghe mấy đứa em vợ hát Karaoke th́ có thằng cháu vợ chạy sang gọi :”Dượng hai ơi, phone của dượng bỏ trong pḥng reng liên tục, dương về xem ai gọi .”

Khi tôi về pḥng mở phone ra th́ nghe tiếng của Liêm, em của tôi, từ B́nh Dương run run nói: “Anh hai ơi, cậu tư mất rồi !”. Thật là một tin sét đánh . Mới hôm 26 tết, cậu tôi từ Trà Vinh lên Sài G̣n dự đám giỗ ba tôi và đă ngồi ăn chung bàn với tôi . Hơn một tháng trước đó, hôm 24 tháng 12 năm 2010, ông là đại diện đàng trai, từ 4 giờ sáng đă cùng gia đ́nh chúng tôi  đi xe hơi ra Vũng Tàu đón dâu về Sài G̣n cho kịp bữa ăn trưa thết đăi đàng gái tại nhà chúng tôi trong ngày chúng tôi cưới vợ cho thằng con trai lớn . H́nh ảnh ông xin phép gia chủ đàng gái cho đoàn chúng tôi vào nhà và cái vẫy tay của ông cho biết là OK c̣n ghi lại trong video đám cưới, mà mỗi khi xem đến đoạn đó mọi người đều cười và thấy thương ông già .

Tôi lập tức gọi điện thoại về nhà cậu tôi ở Trà Vinh để t́m hiểu chi tiết tại sao cậu tôi qua đời đột ngột như vậy . Thằng Đăng, con cậu tôi cho biết : ”Khoảng 4 giờ chiều, cậu tôi cỡi xe đạp từ nhà xuống Trà Cú để ĺ x́ trước cho đứa cháu cố, cháu nội của người con gái lớn của ông . Một lát sau có người đi đường đến báo,  ông bị té xe nằm  bên đường . Khi Đăng đem ông vào bệnh viện th́ ông trút linh hồn’’ . Khi tôi trách Đăng sao nó để ông đi xe đạp ở  tuổi 84 như ông th́ nó trả lời không cách nào căn ông được .

Khúc phim dĩ văng lần lượt quay lại trong đầu tôi những kỷ niệm về người cậu của tôi . Mẹ tôi thường kể rằng cậu tôi từng được ông ngoại tôi gửi học ở Lycéum Nguyễn Văn Khuê, Sài G̣n theo chương tŕnh Pháp và có bằng Thành Chung (tức bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp Pháp). Ông không đi làm cho chính quyền thuộc địa Pháp mà đi làm phu bến tàu ở kho 5 Khánh Hội . Lúc đó ông ở với gia đ́nh tôi . Mỗi sáng ông ra kho 5 chờ người ta tuyển đi làm công nhật . Nhưng ông thường về tay không và chịu sự mắng mỏ của mẹ tôi v́ ông nhường việc cho những ngườI lớn tuổi hơn ông và có gia đ́nh . Một hôm lính Pháp đến xét nhà tôi và t́m thấy những cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Pháp, chúng hỏi của ai . Cậu tôi nhận là của ḿnh . Chúng hỏi ông tại sao ông biết tiếng Pháp mà không ra làm việc với chính quyền Pháp . Không biết ông trả lời với chúng thế nào mà chúng không bắt ông đi .

H́nh ảnh thực sự đầu tiên của ông c̣n ghi lại trong kư ức tôi là khi ông làm thầy giáo ở trường tiểu học tư thục Cao Văn, đường Tôn Đăn, Quận 4, Sài G̣n những năm đầu của thập niên 1950 . Tôi là học sinh của trường đó . Trưa nào trước khi vào lớp học tôi cũng bị cậu tôi lột trần truồng  tắm ngay tại chỗ trước mắt của các học sinh khác kể cả bọn con gái v́ tội ở dơ. Lúc đó tôi rất sợ cậu tôi, hễ gặp ông ở đâu là tôi lẫn tránh .

Một thời gian sau, cậu tôi bị động viên đi học khóa hạ sĩ quan trong Quân Đội Quốc Gia . Ông theo ngành truyền tin . Lúc đầu ông đóng ở kho 11, quận 4 . Tôi c̣n nhớ mỗi lần trong đơn vị ông có chiếu phim th́ ông dắt anh em tôi vào trại của ông xem . Một cuốn phim vẫn c̣n ghi trong trí nhớ tôi là cuốn phim mô tả một đơn vị lính Pháp hay Mỹ ǵ đó, bị đối phương tiêu diệt gọn nhưng sau khi được chôn cất th́ đêm đêm tại nghĩa địa, những bóng ma lính đều đi diễn hành như những người lính sống . Đêm đó, sau khi hết phim, trên đường về nhà, tôi nắm chặt tay mẹ tôi, nhớn nhác nh́n chung quanh xem có bóng lính ma không .

Sau đó cậu tôi lập gia đ́nh, trại gia binh lần lượt đóng tại đường Tôn Thất Thuyết, Quận 4 …cuối cùng là căn cứ 60 truyền tin ở G̣ vấp . Những người cùng khóa với cậu tôi lần lượt đi học các khóa sĩ quan đặc biệt ở Đồng Đế, Nha Trang nên tới ngày mất nước đa số đă lên cấp thiếu tá, c̣n cậu tôi về hưu trước đó ít lâu với lon chuẩn úy già . Sau khi rời  quân đội, ông làm việc cho hăng IBM của Mỹ .

Sau ngày mất nước, cậu tôi đưa gia đ́nh hồi hương ở ấp Bến Chùa, xă Phước Hưng, quận Trà Cú, tỉnh Trà Vinh . Cuộc sống của gia đ́nh cậu thật chật vật như hầu hết các gia đ́nh khác ở miền Nam . V́ vậy, sau khi đi tù cải tạo về, tôi có mở một quán ăn ở Sài G̣n nên gọi cậu lên phụ giúp . Cậu lo phần bia hơi, sáng sớm cùng một người phụ việc của tôi đạp xe ba bánh đi nhận bia . Khi quán hoạt động, câu lo đong bia cho khách . Tối cậu ở lại ngủ tại quán . Mỗi tháng cậu đem trọn tháng lương về cho mợ tôi .

Nhưng, giữa thập niên 80, chính quyền CS mở đợt cải tạo công thương nghiệp gọi là năm quản, ấn định mức thuế quá đáng, tôi đành dẹp quán và vượt biên . Sau khi định cư ở Canada hơn 20 năm, nhân mẹ tôi già yếu, bệnh hoạn, vợ chồng  tôi thường về thăm bà, lần nào về cũng không quên mời cậu tôi lên chơi để biếu ông một ít tiền . Vợ chồng tôi cũng có xuống tận Trà Cú thăm cậu mợ tôi .

Không ngờ những lần gặp gỡ ông trong năm nay là những lần gặp gỡ cuối cùng. Vi không thể quàn cậu tôi sang năm mới nên gia đ́nh các em tôi quyết định chôn cất trong ngày mai . Sáng sớm hôm sau, ngày 30 tết, mới 2 giờ 30 sáng, tôi lấy taxi đi xa cảng miền Tây. Đến nơi vừa hơn 3 giờ sáng . Quày bán vé xe Trà Vinh chưa mở cửa,  tôi đành mua vé xe tốc hành Mai Linh đi Vĩnh Long, khởi hành lúc 5 giờ sáng . Khoảng 7 giờ 15, xe tới bến xe Vĩnh Long . Không có xe đi Trà Vinh, tôi đành thuê xe ôm đến địa điểm trước bệnh viện Vĩnh Long đón xe Cần Thơ sang để về Trà Vinh . Từ Trà Vinh tôi lại thuê xe ôm đi Bến Chùa . Đến nhà cậu tôi khoảng gần 11 giờ trưa th́ cậu tôi đă được liệm trong quan tài . Tôi đốt nhang khấn vái trước vong linh người cậu thương mến . Nhớ lại những lúc gặp cậu tôi túc trực ở nhà thương bên cạnh giường bệnh của mẹ tôi trong những lần mẹ tôi đau nặng phải vào bệnh viện , tôi không cầm được nước mắt. Lúc đó mỗi ngày cậu tôi phải đi về bằng xe bus từ nhà con út của ông ở Phú Xuân, Nhà Bè và bệnh viện An B́nh, ở An Đông.

Cậu tôi được chôn cất lúc 4 giờ chiều ba mươi tết gần hai ngôi mộ của ông và bà ngoại tôi . Hôm đó nhờ quá giang xe hơi bên suôi gia của Liêu, con cậu tôi, tôi mới về Sài G̣n kịp trước giao thừa .

H́nh ảnh cậu tôi mặc quân phục thường ghé nhà thăm mẹ tôi sau khi tan việc không bao giờ mờ nhạt trong tâm khảm của tôi . Một người cậu thương chị, thương cháu như ông đă để lại trong ḷng tôi sự thương nhớ khôn nguôi .

 

Đầu Xuân Tân Măo, 2011