NHỮNG VỤ ÁN T̀NH NỔI TIẾNG
Ở SÀI THÀNH
1-Vụ
án cô Quờn đốt chồng
Đầu thập niên 50
của thế kỷ trước, một vụ án t́nh làm
xôn xao dư luận không chỉ tại Sài G̣n mà c̣n trong
cả nước. Đó là vụ án cô Quờn đốt
chồng.
Nguyên cô Quờn và chồng
là thầy Sĩ (ngày xưa những người làm
việc cho nhà nước hay làm việc văn pḥng
đều được gọi là thầy: thầy thông, thầy
phán, thầy kư, thầy đội [cảnh sát]…) là đôi
vợ chồng nghèo từ lục tỉnh lên Sài G̣n kiếm
sống. Ban đầu họ sống trên một chiếc
ghe, sau nhờ cô Quờn chịu khó làm ăn, dành dụm nên
họ mua được một căn nhà. Thầy Sĩ
lại nhận được một chân thư kư trong một
hăng tư. Đời sống họ trở nên khá giả và
như câu người ta thường nói “giàu đổi
bạn, sang đổi vợ”, thầy Sĩ khi có
địa vị trong xă hội th́ đèo bồng
cưới thêm vợ hai (thời đó c̣n luật đa
thê). Cô Quờn đành chịu nhưng không chấp nhận
cho thầy Sỹ đem vợ hai về sống chung.
Một hôm thầy Sĩ về nhà ép buộc cô Quờn
phải cho thầy đem vợ hai về. Đêm
đó,đợi chồng ngủ say cô Quờn tạt
dầu hôi vào người thầy Sĩ rồi châm lửa
đốt, khi thầy Sĩ vùng vẩy, cô c̣n dùng dao đâm
thầy cho đến chết.
V́ dư luận trong cả
nước bênh vực người vợ bị t́nh
phụ nên toà đại h́nh xử cô Quờn có 5 năm
cấm cố với tội danh mưu sát nhưng cô chỉ
ở tù 2 năm th́ được ân xá. Người ta c̣n
nhớ, luật sư biện hộ cho cô Quờn trong
vụ án đó là bà Nguyễn Phước Đại.
Tài liệu tham khảo:
-Lê Ư (trang nhà Ư Dân)
-LS Ngô Tăng Giao (trang nhà
Chim Việt Cành Nam)
2-Vụ
án vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt acid
Cẩm Nhung sinh năm 1940
tại Hà Nội và theo gia đ́nh di cư vào Nam năm 15
tuổi. Vào Sài G̣n được ít năm, cha cô mất gia
đ́nh c̣n lại 3 người phụ nữ: cô, mẹ cô
và bà vú. Cẩm Nhung bỏ học và theo học khiêu vũ
với vũ sư Nguyễn T́nh và Nguyễn Thông.
Nhờ có sắc
đẹp và thân h́nh hấp dẫn, Cẩm Nhung vào làm
vũ nữ trong nhiều vũ trường trước
khi trụ tại vũ trường Kim Sơn ở
đường Tự Do và ở đâu cô cũng là “cây
đinh” ở đó. Những vương tôn, công tử hay
những tay to, mặt lớn trong xă hội Sài G̣n thời
đó đều muốn quay cuồng trong các điệu
nhảy với “nữ hoàng vũ trường “ Cẩm
Nhung, nhưng họ phải lo lót cho người tài pán c̣n
gọi là “cai gà”(quản lư các vũ nữ) mới
được cầm tay người đẹp. Cũng
cần nói thêm, khách đến vũ trường muốn
nhảy với vũ nữ phải mua ticket, mỗi ticket
cho phép họ nhảy với vũ nữ một vài
bản, c̣n nếu bao cả đêm th́ phải mua 15 ticket.
Một người khách
đặc biệt lọt vào mắt xanh của Cẩm
Nhung là trung tá công binh Trần Ngọc Thức, em của
trung tướng Trần Ngọc Tám. Ông Tám có thời
phụ trách “Chương tŕnh diệt trừ sốt rét”.
Không biết trung tá Thức
chiếm được trái tim người đẹp
nhờ vẻ hào hoa phong nhả hay chịu chi tiền
sộp cho nàng, chỉ nghe nói ông đă mua cho nàng một
căn nhà trị giá 200 cây vàng trong một con hẻm gần
vũ trường Au Chalet.
Dính với trung tá Thức,
Cẩm Nhung bước vào con đường định
mệnh oan nghiệt v́ liên hệ giữa hai người
đă đến tai vợ của trung tá Thức, bà Lâm
Thị Nguyệt có biệt danh là bà Năm Rado v́ bà chuyên bán
đồng hồ hiệu Rado. Sau nhiều lần cảnh
cảo Cẩm Nhung để nàng buông tha trung tá Thức ra
nhưng không có kết quả, vợ trung tá Thức
quyết định ra tay.
Ngày 17-7-1963, khi Cẩm Nhung
rời nhà để tiến về chiếc taxi đang
chờ cô bên lề đường th́ bỗng nhiên một
người đàn ông xuất hiện bưng một ca acid
tạt vào mặt Cẩm Nhung. Cô chỉ kịp thét lên:”
Chết tôi rồi. Cứu tôi với” rồi ôm mặt
ngả xuống đất. Người ta đưa cô vào
bệnh viện Sài G̣n cứu cấp rồi chuyển sang
bệnh viện Đồn Đất.
Ngày hôm sau, tin vũ nữ
Cẩm Nhung bị tạt acid được báo chí Sài G̣n
loan báo gây xôn xao dư luận Sài G̣n và cả miền Nam
Việt Nam. Có người tỏ ra thương tiếc
một kiếp hồng nhan bạc phận, người
khác lại cho là đáng đời một kẻ phá gia cang
người khác.
Tháng 10 năm 1963, toà xử
vụ án Cẩm Nhung, tuyên án bà vợ ông Thức và
người đàn ông tạt acid Cẩm Nhung mỗi
người 20 năm tù. Người đàn ông đồng
loả 15 năm. Trung tá Thức bị cho giải ngủ.
Trước đó vào tháng 9
năm 1963, Cẩm Nhung được đưa sang
Nhật giải phẩu thẩm mỹ để cứu
văn gương mặt nhưng thất bại. Qua vụ
việc này, chúnh quyền miền Nam ra lệnh đóng
cửa các vũ trường.
Về phần cuộc
đời c̣n lại của Cẩm Nhung đó là một bi
kịch. Sau khi mẹ và bà vú qua đời và tài sản bán
đi lần lần, Cẩm Nhung trở nên một kẻ
ăn xin. Trước Tết năm 1969, cô xuất hiện
ở chợ Bến Thành với bộ mặt dị
dạng, ngực đeo tấm ảnh chụp chung với
trung tá Thức, sau đó cô lê bước ăn xin khắp
nơi trong đô thành rồi đi xuống bến phà
Mỹ Thuận và khắp các tỉnh miền Tây.
Năm 1985, vợ chồng
tôi sang Cambodia để t́m đường vượt biên,
chúng tôi nhiều lần gặp cô ngồi ăn xin trên các
nẻo đường thành phố Nam Vang. Tuy gương
mặt cô trở nên xấu xí nhưng đôi bàn tay vẫn
c̣n rất mượt mà, đài các. Thỉnh thoảng cô
cất tiếng hát theo yêu cầu của người cho tiền.
Đầu năm 2013, nhóm
người nghèo bán vé số ở Hà Tiên khám phá bà lăo
đồng nghiệp già vừa mù vừa có gương
mặt dị dạng qua đời trong một căn nhà
trọ. Họ gom góp nhau một số tiền nhỏ
đủ để tẩn liệm người xấu
số. Bà lăo đó chính là vũ nữ Cẩm Nhung,
người con gái nổi danh là “Nữ Hoàng” của
những vũ trường Sài G̣n đầu những
năm 60 của thế kỷ trước.
Tài liệu tham khảo:
-Trúc Giang
-Như Thuỷ (trang nhà
Đàn Chim Việt)
3-Vụ
án “ăn chè Nhà Bè”
PD là một nhạc sĩ
đa tài được mệnh danh là “cây cỗ thụ”
của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam. Rất
tiếc, v́ tính phóng túng ông đă bị vướng vào
nhiều scandal t́nh cảm thời trẻ và v́ cao ngạo
lúc cuối đời ông bị đông đảo
người Việt tỵ nạn CS tẩy chay v́ ông có
những phát biểu trở cờ xu nịnh chính quyền
CS.
Một trong những vụ
scandal ồn ào nhứt là cuộc phiêu lưu t́nh ái của
ông với nữ tài tử điện ảnh KN.
KN là một trong những
minh tinh của giai đoạn đầu của nền
điện ảnh miền Nam Việt Nam bên cạnh
Kiều Chinh, Kim Vui, Mai Trâm, Trang Thiên Kim…Bà có một nét
đẹp Tây Phương và một thân h́nh bốc lửa
khiến bao thanh niên thời ấy mơ ước.
KN sinh năm 1936 ở Hà
Nội và vào Nam từ năm 1951. Bà là ca sĩ trong ban
hợp ca Thăng Long của gia đ́nh họ Phạm
rất nổi tiếng trong những năm đầu
của thập niên 1950. Năm 17 tuổi KN kết hôn
với một người trong gia đ́nh đó là ca
nhạc sĩ PĐC, em vợ của PD.
Năm 1955, một
đạo diễn người Phi Luật Tân đang t́m
một nữ diễn viên cho phim “Ánh Sáng Miền Nam” khi xem
nhạc cảnh “Được Mùa” của ban hợp ca
Thăng Long tŕnh diễn tại rạp Việt Long ông khám
phá tài năng diễn xuất của KN nên mời bà đóng
vai chánh trong phim đó. Với phim này, KN được
giải thưởng điện ảnh ở Phi Luật
Tân năm 1956. Từ thành công này, KN dấn thân xa hơn vào
ngành điện ảnh, bà đóng thêm các phim “Đất
lành” của hăng phim Phương Đông với Lê Quỳnh,
Lê Thương, Kiều Hạnh, phim “Ràng buộc” của
hăng phim Alpha.
Nhưng một buổi
tối định mệnh, sau những tiếng
đồn về mối quan hệ bất chính giữa KN
với nhạc sĩ PD, PDC âm thầm theo dơi và bắt
gặp vợ ḿnh trên xe hơi của PD ở Nhà Bè.
PDC rất đau khổ
nhưng dù yêu vợ nhưng phải giữ thể diện
nên PDC đâm đơn ly dị vợ. Khi ra toà KN cũng
như PD khai họ chỉ rũ nhau sang Nhà Bè “ăn chè”.
Từ đó thành ngữ “ăn chè” được phổ
biến trong dân gian và có nghĩa là vụng trộm ngoại
t́nh.
Cuộc đời KN
bước qua một ngă rẻ. Bà bỏ ra nước
ngoài, lập gia đ́nh khác và im hơi lặng tiếng
tới ngày mất ở Mỹ.
C̣n PD vẫn ồn ào
như lúc nào, về VN, xin hồi tịch và mất ở
đó. Chỉ tội nghiệp cho nhạc sĩ PDC, vết
thường ḷng khó lành đă khiến ông sáng tác những
bản nhạc âm điệu và lời ca bi thương:
Nửa hồn thương đau, Người đi qua
đời tôi, Giết người trong mộng…
Tài liệu tham khảo:
-Trang nhà Hạt giống tâm
hồn
-Lữ Mai, trang nhà
Giađ́nh.net
-Trang nhà Người
Đưa Tin
Huỳnh Công Ân
Montréal 25/1/2022