Trà Vinh x cô liêu

 

Bút kư Huỳnh Công Ân

 

Trà Vinh đất Phật vàng

 

Rời thị xă Vĩnh Long, qua ngả tư Long Hồ, Cầu Mới, Mai Phốp, Vũng Liêm bằng liên tỉnh lộ 7A chúng ta sẽ đên địa phận tỉnh Trà Vinh mà thời VNCH gọi là Vĩnh B́nh.

 

Đây là dất Phật với những ngôi chùa có tượng Phật vàng và là nơi mang nhiều dấu tích của một vương quốc Thủy Chân Lạp ngày xưa với những địa danh âm hưởng Cao Miên: Trà Vinh, Trà Cú, Trà Khạ.., Ba Si, Ba Se, Ba Động..., Ô Lắc, Ô Chác, Ô Đùng...Chỉ cần qua khỏi Càng Long, nơi có ngôi chùa của nhà triệu phú Nguyễn Văn Hảo xây cất theo văn hóa Phật Giáo đại thừa Hoa Việt th́ quang cảnh phảng phất xứ Chùa Tháp bàng bạc hai bên con đường vào thị xă Phú Vinh . Nhịp sống ở đây có vẻ trầm lặng và dường như không thay đổi từ hàng bao nhiêu năm trước. Người ta thấy

rơ sự khác nhau giữa một Vĩnh Long ồn ào, tấp nập và một Trà Vinh yên tỉnh, thưa thớt.

 

Đây quả thật là một nơi hợp với những người thích sống ẩn dật, an nhàn, ḥa ḿnh vói thiên nhiên. H́nh ảnh những ngôi chùa Miên với nóc nhọn, mái cong làm đậm thêm nét thanh thoát, siêu nhiên của vùng đất

Phật.

 

Trà Vinh miền thắng cảnh

 

Du khách khi bước xuống xe tại bến xe đ̣ thị xă Phú Vinh, không ai mà không thấy bảng chào mừng dựng tại đây với bốn câu thơ mộc mạc, chân t́nh:

 Biển Ba Động nước xanh, cát trắng,

 Ao Bà Om thắng cảnh miền Tâỵ

 Xin mời du khách về đây,

 Viếng thăm cho rơ chốn này thần tiên.

 

(Nghe nói sau biến cố 75, chính quyền CS đă cho gỡ bỏ bảng chào mừng nàỵ .Thật đáng tiếc!).

 

Thật vậy, Ao Bà Om là một thắng cảnh độc nhất vô nhị của miền Tây Nam nước Việt. Ở đây có những cây cổ thụ mà rễ nằm lơ lửng trên không, cách mặt đất một, hai thước tây . Giữa là một cái ao vuông vắn (nên c̣n có tên là Ao Vuông) rộng hàng mẫu đất.Theo truyền thuyết của người Khmer, trong cuộc thi công để đào ao này, nhóm phụ nữ do bà Om chỉ huy đă thắng nhóm đàn ông nên người ta đă lấy tên bà Om đặt cho ao nàỵ . Tôi đă từng cùng các em học sinh hai trường công lập Vĩnh B́nh và bán công Trần Trung Tiên đến cắm trại nhân cuối tuần ở đây hiều lần .Mỗi lần tan trại, chúng tôi đều hát chung bản Shalom của dân Do Thái lưu vong hẹn ngày trở lại vùng đất hứa .Sau thế chiến thứ hai, người Do Thái đă trở về lập lại nước Israel, c̣n riêng tôi đă gần 40 năm rồi chưa có dịp dặt bước trở lại nơi thắng cảnh đầy kỷ niệm của thời tuổi trẻ.

 

Trong thời gian dạy học ở Trà Vinh, v́ t́nh h́nh mất an ninh, tôi chưa hề đến thăm băi biển Ba Động để xem cát ở đó có trắng và nước biển ở đó có xanh như mô tả trong câu thơ đầu của bản chào mừng ở bến xe

không. Sau biến cố 75,tôi được nghe kể lại những thảm kịch đầy máu và nước mắt trong những chuyến vượt biên tại cửa biển Ba Động. Những người trong cuộc có nhiều người quen hay học tṛ cũ của tôi, điều này

làm tôi thật bùi ngùị

 

Những thắng cảnh khác của Trà Vinh là những chùa Miên như chùa ông Mẹt, chùa Phướng, chùa Hang...tượng trưng nét kiến trúc Khmer. Trong những năm dạy học tại Trà Vinh, tôi từng cùng các đồng nghiệp tổ chức đi chơi ở chùa Hang (c̣n gọi là chùa Dơi). Nơi đây ngoài cảnh thanh tịnh, thoát tục như các ngôi chùa Miên khác, điểm đặc biệt ở đây là nơi cư trú của hàng ngàn con dơi từ khắp nơi đến làm tổ . Mùi hôi của dơi nồng nặc trong không khí và cảnh phân dơi dầy đặc trong sân chùa làm cho cảnh trí của chùa Hang càng thêm vẻ thâm u, huyền bí. Những ông lục mặc áo vàng thấp thoáng đây đó làm cho khách viếng thăm tưởng ḿnh lạc vào một thế giới khác.

 

Trà Vinh vùng kỷ niệm

 

Hơn 40 năm đă trôi qua kể từ ngày đầu tiên đặt chân lên tỉnh Trà Vinh làm nghề dạy học, những kỷ niệm xưa vẫn c̣n in mồn một trong kư ức .

 

Nhớ lại lúc tŕnh sự vụ lệnh cho ông hiệu trưởng trường công lập Vĩnh B́nh để nhận nhiệm sở, dù đă cẩn thận thắt thêm cà vạt vào cổ cho ra vẻ trịnh trọng nhưng tôi không khỏi rụt rè như một cậu học tṛ nhỏ

trước mặt ông thầy v́ ngày đó tôi c̣n quá trẻ chỉ mới 21 tuổi thôi .

 

Tôi c̣n nghe kể rằng có một giáo sư trẻ đến tŕnh diện hiệu trưởng nhưng không mang cà vạt nên khi thập tḥ ở trước cửa văn pḥng hiệu trưởng bị ông này tưởng là học sinh quát bảo đi chỗ khác chơi .

 

Trong những buổi lên lớp đầu tiên tôi bỡ ngỡ như cô dâu mới về nhà chồng. Nhưng sau đó v́ tuổi trẻ háo thắng, thay v́ chỉ dẫn cho học sinh cách thức giải bài, tôi lại đem những bài toán hóc búa ra đố học sinh

để chứng tỏ khả năng toán học của ḿnh. Học sinh lớp Đệ Nhị B2 chẳng hiểu ǵ cả nên làm đơn yêu cầu Hiệu trưởng thay đổi giáo sư khác.Ông hiệu trưởng khéo léo giàn xếp bằng cách trấn an các học sinh đang lo

lắng cho kỳ thi Tú tài I cuối năm học và góp ư kiến của một thầy giáo kinh nghiệm đi trước cho một thầy giáo trẻ mới ra trường nên thầy tṛ chúng tôi thông cảm nhau và từ đó tôi trở lại làm đúng thiên chức mô

phạm của ḿnh. Cuối niên khoá 1965-1966 tỷ số thi đậu Tú Tài I của lớp Đệ Nhị B2 khá cao khiến tôi lấy lại tự tin trong nghề nghiệp.

 

Ở tỉnh nhỏ, đồng nghiệp, thầy tṛ khắn khít bên nhau . Những ngày cuối tuần, giáo sư hướng dẫn bỏ th́ giờ ra tổ chức các buổi sinh hoạt học tập để chỉ dẫn thêm cho học sinh. Thỉnh thoảng thầy tṛ cùng nhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xă.

 

Là những thầy trẻ, chúng tôi yêu nghề và thương học tṛ như em ruột. Có những em gặp hoàn cảnh khó khăn, nếu không có sự giúp đỡ có thể bỏ học. Như em T. trường công lập, ngoài giờ học phải làm việc quét dọn cho nhà bảo sanh Bửu Ḥa để có tiền ăn ở. Chúng tôi góp tiền giúp em nghỉ làm để đầu tư toàn thời gian vào việc học. Kết quả rất khích lệ, cuối năm học em T. đậu Tú Tài I, sau này trở thành một phi công trong

QLVNCH . Chúng tôi cũng đă giúp đỡ tài chánh cho em H., trường công lập, một học sinh xuất sắc nhất trong lịch sử của trường công lập (ở lớp nào em cũng đứng đầu tất cả các môn học). Hiện nay tôi được biết em

H. là giáo sư tại đại học Hawai . Riêng tôi là giáo sư hướng dẫn của một lớp đệ nhị bên trường bán công Trần Trung Tiên cũng giúp đặt may cho em T, trưởng lớp, một bộ complet khi em này được học bổng du học.Tuy việc làm của các thầy giáo trẻ chúng tôi rất khiêm nhường, nhưng khi biết được kết quả việc làm rất khả quan, chúng tôi không khỏi hănh diện là ḿnh đă góp một phần nào cho sự vinh quang của tỉnh Trà Vinh.

 

Bốn năm sống và dạy học ở Trà Vinh đối với một đời người th́ thật là ngắn ngủi nhưng những kỷ niệm ở miền quê ngoại của tôi không bao giờ phai mờ trong tâm khảm. Kỷ niệm với đồng nghiệp. Kỷ niệm với học

tṛ. Ba thầy giáo độc thân: D., H. và tôi cùng trọ một căn pḥng ở nhà chị Ba Huỳnh, giáo sư Pháp Văn của trường công lập. Đến khi H. lập gia đ́nh với một nữ đồng nghiệp dạy ở Vĩnh Long và cuối tuần th́ bà xă của H. đáp xe đ̣ từ Vĩnh Long xuống Trà Vinh để "muôn dặm t́m chồng" th́ D. và tôi suốt ngày chủ nhật đèo nhau trên chiếc Honda của tôi chạy long nhong khắp thị xă "câu giờ" để vợ chồng H. tự do "tâm sự" đến tối mịt chúng tôi mới rón rén về ngủ.

 

Cảm động nhất là vào cuối năm 1967, lúc tôi, thầy Hoàng Oxygène, một số thầy khác của trường công lập và thầy Văn Tường của trường bán công nhận được lệnh nhập ngũ th́ liên tiếp trong nhiều tuần lễ, học sinh

các lớp thay phiên tổ chức các đêm lửa trại để tiễn chúng tôi lên đường. Thầy tṛ quyến luyến chia tay nhau không cầm được nước mắt v́ biết rằng "cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi".

 

Trà Vinh hẹn một ngày về

 

Khi đến Trà Vinh, miền quê ngoại (mẹ tôi sinh quán ở xă Phước Hưng, quận Trà Cú),năm 1965 với tuổi đời đôi mươi lẻ đến nay đă quá lục tuần, tôi vẫn mơ ngày nào đó sẽ trở lại chốn xưa để thấy lại những con

đường số 1, số 2, số 3, Cây Dầu, Hàng Mẹ.., để thăm lại ấp Tri Tân A, nơi có vườn hoa rực rở, thơm ngát của bà Cai Yến, để đi ngang ấp Thanh Lệ sống lại giây phút hồi họp đạp xe rước em từ nhà chị Ba Michelle

(xin tha thứ cho những thầy giáo trẻ độc thân thời đó nhé!), để xuống Đầu Bờ hứng gió hay để ra Sân Bay xem đua xe Hondạ.

 

Con đường từ Sài G̣n xuống Trà Vinh chỉ khoảng 200 km, nhưng trong thời chiến tranh, mỗi chuyến đi phải mất hết một ngày, vượt qua bao nhiêu đoạn đường bị đấp mô hay ngập nước. Tôi may mắn trong 4 năm dài lên xuống lộ tŕnh này tôi chưa bị ngủ qua đêm dọc đường như một số đồng nghiệp của tôi . Nhưng nơi xa xôi, tỉnh mịch ấy vẫn là chốn quyến rủ v́ sự ấm áp t́nh người: của đồng nghiệp, của học tṛ, của người dân sở tại . Nơi đó truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn c̣n được ǵn giữ nên chúng tôi được mọi người trọng vọng. Nhà ai có đám giỗ cũng không quên mời ông thầy của con ḿnh v́ họ quan niệm "không thầy đố mầy làm nên".

 

Trà Vinh là một xứ cô liêu, u tịch ở một ngỏ cùng của đất nước, nhưng vẫn là nơi mà tôi hứa sẽ trở về trong một thời cơ thuận tiện.

 

"Trà Vinh thủ thỉ tiếng yêu đương,

 

"Xin ở bên nhau khắp nẻo đựng

 

"Phút giây êm ấm trôi qua chóng

 

"Dù cách xa rồi vẫn nhớ thương"

 

(Trích bài thơ "Tám nẻo Trà Vinh", cùng tác giả)

 

Sept-Îles, Québec, Canada mùa thu 2006

 

Huỳnh Công Ân