DANH NHÂN TRÀ VINH
Phần 4: Soạn giả Viễn
Châu
Soạn giả
Viễn Châu, tên khai sinh là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21
tháng 10 năm 1924 tại xă Đôn Châu, huyện Trà Cú (nay
thuộc huyện Duyên Hải), tỉnh Trà Vinh. Ông xuất
thân trong gia đ́nh vọng tộc, thân phụ là
Hương cả, là con thứ 6 trong gia đ́nh, ông c̣n có
tên là Bảy Bá theo thông lệ người
miền Nam. Lúc nhỏ, ông học quốc văn ở
trường làng và học Hán văn với những
bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi c̣n học ở
trường, ông đă mê đờn ca, cả tân lẫn
cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca
tài tử hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn
ca. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các
loại đàn tranh, vĩ cầm, guitarvà được
nhiều người khen ngợI.
Năm 1942,
Viễn Châu tham gia Ban cổ nhạc Đài phát thanh Pháp Á Sài
G̣n. Tuy nhiên, dấu ấn đầu tiên trong sự
nghiệp văn hóa nghệ thuật của ông là truyện
ngắn đầu tay "Chàng trẻ tuổi"
được đăng trên báo Dân Mới và
bài thơ "Thời mộng" được
đăng trên báo Tổng xă mới trong
năm đó. Cuối năm 1943, ông theo đoàn Tố
Như lưu diễn. 2 tháng sau, ông tham gia gánh ca kịch
của Năm Châu ra Hà Nội lưu diễn. Trên
bước đường nghệ thuật của ḿnh,
ông có cơ hội tiếp xúc với các nghệ sĩ tài
danh bấy giờ như Năm Châu, Lê Hoài Nở, Trần
Hữu Trang, Duy Lân,... và học hỏi được
nhiều kỹ năng về tư duy sáng tác. Tuy nhiên,
"chuyến lưu diễn" của ông nhanh chóng
kết thúc khi đoàn vừa về tới Sài G̣n th́
người anh kế của ông là Huỳnh Thanh Ṭngbắt
ông về quê và không cho ông theo đoàn hát.
Năm 1946, ông
bỏ xứ Đôn Châu lên Vĩnh Long tá túc trong nhà một
người bạn rồi sau đó phiêu bạt lên Sài G̣n,
t́m đến đoàn Năm Châu (lúc này đổi tên là đoàn
Con Tằm) để nương nhờ và theo nghiệp
nghệ thuật cải lương từ đó.
Năm 1949, ông t́m
đến đoàn Con Tằm với cái tên mới là Trương
Văn Bảy. Năm 1950, ông viết vở cải
lương "Nát cánh hoa rừng" với bút danh Viễn
Châu phóng tác từ truyện đường rừng
của Khái Hưng. Đây là vở cải lương
đầu tiên của ông được đoàn Việt
kịch Năm Châu tŕnh diễn trên sân khấu đại
ban tại Sài G̣n cũng trong năm 1950, được công
chúng hoan nghênh nhiệt liệt.
Từ đó, tên
tuổi Viễn Châu bắt đầu được
giới mộ điệu chú ư. Các tác phẩm biểu
diễn đàn tranh của ông được nhiều hăng
đĩa thu thanh và phát hành liên tục. Đương
thời, ngón đờn tranh Bảy Bá được xem là
một trong 3 ngón đờn cổ nhạc đă
được giới mộ điệu đánh giá cao và
coi như bậc thầy là Năm Cơ (đàn ḱm, sến)
– Bảy Bá (đàn tranh) – Văn Vỹ(guitar phím lơm). Ngoài
đoàn Việt kịch Năm Châu, ông c̣n cộng tác với
các đoàn hát: Kim Thanh Út Trà Ôn (1955), Thanh Tao (1958), Thanh Nga
(1962), Dạ Lư Hương (1969), Tân Hoa Lan (1969). Đồng
thời, ông c̣n cộng tác với các hăng đĩa Việt
Nam (1950), Kim Long (1951), Việt Hải (1953), Thăng Long
(1954), Sống Mới (1968),.
Ông qua đời
vào ngày 1 tháng 2 năm 2016 tại Sài G̣n sau đó hỏa thiêu
tại B́nh Hưng Ḥa. Mộ phần và nhà tưởng
niệm của ông đặt tại Hoa Viên Nghĩa Trang B́nh
Dương, xă Chánh Phú Hoà, huyện Bến Cát, tỉnh B́nh
Dương.
Qua các sáng tác
của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện
đều đă nổi tiếng như: Mỹ Châuvới
bài Ḥn vọng phu, Út Trà Ônvới T́nh
anh bán chiếu,... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác
ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này
được nhiều gương mặt nổi danh
như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Một sáng
tạo của Viễn Châu có ư nghĩa đặc biệt
trong lĩnh vực nghệ thuật là việc ghép tân
nhạcvào bản vọng cổ mà ông gọi là Tân
cổ giao duyên. Bản tân cổ giao duyên đầu
tiên của ông có tựa Chàng là ai (Tân
nhạc: Nguyễn Hữu Thiết), sáng tác từ năm
1958, do Lệ Thủy ca năm 1964.