Về Trà Vinh

Bút kư Huỳnh Công Ân

 

Giấc mơ hồi hương

 

"Bay về Bạc Liêu, con sáo bay theo phương người

"Bay về Trà Vinh, con sáo bay theo đời tôi"

(Điệu buồn phương nam-Vũ Đức Sao Biển)

Mỗi lần nghe hai câu hát trên trong lúc ngồi trong pḥng khách, tôi nh́n qua khung cửa sổ thấy bên ngoài tuyết rơi th́ ḷng tôi lâng lâng tưởng nhớ đến miền đất cô liêu Trà Vinh, nơi mà ḿnh đă trải qua những năm tháng của tuổi thanh xuân với cái nghề được ca ngợi là "kỹ sư tâm hồn". Và tôi nhủ ḷng nhất định ḿnh phải trở về Trà Vinh dù hiện tại đang ở cách xa nơi đó hơn nửa ṿng trái đất .

Mùa Xuân năm 2008, tôi đă thực hiện giấc mơ hồi hương: về Trà Vinh . Trong chuyến đi về Việt Nam đầu tiên sau hai mươi mấy năm sống tạm dung ở xứ người, tôi cảm thấy ḿnh lạc lỏng trên chính quê hương của ḿnh ở những nơi chốn ḿnh đi qua . Nhất là tại Sài G̣n, thủ đô của miền Nam mà nay đă đổi thành một cái tên dài tḥng, không giống ai . Sài G̣n là nơi tôi lớn lên, vui chơi, học hành, đổ đạt . Sài G̣n là nơi ghi dấu những kỷ niệm của thời tuổi trẻ khi c̣n là học sinh, sinh viên với những mối t́nh học tṛ vụng dại nhưng thơ mộng và lăng mạn . Sài G̣n c̣n là nơi hằn trong kư ức tôi những biến động đầu thập niên 60 mà với nhiệt huyết của tuổi thanh niên, tôi bị lôi cuốn vào những cuộc xuống đường, biểu t́nh, băi khóa chống chính quyền mà sau này tôi mới biết là do những bàn tay đen tối giựt dâỵ Nhưng đối với tôi, Sài G̣n ngày xưa xứng đáng với danh hiệu ḥn ngọc Viễn Đông với vẻ lịch sự và nét quư phái của nó. Không như Sài G̣n bây giờ, hỗn tạp, dung tục, lố lăng, ô nhiểm với những nhà cửa xây dựng bừa băi, đường phố bị ngăn chặn khắp nơi, sông rạch cạn nước đen ng̣m, hôi thúi, xe gắn máy chạy lộn xộn và...người đông đảo, lố nhố đầu đường, cuối hẻm. Trong những ngày ở lại Sài G̣n, mỗi lần ngồi sau lưng các cậu em vợ trên xe gắn máy, tim tôi như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực khi thấy mấy cậu em đang làm tṛ xiệc lách, lạn trong rừng xe cộ . C̣n mỗi lần đi bộ trên lề đường th́ tôi bị người ta xô đẩy , giành bước .

Bởi vậy, tôi muốn rời thành phố hỗn độn này để đi thăm các nơi khác, nhất là Trà Vinh, nơi mà tôi đă trải qua bốn năm đầu của cuộc đời thầy giáo .

 

Đường quê hương sao khuất mặt quê hương

 

Không như truớc 75, nếu muốn đi miền tây, người ta phải vô bến xe lục tỉnh để đi xe đ̣ (tôi c̣n nhớ ngày xưa tôi thường đáp chiếc xe thơ Hiệp Thuận, chuyến xe tài nhứt đi Trà Vinh vào sáng sớm), bây giờ tôi chỉ cần điện thoại cho một công ty xe khách th́ họ cho xe nhỏ (gọi là xe trung chuyển) đến tận khách sạn đón vợ chồng tôi và cô em vợ đưa đến văn pḥng công ty . Ở đó, họ tập hợp hành khách đến từ các nơi để lên xe khác đi Trà Vinh.

Rời văn pḥng công ty xe khách, khi bước lên chiếc xe 15 chỗ hiệu Mercedes cũ kỹ, bà xă tôi nói với tôi rằng bà e ngại "con trâu già" này không đưa nỗi chúng tôi đến Trà Vinh . Đúng như tiên đoán của vợ tôi, khi xe vừa qua khỏi An Lạc th́ bị chết máy, tài xế và anh lơ loay hoay măi mà không làm xe nổ máy lại được . Họ đành gọi điện thoại về công ty xin xe khác . Dù bực ḿnh v́ phải đội nắng hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi thấy hài ḷng khi được chuyển qua một xe bus lớn mà mười mấy hành khách chúng tôi ngồi thoải mái .

32 năm sau khi chiến tranh kết thúc, con đường quốc lộ 4 nay được gọi là quốc lộ 1A đựơc nới rộng hơn, tráng nhựa láng hơn, xe cộ di chuyển đông hơn, nhưng tôi lấy làm thất vọng v́ cảnh trí hai bên đường .

Ngày truớc, khi xe qua khỏi cầu Bến Lức, tôi thấy hai bên đường, khung cảnh đồng quê với những cánh đồng bát ngát chạy đến tận chân trời, làm cho đôi mắt của tôi thấy thoải mái v́ đă thoát khỏi sự giới hạn tầm mắt khi ở trong thành phố Sài G̣n. Ngày nay, suốt quốc lộ 4 cũ, nhà cửa liên tiếp nhau chạy dài hai bên đường. Không c̣n cảnh đồng ruộng tươi mát trước mắt như xưa, thành ra cái thú ngắm quang cảnh hai bên đường khi đi xe đ̣ của tôi không c̣n nữa .

Những thị trấn quen thuộc bên đường như Tân An, Bến Tranh, Trung Lương, Cai Lậỵ..mà ngày trước tôi đă đi qua không biết bao nhiêu lần trong những chuyến đi về Sài G̣n - Trà Vinh trong những năm cuối của thập niên 60, bây giờ không gợi nhớ chút ǵ trong tôi h́nh ảnh những phố thị nhỏ xinh xắn chơ vơ giữa thảm ruộng xanh bát ngát xung quanh, h́nh ảnh đặc thù, thân thương của đồng quê miền Nam, dù lúc đó c̣n trong hoàn cảnh chiến tranh .

Dù cây cầu mới xây dựng tại Mỹ Thuận làm chuyến đi về Trà Vinh được rút ngắn, nhưng tôi thấy mất cái thú ngồi trên chiếc bắc, nh́n xuống mặt nước Tiền Giang để thấy những dề lục b́nh trôi man mác về nơi vô định làm ḷng ḿnh thắm thía với bài vọng cổ của Út Trà Ôn trong vỡ cải lương Tuyệt T́nh Ca . Tôi càng thấy tiếc nuối hơn khi xe chạy ngang xă Trường An mà không thấy cái nhà lồng chợ Trường An, đối diện nơi ngày xưa đơn vị tôi tập trung bên quốc lộ để chờ trực thăng đến bốc đi thảy vào mặt trận . Lúc đó, tôi ngồi bên này đường nh́n qua ngôi chợ bên kia đường mà ḷng tôi lan man thương xót cho thân phận long đong của cô gái Vĩnh Long có tên Lê Thị Trường An trong tuồng cải lương nói trên .

Khi xe đi ngang thị xă Vĩnh Long, nơi kỷ niệm thời quân ngũ của ḿnh, tôi không thấy một xúc cảm nào ở nơi chốn mà ḿnh từng trải qua một cuộc sống hào hùng, ngang tàng của một người lính tác chiến sau những ngày hành quân đối diện tử thần . Tôi càng thất vọng khi xe chạy đến ngả tư Long Hồ, nh́n quanh quất không thấy dấu vết ǵ c̣n sót lại của bộ chỉ huy trung đoàn 16 , sư đoàn 9 bộ binh, nơi mà 40 năm truớc , tôi là chuẩn úy mới ra trường đến tŕnh diện đơn vị để chờ phân phối ra tiểu đoàn. Ngả tư Long Hồ cũng là nơi mà tôi đă gặp một đóa hoa đồng nội biết nói để trải qua một cuộc t́nh sóng gió khi hai người ở hai chiến tuyến khác nhau .

Liên tỉnh lộ 7A nối liền Vĩnh Long và Trà Vinh ngày nay không c̣n bi đào phá, đấp mô như thời chiến tranh nhưng trên mặt con đường chỉ dài 60 km, tôi đếm thấy khoảng 40 dấu vết c̣n lưu lại bằng vôi trắng của các tai nạn lưu thông xảy ra không lâu , như vậy trung b́nh cứ 1,5 km là có một tai nạn . Điều này cho thấy lưu thông trên các con đường ở Việt Nam rất nguy hiểm v́ ư thức tôn trọng luật lưu thông của các người lái xe rất thấp .

Đoạn cuối của cuộc hành tŕnh dài gần 200 km trở về nơi chốn kỷ niệm đầu đời dạy học của tôi cũng chỉ đem lại cảm giác ngỡ ngàng, xa lạ .Người bạn đồng nghiệp thân thiết của tôi, anh Huỳnh Đạt Bửu, ngày xưa trong một chuyến đi từ Sài G̣n về Trà Vinh với tôi trên con đường này, nh́n cảnh tàn phá của quê hương trong thời chiến tranh đă viết bốn câu thơ diễn tả cảm xúc của ḿnh:

Đường chúng ḿnh đi mang nhiều chiến tích

Mưa đầu mùa làm loang lỗ vết thương

Chiếc xe già đọng mưa làm nước mắt

Đường quê hương sao khuất mặt quê hương

Bây giờ con đường không c̣n vết tích chiến tranh nhưng không mang h́nh ảnh quê hương thân thương nữa . Tôi trở thành người khách xa lạ trên quê hương của chính ḿnh .

 

Trà Vinh rợp bóng cây xanh

 

Trà Vinh tha thướt dưới hàng me

Áo trắng trinh nguyên vẻ rụt rè

Bóng nhỏ chân chim xào xạc lá

Tiếng hát sơn ca riú rít về

(Tám nẽo Trà Vinh - Huỳnh Công Ân)

Bốn câu thơ trên tôi đă viết để mô tả con đường hàng me trong giờ tan trường mà những tà áo trắng của các nữ sinh hai trường công lập Vĩnh B́nh và bán công Trần Trung Tiên đă tô điểm thêm vẻ đẹp của con đường thơ mộng và nhiều bóng mát nhất của thị xă Trà Vinh . Nỗi thất vọng về quang cảnh quê hương trong suốt cuộc hành tŕnh chợt tan biến khi xe vào thị xă Trà Vinh v́ ở đây cây xanh vẫn c̣n nguyên vẹn để giữ vẻ cô liêu quyến rũ của một thị trấn heo hút, tận cùng . Đúng như lời một người bạn dạy cùng bộ môn toán, anh Tài "già" đă khen thành phố Trà Vinh vẫn c̣n giữ được vẻ đẹp thiên nhiên với hai hàng cây xanh trên đường phố tạo bóng mát cho khách bộ hành, không như đa số các thành phố khác, cây cối đă bị đốn bỏ để xây dựng nhà cao tầng làm thành phố càng nóng bức.

Xe đổ chúng tôi xuống khách sạn Trà Vinh Palace . Tôi đă nhờ anh Huỳnh Bá Lạc, người bạn đồng nghiệp cùng khóa điện thoại giữ pḥng trước cho chúng tôi . Tôi nghe nói chủ nhân khách sạn này là một học sinh cũ của trường công lập Vĩnh B́nh . Khách sạn này có dáng dấp một biệt thự với một sân tuy không lớn nhưng trồng hoa rất đẹp, chung quanh là tường cao bao bọc .

 

Trà Vinh thắm thiết t́nh bằng hữu

 

Sau khi nhận pḥng, tắm rửa xong th́ Lạc đến gặp chúng tôi và đưa về nhà anh .Ở đó đă có Huỳnh Đạt Bửu và Từ Phán ngồi chờ . Anh chị Lạc đă chuẩn bị một buổi tiệc thịnh soạn đón tiếp chúng tôi . Hôm nay là ngày mồng ba tết nên nhà Lạc vẫn c̣n không khí Xuân với một cây mai lớn trồng trong một cái chậu giữa nhà. Gần 40 năm, bốn thầy giáo già mới gặp lại nhau nên có biết bao chuyện để hàn huyên.

Huỳnh Đạt Bửu là người sinh trưởng tại Trà Vinh, Huỳnh Bá Lạc, người Sài G̣n nhận quê vợ là quê ḿnh, Từ Phán , người miền Trung nhận quê bạn là quê ḿnh, c̣n tôi th́ đây là quê ngoại .Vậy có thể nói bốn chúng tôi vừa là bạn vừa là đồng hương . Bửu, Lạc và Phán không giấu được nỗi vui mừng khi đón người bạn tha hương trở về thăm bạn bè nơi quê cũ.

Sáng hôm sau, chúng tôi lại họp mặt ăn sáng tại nhà Huỳnh Đạt Bửu . Trong hai mươi mấy năm ở nước ngoài, tôi chỉ có một lần nhận được thư của Bửu kể những nỗi khó khăn của anh và những người bạn cũ c̣n ở lại quê nhà. Câu chuyện hơn hai mươi năm sau ngày miền Nam đổi chủ, anh mới có dịp mang lại đôi giày nhân đám cưới của con gái làm tôi không cầm được nước mắt . Nhưng nay ,các con anh làm ăn khá giả nên giúp anh chị Bửu xây được một căn nhà khang trang như một biệt thự, chung quanh có vườn cây, ở ngoại ô của thị xă. Tôi rất vui mừng cho bạn ḿnh đă thoát khỏi sự khó khăn trong cuộc sống . Có một số học tṛ cũ đến chúc tết thầy Bửu trong đó có vợ chồng Đức và Nguyệt Viên từ Mỹ về, Nguyễn Hồng Vân từ Trà Ôn đến...Tôi đă gặp Đức và Viên ở Cali, riêng về Vân, nghe nói cậu ta làm ăn trong ngành phân bón rất khấm khá.

 

Trà Vinh nồng ấm nghĩa thầy tṛ

 

Vân, Đức và Nguyệt Viên cho tôi biết trưa hôm nay có một buổi tiệc họp mặt cựu học sinh lớp 11B2 niên khóa 1966-1967 của trường công lập Vĩnh B́nh tại nhà hàng một học tṛ cũ của tôi là Giang Minh Châu . Họ mời các thầy đến tham dự .Bửu và Lạc là người địa phương có một ít vướng mắc với một vài học tṛ cũ nay làm việc trong chính quyền địa phương nên không muốn tham dự .Riêng tôi nghĩ ḿnh là "kẻ ở miền xa" nên nhận lời . V́ thế sau khi từ giả Bửu và Lạc, tôi đưa bà xă và cô em vợ ra chợ Trà Vinh để họ đi phố, c̣n tôi gọi xe ôm đến nhà hàng của Giang Minh Châu .

Đến nơi, tôi thấy có độ vài chục người, đa số đều lớn tuổi với những mái tóc hoa râm, ngồi hai bên một dăy bàn được kê dài sát nhau ở bao lơn của nhà hàng . Ngoài Đức, Viên , Nguyễn Hồng Vân và Trần Tuấn Kiệt về từ Đức ( tôi đă gặp ở Sài G̣n trước đó) không ai nhận ra tôi . Đức muốn dành sự ngạc nhiên cho các bạn học cũ của ḿnh nên đố họ đoán xem tôi là ai . Tôi nghĩ mọi người chắc đều cố moi trong kư ức coi đây là một người bạn học cũ năm nào của họ . Hơn 40 năm đă qua, tuổi tác thầy tṛ lại không chênh lệch bao nhiêu nên tôi và họ trông cũng trạc như nhau nếu không nói là tôi có vẻ trẻ hơn v́ được tủ lạnh Canada ướp kỷ . Mọi người vẫn ngơ ngác không biết tôi là ai . Đức bật mí: "Thầy Huỳnh Công Ân dạy toán lớp ḿnh đó". Mọi người đồng thanh kêu ồ lên một tiếng . Rồi th́ mỗi người đều hỏi tôi có nhận ra và nhớ tên của họ không ? Tôi quan sát từng người, cố gắng muờng tuợng lại những gương mặt tuổi học tṛ 16, 17 ngày xưa qua những gương mặt xấp xĩ lục tuần hiện nay của họ . Nhưng ngoại trừ Thạch Thanh Phú, người học tṛ gốc Ấn dễ nhận diện, tôi không nhận ra được ai .

Thời gian thắm thoát qua nhanh thật . Mớ ngày nào tôi là một thầy giáo trẻ mới ra trường, vừa tṛn 21 tuổi, các học tṛ của tôi c̣n đang độ tuổi mộng mơ, cả một tương lai chờ đón chúng tôi . Nhưng giờ đây, tôi nghĩ thấy cuộc đời quá ngắn ngũi . Thầy tṛ chúng tôi nay là những ông ba` già. C̣n gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng là điều hạnh phúc. Biết c̣n có dịp khác hay không?

Đức nói với tôi để cậu đến nhà Huỳnh Văn Giàu kêu đến gặp tôi . Giàu là học tṛ cũng là em họ của tôi . Ngày trước, tôi ở nhà của Giàu để đi dạy học. Sáng nào tôi cũng chở Giàu bằng xe Honda đến tiệm nước Vĩnh Lạc ăn hủ tíu, uống cà phê rồi đến trường, tôi vào lớp để dạy, Giàu vào lớp để học .

Khi hai người đến nhà hàng, Đức chỉ tôi hỏi Giàu biết ai đây không. Giàu nh́n tôi ngơ ngác một hồi lâu mới kêu lên: anh Hai .

Một lát sau có anh Văn Tường, cựu hiệu trưởng trường trung học bán công Trần Trung Tiên, hiện là Hội trưởng Hội Ái Hữu Trà Vinh ở hải ngoại từ Mỹ về đến tham dự.

Tôi phải cụng ly với từng người học tṛ cũ nên khi di đủ giáp ṿng th́ đă thắm say . Say rượu hay say t́nh nghĩa thầy tṛ ? Qua ngày hôm sau th́ tôi bị tắt tiếng luôn cho đến ngày lên máy bay trở lại Canada .

 

 

C̣n một chút ǵ để nhớ để thương

 

Chiều hôm đó, Giàu lấy hai chiếc xe gắn máy, cậu ta chở tôi , c̣n cô em vợ tôi chở bà xă tôi, Giàu hướng dẫn chúmg tôi đi một ṿng thăm viếng thị xă Trà Vinh. Tôi có đến trường trung học công lập Vĩnh B́nh cũ, nay đă mang một cái tên xa lạ .Ngôi trường thân yêu ngày xưa nay đă xuống cấp từ h́nh thức đến nội dung .Những dăy lầu A,B,C vẫn c̣n đó trơ gan cùng tuế nguyệt nhưng nay có vẻ điêu tàn . Trường gồm cả đệ nhứt cấp và đệ nhị cấp tụt xuống thành trường "phổ thông cơ sở" (tức là đệ nhứt cấp).

Tạo hóa gây chi cuộc hí truờng

Đến nay thắm thoát mấy tinh sương

(Thăng Long Thành Hoài Cổ-Bà Huyện Thanh Quan)

Dù ngậm ngùi trước sự đổi thay của ngôi trường cũ, tôi cũng nhờ Giàu bấm cho mấy pô h́nh tôi đứng trước cổng trường .

Sau đó Giàu đưa chúng tôi đi viếng hai cảnh chùa; chùa Lưỡng Xuyên tượng trưng cho Phật Giáo đại thừa của người Việt và Việt gốc Hoa và chùa Hang đại diện cho Phật Giáo tiểu thừa của người Việt gốc Miên .

Buổi tối, tôi mời Bửu, vợ chồng Lạc đến truớc sân nhà của Giàu, nơi đó tôi có đặt một bữa tiệc mang đến từ một nhà hàng bên cạnh để từ giả các bạn. V́ "nhằm giờ xổ số" nên Từ Phán, chủ một đại lư vé số ở chợ Trà Vinh không đến được .

Sáng hôm sau, ngồi trên xe đ̣ đi Cần Thơ, tôi miên man nghĩ đến hai ngày ngắn ngủi bên cạnh bạn bè và học tṛ cũ ở Trà Vinh .Chuyến về quê hương của ḿnh vẫn c̣n t́m đuỢc một niềm an ủi ở vùng đất cô liêu với cảnh cũ, t́nh xưa .Và đó cũng là những ǵ tôi sẽ đem theo ḿnh khi trở về xứ lạnh Canada như là những kỷ niệm đẹp nhứt ở buôi hoàng hôn của cuộc đời .

 

Montréal cuối thu 2008