Ngày
1
Khi tướng Nguyễn Kim của nhà Lê bị
giết, con rể của của ông là Trịnh Kiểm lên
nắm binh quyền. Sợ bị đầu độc
chết như anh ḿnh là Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng nghe
lời khuyên của Trạng Tŕnh Nguyễn Bĩnh Khiêm:
“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại
dung thân”
nên xin Trịnh Kiểm cho vào nam trấn thủ
Thuận Hoá.
Từ đó nhà Nguyễn mở mang bờ cơi
nước ta về phía nam và tây nam đến tận
đảo Phú Quốc và Thổ Châu. Vương quốc
Chiêm Thành bị xoá tên trên bản đồ thế giới
và nước Cao Miên mất phần đất phía đông
và đông nam của họ.
Có thể nói trong hai thế kỷ 17 và 18 các chúa
Nguyễn dưới áp lực của các chúa Trịnh qua
các cuộc chinh phạt mang danh nhà Lê và cuộc chiến
với nhà Tây Sơn, có khi phải bôn tẩu ra ngoài hải
đảo xa xôi đă mang quân sĩ và lưu dân đến
mọi vùng của miền nam nước ta. V́ vậy chúng
ta phải nh́n nhận nơi chúng ta ở hiện nay dù là
Sài G̣n, Biên Hoà hay Trà Vinh …đều là chỗ mà quân dân nhà
Nguyễn đă đổ xương máu mới có
được.
Nếu hôm qua, ngày mồng một tết tôi khai
bút đầu xuân th́ hôm nay, ngày mồng hai tết tôi
xuất hành đầu năm từ Sài G̣n về miền
tây nam. Điểm đến đầu tiên là thị
trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười thuộc tỉnh
Đồng Tháp ngày nay.
1 giờ trưa, thằng con trai lái xe từ nhà
nó ở quận 7 đưa vợ chồng tôi và vợ con
nó về quê vợ Mỹ An. Nó hẹn cha mẹ vợ,
chị vợ và bạn trai của chị vợ
đến nhà hàng “sinh thái” Vườn Dừa ở xă
Mỹ Đông cách thị trấn Mỹ An vài cáy số
ăn tối trước khi về nhà cha mẹ vợ.
Ngày
2
Thị trấn Mỹ An ngày nay trước 1975
là xă Mỹ An thuộc quận Mỹ An, tỉnh Kiến
Phong. Tỉnh Kiến Phong vốn là phần đất
nằm ở bờ bắc sông Tiền của các tỉnh
Châu Đốc, Long Xuyên và Sa Đéc trước kia.
Tỉnh Kiến Phong được thành lập
từ ngày 22/10/1956 gồm 5 quận: Cao Lănh, Thanh B́nh,
Hồng Ngự, Mỹ An và Kiến Văn. Tỉnh lỵ
là Cao Lănh.
Ngày trước, từ Sài G̣n muốn đi
xuống Cao Lănh, người ta phải theo quốc lộ 4
(bây giờ là quốc lộ 1A) qua phà Mỹ Thuận ,
đi về Sa Đéc rồi qua phà Sa Đéc (nghĩa là
đi qua và trở ngược lại sông Tiền)
để đi đến Cao Lănh. Sở dĩ phải
đi xa như vậy v́ con đường ở ngả ba
quận Giáo Đức (gần An Hữu) từ quốc
lộ 4 đi Cao Lănh (quốc lộ 30 ngày nay) không
được an ninh.
Ngày nay, muốn đi Cao Lănh người ta dùng
đường cao tốc Sài G̣n-Trung Lương, rẽ
phải ngă đi Mộc Hoá theo quốc lộ 62, rồi
quốc lộ N2. tiếp theo là đường 846
đoạn rẽ phải đường 856 để vào
thành phố Cao Lănh.
Nghe nói khi xưa, hàng năm đến mùa
nước nổi các bạn đồng nghiệp ngành giáo
của tôi dạy trường trung học Kiến Phong
ở Cao Lănh phải xoắn ống quần lội
nước vào trường.
Buổi sáng, chúng tôi ra chợ ăn sáng rồi
kiếm chỗ ngồi uống nước.
Anh chị sui của tôi đăi chúng tôi hai bữa
ăn thịnh soạn: trưa bành hỏi với tôm
nướng, chiều lẩu Thái hải sản.
Ngày
3
Sáng sớm tôi ra khu đất đối
diện nhà anh chị sui tôi bên bờ sông có trồng
những gốc mai khá to, chung quanh mỗi gốc anh sui tôi
xếp đá thành bệ tṛn rất khéo léo. Ngoài bốn cây
mai đó, anh c̣n đặt nhiều chậu hoa giấy chung
quanh trông đẹp mắt. Một vườn hoa nhỏ
nhưng xinh xắn. Sát mé sông anh đặt một ghế
đá để ngồi nh́n ghe thuyền qua lại trên sông.
Hôm nay trong khi bà xă c̣n ngủ, tôi ra đây làm vài
động tác thể dục. Tiếng những con gà gáysáng
xen lẫn tiếng hát karaoke từ một chiếc ghe
chở gà vịt trên sông và lời rao hàng thu âm phát từ loa
một người bán hàng dạo bằng xe gắn máy cho
thấy quang cảnh và sinh hoạt ngày nay ở thôn quê khác
với ngày xưa. Chỉ c̣n tiếng gà gáy là không thay
đổi. Không c̣n tiếng ḥ đối đáp giữa
trai gái trên sông và không c̣n những tiếng rao hàng từ
cửa miệng chị bán hàng với quang gánh trên vai.
Trưa nay, nhà anh chị sui đăi món cá lóc
nướng rơm và vịt quay ăn thật ngon
miệng.
12 giờ , thằng con trai chở vợ
chồng tôi và vợ nó xuất hành đi Sa Đéc chơi.
Tháng 11 năm 1968, tôi ra trường Đồng
Đế, Nha Trang sau khi măn khoá 2/68 sĩ quan trừ bị
(khoá nổi tiếng v́ suưt bị đưa học hạ
sĩ quan). V́ đă chọn về sư đoàn 9 bộ binh
nên tôi và người bạn cùng khoá xuống Sa Đéc tŕnh
diện bộ tư lệnh sư đoàn nằm bên kia
cầu đối diện bên đây là trường trung
học Sa Đéc.
Trong những ngày chờ đợi sự
vụ lệnh về đơn vị, chúng tôi ở
nhờ nhà đại uư Dũng, trưởng pḥng tổng
quản trị sư đoàn, em họ của một
người bạn học cũ của tôi, trong trại
gia binh. Ban ngày, chúng tôi thơ thẩn dạo quanh chợ và
khi chiều xuống đứng trên cầu ngắm nh́n các
tà áo dài trắng của các nữ sinh trường Sa Đéc
qua cầu sau giờ tan học. Tối đến chúng tôi
ăn uống ở các quán dọc bờ sông.
Sa Đéc cũng là địa danh được
nhắc tới trong cuốn phim L’amant phỏng theo tiểu
thuyết tự sự cùng tên của nữ văn sĩ
Marguerite Duras mô tả mối t́nh cuồng nhiệt của
cô gái Pháp mới lớn (15 tuổi), con bà hiệu
trưởng trường nữ tiểu học Sa Đéc
với một “thiếu gia” con một gia đ́nh gốc Hoa
giàu có. Câu chuyện xảy ra dưới thời Pháp
thuộc đă đem lại cho tác giả giải
thướng văn chương Goncourt danh giá và cuốn
phim cũng đoạt được giải César cho
nhạc phim hay nhứt.
Xe con trai tôi chở chúng tôi qua phà Sa Đéc. Chúng
tôi đến café Hoa Gạo bên bờ sông ngồi uống
nước. Cũng bên ḍng sông này 55 năm trước
đây tôi ngồi ăn uống chờ ngày dấn thân vào
ṿng lửa đạn chiến chinh.
Sau khi chạy
nhiều ṿng để ngắm thành phố Sa Đéc, chúng
tôi ghé quán hủ tíu Nam Vang Mỹ Ngọc ăn tối
trước khi trở về Mỹ An.
Ngày
4
Kiên Giang trước đây là một trấn
rất hoang vu của phủ Sài Mạt thuộc Chân Lạp
do Mạc Cửu (người Quảng Đông, Trung
Quốc) di cư đến (sau khi nhà Minh bị tiêu
diệt hoàn toàn năm 1645) mở mang, khai phá và phát triển
buôn bán làm cho vùng đất này trở thành trù phú hơn vào
khoảng cuối thế kỷ 17, đầu thế
kỷ 18. Vua Cao Miên đă phong cho Mạc Cửu chức
Oknha (Ốc nha) để cai quản vùng đất này. Tuy
nhiên, do bị quân Xiêm La thường xuyên quấy nhiễu
mà Cao Miên không đủ sức mạnh quân sự
để bảo vệ nên năm 1708 Mạc Cửu đă
thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh) để
được bảo hộ và vẫn được
giữ nguyên các chức vụ. Từ đó vùng đất
này thuộc về Việt Nam và có tên gọi là Hà Tiên. Sau
này, con ông là Mạc Thiên Tích đă mở rộng thêm vùng
đất này.
Năm 1774, Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Đàng trong
thành 12 dinh, nhưng vẫn để lại trấn Hà Tiên,
phong Mạc Thiên Tích làm Đô đốc cai trị.
Đến đời vua Minh Mạng, năm
1832, Hà Tiên là một trong 6 tỉnh Nam Kỳ. (Nam Kỳ
lục tỉnh: Biên Ḥ, Gia Định, Định
Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên)
Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành
chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ
thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement
administratif) th́ tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt
tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá. Từ ngày 1 tháng 1 năm
1900 hai hạt tham biện Hà Tiên và Rạch Giá trở thành
hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá.
Thời Việt Nam Cộng Ḥa, Hà Tiên và Rạch
Giá hợp nhất thành tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang khi
đó gồm 7 quận: Kiên Lương, Kiên An, Kiên B́nh, Kiên
Tân, Kiên Thành và Phú Quốc. Tỉnh Kiên Giang phía bắc giáp
Campuchia, đông bắc giáp tỉnh Châu Đốc, đông
giáp tỉnh An Giang và tỉnh Phong Dinh, đông nam giáp
tỉnh Chương Thiện, nam giáp tỉnh An Xuyên.
Ngày nay tỉnh Kiên Giang có 3 thành phố: Rạch
Giá, Hà Tiên, Phú Quốc và 12 huyện. Dân số toàn tỉnh
từ 368.817 (năm 1967) lên đến 1.773.000 (năm 2022).
Hôm nay chúng tôi khởi hành đi Rạch Giá,
chặng đầu của chuyến đi Phú Quốc.
Từ Mỹ An chúng tôi đi Cao Lănh. Qua cầu
Cao Lănh bắc qua sông Tiền và cầu Vàm Cống bắc
qua sông Hậu chúng tôi theo đường cao tốc số
02 đi Rạch Giá.
Đến Rạch Giá. chúng tôi ghé ăn trưa
ở nhà hàng nổi Gió Biển khu lấn biển
trước khi về khách sạn.
Chúng tôi thuê pḥng ở khách sạn Thiên Mỹ
trong khu đô thị Tây Bắc khá yên tĩnh, v́ mới xây
nên sạch sẽ.
Nghỉ ngơi, tắm rửa xong, chúng tôi
đi mua vé phà để mai đi Phú Quốc. Rủi thay, v́
không đặt trước nên không c̣n vé phà (chở xe
hơi) nữa. Thằng con trai đă đặt pḥng ở
Phú Quốc rồi nên đành phải huỷ booking
để t́m “phương án” khác. Một là bỏ
chuyến đi Phú Quốc, hai là xuống Hà Tiên để
đi phà và book khách sạn lại.
Trong khi suy nghỉ để t́m một giải
pháp tối ưu, chúng tôi đi ăn tối ở quán
cơm tấm Long Anh. Quán này đông khách nhưng phục
vụ hơi chậm chạp.
Chúng tôi chạy xe ngắm phố phường
Rạch Giá. Không khí tết vẫn c̣n hiện diện ở
thành phố Rạch Giá với đèn hoa sáng rực khắp
nơi và các quán nhậu đầy ấp thực khách.
Chúng tôi vào quán nước Coffee trong khu đô
thị Phú Cường uống nước trước khi
trở về khách sạn.
Ngày
5
Đoán rằng Phú Quốc chắc nghẹt du
khách, chúng tôi quyết định không đi Phú Quốc
nữa mà ở lại thêm 1 ngày ở Rạch Giá rồi
sẽ tính sau.
Thành phố Rạch Giá có diện tích 9775,42 ha và
205.660 nhân khẩu, gồm 12 đơn vị hành chính
trực thuộc là các phường: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh
Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lợi, Vĩnh
Quang, An Ḥa, An B́nh, Rạch Sỏi, Vĩnh Thông, Vĩnh
Hiệp và xă Phi Thông.
Buổi sáng chúng tôi đi ăn sáng và uống cà
phê tại quán Cá Bóng. Trưa con trai tôi đưa mấy
đứa cháu nội tôi đi chỗ vui chơi ở
lầu 4 shop Vincom c̣n vợ chồng tôi ngồi uống
nước ở Highland Coffee dưới đất.
Trưa lại, chúng tôi ăn bún cá Út Ơi và
đi uống nước ở quán Seaview đối
diện bờ biển.
Buổi tối, chúng tôi đi ăn phở
rồi đến quán sinh tố Mỹ Duyên trên
đường Nguyễn Trung Trực ăn chè..
Ngày 6
“Cần Thơ
có bến Ninh Kiều
“Có ḍng sông
đẹp, có nhiều giai nhân”
Cần Thơ
được mệnh danh là Tây Đô, nơi sinh
trưởng của nhiều người đẹp trong
số đó có nữ ca sĩ Băng Châu.
Thời VNCH,
Cần Thơ là tỉnh lỵ của tỉnh Phong Dinh,
bản doanh của bộ tư lệnh quân đoàn 4, quân
khu 4 của QLVNCH.
Trước
1975, thị xă Cần Thơ và tỉnh Phong Dinh là hai
đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau
theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam
Cộng ḥa. Tỉnh Phong Dinh gồm 7 quận: Châu Thành,
Phụng Hiệp, Phong Phú, Thuận Nhơn, Thuận Trung,
Phong Điền, Phong Thuận.
Năm 1975
đân số Cần Thơ là 190.242 người,
đến năm 2021 là 1.244.736 người.
Chúng tôi quyết
định đi lần về Sài G̣n mà trạm dừng chân
thứ nhứt là Cần Thơ.
Buổi sáng
ở Rạch Giá, chúng tôi uống cà phê, ăn hủ
tiếu ở một tiệm đối diện bờ
biển rồi trả pḥng, lên xe đi Cần Thơ
Chúng tôi đi qua
Rạch Sỏi, trở lại đường cao tốc
CT02, đến ngả ba Lộ Tẻ rẽ qua Cờ
Đỏ, Thới Lai, Ô Môn và B́nh Thuỷ để vào thành
phố Cần Thơ.
Đến
Cần Thơ, chúng tôi ăn tối ở nhà hàng Lúa Tẻ
cạnh bờ sông Hậu. Xong chúng tôi và khách sạn Holiday
One nghỉ ngơi,
.
Ngày 7
Hôm nay, chúng tôi
quyết định về lại Sài G̣n sau chuyến đi
Phú Quốc bất thành.
Sáng sớm, chúng
tôi ăn điểm tâm ở khách sạn rồi
đến uống nước ở quán cà phê Lotus ở
bến Ninh Kiều, bên bờ sông Hậu dưới
dốc cầu đi bộ.
Trở về
khách sạn check out xong, chúng tôi lên xe hướng về
thành phố Vĩnh Long.
Đầu
năm 1969, bị thương ở mặt trận Giáp
Nước, tôi được trực thăng đưa
về nằm ở quân y viện Phan Thanh Giản Cần
Thơ điều trị một thời gian rồi
xuất viện được nghỉ dưỡng
thương 21 ngày. Tôi đi xe đ̣ từ Cần Thơ
qua Vĩnh Long, rồi vào phi trường Vĩnh Long xin quá
giang một phi cơ quân sự về Sài G̣n.
Thời Việt
Nam Cộng ḥa, th́ Vĩnh Long có 7 quận, 18 tổng, 65 xă.
Các quận là Châu Thành - Vĩnh Long, Chợ Lách, Tam B́nh, B́nh
Minh, Minh Đức, Trà Ôn, Vũng Liêm.
Tới thành
phố Vĩnh Long, chúng tôi ghé nhà hàng Phương Thủy
ăn cơm trưa rồi về Sài G̣n.
Đến
trạm dừng chân Bến Lức, chúng tôi ghé đổ
xăng và đi vệ sinh. Hôm nay lượng xe lên Sài G̣n
rất đông đảo v́ người đi làm và
người đi chơi về sau tết.
Chúng tôi về
đến nhà lúc 6 giờ chiều.
.