Tưởng
nhớ những bạn đồng nghiệp đă đi xa
Cuộc đời dạy học tôi không dài v́
những biến cố của đất nước
cũng như nhiều sự kiện bất ngờ
đến với bản thân. Vừa ra trường (ĐHSP65) hai năm
rưởi, tháng 12/1967 đang dạy ở Trà Vinh th́ tôi
được gọi đi khoá 27 Thủ Đức,
Nhưng v́ số người bị động viẻn lúc
đó quá đông tôi nằm trong quân số thặng dư nên
măi đến tháng 4 năm 1968 tôi bị đưa ra
Đồng Đế, Nha Trang học khoá 2/68 SQTB. Ra
trường tôi về sư đoàn 9 bộ binh, bị
thương ở Vĩnh Long kế đó được
biệt phái về dạy học lại ở Trà Vinh. Đầu niên khoá 1969-1970 tôi được thuyên
chuyển về trường Ngô Quyền, Biên Hoà.
Năm 1972, tôi dính líu với bạn bè trong một vụ xô
xát với một nhân vật có thế lực lúc bấy
giờ ở Sài G̣n nên tôi bị trả về quân
đội, phục vụ ở tiểu khu Biên Hoà, trách
nhiệm an ninh cho cầu Đồng Nai
trên xa lộ Sài G̣n-Biên Hoà mất hai năm. Lại
được biệt phái lần thứ hai vào cuối
năm 1973 về lại Ngô Quyền. Biến
cố 30/4/1975 đưa tôi vào các trại cải tạo
mất hai năm ba tháng trước khi được
thả về dạy trường Trung học Nguyễn
Trăi, quận 4, Sài G̣n sáu niên khoá. Năm
1983 tôi vượt biên thất bại và bị bắt nên
từ đó giả từ nghề dạy học.
Tổng cộng
thời gian thực sự dạy học của tôi không quá
14 năm, nhưng những kỷ niệm với nhiều
đồng nghiệp thân thiết vẫn c̣n in đậm
trong kư ức của tôi nhứt là với những người
bạn đă đi xa.
Những năm
tháng vừa mới ra trường về trường trung
học Vĩnh B́nh ở tỉnh lẻ Trà Vinh tôi đă
nhập chung nhóm với một số bạn đồng
nghiệp như Huỳnh Đạt Bửu (ĐHSP64)
dạy triết, Nguyễn Quang Hiền dạy Pháp Văn,
Nguyễn B́nh Tưởng (ĐHSP64) dạy sử
địa, Lương Văn Kiệt (ĐHSP65) dạy lư
hoá, Nguyễn văn Quan (ĐHSP65) dạy Quốc văn,
Nguyễn Văn Thành dạy nhạc.
Nguyễn Quang Hiền và Huỳnh Đạt
Bửu là dân sở tại. Cuối tuần, sau khi quá chén chúng tôi
thường nằm ngủ sắp lớp như cá hộp
trong pḥng Hiền ở căn nhà của gia đ́nh anh ở
đường Quang Trung. Tôi và một số bạn bè
cũng thường đánh phé suốt đêm ở nhà cô
Tư của Bửu gần cầu Long B́nh. Nguyễn
Quang Hiền mất hơn 10 năm nay ở nam Cali.
Trước đó, khi sang Mỹ tôi có lái xe
lên nhà dưỡng lăo để thăm anh nhưng không
gặp v́ hôm đó anh về nhà con gái chơi với các cháu
ngoại. Năm 2017, khi đang về chơi
Việt Nam được tin Bửu mất tôi đă
xuống Trà Vinh đưa anh đến nơi an nghỉ
cuối cùng ở xă Mỹ Long, Cầu Ngang.
Noel năm 2015,
vợ chồng tôi cùng anh Lâm Văn Bé (ĐHSP64) ngày xưa
là hiệu trưởng trường Nguyễn Đ́nh
Chiểu, Mỹ Tho, bạn đồng môn và đồng
khoá với anh Nguyễn B́nh Tưởng từ Montreal sang Toronto
để viếng thăm anh lần cuối. Trước
đó vợ chồng tôi thường sang ở chơi
với vợ chồng anh và đă dự hôn lễ của
con gái anh. Tôi c̣n nhớ khi anh Tưởng về làm giám
học trường trung học tổng hợp Nguyễn An Ninh ở Sài G̣n, ngay sau tiệc cưới
của anh tổ chức tại trường, anh
để cô dâu ờ lại lấy xe hơi chở
bạn bè chúng tôi chạy sang quận 8 nhậu tiếp. Khi
xe chạy đến cầu chữ Y th́ bị cảnh sát
dă chiến chận lại v́ đă quá giờ giới nghiêm,
may nhờ viên đại uư đại đội
trưởng đơn vị cảnh sát gác cầu này là
học tṛ anh Phan Ngọc Răng (ĐHSP64) dạy Vạn
vật, trước là hiệu trưởng trường
Hoàng Diệu ở Sóc Trăng (nay đă mất) cùng ngồi
trên xe nên chúng tôi không bị giữ lại chỉ phải
quay xe trở về trường. Một kỷ niệm
khác với Nguyễn B́nh Tưởng là lần anh
Tưởng dùng chiếc xe jeep chở chúng tôi đi Thủ
Thừa dự hôn lễ bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa, em
của anh Nguyễn Trung Hiếu (ĐHSP67) dạy vạn
vật ở Trà Vinh. Bận về lại Sài G̣n trên
quốc lộ 4 khi c̣n ngà say anh đ̣i chạy đua
với xe đ̣ nhưng chúng tôi sợ
lạnh gáy ngăn anh lại.
Cũng trong
những lần Việt Nam, tôi thường cùng Trịnh
Văn Dĩ ((ĐHSP67), dạy toán, bạn thân của
Nguyễn Văn Lư (ĐHSP67) dạy lư hoá cùng dạy ở
Trà Vinh lúc trước, đến thăm vợ chồng Lư
ở Vĩnh Kim, Mỹ Tho. Lư mất khi tôi
đang ở Canada. Khi c̣n sinh tiền, dù lớn hơn
tôi 2 tuổi nhưng ra trường sau tôi 2 năm, Lư
vẫn xem tôi là đàn anh và thường bênh vực tôi trong
bất cứ vụ tranh chấp nào.
Lương Văn Kiệt là một
người bạn đồng nghiệp của tôi mất
sớm nhứt trước 1975 khi tuổi đời
chưa đến 30. Anh dạy ở Trà Vinh
được 2 niên khoá th́ được đổi
về trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh
Long. Trong một lần dẫn học sinh
trường này đi du ngoạn anh bi tai
nạn lưu thông thiệt mạng. Kỷ niệm về
anh là năm anh đă đổi về Vĩnh Long, anh
được cử coi thi Tú Tài ở Trà Vinh và anh
được chúng tôi nhường pḥng trọ cho anh
ở v́ chúng tôi bận đi coi thi ở chỗ khác. Sau ngày
thi, Kiệt về Vĩnh Long, chúng tôi về pḥng mở lá
thơ cảm ơn của anh và không khỏi bật cười
khi đoạn kết anh viết: Dù sao cũng cảm
ơn tụi bây nhường cái “bẩn xá” này cho tao. Anh đă nhận xét đúng về những anh chàng
độc thân lười biếng của chúng tôi lúc
đó.
Năm 2017 hay 2018
không nhớ rơ tôi về Việt Nam chơi và đang trên xe
đ̣ từ Đà Lạt về Sài G̣n th́ được
Dĩ gọi báo tin Quan mất Tối đó vừa về
tới Sài G̣n tôi cùng anh Nguyễn Thành Hải (ĐhSP65),
bạn đồng môn và đồng khoá với Quan
đến viếng anh ấy ở B́nh Thạnh. H́nh
ảnh một người bạn đồng nghiệp
cùng khoá xuống nhận nhiệm sở một lượt
ở một tỉnh nhỏ miền tây sau khi ra
trường với những đức tính nghiêm nghị,
nói năng chậm rải, hiền lành và chung vui vừa
phải không quá đà với bạn bè, vẫn đọng
lại trong kư ức của tôi.
Riêng Thành nhạc, tốt nghiệp trường
Quốc Gia Âm Nhạc Sài G̣n, mà học tṛ thường
gọi là thầy Thành nhỏng v́ người anh gầy và
có dáng đi nghiêng người về phía trước. Anh có ngón đàn guitar
thật độc đáo nhứt là khi anh độc
tấu các bản nhạc cổ điển. Trong
những lần về Việt Nam chơi, tôi gặp anh hai
lần, một lần khi tôi từ Trà Vinh ghé ngang Vĩnh
Long thăm anh và mời anh đi ăn trên chiếc tàu nhà
hàng trên sông. Lần đó tôi có đến nhà
anh bên hông trường Tống Phước Hiệp.
Khi c̣n dạy ở trung học Vĩnh B́nh, mỗi lần
tôi cùng các bạn đồng nghiệp ở Trà Vinh lên
Vĩnh Long chơ, tối đếni nằm sắp
lớp ngủ ở nhà Thành, lúc đó là một căn
phố nhỏ hẹp. Sau này Thành lập gia đ́nh bới
một cô giáo tốt nghiệp trường Sư Phạm
Vĩnh Long và cất lại căn phố này thành một
ngôi nhà nhiều tầng khang trang và vợ Thành mở
một tiệm bán cơm tấm. Khi đó, tôi mừng cho bạn
ḿnh đă có cuộc sống sung túc. Lần gặo gở
thứ hai là khi Thành lên Sài G̣n khám bệnh, tôi mời Thành
đi ăn hải sản ở đường Vĩnh
Khánh, quận tư. Sau đó một hai năm, vợ Thành
gọi sang Canada cho tôi biết Thành đă qua đời.
Khi về
trường Ngô Quyền, Biên Hoà, hiệu trưởng lúc
đó là ông Phạm Đức Bảo biết tôi ở Sài
G̣n nên sắp cho tôi 17 giờ trong hai ngày đầu tuần
nên chiều thứ ba là tôi về lại Sài G̣n và có 5 ngày
thảnh thơi.
V́ đa số giáo sư ở trường Ngô
Quyền là người Sài G̣n, giờ dạy
được sắp xen kẻ nhau nên dù cùng dạy
một trường nhưng nhiều khi chúng tôi chỉ
biết tên nhau mà chưa hề gặp nhau. Hầu như
trường không có họp toàn bộ giáo sư, nếu có
thông báo ǵ th́ ghi lên một tấm bảng để trong
pḥng giáo sư cho mọi người biết. Do
đó, trái với lúc dạy ở Trà Vinh, tôi cùng các bạn
đồng nghiệp thân thiết ăn chung, chơi chung và
ngủ chung nên tôi có ít bạn thân dạy chung ở đây,
Duy, có một nhóm nhỏ thầy giáo trẻ gồm tôi,và các anh Nguyễn Phi Long dạy toán, Kiều
Vĩnh Phúc dạy Anh văn, Tô Văn Phú (ĐHSP65) dạy
vạn vật, Trần Văn Phúc dạy sử địa
và Trần Thái Hùng (ĐHSP67) dạy toán chơi khá thân
với nhau.
Trong năm anh
bạn đó, anh Long hiện ở Texas, Hoa Kỳ và Hùng
ở Sài G̣n, Việt Nam c̣n 3 người bạn kia đă quá văng. Kiều Vĩnh Phúc sau khi
vượt biên sang Anh làm cho đài BBC,
khi về hưu anh di dân sang Cali, Mỹ và mất ở
đó. C̣n hai anh Phú và Phúc mất khi nào và ở đâu tôi
không biết chỉ nghe tin qua trang mạng của hội
Cựu Học Sinh Ngô Quyền bên Mỹ.
Trái với ở trường Ngô Quyền, trong thời
gian dạy trường tư ở Sài G̣n tôi quen thân
với nhiều bạn đồng nghiệp hơn.
Nhờ dạy
trường tư thục Tân Văn ở đường
Trần Quư Cáp tôi quen với các anh Lâm Vơ Huỳnh (ĐHSP61)
dạy Pháp văn, giám đốc Trung Tâm Giáo Dục
Hồng Bàng ở quận 5, Chợ Lớn; anh Lê Tấn
Lộc (ĐHSP61) dạy triết, cựu hiệu trưởng
trường Trịnh Hoài Đức B́nh Dương sau làm
trưởng Khu 3 Học Chánh; anh Tôn Thất Trung Nghĩa
dạy vạn vật và công pháp quốc tế ở
trường Luật; anh Tạ Kư, dạy quốc văn
ở trường Pétrus Kư. Tôi là “bạn ve chai” (“camarade de
bouteille” theo cách nói của anh Huỳnh)
của các anh ấy chứ thật ra tuổi đời và
số năm dạy học tôi kém xa các anh ấy. Đêm nào
khi dạy xong lớp đêm ở trường Tân Văn,
chúng tôi cũng kéo nhau ra kiosque của chị tư Hoa
Nở ở chợ Đũi để “làm vài chai” rồi
nghe anh Tạ Kư khi đă ngà ngà ngâm thơ. Giọng
ngâm của nhà thơ xứ Quăng nghe sao buồn năo ruột.
C̣n anh Huỳnh th́ kể chuyện tiếu lâm.
Tôi c̣n nhớ trong một kỳ họp mặt hội
Cựu Giáo Chức chúng ta ở Montréal, anh Huỳnh
đọc hai câu thơ:
“Anh đi công tác
Plei,
Ku dài
thường thược đến nay chưa về”
làm quư nam hội
viên cười sảng khoái trong khi quư nữ hội viên
đỏ mặt.
Một tối, tôi dạy một lớp đêm
ở trường Tân Việt trên đường Yên
Đỗ, khi tôi vẽ một ṿng tṛn trên bảng đen và
quay xuống hỏi cả lớp: “Các anh chị có thấy
ǵ không?” th́ có tiếng nói lớn bên ngoài;” Có, thấy cái
chai”. Tôi quay nh́n ra
thấy anh Tôn Thất Trung Nghĩa dạy lớp bên
cạnh đang tỳ tay trên thành cửa
sổ lớp tôi và nói vọng vào.
Sau ngày 30/4/1975, anh Tạ Kư mất ở miền
tây khi t́m đường vượt biên. Anh Tôn Thất Trung
Nghĩa định cư ở Ư và mất bên đó. C̣n anh Lâm Vơ Huỳnh mất ở Montréal, Canada
năm 2017.
Năm 1972, anh Lê Kim Luyện mở trường
trung học tư thục Đức Chính ở trên
đường Bùi Viện gần góc Đỗ Quang
Đẫu. Anh
mời tôi về dạy toán các lớp 11 và 12 ở đó.
Hiệu trưởng là anh Bửu Ái, cử nhân Pháp văn,
sau 1975 anh định cư ở New York, Hoa Kỳ. Giám
học là anh Trần Cao Đức, anh của các giáo sư
Trần Cao Tần và Trần Cao Lộc. Tổng giám thị
là thầy Huỳnh Văn Cô, từng là giám thị
trường Nguyễn văn Khuê và trường Tán Văn.
Dạy ở
trường Đức Chính tôi quen thêm vài đồng
nghiệp khác như anh Trịnh Quốc Thông (ĐHSP64)
dạy lư, Đỗ Quang Tiên dạy hoá, Lê Nguyên dạy lư,
Trần Thế Anh dạy toán, Nguyễn Hồng Ngự
dạy toán, Mai Khắc Bích dạy sử địa…
Anh Lê Kim Luyện
người Nha Trang, tánh t́nh phóng khoáng, lúc đó anh ở
với một người vợ trẻ hơn anh rất
nhiều, nhà cô ta ở trong một con hẻm đường
Bùi Viện gần trường Đức Chính. Anh là
bạn học ở trường Yersin, Đà Lạt
với ông Hoàng Đức Nhă, cố vấn đặc
biệt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
và chuẩn tướng Dương Mộng Bảo, chỉ
huy trưởng Trung Tâm Quản Trị Trung Ương
ở đường Tô Hiến Thành. Năm 1972, khi
biết tôi bị trả về quân đội, anh Luyện
có dẫn tôi đến gặp tướng Bảo (lúc
đó c̣n là đại tá) để nhờ can thiệp
giữ tôi ở lại Bộ Giáo Dục nhưng không
kết quả.
Tuy trẻ hơn
anh Luyện nhiều nhưng tôi là “ camarade de bouteiile”
của anh nên giờ nghỉ giải lao khi đổi
lớp anh thường kéo tôi và một vài bạn khác qua
quán Ba Thừa cạnh trường “làm” một vài chai bia.
Đường Bùi Vện ngày xưa nổi tiếng là con
đường ăn chơi, nhưng không phải kiểu
ăn chơi như bây giờ giống ở Pataya bên Thái,
đầy tây ba lô và gái điếm. Trên đường Bùi
Viện thời đó có hai quán nhậu nổi tiếng là
Ba Thừa và Thanh Hải v́ có nhiều món “mồi nhậu”
rất ngon. Anh Luyện thích qua quán Ba Thừa
v́ có người đẹp tên Dư, con của anh Ba
Thừa. Nghe nói lúc đó cô Dư đang cặp kè
với một đại uư cảnh sát, nhưng mặc
kệ hoa đẹp th́ dập d́u ong bướm gấm
ghé. Ngoài hai quán nhậu đó, dọc hai bên đường
c̣n nhiều quán bia ôm.
Buổi tối,
sau khi dạy lớp đêm dành cho công, tư chức và quân
nhân ở trường nữ trung học đô thị Cô
Giang trên đại lộ Trần Hưng Đạo tôi thường
đến kiosque cô Lệ trên đường Đề
Thám gần ngả tư quốc tế không hẹn mà
sẽ gặp các đồng nghiệp trường
Đức Chính để lai rai giải khát dăm chai bia
với đậu phọng hay khô mực trước khi
chia tay về ngủ.
Khi tôi
định cư ở Montréal, một người quen
gốc Nha Trang cho hay anh Luyên đă mất v́ bệnh.
Năm 2011 tôi qua
chơi nam Cali, ngày cuối ở đó tôi được
biết anh Trịnh Quốc Thông đang ở thành phố
Long Beach, không c̣n thời gian để đến gặp
người bạn cũ, tôi chỉ c̣n cách gọi phone
hỏi thăm hứa lần sang nam Cali tới sẽ t́m
gặp anh. Nhưng qua năm 2012 tôi được tin anh
ấy mất. Trước 1975, anh Thông dạy ở
trường Trung Thu của cảnh sát. Anh
đi chiếc Deux Chevaux, và thường ghé nhập bọn
với chúng tôi, nhưng anh chỉ uống một hai chai
rồi bỏ đi trước.
Anh Đỗ
Quang Tiên cũng vậy, anh uống không nhiều và thân
nhứt với anh Trịnh Quốc Thông v́ hai anh dạy chung ở trường Trung Thu. Anh Đỗ
Quang Tiên được đồng hoá thiếu tá cảnh
sát. Một điều ngẫu nhiên lư thú là anh
dạy trường Đức Chính không xa đường
Đỗ Quang Đẩu mà Đỗ Quang Đẩu là ông
nội của anh. Anh Tiên thất lộc
năm 2011 tại Sài G̣n, Việt Nam.
Anh Lê Nguyên
chỉ dạy trường tư nhưng người ăn tiêu rất rộng rải với
bạn bè. Tội nghiệp bà xă và con cái anh v́ thế
sống thiếu thốn. Bạn bè khuyên nhủ anh nên
bớt tiêu pha nhưng như trong phim bộ Tàu có câu:”Giang
sơn dễ đổi nhưng bản tính khó dời”,
không ai làm thay đổi được lối sống
của anh. Sau ngày 30/4/1975, nhờ cha anh từng hoạt
động cho phía bên kia nên anh
được làm cán bộ pḥng Giáo Dục quận 5. Lúc
tôi bị đi tù cải tạo, vợ tôi đi thăm
nuôi tôi có gói thức ăn trong một tờ báo cũ, t́nh
cờ tôi đọc trên tờ báo một bài cáo phó
đăng tin anh đă từ trần. Khi ở tù cải
tạo về, tôi được bạn bè cho biết anh Lê
Nguyên mất v́ tai nạn lưu thông. Tôi có đến nhà anh Lê Nguyên đốt nhang cho
anh ấy.
Cũng như anh
Lê Nguyên, anh Trần Thế Anh cũng chỉ dạy
trường tư, và cũng ăn xài
phong lưu nên vợ con túng thiếu. Khi uống bia với bạn bè, lần nào lúc ngà say anh
cũng ngâm hai câu thơ của Thâm Tám:
“Đưa
người ta không đưa sang sông,
Sao có tiếng
sóng ở trong ḷng”
Sau 30/4/1975, lúc tôi
dạy ở trường Nguyễn Trăi, quận 4, v́
lương không đủ sống vợ chồmg tôi
mướn chỗ mở một quán nhậu ở
đường Đoàn Văn Bơ. Một đêm, vợ
chồng tôi đang tất bật lo phục vụ khách th́
một chiếc xích lô đạp dừng trước
cửa quán, anh Trần Thế Anh bước xuống xe
đến gặp tôi. Anh nói với tôi: “Ân
ơi, chiều nay moa đi ăn giỗ ở Tân Thuận.
Trên đường về, thấy moa say quá chạy xe lạng quạng một thanh niên chận
moa lại nól để anh ta chở dùm moa về nhà. Khi moa
xuống giao xe cho anh ta th́ anh ta lấy xe
chạy mất. Moa tỉnh rượu ngay khi biết ḿnh
bị gạt mất xe. Trong
túi không c̣n tiền moa đành gọi xích lô đến đây
t́m toa. Trong hoàn cảnh khó khăn của những
năm sau khi miền Nam mất, vợ chồng con cái tôi
ở một căn pḥng mướn nhỏ hẹp làm sao
cưu mang bạn ḿnh đêm nay nên sau khi trả tiền xe tôi để anh ngồi nghỉ trong quán
một lát. Vợ tôi pha cho anh một ly
chanh nóng uống giả rượu rồi tôi gọi
một xe xích lô khác trả tiền trước dặn
chở anh đến nhà một người bạn chung
độc thân trọ ở một căn nhà trên
đường Cao Thắng v́ nhà anh ở trận Hóc Môn. Sau đó măi lo vật lộn với cuộc
sống tôi mất liêm lạc với anh. Sau này, khi tôi về Việt Nam thăm gia đ́nh
th́ được tin anh đă mất.
Anh Nguyễn Hống Ngự có điểm khác
biệt với mọi người là anh đi bộ
đến trường để dạy. Thỉnh thoảng anh quá giang xe honda của tôi đi từ trường
Đức Chính đến dạy trường khác hay ghé
về nhà bạn gái của anh ở khu Nancy. Lúc đó tôi
chỉ nghĩ là anh trốn quân dịch nên đi chung xe tôi
khi cảnh sát xét giấy tờ tôi tŕnh căn cước
quân nhân th́ họ sẽ không hỏi giấy tờ của
anh Ngự. Không ngờ sau ngày 30/4/75, anh Ngự lộ
diện là người của bên kia và anh lần
lượt giữ chức vụ chủ tịch uỷ ban
nhân dán phường 9, quận 3 rồi chủ tịch
hợp tác xă quận 3. Cách đây vài năm, khi về
Việt Nam thăm gia đ́nh, bạn bè cho biết anh
Ngự đă mất.
Sau năm 1975, tôi về dạy trường
Nguyễn Trăi gặp lại anh Mai Khắc Bích. Nhưng sau này anh lâm trọng
bệnh, khi về Việt Nam tôi có nhờ một em học
tṛ cũ của trường dẫn đến thăm anh.
Ít lâu sau anh từ trần.
Xin nhại
thơ của Vũ Hoàng Chương để
tưởng nhớ các bạn đồng nghiệp
trường Đức Chính đă quá văng:
“Các anh ơi,
lửa tắt, b́nh khô rượu
Đời vắng các anh rồi, say với ai?”
Sau cuộc đổi đời năm 1975,
nghề giáo trong chế độ mới không
được đăi ngộ xứng đáng. Các đồng nghiệp của
tôi, người bỏ nghề đi làm việc khác
để kiếm sống, kẻ có phương tiện
t́m cách vượt biên sang nước ngoài, ai c̣n ở
lại với nghề th́ sống nghèo nàn,cơ
cực. Dù ở trong hoàn cảnh nào, khi
gặp lại các bạn đồng nghiệp cũ
đối với tôi cũng là một niềm vui của
tuổi già. Nhưng nghĩ đến
các đồng nghiệp quen biết đă ra đi tôi không
khỏi ngậm ngùi. Bài viết này như là một nén
hương long gởi đến các anh và cầu chúc các anh
an b́nh nơi miền vĩnh cửu.
Montréal 28/6/2023.