TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG

 

1-Bạc Liêu

 

“Bạc Liêu là xứ cơ cầu,

Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”

 

Thật vậy, Bạc Liêu nổi tiếng là có đông người Tiều sống đa phần về thương mại, nhưng Bạc Liêu còn là quê hương của bài ca Dạ Cổ Hoài Lang, tiền thân của bài vọng cổ sau này, do nhạc sĩ Sáu Lầu sáng tác. Nhưng đặc biệt hơn nữa, nơi đây là quê hương của một nhân vật rất nổi tiếng thời Pháp thuộc: Hắc công tử hay còn có tên là công tử Bạc Liêu. Cậu công tử này được người đời nhắc nhở đến qua những giai thoại chơi ngông như đốt tờ giấy bạc 20 đồng để tìm tờ bạc 5 đồng mà người đẹp đánh rơi hay dùng tiền giấy đốt lứa nấu trứng .

Ngôi nhà của công tử Bạc. Liêu sơn màu trắng nằm ở một con đường chạy dọc bờ sông. Kiến trúc kiểu Pháp rất bề thế. Nghe nói hiện nay nhà thuộc chủ quyền của nhà nước và đang được tu bổ lại để làm khách sạn nên không cho viếng thăm, chúng tôi đành chụp vài pô hình kỷ niệm phia ngòai. Phân đất phía sau căn nhà được công ty du lịch Bạc Liêu làm thành nhà hàng”Công Tử Bạc Liêu”. Chúng tôi ghé nhà hàng đó gọi nước giải khát. Người ta chỉ cho chúng tôi thấy một người đàn ông trạc lục tuần đang ngồi nói chuyện với một nữ phóng viên đài truyền hình và cho biết đó là con trai của công tử Bạc Liêu. Người ta còn cho biết ông ta đang hành nghề xe ôm ở Sài Gòn thì được công ty du lịch Bạc Liêu mời về làm công việc kể lại cuộc đời của cha mình cho du khách nghe. Nghe xong câu chuyện chúng tôi không khỏi ngậm ngúi cho một đời bể dâu của gia đỉnh công tử Bạc Liêu.

 

(11/10/2016)

 

2-Trà Vinh

Ngày 1
Ngày chủ nhựt 8/3, chúng tôi đi xe khách Thanh Thủy xuống Trà Vinh. Xe cứ dừng để rước và đổ khách liên tục nên chúng tôi đi từ 10 giờ sáng đến 3 giờ rưỡi chiều mới tới Trà Vinh. Thành ra khoảng 30 em cựu học sinh của tôi đang họp mặt ăn uống ở nhà Cẩm Vân để chờ gặp tôi phải thất vọng nên tan hàng. Từ bến xe tôi gọi cho Kiệt và Kiệt nhờ Lai Mỹ Huôl đi đón vợ chồng tôi bằng xe hơi của Hồng Vân.
Xe ghé ngang nhà Kiệt để chúng tôi bỏ hành lý xuống, đoạn chạy tới quán cà phê của Lai Mỹ Huôl. nơi đây còn có khoảng chục em: Lai Mỹ Huôl, Tạ Ngọc Linh, Lê Mỹ Linh, Nguyệt, Diệu, Viên, Đức, Nguyễn Hồng Vân, Giang Minh Châu, Huỳnh Văn Giàu đang ngồi chờ chúng tôi.Thầy trò tay bắt mặt mừng, có em tôi không gặp lại từ 50 năm! Sau khi ăn uống, chụp hình, chúng tôi trở về nhà Kiệt tắm rửa.
Tối đến, chúng tôi cùng Kiệt và vợ chồng Nguyệt Viên đi ăn mì vịt tiềm ở rạp hát đoạn đi dạo và uống nước ở khu du lịch sinh thái Huỳnh Kha ở cầu Tiệm Tương.

Ngày 2
Buổi sáng, Nguyệt Viên gọi chúng tôi đến nhà hàng Thanh Trà ăn sáng nhưng vì chúng tôi đến trễ, vợ chồng Viên và Mỹ Linh đã ăn xong, nên tất cả chúng tôi cùng kéo xuống quán cà phê Galaxy ở sân bay không quên ghé nhà thầy Huỳnh Bá Lạc mời vợ chồng thầy cùng đi.
Buổi trưa đó, chúng tôi đi taxi đến ăn trưa tại nhà hàng Ngọc Thúy. Đoạn, Kiệt mượn giùm tôi một chiếc xe Honda để tiện việc đi lại.
Tối đến, chúng tôi xuống chợ ăn cơm gà và uống sinh tố.

Ngày 3
Buổi sáng, Viên gọi chúng tôi đến quán cà phê Maria ở Tri Tân để ăn sáng và uống cà phê. Ở đó, chúng tôi gặp vợ chồng Cẩm Vân.
Đoạn, Đức thuê một xe 12 chỗ chở chúng tôi đi xuống nhà Vương Hoàng Minh (anh ruột của Cẩm Vân) ở Càng Long dự một party gọi là "ra mắt" cô vợ trẻ của anh ta.
Buổi chiều, vợ chồng tôi, Kiệt và Giàu đi ăn mì ở nhà hàng Uyên Ương và uống nước ở Tri Tân.

Ngày 4
Chúng tôi ăn sáng tại tiệm bún nước lèo của Bé Ba rồi đến tiệm cà phê của Lai Mỹ Huool. Tôi và Lạc đi thăm Huỳnh Đạt Bửu,
Buổi trưa, chúng tôi đi ăn cơm ở quán Ban Mai.
Buổi tối, chúng tôi đi ăn ở nhà hàng Con Cò đường Phạm Ngũ Lão.

Ngày 5
Buổi sáng, Viên gọi tôi mời ra tiệm hủ tíu gà nấu đậu bên kia cầu Long Bình 1 để ăn sáng, đoạn đến cà phê Hồng uống nước.
Buổi trưa, Lai Mỹ Huôl mời chúng tôi và vợ chồng Viên ăn giỗ.
Tối đến, ông bà Lạc mời chúng tôi lại nhà ăn cơm rối chúng tôi mời lại họ đi uống nước ở quán cà phê Khúc Ban Chiều.

Ngày 6
Hôm nay, Kiệt mướn xe 7 chỗ chở vợ chồng tôi, vợ chồng thầy Lạc, vợ chồng Nguyệt Viên đi chơi bãi biển Thạnh Phú, Bến Tre.
Xe chúng tôi qua phà Cổ Chiên. Nhìn cây cầu Cổ Chiên đang xây dựng đoạn chót, tôi thầm nghĩ khi cầu này được hoàn thành thì con đường Trà Vinh-Sài Gòn sẽ được rút ngắn rất nhiều.
Bãi biển Thạnh Phú không khác gì bãi biển Ba Động ở Trà Vinh với bãi cát đen, trên bờ vài hàng quán lá lụp xụp với vài cái bàn, vài chục cái ghế và năm ba chiếc võng.
Chúng tôi chỉ vào uống nước rồi ra xe trực chỉ thành phố Bến Tre. tại đây chúng tôi đến quán hủ tíu xương Út Phấn đối diện sông Trúc Giang ăn trưa.
Tối đến, anh Công và bạn gái của anh đến đón chúng tôi và Kiệt đi dạo và uống nước ở khu du lịch Huỳnh Kha.
Khi về tới nhà Kiệt, chúng tôi lấy xe máy đi ăn bánh cuốn và uống sinh tố với Kiệt và Giàu.

Ngày 7
Sáng sớm, vợ chồng thầy Lạc mời chúng tôi và Kiệt đi ăn mì vịt tiềm, đoạn đến quán cà phê Lai Mỹ Huôl uống nước. Tôi từ giã vợ chồng thầy Lạc để về nhà Kiệt chờ xe Kim Hoàng đến đón.
Chúng tôi khởi hành lúc 12 giờ trưa ở Trà Vinh và về tới Sài Gòn lúc 5 giờ chiều.
Thật là một chuyến trở về ấm áp tình bằng hữu và thầy trò.

 

(23/1/2015)

 

 

3- Đà Lạt

 

Ngày 14/4/2015

"Ai lên xứ hoa đào

Dừng chân bên hồ nghe chiều buông"

(Ai lên xứ hoa đào-Minh Kỳ)

Chiếc máy bay Vietjet Air đáng lẽ cất cánh lúc 11:25, nhưng bị trục trặc kỷ thuật mãi đến 12:30 mới bay và chỉ nửa giờ thì đáp xuống phi trường Liên Khương, Đức Trọng. Chúng tôi lấy xe buýt tốn 40 ngàn mỗi người về tới khách sạn quen gần chợ Đà Lạt. Chúng tôi đãđược Hồng, người bạn vong niên dặn Đạt, chủ khách sạn này dành phòng cho chúng tôi. Hồng và Đạt đều về từ Mỹ và có vợ con ở Việt Nam.

Sau khi nghỉ ngơi một lát, chúng tôi đi bộ ra nhà hàng Liên Hoa gần chợ Hoà Bình để ăn hủ tíu mì. Đoạn, chúng tôi đi một vòng chợ Đà Lạt rồi về khách sạn.

Buổi tối chúng tôi ra ăn chè "hé" và mua bánh mì về khách sạn ăn.

Ngày 15/4/2015

"Cao cao, thấp thấp ẩn hiện trong sương

Đà Lạt sớm mai đẹp như thiên đường"

à Lạt mờ sương-Quỳnh Hợp)

Buổi sáng, sau khi mướn xe găn máy chúng tôi cùng vợ chồng Hồng và đứa con nhỏ của Hồng cũng như Đạt đi ăn sáng và uống nước ở quán cà phê Nối đường Phan Đình Phùng. Đoạn, chúng tôi đi siêu thị Big C bên cạnh hồ Xuân Hương mua sắm vài vật dụng cần thiết. Sau đó chúng tôi mua cơm ở quán Bi cũng ở đường Phan Đình Phùng đem về ăn ở khách sạn.

Buổi chiều, chúng tôi ăn mì ở tiệm Vĩnh Lợi đường Hải Thượng Lãn Ông rồi ghé tiệm Liên Hoa mua bánh ngọt.

Ngày 16/4/2015

"Đà Lạt ơi, bao nhiêu lòi ca nào ca hết ý nên thơ"

(Nhớ vế Đà Lạt-Hoàng Trọng)

Buổi sáng, vợ chồng Hồng đến khách sạn để cùng chúng tôi đi chùa Linh Phước ở Trại Mát cách trung tâm thành phố Đà Lạt độ 10 km.

Chùa gồm nhiều bảo tháp. Đặc biệt trong chùa có nhiều tượng phật tạc bằng gỗ hay ráp bầng mãnh chai và nhất là có một hình tượng phật Quan Âm đang đứng kết bằng vô số hoa cúc vàng để khô cao hang chục mét. Tôi ghi tên các người trong gia đình tôi, đoạn dùng keo dán lên cái đại hồng chung và dùng cái dùi khổng lồ treo gần đó dộng vào chuông ba tiếng để cầu nguyện bình an cho gia đình tôi.

Buổi chiều chúng tôi đi ăn hải sản ở một tiệm gần khách sạn. Đoạn chúng tôi cùng vợ chồng Hồng và hai con nhỏ của họ đi dạo quanh hồ Xuân Hương.

Ngày17/4/2005

"Linh Sơn đâu đay buông tiếng chuông ban chiều"

(Thương về miền dất lạnh-Minh Kỳ)

Buổi sáng, chúng tôi đi ăn bún riêu trên đường Phan Đình Phùng. Đoạn, chúng tôi đi đến nhà hàng Thanh Thuỷ bên hồ Xuân Hương uống nước.

Nơi đây, chúng tôi có thể ngắm cảnh hồ nưoc xanh ngắt và những biệt thự tráng lệ bên kia bờ hồ. Giá cả hơi đắt nhưng đáng đồng tiền.

Chúng tôi đi viếng chùa Linh Sơn ở cuối đường Phan Đình Phùng trước khi về khách sạn ăn trưa.

Buổi chiều, chúng tôi đi ăn hủ tíu mì Tàu Cao cũng ở Phan Đình Phùng. Giá ở đây mắc hơn ở tiệm Vĩnh Lợi. Đoạn, chúng tôi đi siêu thị Big C.

Ngày 18/4/2015

"Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ"

à Lạt hoàng hôn-Minh Kỳ&Dạ Cầm).

Buổi sáng, chúng tôi cùng vợ chồng của Hồng và hai con của họ đi uống nước ở quán cà phê Nối đường Phan Đình Phùng.

Xong, vợ chồng tôi đi lên Đồi Mộng Mơ. Dọc đường, chúng tôi ghé ăn bánh cuốn. Giá vé vào cửa Đồi Mộng Mơ là 40K cho mỗi người.

Buổi chiều, chúng tôi đi ăn cơm chay ở nhà hàng Từ Hạnh. Đoạn, chúng tôi gởi xe gằn máy ở khách sạn để đi bộ ra khu chợ Hoà Bình.

Hôm nay là ngày thứ bảy nên khách du lịch đổ ra Đà Lạt thật đông. Khu chợ Hoà Bình được cô lập để dành cho người đi bộ. Quán chè hé cạnh nhà hàng Liên Hoa cũng đầy người đến ăn chè.

Ngày 19/4/2015

"Đà Lạt buồn trong khói sương

Ngập hồn anh ngàn nỗi yêu thương"

(Đà Lạt chiều mơ-Quốc Dũng)

Buổi sáng, chúng tôi, vợ chồng Hồng và hai con, Hoa, cô chủ khách sạn và hai con đi uống nước ở nhà hàng Bích Câu, đối diện với Vườn hoa thành phố. Địa điểm này kết hợp kiểu cà phê sân vườn và nhà hàng ven hồ. Mấy đứa trẻ có những trò vui chơi trong vườn và những người lớn ngồi nói chuyện bên bờ hồ Xuân Hương.

Sau khi từ giã Hồng và Hoa, chúng tôi mua vé vào Vườn hoa thành phố. Phong cảnh nơi đây xuống cấp rất nhiều so với lần chúng tôi đến năm ngoái. Chợ bán hoa tiêu điều không một người khách dù hôm nay là chủ nhật. Hồ nước trung tâm bị bỏ hoang, những chiếc xuồng du lịch chở khách dạo hồ nằm bất động, rĩ sét cạnh cầu jetty. Chúng tôi chụp vài pô hình rồi trở về ăn trưa.

Buổi tối, chúng tôi đi ăn nem Ninh Hoà ở đường Phan Đình Phùng và không quên ghé quán chè hé.

Ngày 20/4/2015

"Đà Lạt ơi, sương buồn thắm ướt hàng mi"

(Về thăm xứ lạnh-Hùng Cường)

Buổi sáng, chúng tôi đi ăn bún chả cá ở đường Phan Đình Phùng. Đoạn, chúng tôi đến quán cà phê Nối uống nước với Hồng.

Buổi trưa, Hồng mời chúng tôi đến nhà ăn với với vơ chồng Hồng và với Hoa.

Buổi chiều, chúng tôi đến tiệm Vĩnh Lợi ăn mì hoành thánh rồi về quán cà phê Gia Nguyễn gần khách sạn uống nước và ngắm trung tâm thành phố Đà Lạt về đêm.

Một tuần ở xứ hoa đào trôi qua nhanh chóng. Ngày mai, chúng tôi sẽ đáp máy bay về Sài Gòn sớm. Dù sao chúng tôi cũng đã trốn cái nóng bức của Sài Gòn được mấy ngày.

 

 

4- Nha Trang

 

"Đường về Nha Trang nung chí người trai,

Trèo đèo vượt suối vui hơn kinh kỳ"

Ngày thứ nhứt

Nha Trang, địa danh nhắc tôi đến những tháng ngày đổ mồ hôi trong quân trường Đồng Đế. Nhừng lần đi ăn cơm ở nhà bàn phải chạy một vòng vũ đình trường dưới nắng gắt, những đêm ứng chiến ở nhà thuỷ tạ nghe tiếng sóng biển rì rào hay trên đèo Rù Rì làm mồi cho muỗi rừng. Nhưng, lần chinh phục đỉnh Hòn Khô trước khi được gắn alpha, tôi suýt ngã xỉu vì kiệt sức với khẩu trung liên nặng trĩu trên vai.

Hôm nay tôi về lại Nha Trang với tư thế một du khách. Sau một giờ ngồi trên máy bay, vợ chồng tôi đến phi trường Cam Ranh. Từ đó chúng tôi mất 70 ngàn đồng để đáp chuyến xe bus về phi trường cũ ngay trên đường sát bờ biển. Sau khi lấy phòng khách sạn, chúng tôi đi ăn cơm trua, rồi đến quán Light House Coffee uống nước không quên gọi Tài"già" ra chơi.

Buổi chiều sau khi nghỉ trưa, chúng tôi cùng Tài "già" đi ăn nem Ninh Hoà rồi lại đi uống cà phê ở tiệm Tiếng Sóng.

Ngày thứ hai:

Sáng sớm, Tài già đề nghị chúng tôi đến quán Sanh Ký ăn hủ tíu mì, đoạn đến cà phê Mê Trang uống nước.

Vợ chồng tôi về đổi khách sạn khác sạch sẻ hơn. Xong tôi mướn một xe gắn máy để tiện di chuyện. Nghỉ trưa xong, tôi chở bà xã tôi đi Coop Mart mua vài thứ vật dụng cần thiết..

Buổi tối chúng tôi đi chợ đêm.

Ngày thứ ba:

5 giờ sáng, chúng tôi thức dậy đi bộ ra bãi biển, sau khi tập thể dục, chúng tôi xuống nước, vẫy vùng cùng sóng biển.

Trở lại phòng, tắm nước ngọt xong, chúng tôi đi ăn sáng và uống cà phê với Tài.

Buổi trưa, chúng tôi chạy xuống phố ghé tiệm cơm Việt Nam ăn trưa. Chúng tôi bị " khưa cổ" tận tình với một dĩa tôm rang me 4 con giá 85.000 đ.

Buổi tối, chúng tôi trở lại tiệm mì Sanh Ký ăn hủ tíu mì.

Ngày thứ tư

Sáng sớm chúng tôi cũng ra biển tập thể dục và tắm biển. Hôm nay Tài đưa chúng tôi tới quán cà phê vườn Nhật Kiều ăn sáng và uống cà phê.

Buổi trưa vợ chồng tôi ăn cơm ở số 22 Thái Nguyên.

Buổi chiều, vợ chồng tôi và Tài đi ăn bánh canh rồi ngồi uống nước ở Swing Coffee bên ngoài Nha Trang Center ngắm biển và người qua lại.

Ngày thứ năm

Cũng như mọi bữa, sáng sớm chúng tôi ra tắm biển. Đoạn lại quán cà phê Nhật Kiều ăn sáng và uống cà phê.

Xong, tôi đưa vợ tôi đi thăm Tháp Bà, xem các vũ công người Chàm múa và chụp ảnh kỷ niệm.

Buổi trưa, Tài mời chúng tôi ăn trưa tại nhà hàng Thanh Thế của một người bạn học của Tài và cũng là một cựu giáo chức.

Buổi chiều, Tài đi ăn giỗ ở nhà bạn, còn chúng tôi lại đi ăn nem Ninh Hoà. Nhưng tối đến, Tài cùng chúng tôi uống nước ở quán cà phê Đối Chứng.

Ngày thứ sáu

Buổi sáng ngày cuối cùng ở Nha Trang, chúng tôi vẫn đi tắm biển sớm. Xong tôi gọi Tài "già" đi ăn cơm tấm ở quán Sài Gòn rồi đi uống cà phê tại Venice Coffee. Vợ chồng tôi từ giã Tài, về khách sạn trả phòng rồi đến sân bay cũ lấy taxi chung với hai người khác đi phi trường Cam Ranh đáp máy bay về Sài Gòn. 3 giờ chiều chúng tôi đã có mặt ở Sài Gòn.

Kể ra gần 6 ngày ở Nha Trang với người bạn thân Tài "già" của tôi, không vì bận trông coi xây cất nhà mà để chúng tôi lẻ loi ở đó, trái lại tận tình chỉ dẫn chúng tôi trải qua những ngày vui ở đó.

Chỉ có điều tôi thấy không được thoải mái là sau Mũi Né, bãi biển Nha Trang ngày nay như là để dành riêng cho du khách Nga. Tôi không cón được thưởng thức những buổi tối ca nhạc sống ở nhà hàng Louisana mang phong cách Pháp như trước đây.Tôi cũng không còn dịp ngồi nhàn rỗi uống cà phê tán gẫu với bạn bè ở quán cà phê Four Seasons mỗi buổi sáng và nhìn sóng biển lăn tăn phía trước. Tiếc thay...

 

 

(Tháng 4 năm 2014)

 

 

5-Đà Nẵng, Hội An, Huế

 

"Gió đưa cành trúc la đà ,

“Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”

Vợ chồng tôi đã đến ba nơi này nhiều lần nhưng lần này đi với nhiều người trong gia đình. Thằng con trai vừa mới cưới vợ cũng cùng đi với vợ nó. Nhờ vậy chúng tôi mới đi viếng được nhiều nơi vì nó mướn xe hơi chở chúng tôi.

Chúng tôi ở Đà Nẵng để tắm biển, xem Cầu Rồng phun lửa đêm thứ bảy, ăn hải sản ở bãi biển Thuỵ Khuê, viếng chùa Linh Ứng trên núi.

Chúng tôi xuống Hội An xem phố cổ và những đèn lồng đủ màu sắc lung linh về đêm.

Chúng tôi chạy xe lên đèo Hải Vân để chứng kiến vẻ hùng vĩ của đất nước trên con đường xuyên Việt và những đổi thay của lịch sử qua cảnh điêu tàn của đồn binh trên đỉnh đèo.

Chúng tôi đi viếng chợ Đông Ba để thưởng thức những món Huế trong khu ẩm thực của chợ. Chúng tôi cũng không quên thăm chùa Linh Mụ, từ đó nhìn xuống những thuyền hoa trên dòng sông Hương. Rất tiếc, vì cung đình Huế đang được trùng tu nên chúng tôi không đến đó được.

(Tháng 5, năm 2016)

 

 

6-TÂN AN

Sáng, chúng tôi ghé quận 8 ăn hủ tíu mì. Đoạn, chúng tôi trực chỉ thành phố Tân An bằng cao tốc Sài Gòn-Trung Lương. Sau khi chạy vài vòng quan sát thành phố, chúng tôi ghé quán café Sona Coffee uống nước.

Buổi trưa, chúng tôi ghé nhà hàng Hoàng Gia, sát bờ sông ăn trưa.

2:30 chiều, chúng tôi hướng về Sài Gòn và đi ngang Bến Lức, một thị trấn ngày nay nhà cửa, dân cư đông đúc. Chúng tôi đánh nhiều vòng xe để tìm hiểu rõ hơn về thị trấn này.

Trong suốt bốn năm dạy học ở Trà Vinh,
từ năm 1965 đến 1969, tôi từng xuôi ngược trên quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1A) và đi qua hai cây cầu Bến Lức và Tân An không biết bao nhiêu lần mà kể. Thời đó, hai cây cầu này chỉ có một làn xe. Nếu đầu bên này cho xe chạy thì xe đầu bên kia dừng chờ. Các người bán hàng rong và ăn xin bu lại các xe đò đang ngừng chờ qua cầu để bán hàng hay xin tiền. Tôi còn nhớ một dạo ở cầu Bến Lức có một anh ăn mày mù, mặt rổ được một em bé gái lai tây độ 12, 13 tuổi xinh đẹp dắt đứng dưới các cửa sổ xe đò. Anh mù đàn, hai người thay phiên hát và lúc nào cũng là bản nhạc”Chuyện tình Lan và Điệp”. Lần nào tôi cũng bỏ vào cái lon tiền của họ vài đồng bạc lẻ. Bẵng đi một dạo, tôi không thấy cặp ăn mày này ở cầu Bến Lức nữa. Nhưng vài năm sau, tôi lại gặp anh ăn mày mù này một mình đánh đàn và hát để xin ăn ở bến bắc Mỹ Thuận.

Sự thay đổi này khiến tôi cảm hứng viết một truyện ngắn với đề tựa:”Cô bé lai và anh đánh đàn mù ở cầu Bến Lức” gởi đăng trên một tờ nhật báo ở Sài Gòn. Trong câu chuyện tôi hư cấu thêm đoạn cuối: một hôm tôi vào một quán rượu gặp cô bé lai, nay đã là một cô gái xinh đẹp đang ngồi bên cạnh một anh lính Mỹ, một cảnh thường thấy trong thời chiến tranh ở miền Nam. Một đoạn kết dễ gây xúc cảm cho mọi người thời đó: thương cảnh cô độc của người mù và tương lai bấp bênh của cô gái lai.

Tôi còn nhớ, ngày trước hai bên đầu của các cây cầu này, phía dưới quốc lộ 4, ngoài doanh trại của lính địa phương quân gác cầu, đồng ruộng chạy dài đến tận chân trời. Duy bên dưới cầu Bến Lức , hướng Sài Gòn về sau có xây trường trung học Bến Lức. Có một lần từ Sài Gòn đi Trà Vinh khi xe đò dừng ở đầu cầu chờ bảng xanh để lên cầu, tôi thấy anh Lê Quốc Tấn, giáo sư Vạn Vật, dạy chung với tôi ở trung học Vĩnh Bình, vừa được đổi về trung học Bến Lức đang đứng cho học sinh xếp hàng vào lớp.

Tân An cũng như Bến Lức là những nơi tôi từng đi ngang qua nhưng chưa bao giờ ghé vào. Hôm nay là lần đầu tiên tôi khám phá hai địa danh đó.

Tôi còn nhớ, khoảng mùa hè năm 1970, tôi đi coi thi Tú Tài ở Mỹ Tho hai ba bữa gì đó . Khi xong công tác tôi chạy xe lambretta về Sài Gòn. Lúc tới Tân An thì trời đổ mưa, tôi phải rẻ vào đường vô thị xã Tân An và tấp vào quán ăn ngay ngả ba giáp với quốc lộ. Tuy được các đồng nghiệp dạy ở Mỹ Tho thường chạy ngang chỗ này, cho biết ông chủ quán này là bê đê, thường gạ gẫm họ khi ghé đây ăn, nhưng tôi không có chọn lựa nào khác vì trời đang mưa và không có quán ăn nào khác gần đây.
Đúng như tôi nghe nói, ông chủ tiệm thăm hỏi dài dòng về gia cảnh của tôi rồi còn đề nghị tôi ở lại qua đêm tránh mưa. Tôi sợ quá lật đật trả tiền để tiếp tục lên đường dù mưa vẫn còn nặng hột.

Đó là tất cả những gì tôi còn nhớ về hai nơi đó. Vì vậy chuyến đi hôm nay giúp tôi biết nhiều hơn về Tân An và Bến Lức.

(!2/6/2020)

 

7-Năm ngày trên mái nhà Đông Dương: Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum

 

Ngày 1: Chúng tôi khởi hành lúc 7 giờ 30 sáng trên chiếc xe của Chinh. Mục tiêu của chuyến đi là Ban Mê Thuột và dự định cuộc hành trình sẽ kéo dài là 4 ngày. Trên xe có 6 người gồm 3 nam, 3 nữ: Chinh, Sơn, Vân, Trang và vợ chồng tôi. Trừ Chinh ra, 5 người còn lại đã từng đến Ban Mê Thuột rồi.

Xe đi theo quốc lộ 13 đến Chơn Thành, ngang qua quê nội tôi và nơi tôi sinh ra: ấp Đồng Sổ, xã Lại Uyên trước thuộc quận Bến Cát nay thuộc huyện Bầu Bàng, tỉnh Bình Dương. Xe quẹo vào quốc lộ 14 để hướng về phía cao nguyên nơi ngày xưa có các tỉnh Quảng Đức, Darlac,Pleiku, Kontum nay. là

Dắk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon-Tum và thường được mệnh danh là mái nhà Đông Dương.

Chúng tôi đi qua Đồng Xoài, Bù Đăng, Gia Nghĩa và dừng lại ở

Dăk Song. Cháu của Kim Vân là Jel, làm việc ở ngân hàng Agribank tại đây đón và mời chúng tôi ăn trưa ở nhà hàng bên cạnh.

Gần5 giờ chiều chúng tôi mới đến thành phố Ban Mê Thuột.

Lấy phòng, nghỉ ngơi và tắm rửa xong chúng tôi đi ăn tối với vợ chồng cháu Jel với đứa con gái nhỏ tại nhà hàng Phú Mập 6.

Ngày 2: 7 giờ sáng, chúng tôi trả phòng đi ăn sáng ở quán bún cá Cây Sao. Đoạn, chúng tôi đến cà phê Trung Nguyên nơi có quang cảnh đẹp với vườn hoa và bướm bay lượn trên những vòm cây. Jel và con gái nhỏ cũng đến đây với chúng tôi. Sau đó, cháu Jel lái xe hướng dẫn xe chúng tôi đi đến nhà của bác sĩ Hải, cháu rể của Kim Vân tại Buôn Đôn, cách thành phố Ban Mê Thuột 15 kim. Tại đây, Jel quay về thành phố Ban Mê Thuột để Hải lái xe dẫn đường cho xe chúng tôi đi đến khu du lịch Buôn Đôn.

Vì trời trưa nắng gắt, nên các con voi được cho nghỉ trưa, thành ra chúng tôi mất cái thú cởi voi, chỉ có được đi qua cầu tre. Chúng tôi đành trở ra ăn trưa tại một cái quán mà hai năm trước tôi và nhóm cựu học sinh Nguyễn Trãi khác từng ăn khi đến viếng thăm nơi này.

Xong, Hải chỉ đường chúng tôi đi Buôn Hồ, nơi có nhà chị Điệp, chi ruột của Kim Vân.

Đến nơi, chúng tôi thuê phòng ở khách sạn Sao Mai đoạn tắm rửa và nghỉ ngơi.

7 giờ tối, chúng tôi đến thăm gia đình chị Điệp và được chị và ông xã đãi một bữa ăn thịt rừng và uống rượu cần lạ và ngon miệng. Bác sĩ Hải và vợ cũng là bác sĩ, con gái chi Điệp cũng có mặt dù phải đi hơn 60 km để đến đây.

Ngày 3: Sáng sớm chúng tôi đi ăn bún bò Huế với gia đình chị Điệp rồi vào quán cà phê Honey của con gái chị để uống nước. Quán tuy ở trong hẻm nhưng trang trí rất đẹp nhất là các chậu hoa lan treo chung quanh.

Sơn đề nghị sẵn đường chúng tôi đi Pleiku và Kon-Tum luôn. Mọi người đồng ý, thế là chúng tôi theo đường 14 lên phía Bắc.

Dọc đường chúng tôi rẻ trái vào thăm đập thuỷ điện Ialy cách quốc lộ 25 Km. Xe chúng tôi chạy quanh co trên đồi mà bên dưới là hồ nước xanh, quang cảnh thật ngoạn mục. Chúng tôi dừng trước trạm biến điện và đi vào con đường hầm dẫn đến các tua-bin khổng lồ đang hoạt động.

Chúng tôi trở ra quốc lộ đi qua Pleiku và đến Kon-Tum. Ở đây,

chúng tôi viếng cầu treo và nhà thờ gỗ rồi trở về Pleiku .

Sau khi lấy phòng, nghỉ ngơi, tắm rửa, chúng tôi đến nhà hàng Ba Miền ăn tối.

Ngày 4: Buổi sáng, chúng tôi ra quảng trường thành phố Pleiku chụp ảnh. Xong, chúng tôi ghé ăn sáng với một món ăn đặc biệt: phở bò khô (kiểu như hủ tíu khô) rồi sang quán cà phê bên cạnh uống nước.

Chúng tôi đi viếng vài thắng cảnh của Pleiku như Biển Hồ, chùa Bửu Minh và Đồi Chè.

Về khách sạn trả phòng, lấy hành lý rồi chúng tôi đi ăn trưa với món cơm gà chiên ở tiệm Mỹ Tâm đường Quang Trung. Đây là một quán ăn lâu đời có từ trước năm 1975. Ăn cũng khá ngon.

Từ Pleiku, chúng tôi xuôi nam về hướng Ban Mê Thuột. Rủi thay, dọc đường, Sỏn chạy lấn tuyến nên bị phạt mất 1 triệu rưởi.

Chúng tôi ghé Buôn Hồ uống nước và nghỉ ngơi một chút ở quán Honey rồi lên đường trực chỉ Ban Mê Thuột.

Đến nơi, sau khi lấy phòng chúng tôi mời vợ chồng Hải đi ăn tối ở một nhà hàng đặc sản thịt rừng mà tôi quên tên.

Ngày 5: Ngày cuối cùng trên cao nguyên, chúng tôi trả phỏng, đem hành lý ra xe và trở lại ăn sáng ở quán Cây Sao, rồi đến cà phê Dubai uống nước với cô bác sĩ cháu của Kim Vân.

Xong, tất cả lên xe xuôi nam về thành phố Sài Gòn. Dọc đường, chúng tôi ghé Gia Nghĩa ăn cơm trưa.

Chúng tôi về tới Sài Gòn khoảng 8 giờ rưởi tối.

Thật là một chuyến du lịch thú vị. Những địa danh Pleiku, Kon-Tum từ trước đến giờ tôi chỉ nghe nói tới nhưng hề đặt chân đến. Cám ơn hai em Chinh và Sơn đã giúp tôi khám phá một phần đất của quê hương trước đây chỉ nằm trong trí tưởng tượng. Cũng cám ơn gia đình chị Điệp đã ân cần, chu đáo tiếp đón và hướng dẫn chúng tôi suốt thời gian chúng tôi ở Đăk Lắk.

 

(Tháng 4, năm 2018)

 

8-Phan Rang

“Nắng Phan Rang đưa ta về huyền thoại

“Mênh mông buồn tháp mãi đứng kiêu sa”

(Thơ Chế Mỹ Lan)

 

Chúng tôi chia thành hai nhóm đi Phan Rang: nhóm thứ nhất tạm gọi là nhóm của Chinh trong đó có vợ chồng tôi đi trước một bữa bằng xe lửa. Nhóm thứ hai tạm gọi là nhóm của Hoà đi bữa sau bằng xe hơi của Hoà. Nhóm Chinh đến thành phố Phan Rang-Tháp Chàm ngụ ở khách sạn của Thuỷ, một người bạn của Chinh. Thuỷ cũng lo luôn phương tiện di chuyển và hướng dẫn viên cho chúng tôi.

Sáng hôm đầu tiên ở Phan Rang, chúng tôi đi chơi ở Đồi Cát. Ở đó chúng tôi chạy xe hơi ba bánh và lên xe jeep chạy vòng quanh đồi cát. Lúc đó chỉ mới 8 giờ sáng mà ở đây trời nóng như giữa trưa ở Sài Gòn. Âu là thử sống vài giờ ở một sa mạc thu nhỏ vậy.

Buổi trưa, chúng tôi đi ăn ở một nhà hàng mà Thuỷ đã đặt trước. Buổi chiều nhóm Hoà từ Sài Gòn lên tới nhập chung với nhóm Chinh đi Ba Hồ. Chúng tôi leo dốc thật vất vả, nhất là các em nữ đi từng bậc đá một cách khó nhọc, đôi khi phải nhờ các bạn nam dìu đi. Buổi tối cả hai nhóm đi xuống bãi Ninh Chữ nơi nhóm Hoà mướn khách sạn ngụ ở đó. Chúng tôi tắm biển và ăn tối ở nhà hàng hải sản sát biển. Hôm sau cả hai nhóm đi lên phía bắc đến một bãi biển ở vịnh Cam Ranh tắm biển và ăn trưa dã chiến ở đó. Bận về chúng tôi ghé Hang Rái, dù không thấy con rái cá nào trong hang nhưng chúng tôi cũng chụp được những bức ảnh trên những đảo san hô tuyệt đẹp.

Trên đường về Phan Rang, chúng tôi ghé thăm lò gốm Bầu Trúc để xem những nghệ nhân người Chàm nắn lộc bình. Chúng tôi cũng không quên ghé tháp Pô Klong Garai để nghe một cô gái Chàm kể lại nền văn minh huy hoàng ngày xưa của vương quốc Chiêm Thành.

Buổi tối trong khi nhóm Hòa về Ninh Chữ, một số trong nhóm chúng tôi đi chợ đêm Phan Rang và ăn tối ở đó. Trước khi về khách sạn chúng tôi ghé uống nước ở một quán cà phê và Xuân Trang mời một người bạn học chung ngành ra chơi. Số còn lại trong nhóm chúng tôi ở lại khách sạn nhậu món đặc sản Phan Rang: dê núi với bà chủ khách sạn.

Sáng hôm sau trước khi chúng tôi chuẩn bị lên đường đáp xe lửa về Sài Gòn, ông bạn của. Xuân Trang còn đãi chúng tôi một bữa ăn sáng với món bánh canh thật ngon ở một quán ăn nồi tiếng với món đặc sản này.

Trở ra ga xe lửa Tháp Chàm, sau khi từ giã bà chủ khách sạn mà chúng tôi không thể từ chối các chai rượu nho làm quà tiễn biệt của Thuỷ, chúng tôi lấy làm vui nhộn khi gặp được một nghệ sĩ hát rong với cây đàn guitar và những bản nhạc Pháp.

Thật là một chuyến đi thú vị.

 

(Viết lại theo trí nhớ chuyến đi Phan Rang với các em cựu học sinh Nguyễn Trãi tháng 3, năm 2017)

 

9-Vũng Tàu

 

Bãi biển Vũng Tàu xưa nay vẫn là nơi người dân Sài Gòn chọn làm nơi nghỉ mát lý tưởng vì gần Sài Gòn nhất là khi chỉ có hai ngày nghỉ cuối tuần họ cũng có thể đến được. Vũng Tàu như cái tên của nó, xưa là vũng để tàu bè đậu, sau khi Pháp chiếm Việt Nam, Vũng Tàu làm nơi nghỉ ngơi , tắm biển của người Pháp và họ đặt tên nơi đây là Cap Saint Jacques. Đi đến đó gọi là “aller au Cap”, người Việt mình đọc trại tên địa danh là Ô Cấp hay gọn hơn là Cấp. Trước 1975, người ta thường hỏi nhau: cuối tuần này đi Cấp chơi không?

Trong những năm sau này, khi về Việt Nam, vợ chồng tôi đi Cấp ít nhất hai, ba lần một năm , khi thì với gia đình, khi thì với các em cựu học sinh Nguyễn Trãi. Nếu đi với gia đình thì thằng con trai thuê xe lái đi và chúng tôi ở khách sạn. Còn nếu đi với các em Nguyễn Trãi thì đi chung xe nhà của các em và ở căn hộ của em Chinh trên tầng 7 một chung cư sát bãi sau. Sáng chiều chúng tôi đi tăm biển, trưa đi uống cà phê và ăn ở ngoài. Tối, chúng tôi ăn uống ở nhà và hát karaoke đến khuya, thật là vui

.

 

 

10- Cà Mau

“Cà Mau khỉ khọt trên bưng,

“Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um”

(Ca dao)

 

Ta thường nghe câu: đất nước Việt Nam trải dài từ ải Nam Quan ( phía bắc) tới mũi Cà Mau (phía nam). Nay ải Nam Quan không còn nữa, nhưng tôi đã có cơ hội hai lần đến Cà Mau, nơi tận cùng của đất nước,

Vùng đất Cà Mau trước kia là thuộc Cao Miên có tên là Tuk Khmau có nghĩa là nước đen vì nước các sông rạch ở đây có màu sậm đen do chảy qua các khu rừng tràm, lát, sậy cuốn theo lá mục nát mà ra. Dân chúng đọc trại ra thành tên Cà Mau. Cuối thế kỷ 17, Mạc Cữu dẫn tàn quân nhà Minh không chịu khuất phục Mãn Thanh sang khai khẩn vùng này. Đầu thế kỷ 18 Mạc Cữu dâng miền đất này cho chúa Nguyễn.

Ngày trước tôi chỉ biết Cà Mau qua tác phẩm Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, hay hiểu tiếng lóng “coi hát cọp” có nghĩa là xem hát mà không mua vé do ngày trước khi các gánh hát xuống Cà Mau dựng lều diễn tuồng, đang xem hát mọi người nhìn ra cửa lều thì thấy một con cọp đang ngồi nhìn vào xem hát.

Cả hai lần xuống Cà Mau, chúng tôi đều đi xe do Trần Tuấn Kiệt lái. Lần thứ nhất, vợ chồng tôi, vợ chồng Nguyệt Viên và Hưng chỉ đi tới Năm Căn rồi trở về Trà Vinh. Lần thứ hai, vợ chồng tôi, vợ chồng Hưng và vợ chồng Kiệt xuống tận điểm cực nam của đất nước: mũi Cà Mau qua đoạn đường Năm Căn đến đó khoảng 60 km, vượt qua gần 30 cây cầu . Mỗi lần lên hay xuống cầu, nếu Kiệt quên giảm tốc độ thì đầu chúng tôi chạm trần xe.

Vì công trường đất mũi còn đang thi công nên muốn đi ra cột mốc chúng tôi phải đi xe ôm ra đó mỗi bận tốn 10 ngàn đồng.

Đứng trên đất mũi nhìn ra biển xanh, tôi thầm cám ơn vua chúa nhà Nguyễn đã mở rộngbờ cõi nước ta đến đây. Ai đánh mất một tấc đất của tổ tiên sẽ là tội đồ của dân tộc.

 

 

11-Cần Thơ

Cần Thơ có bến Ninh Kiều,

“Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”

(Ca dao)

 

Cần Thơ thường được gọi là Tây Đô vì đó là thành phố lớn nhất của miền tây. Đây cũng là một thành phố ở miền tây mà tôi thường lui tới nhất. Trước 1975, khi dạy học ở Trà Vinh, cuối tuần đám thầy giáo chúng tôi thường chạy Honda qua đó ăn uống, nghỉ ngơi dù phải vượt qua cả trăm cây số đường đầy bất trắc trong thời chiến tranh. Chúng tôi thường thuê khách sạn Tây Đô trên bến Ninh Kiều và ăn món đặc sản thịt rùa ở nhà hàng Vĩnh Ký cạnh sân tennis. Trong đám bạn bè dạy cùng trường đó , nay kẻ còn, người mất. Đầu năm 1969, tôi ở trong quân đội và phục vụ ở một đơn vị tác chiến của sư đoàn 9, trong một cuộc đụng độ ở Giáp Nước, Vĩnh Long tôi bị thương và được trục thăng chở về nằm điều trị tại bệnh viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Sau khi xuất viện, tôi có nhiều thời gian để đi lang thang khám phá thủ phủ miên tây này,

Những năm gần đây, mỗi lần về Việt Nam tôi thường xuống Cần Thơ chơi, khi thì đi với gia đình, khi thì đi với bạn bè hay với học trò cũ. Tôi đã hai lần đi du thuyền ở bến Ninh Kiều ăn uống ở nhà hàng trên đó để nghe đờn ca tài tử và ngắm cảnh sông nước Hậu Giang về đêm. Tôi cũng nhiều lần thưởng thức các món đặc sản miền tây ở nhà hàng Hoa Sứ hay món gỏi vịt ở quán Tùng Lâm. Tôi từng ngồi ở quán cà phê Hoa Cau ở bến Ninh Kiều ngắm quang cảnh Tây Đô buổi sáng. Tôi cũng đi lên cầu “Đi Bộ” để chụp ảnh. Tôi đã xuống chợ Cái Răng xem cảnh buôn bán trên sông.

Tôi yêu thành phố Cần Thơ và thích nhất câu “em gái Ninh Kiều tóc dài chấm lưng thon “ trong bài hát “Chiếc áo bà ba” của Trần Thiện Thanh. Phải chăng hình ảnh cô gái tóc dài chấm lưng thon đó gợi nhớ kỷ niệm hình ảnh bà xã tôi trong lần đầu chúng tôi gặp gỡ?

 

12- Phú Quốc

 

Phú Quốc là đảo lớn nhất của nước ta, cùng đảo Thổ Châu và  các đảo gần đó là những phần lãnh thổ xa nhất của Việt Nam về phía tây nam.

Vợ chồng tôi cùng gia đình đã đến Phú Quốc khi đảo này còn hoang sơ cách nay gần 10 năm. Từ Sài Gòn chúng tôi đi xe Mai Linh 15 chỗ đến Rạch Giá. Chúng tôi mướn khách sạn ở lại qua đêm ở Rạch Giá. Tối đó, nhằm sinh nhật của một đứa em vợ, chúng tôi ăn tối ở một nhà hàng trên biển. Sáng hôm sau, chúng tôi đi tàu cao tốc ra Phú Quốc mất hai tiếng rưởi. Khi tàu cặp bến, sóng nhồi quá làm một số người trong gia đình tôi nôn mửa ngay trên tàu.

Lên bờ, chúng tôi thuê một xe 15 chỗ để chở chúng tôi đi thăm các thắng cảnh ở Phú Quốc. Họ đưa chúng tôi đi vòng đảo viếng chùa Sùng Hưng, Thánh Thất Cao Đài, nơi triển lãm và trưng bày ngọc trai ( nơi đây người ta biểu diễn cách lấy ngọc từ con ốc trai) và một nơi sản xuất nước mắm. Cuối cùng, xe đưa chúng tôi về thị trấn Dương Đông. Đêm đó chúng tôi thuê khách sạn qua đêm tại đây. Buổi chiều, chúng tôi ra bãi biển Dương Đông xem những tàu đánh cá từ biển vào bờ. Đoạn, chúng tôi đi dạo chợ đêm Dương Đông và ăn tối ở đó. Điểm đặc biệt, tôi nhận xét ở đây có nhiều quán ăn mà chủ là người Tây có vợ Việt và họ mời gọi khách bằng tiếng Việt lơ lớ nghe không nhịn được cười.

Sáng hôm sau chúng tôi đi ăn sáng rồi dạo chợ đến trưa mới trở về trả khách sạn và lên xe đi đến bãi biển tắm. Biển ở đây sạch và êm. Tuy nhiên, khi tôi bắt chuyện với một du khách người Đan Mạch ở đây, ông ta nói chúng ta hãy tận hưởng sự sạch sẻ của bãi này vì sau này khi ở đây có nhiều du khách thì không được như vậy nữa. Lời tiên đoán của ông đã trở thành sự thật. Năm ngoái, con trai tôi đi chơi Phú Quốc với gia đình bên vợ đã không tìm được bãi tắm nào nếu không thuê phòng ở các resort. Cuối cùng, xe đưa chúng tôi đến bến tàu để trở lại Rạch Giá. Trong khi chờ tàu, chúng tôi viếng cái chợ nhỏ ven biển tìm mua vài đặc sản Phú Quốc đem về đất liền. Khi đứng trên cầu nhìn xuống biển, chúng tôi trông thấy hằng hà sa số sứa biển nổi lên mặt nước. May mắn, lúc nãy tắm biển chúng tôi không bị sứa biển tấn công, nếu bị thì chúng tôi sẽ phải “gảy đờn” mệt nghỉ rồi.

Chúng tôi đi tàu sang tới Rạch Giá thì trời đã về chiều. Chúng tôi phải nghỉ thêm một đêm ở Rạch Giá dể sáng mai sớm đi xe đò về lại Sài Gòn.

 

13-Hồ Tràm, Long Hải, Phan Thiết, Mũi Né

 

Năm 2016, sau đám cưới, con trai tôi thuê xe hơi chở vợ mới cưới của nó và vợ chồng tôi đi chơi Mũi Né.

Thay vì đi quốc lộ 1 đến Phan Thiết, nó đi quốc lộ 51 ( tức 15 cũ) hướng Bà Rịa và dự định đến đó bằng con đường dọc bờ biển. Chúng tôi ghé Casino The Grand ở Hồ Tràm. Tôi và bà xã vào Casino xem có giống như bên tôi không vì đây là Casino do Canada đầu tư. Không có gì khác với bên tôi nhưng có điều rất vắng vì chỉ dành cho người nước ngoài. Tôi và vợ tôi làm thẻ hội viên nhưng chắc là ít khi tới đây vì không phải là người nghiện cờ bạc. Con trai tôi ở lại bên ngoài vì vợ nó còn quốc tịch Việt Nam nên không vô Casino được. Chúng tôi ra ngoài và cùng hai con vào các shop gần đó. Bà xã tôi mua một chiếc áo tắm rất đẹp mà giá cũng phải chăng.

Chúng tôi lên đường và hướng về phía Long Hải. Tại đây, chúng tôi định tắm biển nhưng nhìn thấy những bao nylon nổi lềnh bềnh trên mặt nước, chúng tôi chán ngán nên chỉ vào nhà hàng dùng bữa trưa rồi tiếp tục hành trình.

Chúng tôi tới Phan Thiết vào buổi chiều. Sau khi ăn tối ở một quán ăn trong thành phố, con tôi lái xe đi Mũi Né. Dọc đường, tôi quan sát những đồi cát màu đỏ lạ mắt một đặc điểm khác của Phan Thiết ngoài những rừng thanh long bạt ngàn.

Chúng tôi thuê khách sạn Shades ở số 78 đường Nguyễn Đình Chiểu. Đây là khách sạn kiểu condo, chúng tôi mướn một căn hộ có hai phòng ngủ, có phòng khách, nhà bếp đầy đủ dụng cụ nấu ăn. Khách sạn này thường cho khách phương Tây thuê vì giá khá cao. Lần này, vì chúng tôi đến nhằm ngày trong tuần nên trả theo giá khuyến mãi chỉ có phần nữa tiền, khoảng 1 triệu rưởi thôi.

Tôi để ý, ở Mũi Né, thời điểm này có rất ít du khách người Nga. Không biết ngày nay, làn sóng du khách Trung Quốc có lan tới đây chưa. Chứ nhiều năm trước, có lần đi du lịch từ miền Trung về, xe bus dừng ở Mũi Né để cho hành khách giải quyết “bầu tâm sự”, chúng tôi gặp toàn người Nga, hỏi thăm toilettes ở đâu họ không chỉ, khi chúng tôi tự tìm lấy thì ôi thôi, bồn cầu thật dơ dáy.

Vì đã tối và quá mệt sau chuyến hành trình dài, chúng tôi đi ngủ sớm. Sáng hôm sau, chúng tôi dậy và xuống dưới nhà hàng ăn sáng do khách sạn phục vụ. Tôi ăn bánh mì ốp la và bắt chuyện với một thanh niên tây ngồi một mình với chiếc ba lô bên cạnh. Hỏi ra mới biết anh ta là người Pháp. Một cặp vợ chồng già người Úc ăn xong chào từ giã chúng tôi . Hôm nay họ trả phòng và đi Sài Gòn để đáp máy bay về nước. Mọi người đều khen khách sạn này yên tĩnh, phục vu chú đáo và hẹn sẽ trở lại

Ăn xong, vợ chồng tôi xuống các bậc thang lao mình xuống tắm biển. Thật là tiện lợi, chỉ cần leo xuống là tới biển, không như ở Nha Trang từ khách sạn phải băng qua đường, đi ngang công viên mới tới biển hay ở Vũng Tàu từ nhà Chinh cũng phải băng qua đường. Tắm xong là leo lên vô căn hộ chúng tôi mướn tắm lại nước ngọt.

Buổi trưa, chúng tôi trở ra thành phố Phan Thiết ăn trưa rồi về khách sạn nghỉ.

Buổi chiều con trai tôi chở chúng tôi đi đến một vựa hải sản mua cá, cua, ốc, sò, nghêu về khách sạn. Bà xã tôi trổ tài nấu nướng và chúng tôi có một bữa ăn tôi thịnh soạn ngon miệng hơn những nhà hàng đặc sản ở ngoài.

Sáng hôm sau chúng tôi trả khách sạn đẻ trở về Sài Gòn. Dọc đường chúng tôi ghé thăm dinh Thầy Thím ở La Gi .

 

14-Biên Hoà

 

Trong cuộc đời tôi, không kể thời gian sống ở nước ngoài thì ở Việt Nam, ngoài thành phố Sài Gòn có hai nơi tôi sống và làm việc khá lâu là Trà Vinh và Biên Hoà.

Từ 1969 tới 1975, tôi dạy học và đi lính ở Biên Hoà. Tuy Biên Hoà chỉ cách Sài Gòn có 30 km nhưng mãi đến khi đổi về dạy học tại trường Ngô Quyền tôi mới đặt chân lần đầu tiên tới đó.

Trong 6 năm làm việc ở Biên Hoà tôi có rất nhiều kỷ niệm với miền đất Đồng Nai nầy. Những kỷ niệm khi làm thầy giáo với học trò ởtrường Ngô Quyền và khi làm cấp chỉ huy với lính ở cầu Đồng Nai. Đối với học trò tôi được mệnh danh là “ông thầy cao bồi”. với mái tóc dài và cỡi xe Lambretwist. Đối với lính, tôi là “ông thầy hắc ám” vì rất nghiêm khắc về quân phong và quân kỷ.

Biên Hoà có hai ngọn núi nổi tiếng là Bửu Long và Châu Thới. Núi Bửu Long là nơi du lịch không xa lạ đối với những cặp tình nhân kể cả đối với người ở Sài Gòn. Còn núi Châu Thới để lại trong tôi một ấn tượng là một nơi khai thác đá vì lần nào đi xe ngang đó tôi cũng trông thấy những xe xúc, xe tải, xe cần trục làm việc liên tục và sườn núi bị bóc trần để trơ màu vàng thổ. Nhưng năm 2018, nhân một chuyến cùng gia đình lên Biên Hoà chơi, con trai thuê xe hơi chở chúng tôi lên núi Châu Thới, chúng tôi khám phá trên đó nay có một ngôi chùa với những tượng phật lớn và hình rồng rất đẹp

Biên Hoà có một phi trường quân sự có thể nói là nhộn nhịp nhất ở miền Nam trong thời chiến tranh hơn cả phi trường Tân Sơn Nhứt.

Tôi thường vào các câu lạc bộ Mỹ trong phi trường xem các màn sexy show ở đó.

Về ăn uống, trước 75 Biên Hoà có những nhà hàng nổi tiếng như Hạnh Phước ở đầu đường Phan Đình Phùng chuyên về món Tàu, La Plage ở bờ sông chuyên về món Tây, quán ăn Việt thì có Thu Hà cũng trên đường Phan Đình Phùng và quán Bình Dân gần sân vận động. Về món ăn đặc sản thì có quán cháo lòng Huỳnh Của ở quốc lộ 1 và các quán đầu cá lóc hấp ở Chợ Đồn.

Sau này, khi về nước các em cựu học sinh Ngô Quyền thường mời vợ chồng tôi lên Biẻn Hoà tham gia các party họp mặt của các em tại nhà em Trầm Ngọc Sương hay ở một nhà hàng nào đó mà nay đầy rẫy ở Biên Hoà. Nghe nói vì Biên Hoà là nơi mệnh danh là xứ bưởi nên bây giờ có nhà hàng phục vụ những món đặc sản làm bằng bưởi như: gỏi bưởi, lẩu bưởi...Tôi chưa thưởng thức các món này nên chưa biết hương vị ra sao.

“Nhà Bè nước chảy chia hai

“Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”

Chắc chắn ngày nào đó tôi sẽ về lại Biên Hoà để nhìn dòng Đồng Nai xanh ngát và ngọn Bửu Long thơ mộng và nhất là được gặp lại các em học trò cũ thân thương.

 

 

15-Bình Dương

 

Tỉnh Bình Dương, tên cũ là Thủ Dầu Một ở về phía tây của tính Biên Hoà (nay là Đồng Nai). Tôi sinh ra ở xã Lai Uyên, thuộc quận Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một, nay thuộc huyện Bầu Bàng( xưa Bầu Bàng chỉ là một ấp của xã Lại Uyên ), tỉnh Bình Dương. Bình Dương là quê nội của tôi, nhưng tôi không sống ở đó nhiều thời gian. Khi tôi lên 1 tuổi đã phải theo cha mẹ ẩn núp trong rừng để tránh phi cơ Đồng Minh thả bom xuống các căn cứ của quân Nhật trong thế chiến thứ hai.

Lên 3 tuổi, cha mẹ tôi dẫn tôi lên Sài Gòn để tránh cuộc chiến Việt Pháp.

Mãi tới năm tôi 11 tuổi (1955), sau khi tôi thi đậu bằng tiểu học, cha mẹ tôi mới dẫn tôi v

thăm quê nội. Chúng tôi đi chuyến xe lửa tuyến đường Sài Gòn- Lộc Ninh (khi chiến tranh leo thang tuyến đường xe lửa này bị hủy bỏ) và xuống ở ga Bến Đồng Sổ.

Nhà ông bà nội tôi ở mặt đường quốc lộ 13 và là một tiêm tạp hoá nhỏ bán các như yếu phẩm như gạo, đường, muối, than, củi, dầu lửa...Bên kia đường là đồn điền cao su của người Pháp. Trong thời gian ở đây tôi thường qua vườn cao su lượm hột cao su chơi.

Cuối thập niên 60, sau trận chiến Bầu Bàng, vùng quê tôi không còn yên ổn, nên dân ở đó được đưa về một nơi gọi là ấp Mới nằm bên phải quốc lộ 13 gần chợ Bến Cát . Nơi đây, bà nội và ông nội tôi lần lượt qua đời trong hai năm 1971 và 1972.

Sau chiến tranh, gia đình bên nội tôi trở về nơi chốn cũ. Nơi đây lần lượt là nơi an nghỉ của bác tôi , cha mẹ tôi và chú tôi khi qua đời.

Bình Dương ngày nay là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Nhiều siêu thị cũng được mở ra tại đây, đáng kể nhất là siêu thị Aeon của Nhật. Nhà hàng, khách sạn, cà phê sân vườn, resort... mọc lên như nấm. Những khu du lịch như Đại Nam, hồ Bình An , hồ Dầu Tiếng...hấp dẫn du khách khắp nơi. Những thắng cảnh như nhà thờ Chánh Toà, Chùa Bà Thiên Hậu...là những nơi phải thăm viếng.

Bình Dương còn nổi tiếng về thủ công nghệ như sơn mài và đồ gốm. Riêng tôi, kỷ niệm đáng nhớ nhất là những lần đi chơi ở vườn trái cây Lái Thiêu với bạn bè thời còn đi học. Chủ vườn cho phép chúng tôi ăn trái cây tự do và chỉ tính tiền số trái cây mang về. Còn nữa, chúng tôi rất thích ăn món bánh bèo bì ở chợ Búng, giữa Lái Thiêu và Thủ Dầu Một.

Dù ngày nay Bình Dương đã thay đổi nhưng trong ký ức của tôi hình ảnh quê nội tôi là quang cảnh những vườn cao su bạt ngàn, những cánh rừng bát ngát hay những đồi đất đỏ mà ngày xưa ngồi trên xe lửa tôi nhìn thấy.

 

16-Cần Giở: bãi biển cát đen

 

Tôi đi chơi Cần Giờ (nay gọi là Duyên Hải) rất nhiều lần để nhớ lại kỷ niệm năm 1983, gia đình tôi đi vượt biên bị bắt tại xã Bình Khánh và bị đưa về giam giữ tại Cần Giờ trước khi được thả ra. Ngày trước từ Sài Gòn ra Cần Giờ phải đi bằng đường thuỷ và mỗi ngày chỉ có một chuyến đò xuất phát từ Bến Bạch Đằng. Ngày nay, người ta chỉ cần qua phà Nhà Bè đến Bình Khánh thì có một con đường hai chiều rộng như xa lộ, mỗi bên có 3 làn xe dẫn đến Cần Giờ, chỉ mất hơn một giờ xe hơi.

Tôi đến đó có khi chỉ có vợ chồng tôi đi bằng xe đò cà rịch cà tang mất hơn hai tiếng đồng hồ, có khi đi với mấy đứa em vợ bằng honda nhanh hơn một chút, nhưng đi xe hơi với thằng con trai hay các em cựu học sinh Nguyễn Trãi thì nhanh nhất.

Nếu chỉ có hai vợ chồng tôi thì chúng tôi chỉ ghé bãi biển nằm nghỉ mát và ăn hải sản. Nếu đi với các đứa em vợ thì sau khi nghỉ mát ở bãi biển, chúng tôi chạy vào thị trấn Cần Giờ ăn tối ở nhà hàng Hưu Trí trước khi về lại Sài Gòn.

Còn nếu đi với thằng con hay các em cựu học sinh Nguyễn Trãi thì chúng tôi ghé chợ ở bãi biển mua hải sản và đi ngược về vào khu du lịch Phương Nam nghỉ ngơi, ăn uống và tắm ở cái hồ chứa nước biển đã được lọc bên trong rất sạch. Chỗ nhà hàng chúng tôi ăn uống nằm ra ngoài biển, gió mát rất thoải mái.

Người Sài Gòn nếu muốn đi nghỉ mát và ăn hải sản trong một ngày thì nên chọn Cấn Giờ, có điều bãi biển ở đây không hấp dẫn như

Vũng Tàu vì cát có màu đen và nhiều bùn giống như bãi biển Gò Công, Thạnh Trị ở Bến Tre hay Ba Động ở Trà Vinh.

 

17-Mỹ Tho-Bến Tre

 

Trước 1975, tôi có đến Mỹ Tho vài lần. Một lần tôi xuống Mỹ Tho dự đám cưới Quan, bạn đồng nghiệp dạy chung ở trung học Vĩnh Bình. Lần khác, vào năm 1970 tôi lái xe lambretta từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho coi thi tú tài tại trường Nguyễn Đình Chiểu. Tôi còn nhớ sau khi trình diện tại hội đồng thi, tôi và các đồng nghiệp khác được phát mỗi người một bộ mùng, mền, chiếu, gối lên lầu tìm một phòng học để ngủ qua đêm. Những đêm ngủ lại đó tôi ớn lạnh ở xương sống khi nhớ tới lời truyền miệng của những người từng ngủ để coi thi ở đây cho biết trường nảy có ma. Và một lần tôi đến Mỹ Tho bất ngờ vào ban đêm và trong cơn mưa gió. Hôm đó, tôi với một số bạn dự đám cưới của Minh, con của nhà thuốc tây Khai Minh trên đường Thành Thái (An Dương Vương bây giờ. Nhà trai đải khách toàn bằng rượu Bisquy. Khi tàn tiệc, mỗi bàn đều còn dư rượu, mỗi người chúng tôi lận một chai trong áo veste, rồi chất nhau trên chiếc xe y tế học đường của Bộ Giáo Dục chạy xuống Mỹ Tho. Chúng tôi ghé vào một nhà hàng

trên đường Trưng Nhị ven sông nhậu tiếp.

 

Trước năm 1975, tôi chưa từng đến Bến Tre. Sau này, khi đi với Trần Tuấn Kiệt lên xuống đường Sài Gòn-Trà Vinh qua ngả Bến Tre, Kiệt thường ghé vào Bến Tre để ăn ở một quán bên bờ hồ có bán món hủ tíu xương. Không biết Kiệt thích quán này vì hủ tíu ở đó ngon hay cô chủ quán đó xinh. Có điều, hủ tíu ngon hay không thì còn tuỳ khẩu vị của mỗi người nhưng về phần cô chủ quán thì tiếc thay hoa đã có chủ. Đó là tất cả những gì tôi biết về Bến Tre.

 

Chúng tôi tới thành phố Mỹ Tho đúng vào buổi trưa nên tìm một quán để ăn món đặc sản ở đây: hủ tíu Mỹ Tho. Xong, chúng tôi đến quán cà phê Hoa Viên ở sát bờ sông nơi công viên Lạc Hồng cũ uống nước.

 

Buổi chiều, chúng tôi đi ăn hải sản ở nhà hàng Làng Chài, Bến Tre.