TRÀ VINH QUÊ NGOẠI TÔI

Tuỳ bút Huỳnh Công Ân

 

ChoTraVinh.jpg

 

Tôi vốn sinh ra ở miền Đông: tinh Thủ Dầu Một nay gọi là B́nh Dương nhưng sống và lớn lên ở Sài G̣n từ lúc lên 2. H́nh ảnh quê nội ngày xưa chỉ c̣n lờ mờ trong kư ức qua một vài lần về thăm quê lúc c̣n nhỏ.

 

Nhà ông bà nội tôi ở xă Lai Uyên, quận Bến Cát ven quốc lộ 13, phía trước là vườn cao su mênh mông, phía sau là ga xe lửa Bến Đồng Sổ nằm chơ vơ trước cánh rừng bạt ngàn. Cảnh tượng thật hoang sơ, thật buồn trái với Sài G̣n đông đúc, vui nhộn.

 

C̣n quê ngoại Trà Vinh của tôi, lúc c̣n nhỏ càng mơ hồ hơn . Tôi chỉ nhớ mỗi lần theo mẹ tôi về Trà Vinh th́ tôi phải thức sớm khi nghe tiếng xe ngựa lốc cốc trên đường Tôn Đản chở bạn hàng ra chợ, chúng tôi ra đón xích lô đi ra bến xe lục tỉnh rồi sau đó tôi không c̣n giữ được ǵ trong kư ức trẻ thơ của tôi về quê ngoại.

 

Măi đến khi tôi lớn hơn một chút, th́ đối với tôi h́nh ảnh quê ngoại được trông thấy qua chiếc xe xích lô máy mà trên đó có bà ngoại tôi với bao gạo, mấy con gà bị cột chung kêu quang quác, những đ̣n bánh tét…dừng trước cửa nhà tôi. Hàng năm từ Trà Vinh bà lên Sài G̣n thăm người con gái lớn là má tôi,

 

Tôi chỉ thật sự biết đến Trà Vinh khi cầm sự vụ lệnh của bộ Giáo Dục đến tŕnh diện để dạy học tại trường trung học Vĩnh B́nh ở thị xă Phú Vinh, tỉnh Vĩnh B́nh năm 1965.

AoBaOm01.jpg

Gia đ́nh bên ngoại tôi ở xă Phước Hưng, quận Trà Cú. Ông ngoại tôi được gọi là hương thân Định. Tôi nghe má tôi kể lại v́ thua kiện về tài sản thừa kế mất hai muôn bạc (20 ngàn đồng, thời đó là rất lớn) do cha mẹ để lại nên ông đặt tên ba người con của ḿnh là Hai, Muôn, Bạc. Hai là tên má tôi, Muôn là tên d́ Ba tôi và Bạc là tên cậu Tư tôi.

 

Má tôi th́ tính t́nh dễ dăi, c̣n d́ Ba tôi th́ khó khăn. Mỗi năm đến khi thâu lúa ruộng của tá điền nếu là cô Hai (má tôi) đi th́ họ có thể thiếu lại cho năm tới c̣n rủi là cô Ba (d́ Ba tôi) đi th́ thiếu một giạ (20 lít) cũng không được.

 

Có một điều lạ là ba tôi ở một tỉnh miền Đông c̣n má tôi ở một tỉnh miền Tây vậy mà hai người trở thành vợ chồng. Do là ngày xưa ông ngoại tôi đi buôn, có lần ông đi xe lửa đến ga Bến Đồng Sổ gặp ông nội tôi và hai người xếp đặt hôn nhân cho ba má tôi.

 

Khi cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhứt xảy ra (1946-1954) ba má tôi bỏ quê nội xuống Sài G̣n ở th́ lần lượt cậu Tư, d́ Ba tôi cũng bỏ Trà Vinh lên Sài G̣n v́ dưới đó không c̣n an ninh. Ba tôi mở tiệm may, dượng Ba tôi làm sở tư c̣n cậu Tư tôi dạy học rồi nhập ngũ và ở trong quân đội đến ngày giải ngũ.

 

Ông bà ngoại tôi ở lại Trà Vinh. Như đă kể trên hàng năm bà ngoại tôi lên thăm con cái ở Sài G̣n c̣n ông ngoại tôi rất ít khi lên Sài G̣n. Ông mất sớm v́ bệnh khi chỉ ngoài 50 tuổi.

 

Khi tôi xuống Trà Vinh dạy học th́ tôi chỉ mới 21 tuổi và bà ngoại tôi ngoài 60. Nhưng trong 4 năm ở đây v́ t́nh h́nh an ninh tôi chỉ ghé ngang nhà bà ngoại tôi một lần duy nhứt. Đó là dịp tôi và vài người bạn đồng nghiệp theo xe jeep của anh Vinh, phó ty nông nghiệp đi xuống Trà Cú. Khi tời chỗ Ḥn Non Bộ, Cḥm Chuối tôi nói anh Vinh dừng xe lại một chút để tôi vào thăm bà ngoại tôi. Nhưng khi bà ngoại tôi bước ra khỏi căn nhà nhỏ như một cái cḥi và thấy tôi bà xua tay nói với tôi:” Con đi ngay nếu không tối nay người ta làm khó dễ bà. Bà sẽ lên Trà Vinh thăm con.” Th́ ra chỗ bà ngoại tôi ở là vùng “xôi đậu”, ban ngày thuộc Quốc Gia, ban đêm th́ Việt cộng ṃ về. Bận trở về ngang nhà bà, xe chúng tôi chạy luôn.

 

Trong thời kỳ chiến tranh dù xă Phước Hưng, nơi chôn nhau cắt rún của mẹ tôi, chỉ cách xa thị xă Trà Vinh 25 cây số mà tôi không thể đến thăm bà ngoại và viếng mộ ông ngoại được.

 

Sau ngày 30/4/75, cậu Tư tôi đem cả gia đ́nh về quê để phụng dưỡng bà ngoại và lo hương khói cho ông ngoại. Và sau hơn hai mươi năm ở nước ngoài tôi mới có dịp về nơi cội nguồn của má tôi, lúc đó bà ngoại tôi đă mất từ lâu. Những năm sau th́ má tôi, d́ và cậu tôi cũng qua đời. Giờ chỉ c̣n lại gia đ́nh những đứa em cô cậu ở đó.

TrungHocVinhBinh.jpg

Tuy nhiên, tôi bằng ḷng những ǵ ḿnh đă làm cho quê ngoại Trà Vinh của tôi. Trong bốn năm ở đây tôi và các đồng nghiệp đă đem kiến thức chuyên môn của ḿnh truyền đạt cho các thế hệ sau ở hai ngôi trường trung học công lập Vĩnh B́nh và bán công Trần Trung Tiên.

Trong số những em học sinh hai trường đó có nhiều em đă làm vẻ vang tỉnh Trà Vinh: giáo sư đại học ở Hoa Kỳ, kỷ sư điện toán cho không quân Mỹ, hạm trưởng hải quân Canada, kỷ sư về năng lượng mặt trời ở Đức …

TranTrungTien01.jpg

Tôi không bao giờ quên quê ngoại Trà Vinh của ḿnh nên lần nào trở về Việt Nam, tôi cũng xuống đó ít nhứt một lần để t́m lại một phần nguồn gốc của ḿnh, thăm lại bà con, gặp lại bạn đồng nghiệp và học tṛ cũ.

 

“Trà Vinh thủ thỉ tiếng yêu đương

“Xin ở bên nhau khắp nẻo đường

“Phút giây êm ấm trôi qua chóng

“Dù cách xa rồi vẫn nhớ thương”

(Trích từ bài thơ Tám nẻo Trà Vinh của cùng tác giả)

 

Montreal, Canada ngày 27/10/2022