T̀NH THẦY TR̉
Tùy bút Huỳnh Công Ân
Phần 1: Gặp lại học tṛ cũ
“Không
thầy đố mầy làm nên”
..........
“Muốn
con hay chữ phải yêu lấy thầy”
(Ngạn ngữ Việt
Nam)
Truyền thống “tôn
sư trọng đạo” của người Việt Nam
từ xưa đến nay vẫn được mọi
người ǵn giữ. V́ vậy, dù tới nay tôi đă xa
bục giảng gần 40 năm nhưng mối t́nh cảm
sư đệ của tôi với các em học sinh cũ
vẫn luôn nồng ấm. Nói thật ḷng, cũng nhờ
sự phát triền của mạng internet nên mọi
người có thể liên lạc với nhau dù mỗi
người ở một nơi xa cách nhau vạn dặm.
Nhớ sau ngày 30/4/75, sau khi
đi “học tập cải tạo” về, tôi lên thăm
lại Biên Hoà nơi tôi đă gắn bó với nghề
dạy học 6 năm trời. Tôi lang thang trong thành phố
Biên Hoà mà cảm thấy ḿnh là kẻ xa lạ. Trong số
những người đi cùng chiều hay ngược
chiều với tôi, tôi không gặp ai là học tṛ cũ
của ḿnh.
Họp măt với các học sinh Trà Vinh
Bẵng đi hơn hai
mươi năm trời ở nước ngoài, năm 2008
tôi về thăm lại quê hương mong t́m gặp
những thân t́nh cũ. Tôi tổ chức một tiệc
sinh nhật ở khách sạn nhờ người nhà t́m
mời bạn bè cũ của tôi rồi nhờ họ t́m
mời các học tṛ cũ của tôi. Kết quả, ngoài
người thân trong gia đ́nh tôi, một số
đồng nghiệp ở trường Nguyễn Trăi và
trường Vĩnh B́nh, tôi chỉ gặp được
một số em học tṛ cũ ở Trà Vinh. Tôi không
gặp được một em học sinh nào của tôi
ở trường Ngô Quyền, Biên Hoà và nhứt là không
gặp một em học sinh trường Nguyễn Trăi nào
cả mặc dù tôi đang ở quận 4.
Họp mặt với các học sinh Ngô
Quyền, Biên Hoa
T́nh cờ năm 2009, qua
email em Nguyễn Hồng Đức, lúc đó là bác sĩ
trưởng khoa ngoại trú ở bệnh viện Hồng
Bàng cho biết em là học sinh cũ của tôi ở
trường trung học Ngô Quyền Biên Hoà trong đầu
thập niên 1970. Năm sau, khi tôi về Việt Nam,
Đức đem xe hơi đến đón tôi đưa
lên Biên Hoà gặp một số em học sinh cũ khác
của tôi.
Họp mặt các học sinh Nguyễn Trăi
Măi đến năm 2013,
cũng qua email, em Nguyễn Thị Diễm, cựu học
sinh trường trung học Nguyễn Trăi liên lạc
được với tôi . Năm đó, khi tôi về
Việt Nam một số em như Nguyệt, Hưng,
Bích...hẹn gặp tôi ở quán cà phê Trung Nguyên ở
đường Hoàng Diệu. Thật t́nh mà nói tôi không
nhận ra được em nào v́ suốt cuộc
đời dạy học tôi có hàng ngàn học tṛ cũ làm
sao tôi nhớ hết, nhứt là khi học với tôi các em
c̣n là những thiếu niên 15, 16 tuổi mà nay em nào cũng
đă qua tuổi trung niên. Nhưng t́nh cảm thầy tṛ
ngày xưa giờ đây khắn khít hơn v́ các em đă
trải qua những thăng trầm của cuộc
sống như tôi nên chúng tôi dễ thông cảm hơn và tôi
xem các em như những người bạn vong niên. Ngày
xưa, tôi truyền thụ kiến thức chuyên ngành cho các
em, nghĩa là chỉ là một sự trao đổi một
chiều. Ngày nay, nếu tôi có những tâm t́nh kể lại
cho các em th́ các em cũng có những trải nghiệm
cuộc sống nói cho tôi nghe.
Từ đó, mỗi
lần về Việt Nam tôi không c̣n thấy lạc lỏng
như những năm mới về. Khi th́ các em học sinh
cũ trên Biên Hoà mời lên dự buổi họp mặt
của các em, khi th́ các em ở Trà Vinh mời xuống chơi.
Nhứt là các em trường Nguyễn Trăi ở ngay
quận nhà, cách một hai bữa lại mời tôi ra
uống cà phê tán gẫu với các em, thỉnh thoảng các
em tổ chức họp mặt tại các nhà hàng hay đi
chơi xa không quên mời tôi tham dự.
Tôi thấy ḿnh
được các em học sinh cũ ưu ái v́ các em đă
tâm niệm câu “nhứt tự vi sư, bán tự vi sư” và
từ đó cảm thầy ḿnh vô vàn hạnh phúc.
Nhưng cũng v́ đó mà
tôi cảm thấy áy náy v́ ở thế hệ tôi giữa
thầy tṛ c̣n có sự ngăn cách. “Quân, sư, phụ” là
những biểu tượng tôn kính của ngày xưa vẫn
c̣n phổ biến trong giai đoạn tôi c̣n là học sinh.
Tôi nhớ hồi c̣n học tiểu học, mỗi lần
t́nh cờ gặp ông thầy ngoài đường tôi sợ
run, không dám chạm mặt, có khi c̣n t́m cách lẫn tránh.
Bây giờ khi đă làm
thầy tôi mới thấy tiếc ḿnh đă không
được gần gũi với các ông thầy của
ḿnh một cách cởi mở như thế hệ sau này. Giờ
đây, h́nh ảnh những ông thầy của tôi lần
lượt hiện ra trong kư ức như một cuốn
phim quay ngược thời gian.
Phần 2: Các ông thầy của tôi
“Trọng
thầy mới được làm thầy”
(Ngạn ngữ Việt
Nam)
Ở bậc tiểu
học, tôi không nhớ hết những ông thầy của
ḿnh ở trường tiểu học Cao Văn,
đường Tôn Đản gần ngả ba giáp với đường
Trịnh Minh Thế, tuy mỗi lớp chỉ học
với một thầy. Tôi chỉ nhớ có học với
cậu tư tôi và thầy Năm tức là ông đốc
(nói tắt chữ đốc học dịch từ
tiếng Pháp directeur de l’école). Như tôi đă nói ở
phần trước, ở thế hệ tôi và ở
cấp tiểu học, học sinh rất sợ ông
thầy, sợ hơn cha ḿnh không phải v́ bị thầy
đánh phạt khi phạm lỗi hay không thuộc bài mà v́
các ông thầy rất nghiêm khắc.
Thầy Thẩm Thệ Hà
Sau khi đậu bằng
tiểu học năm 1955, tôi học ở trường
trung học Nguyễn Văn Khuê ở trên đường
Nguyễn Thái Học gần chợ Cầu Muối. Ở
trung học, tôi học với nhiều thầy, mỗi
thầy phụ trách một môn. Do đó, thời gian đă
quá lâu tôi không c̣n nhớ hết tên các ông thầy của tôi.
Ở bậc trung học đệ nhứt cấp (từ
lớp đệ thất đến đệ tứ), tôi
nhớ có học với thầy Đức môn quốc
văn và Hán Văn. Thầy chỉ có bằng tú tài Hán
Việt nhưng dạy môn quốc văn rất hấp
dẫn nên ảnh hưởng đến sở thích văn
chương của tôi sau này. Tôi cũng có học quốc
văn với thầy Thẩm Thệ Hà (về sau nghe nói
thầy vào bưng) và thầy Lưu Trung Khảo. Năm
2014 tôi sang nam Cali dự buổi họp mặt toàn thế
giới của hội cựu học sinh Nguyễn Trăi có
gặp lại thầy và chụp một tấm h́nh với
thầy. Sau đó, tôi được tin thầy mất.
Thầy Lưu Trung Khảo và tôi
Suốt thời gian học
bậc đệ nhứt cấp, sức học tôi tầm
thường v́ ham chơi hơn ham học. Tôi chỉ thích
học môn quốc văn và địa lư. Tôi thích vẽ
bản đồ, tôi mua tập vỡ giấy cứng
để vẽ nộp thầy và lần nào cũng
được 19 hay 20 điểm (ngày trước thang
điểm là 20). Nhờ thích môn địa lư mà sau này tôi
rành địa lư các nước trên thế giới hơn
cả một người bạn đồng nghiệp
của tôi dạy môn sử địa . Mỗi khi thi
đọc tên thủ đô các nước nhứt là các
nước ở Phi Châu th́ anh bạn tôi phải chịu
thua tôi.
Thời đó, Pháp Văn là
ngoại ngữ chính học sinh phải học từ khi
c̣n ở bậc tiểu học. Trong kỳ thi Trung Học
Đệ Nhứt Cấp, thí sinh phải làm một bài
luận văn bằng tiếng Pháp mô tả hay kể
chuyện và một bài dịch từ tiếng Pháp sang
tiếng Việt. Tôi c̣n nhớ đề thi niên khoá 1958-1959
bài luận tiếng Pháp bắt thí sinh mô tả một quán
trọ (Décrivez une auberge) mà có nhiều người c̣n
chưa hiểu nghĩa chữ auberge là ǵ!!! Đi thi về
tôi đưa tờ nháp cho cậu tôi, trước học
chương tŕnh Pháp coi lại và tôi bị cậu chê là
viết sai tùm lum. Như đă nói trên, ở tuổi 14-15, v́
ham chơi nên học kém, tôi rớt kỳ thi đó. May
mắn thời đó, mỗi kỳ thi được
tổ chức hai kỳ, nếu rớt kỳ thứ
nhứt th́ sẽ thi lại kỳ thi thứ hai cách sau
độ 3 tháng. Năm đó tôi không được
nghỉ hè, phải học lớp luyện thi cũng
tại trường Nguyễn Văn Khuê.
Thầy Đinh Văn Lô
(sau là hiệu trưởng trường Cần Giuộc)
chỉ cho học sinh phương pháp giải toán
động tử bằng cách lập bảng rất hay.
C̣n thầy dạy Pháp văn hướng dẫn cách làm bài
luận bằng tiếng Pháp đơn giản và ít bị
lỗi văn phạm. Nhờ vậy khoá thi kỳ 2 tôi
đậu. Cám ơn các thầy.
Thầy Nguyễn Vỹ
Thi đậu bằng Trung
Học Đệ Nhất Cấp, tôi có đà và bắt
đầu ham học. Năm đệ tam (lớp10),
cũng ở trường Nguyễn Văn Khuê tôi học
toán với thầy Nguyễn Ngọc Ảnh (anh họ
thầy Nguyễn Văn Khuê), quốc văn với
thầy Nguyễn Vỹ, chủ nhiệm tạp chí Phổ
Thông. Thầy Vỹ mất trong một tại nạn
lưu thông trên tuyến đường Sài G̣n Mỹ Tho khi
xuống Mỹ Tho dạy học. Tôi học lư hoá với
thầy Hà Huy Phiến, Pháp văn với thầy Kiều
Công Gia...Năm đệ nhị tôi học với những
thày nổi tiếng ở các trường tư như
thầy Phạm Huy Ngà dạy h́nh học không gian, thầy
Kiều Thế Đức dạy Đại Số,
thầy Trương Đ́nh Ngữ dạy Vật Lư,
thầy Hà Như Chi dạy quốc văn. Thầy Hà
Như Chi là dân biểu quốc hội. Mỗi lần phát
bài làm nghị luận văn chương, tôi đều
được điểm cao nhứt và bài làm của tôi
được đọc cho cả lớp nghe. Ban đêm,
tôi học thêm lớp Anh Văn mở tại trường
với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có giờ luyện
giọng với một người Mỹ.
Thầy Hoàng Thi Thơ
Sau 1975, khi tôi mở quán
ăn ở đường Cô Giang, gần chợ Cầu
Muối, một hôm bạn tôi đi với thầy
Trương Đ́nh Ngữ đến quán tôi ăn uống.
V́ thầy Ngữ dạy chung với bạn tôi ở
trường Lê Thị Hồng Gấm ( trước 1975 là
trường Regina Mundi) nên gọi thầy Ngữ bằng
anh, nhưng tôi vẫn xưng hô với thầy bằng
thầy và em. Rất tiếc, có một lần thầy Ngữ
qua Canada thăm các bạn tôi mà họ không báo cho tôi
để gặp thầy. Nay thầy đă mất.
Về thầy Phạm Huy
Ngà, tôi có đọc trên mạng một người học
tṛ cũ kể lại rằng sau những chuyến
vượt biên thất bại, thầy bị bệnh
phải ngồi xe lăn và không c̣n nói được. Tôi
nghiệp và thương thầy quá.
Năm 1961, tôi đậu
bằng Tú Tài 1 dễ dàng ngay khoá 1. Sau đó, tôi nộp
dơn vào học lớp đệ nhứt trường
công lập Chu Văn An.
Trường Chu
Văn An theo đoàn người di cư năm 1954 vào Sài
G̣n “tạm trú” ở khu vực trường Pétrus Kư. Lúc tôi
vào học (niên khoá 1961-1962), trường đă có cơ sở
ở gần nhà thờ Ngả Sáu, nhưng thỉnh
thoảng lớp tôi quay lại học một vài buổi
học ở khu vực trường Pétrus Kư, gần sân banh
của trường.Thầy Trần Văn Việt là
hiệu trưởng, thầy Nguyễn Văn Kỷ
Cương là giám học và thầy Lăng là tổng giám
thị. Tôi học lớp đệ nhứt B6. Đa
số học sinh ở đây là người Bắc di
cư. Trường Chu Văn An và trường Pétrus Kư là
hai trường đào tạo các học sinh giỏi
nhứt của Sài G̣n nói riêng và Việt Nam nói chung, về
sau họ trở thành những cán bộ nồng cốt của
miền Nam trong mọi lănh vực.
Thầy hiệu
trưởng Trần Văn Việt
Ở lớp 12
ban toán (ban B), chúng tôi học 7
môn toán: h́nh học, h́nh học giải tích, cơ học,
lượng giác, đại số, số học và thiên
văn. Số học là môn khó nhứt và h́nh học là môn hấp
dẫn nhứt trong chương tŕnh toán lớp 12 B.
Suốt năm học tôi say mê với ṿng tṛn 9 điểm
và đường thẳng Euler, những phép biến
đổi: tịnh tiến, vị tự, đồng
dạng, nghịch đảo. Gay go nhứt là phép
đồng dạng và kỳ diệu nhứt là phép nghịch
đảo biến đường thẳng thành ṿng tṛn và
ngược lại. Tôi say mê môn h́nh học đến
nỗi cả hơn 800 bài tập trong cuốn Géométrie Élémentaire
của Lebossé tôi giải hết, không thoả măn tôi t́m
đề toán ở các sách khác để làm. Tết
đến, tôi chỉ nghỉ một ngày mồng một,
ngày mồng hai tôi đă vào bàn học làm toán. Bởi vậy
khi vào thi Tú Tài 2, gặp đề bài toán ḿnh đă từng
làm qua tôi chỉ mất một giờ rưởi
để làm xong trong khi thời gian thi ấn định
là 3 giờ và khi dự thi tuyển vào ban toán trường
đại học sư phạm Sài G̣n tôi cũng không lúng
túng trước đề thi hóc búa ở đây.
Thầy dạy
tôi môn h́nh học là một kỹ sư công chánh có nhà ở
trong khu thương cảng Sài G̣n, gần cầu Tân
Thuận, quận 4. Tôi và một vài bạn học có
đến thăm thầy tại nhà. Đó là một
căn phố trong cư xá dành cho nhân viên của thương
cảng xây dựng từ thời Pháp, lịch sự và quư
phái. Thầy mời nước và cho chúng tôi nghe những
bản nhạc thính pḥng rất hay.
Thầy giám
học Nguyễn Văn Kỷ Cương
Thầy
Nguyễn Văn Kỷ Cương, sau này là một
thượng nghị sĩ , dạy tôi môn h́nh học
giải tích. Thầy định cư ở Toronto, Canada. Có
lần tôi từ Montréal sang Toronto chơi và thăm bạn
tôi là Nguyễn B́nh Tưởng. Chúng tôi đi ăn quán
phở Linh của ca sĩ Giao Linh ở đường
College có gặp và chào hỏi thầy ở đó. Thầy
Cương lúc đó c̣n sỏi lắm. Ít năm sau tôi nghe
tin thầy mất.
Thầy
Đổ Minh Tiết, một giáo sư toán trẻ
tuổi, dạy tôi môn cơ học . Trước đó, khi
vào vấn đáp môn đại số trong kỳ thi Tú Tài 1
thầy là giám khảo hỏi bài tôi.
Tôi học Anh
Văn với thầy Trần Văn Điền. Thầy
là thân phụ của luật sư Trần Thái Văn,
từng là dân biểu của tiểu bang California, Hoa Kỳ
sau này. Sử gia kiêm kịch tác gia, tác giả Thần Tháp
Rùa, thầy Vũ Khắc Khoan dạy tôi môn Sử Kư.
Suốt niên khoá, thầy phân tích bài “Nguyên nhân Pháp chiếm
Bắc Kỳ lần thứ ba” vẫn chưa hết
chứng tỏ sự uyên bác của thầy về sử
học.
Thầy triết
Trần Đức An
Tôi học
triết với thầy Trần Đức An, vạn
vật với thầy Nguyễn Văn Long, vật lư
với thầy Nguyễn Văn Thi. Thầy Thi lúc đó c̣n
đang học bằng cử nhân lư hoá ở đại
học khoa học. Thầy ở trong đại học xá
Minh Mạng, gần trường Chu Văn An. Nhân một
lần trống giờ học, chúng tôi kéo sang thăm
thầy ở đó.
C̣n những
thầy dạy môn khác nhưng rất tiếc, thời gian
đă quá lâu tôi không c̣n nhớ được. Xin các
thầy thứ lỗi.
Hơn 70 năm
đă trôi qua kể từ khi tôi mài đủng quần
ở các trường Cao Văn, Nguyễn Văn Khuê và Chu
Văn An, tôi vẫn không quên công lao những người thầy
đă truyền cho tôi những kiến thức và nhứt là
nghiệp dĩ “kỹ sư tâm hồn” để đào
tạo cho thế hệ sau thành những người có ích
cho xă hội. Xin tri ân các ông thầy của tôi.
Montréal, ngày
1/5/2021