THÁNG TƯ BUỒN

 

XeTangVC.jpg

 

« Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ

“ Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai”

(Thơ dân gian sau ngày 30/4/1975)

 

Hai câu thơ trên nói lên đúng tâm trạng những người thanh niên miền Nam sau ngày miền này được “giải phóng”. Sự xuất hiện của những tên bộ đội nón cối đến từ miền Bắc và những anh giải phóng mũ tai bèo ra từ bưng biền Nam bộ đă làm tắt những ước vọng về tương lai của tuổi trẻ miền Nam.

 

Tôi cũng nằm trong số những người đó.“Tam thập nhi lập”, tôi vừa bước vào tuổi 30, tuổi mà người xưa nói là đủ chính chắn để lập thân. Tôi đă làm tṛn bổn phận người trai trong thời chinh chiến qua ba năm trong quân ngũ. Tôi đă tiến thân trong nghề nghiệp của ḿnh: chỉ 10 năm trong ngành giáo dục tôi đạt ngạch trật giáo sư trung học đệ nhị cấp thượng hạng hạng tư. Ngoài lương tháng hơn 30 ngàn đồng (tháng 4/75) của một giáo sư công lập tôi c̣n dạy thêm các trường tư thục ở Sài G̣n, vị chi mỗi tháng tôi kiếm được khoảng 100 ngàn đồng, bảo đảm cho một cuộc sống dư dả.

 

Tôi lại vừa mới lập gia đ́nh và sắp làm cha. Cuộc sống hoa mộng đang trải rộng trước mắt. Từ bỏ kiếp độc thân tôi nghĩ đến việc dành dụm tiền bạc không tiêu pha nữa để mua một căn nhà, một chiếc xe, sống hạnh phúc với vợ đẹp, con ngoan.

 

Nhưng…

 

Tối ngày 11 tháng 3 năm 1975, sau khi đi dạy ở một trường tư về nhà, ăn cơm xong tôi lên giường nằm đọc báo, một thói quen trước khi ngủ. Tôi giựt ḿnh khi thấy một tin chạy tít lớn ở trang nhất: “Tiểu khu Darlak (Ban Mê Thuột) và cách đó hai tháng, chúng ta đă mất tỉnh Phước Long nhưng tôi nghĩ rằng rồi đây quân ta sẽ tái chiếm được hai tỉnh này, như năm 1968 tái chiếm Huế và 1972 tái chiếm Quảng Trị. Không ngờ sau đó, chỉ không đầy nửa tháng kể từ ngày 16 đến ngày 29 Tháng Ba, ta mất luôn hai quân khu I và II.

 

Một buổi sáng đầu tháng 4/75, khi tôi chuẩn bị đi dạy th́ nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ phía trung tâm Sài G̣n. Không bao lâu sau Đài phát thanh Sài G̣n loan tin trung úy Nguyễn Thành Trung, Sư Đoàn 3 Không Quân ở Biên Ḥa, thay v́ thi hành một phi vụ chiến đấu với Việt Cộng, lại quay về Sài G̣n thả bom xuống Dinh Độc Lập rồi bay đi, đáp xuống Lộc Ninh, một quận của B́nh Long mà quân ta đă bị mất vào tay địch từ mùa Hè đỏ lửa 1972. Th́ ra hắn ta là một tên nằm vùng, lặn sâu trong Không Lực VNCH giờ mới lộ nguyên h́nh.

 

Rồi những tin dữ dồn dập ập tới. Pḥng tuyến Phan Rang tan vỡ ngày 16 Tháng Tư, hai tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang bị địch bắt. Ngày 20 Tháng Tư, Sư Đoàn 18 Bộ Binh rút khỏi Long Khánh sau hơn mười ngày anh dũng cầm cự với địch quân đông gấp nhiều lần. Ngày 21, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức sau khi đọc một bài diễn văn tố cáo đồng minh Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay thế trong khi Sài G̣n bị Việt Cộng vây tứ phía.

 

Ngày 26 Tháng Tư, tôi lên Biên Hoà lănh lương. Tuy tôi đă đổi về dạy tại Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng ở Sài G̣n nhưng thủ tục chuyển lương chưa xong, vẫn c̣n nằm ở Ty Giáo Dục Biên Ḥa. Hôm đó, tôi đi xe ôm ra ga xe lửa Sài G̣n. Trễ tàu nên tôi nhảy lên xe ôm đuổi theo tàu tới ga Ḥa Hưng. Vẫn không kịp, lại đi xe ôm đến ga Phú Nhuận, th́ tàu chưa tới. Tôi ghé nhà anh Nguyễn Phi Long, dạy cùng trường Ngô Quyền, rủ anh cùng lên Biên Ḥa. Long đứng trên gác nói với tôi: anh đang chuẩn bị di tản ra nước ngoài theo người anh là đại úy ở Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi cười nói với anh: “Hết chiến tranh rồi đi làm ǵ!” Long là người Bắc di cư nên đă có kinh nghiệm về cộng sản, c̣n tôi là người miền Nam nên quá ngây thơ để sau này, nếm mùi cộng sản mất 11 năm.

 

Lănh lương xong, tôi ra một quán nhậu gần rạp Biên Hùng gọi một chai bia và một dĩa chem chép xào tiêu. Tôi ngắm nh́n lần cuối thành phố Biên Ḥa, mà tôi biết sẽ rơi vào tay Cộng quân nay mai.

 

Ngày 28 Tháng Tư, tôi có giờ dạy tại trường Saint Thomas (Nhà Thờ Ba Chuông) đường Trương Minh Giảng. Lúc cho học sinh làm bài tập, đứng bên cửa sổ nh́n đoàn trực thăng chở người Mỹ di tản khỏi Sài G̣n, tôi phân vân lo lắng không biết cuộc đời ḿnh sẽ ra sao. Giờ giải lao, trông thấy vẻ mặt ưu tư của các thầy cô giáo, linh mục hiệu trưởng vào pḥng trấn an mọi người: “Sắp có giải pháp, quư vị cứ yên tâm dạy học”. Nhưng liệu có “giải pháp” ǵ không khi miền Bắc đang thừa thắng tiến về Sài G̣n?

 

Buổi chiều trời mưa sụt sùi như để chia sẻ nỗi đau sắp mất nước của người dân miền Nam. Trong Hội trường Diên Hồng, Lưỡng Viện Quốc hội họp bầu đại tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống thay cụ Trần Văn Hương, để thương thuyết với phía bên kia như sự đ̣i hỏi của họ trước đó. Tuy nhiên, mọi người đều đoán là Việt Cộng sẽ không chịu thương thuyết v́ họ đang trên đà thắng lợi. Trong thâm tâm, tôi ước mong bên ta c̣n nguyên vẹn Quân khu IV, ḿnh cố thủ bên kia bờ sông Mỹ Thuận. Cùng lắm với phương tiện hải quân và không quân c̣n lại, nếu thua trên đất liền th́ ḿnh kéo ra đảo Phú Quốc giữ một nước Việt Nam Cộng Ḥa thu gọn như Trung Hoa Quốc Gia giữ được Đài Loan sau khi mất lục địa về tay Trung Cộng.

 

Trước khi giao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh, Tổng thống Trần Văn Hương có cùng ư nghĩ như mọi người khi hỏi tướng Minh: “Đại tướng lấy ǵ bảo đảm nói chuyện được với phía bên kia?”.

Đêm đó tôi trực trong Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng với ông giám đốc Lâm Vơ Huỳnh, và vài người bạn đồng nghiệp khác. Để bớt đi nỗi lo lắng về thời cuộc, chúng tôi uống bia và đánh xập xám giết th́ giờ nhưng không quên mở thường trực chiếc radio để theo dơi tin tức. Thỉnh thoảng những tiếng nổ lớn của các hỏa tiễn 122 ly mà Việt Cộng bắn vào Sài G̣n, kéo chúng tôi về với thực tại đau buồn.

 

Từ bốn giờ sáng ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu, Phi trường Tân Sơn nhất, Bộ Tư Lệnh Hải Quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch, đặt hai khẩu 130 ly và bắn 300 quả đạn vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại. Các băi đậu phi cơ, bồn chứa

nhiên liệu, kho đạn… bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Cũng trong ngày 29 Tháng Tư, tin Việt Cộng đă về gần tới Biên Ḥa làm tôi nghĩ rằng Sài G̣n sẽ là băi chiến trường đẫm máu.

 

Lệnh giới nghiêm 24/24 được ban hành nhưng dân chúng nơi tôi ở ùn ùn kéo nhau ra kho Bata đường Tôn Đản, Quận 4 phá cửa hôi đồ. Tôi đứng bên kia đường nh́n quang cảnh hỗn loạn giờ thứ 25 của cuộc chiến mà đau ḷng. 21 năm gầy dựng một miền Nam tự do, dân chủ và trù phú, mà chỉ chưa đầy hai tháng tất cả đều sắp đổ vỡ.

 

Một em học tṛ ở trong hẻm chung xóm với người bạn tên B́nh của tôi, thấy tôi ở đó nên đến cho tôi hay cả nhà của B́nh, kể bà nội của B́nh hơn 80 tuổi, đều đi máy bay di tản sang Mỹ tối hôm qua v́ B́nh có hai đứa em gái làm cho hăng hàng không PanAm. Tối nhớ lại chiều ngày 26 Tháng Tư, khi từ Biên Ḥa về, má tôi đưa cho tôi một mẩu giấy trong đó B́nh nhắn tôi vào nhà nó có việc cần. Th́ ra B́nh định kêu tôi đi với gia đ́nh nó qua Mỹ. Tôi đă lỡ hẹn với tương lai khi không đi gặp bạn tôi, chiều đó.

 

Sáng 30 Tháng Tư, tôi lấy xe Lambretta chở vợ tôi đi một ṿng quan sát thành phố. Chúng tôi đi tới Ṭa Đại sứ Mỹ trên đại lộ Thống Nhất, thấy người ta bu đông trước chiếc cổng khép kín của cơ quan này. Người người chen chúc nhau để được vào trong. Chúng tôi quay lại kho 5, quận 4, gặp một đám đông đang t́m cách xuống những con tàu đang đậu ở cảng. Tôi không có mảy may ư định nào ra đi lúc đó. Tại đây, từ một chiếc radio của ai đó, tiếng Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh binh sĩ VNCH buông súng đầu hàng “quân giải phóng” vang lên.

Thế là hết! Miền Nam không c̣n nữa. Chế độ mới sẽ đối xử với những người phục vụ trong guồng máy của chế độ cũ như thế nào? 11 năm kẹt lại ở Việt Nam tôi đă có câu trả lời, và bất cứ người nào cùng hoàn cảnh với tôi cũng có câu trả lời tương tự. Trong 11 năm đó, tôi thường tự nhủ “chỉ cần cho tôi sống ngày như trước ngày mất nước, sau đó có chết tôi cũng vui ḷng”.

 

Có những thứ ḿnh có mà ḿnh không biết là quư giá. Đến khi mất nó rồi ḿnh mới cảm thấy tiếc nuối khôn nguôi.

 

47 năm đă trôi qua nhưng mỗi lần tháng 4 đến, nỗi ray rứt trong ḷng tôi lại chợt đến nhứt là nh́n về đất nước thấy cảnh điên đảo của xă hội, băng hoại của văn hoá và đau khổ của người dân do những kẻ cầm quyền bất xứng gây ra. Tại sao chúng ta để mất miền Nam tự do, trù phú và văn minh để bây giờ ra nông nỗi này?

 

Huỳnh Công Ân

Montréal, ngày 4/4/2022