SÀI G̉N VÀ TÔI

Đèn Sài G̣n ngọn xanh, ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu

(Ca dao)

SaiGonVaToi.jpg

 

TUỔI THƠ Ở QUẬN 4, SÀI G̉N

 

Tuy tôi sinh ra ở tỉnh B́nh Dương nhưng tôi sống phần lớn cuộc đời ở thành phố Sài G̣n, ngoài một thời gian ngắn đi dạy học ở Trà Vinh. Ngay trong 6 năm dạy học ở Biên Ḥa, mỗi tuần tôi chỉ ở lại đó có một đêm. Sau này ra nước ngoài, chỉ sau 22 năm xa quê hương tôi lại trở về với Sài G̣n hàng năm, mỗi lần vài tháng. Tôi đă chứng kiến sự thay da đổi thịt của thành phố này qua bao thăng trầm của thế sự.

V́ t́nh h́nh mất an ninh ở quê nhà trong những năm khởi đầu cuộc chiến tranh Việt Pháp, ba tôi đă đem vợ và đứa con đầu ḷng là tôi từ giă ấp Bến Đồng Sổ, xă Lai Uyên, quận Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một lên Sài G̣n sinh sống từ năm 1946. Ở đây má tôi đă mất đứa con thứ hai tức là em kế tôi v́ bạo bệnh. Nó tuy thuộc ḍng họ Huỳnh nhưng v́ thời cuộc lúc đó phải lấy họ mẹ là họ Trần.

Ban đầu, gia đ́nh tôi mướn nhà ở Phú Nhuận. Ba tôi đi may cho bác ba tôi có tiệm may trên đường Matelot Manuel (Tôn Đản bây giờ) thuộc quận 6 (bây giờ là quận 4), ngay chỗ tiệm thuốc bắc của ông thầy Sói sau này. Tôi c̣n nhớ lúc đó tiệm của bác tôi là nhà sàn. Ba tôi phải đi bộ từ Phú Nhuận sang quận 6 để đi làm.

Sau này, ba tôi có một ít tiền nên mua một căn nhà lá trong con hẻm gần mặt đường Matelot Manuel, đối diện chợ Cầu Cống. Quận 4 thời đó c̣n rất hoang vu. Đa số nhà cửa tập trung quanh chợ Xóm Chiếu, dọc theo đường Tôn Đản. Phía trong chợ Cầu Cống là đồng ruộng chạy tới đường Tôn Thất Thuyết. Từ đường Tôn Đản, người ta nh́n thầy đường Bến Vân Đôn xuyên qua cánh đồng bát ngát ở giữa.Những buổi trưa, tôi thường trốn giấc ngủ trưa bắt buộc đi vô một trong hai ngôi ruộng đó để bắt cá thia thia dù biết rằng lúc về sẽ bị ăn đ̣n.

Tuổi thơ của tôi chỉ quanh quẩn ở trong quận 4: đi tắm sông ở Bến Súc, đá banh ở sân cát kho 11, bắt cá ngoài ruộng hay đi coi chớp bóng ở rạp Nam Tiến. Thỉnh thoảng ba má tôi dẫn tôi và thằng Quan (em kế sau đứa đă mất) đi qua Chợ Cũ ăn cơm thố. Có lần ba tôi dẫn tôi đi xem chớp bóng ở rạp Catinat, trong một con hẻm của đường Tự Do. Hôm đó rạp chiếu một phim nói tiếng Pháp mà không có phụ đề Việt ngữ, tôi chẳng hiểu ǵ cả. Khi hết phim, đèn bật sáng tôi nh́n quanh thấy khán giả đều là ông tây, bà đầm.

Lớn lên chút nữa, tôi có những chuyến đi chơi xa: Sở Thú hay Vườn Tao Đàn. Tôi c̣n nhớ có một lần tôi theo ba má đi xem Kẹt Mết (Hội Chợ) ở vườn Tao Đàn, khi vừa vào cửa, một số nhân viên hội chợ chăn tôi lai và trao cho tôi một cái bong bóng và nhiều bọc bánh kẹo. Tôi ngạc nhiên và mừng rỡ.về những món quà bất ngờ. Sau này tôi mới biết hôm đó tôi là người khách thứ 1000 hay 10.000 ǵ đó của hội chợ nên được tặng quà kỷ niêm.

Những năm tôi c̣n nhỏ của đầu thập niên 1950, Noel trong kư ức của tôi là những lồng đèn h́nh ngôi sao màu đỏ treo trước nhà những người theo đạo Thiên Chúa, cây thông thật cao với các bóng đèn nhỏ đủ màu lấp lánh và hang đá bằng giấy bồi trong đó có h́nh tượng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ Maria, các Thiên Thần, mục đồng và con chiên...ở nhà thờ Xóm Chiếu. Tôi theo nhóm bạn con nít từ xóm Ḥa B́nh, gần chợ Cầu Cống, Khánh Hội đi bộ xuống nhà thờ đó ở gần bến đ̣ Long Kiễng để xem người ta làm lễ. Lúc về nhà th́ đă quá muộn và ba tôi chờ sẵn ở cửa để cho tôi một trận đ̣n nên thân v́ tội đi chơi khuya. Thế mà, năm nào cũng vậy tôi vẫn trốn nhà đi xem lễ Noel dù biết rằng về sẽ bị đ̣n.

Lúc độ 8, 9 tuổi mỗi lần Tết đến th́ tôi được ba tôi may cho một bộ pyjama mới mà chiều 30 Tết đă được bận đi chạy chơi với các bạn trong xóm. Trong túi, rủng rỉnh một ít tiền ĺ x́ sớm tôi chạy t́m những ṣng bầu cua cá cọp để đặt cược.

Ngoài ra, trong những ngày Tết, một thú vui khác là ở nhà đọc báo Xuân. Ngoài những bài viết bên trong về phong tục truyện ngắn, kư sự, thơ...về mùa Xuân th́ h́nh b́a bên ngoài làm tôi chú ư nhất. Có tờ báo đăng ngoài b́a h́nh các nghệ sĩ cải lương, ca sĩ hay minh tinh điện ảnh như Thanh Nga, Thanh Thuư, Thẩm Thuư Hằng...Nhưng tôi thích nhất là trang b́a báo Xuân Tiếng Chuông của ông Đinh Văn Khai v́ thường in tranh vẽ h́nh người đẹp của hoạ sĩ Lê Trung. Gương mặt toàn mỹ của người đẹp đó ám ảnh tâm hồn tôi từ tuổi ấu thơ.

 

THỜI HỌC SINH Ở SÀI G̉N

 

Sau khi đậu bằng tiểu học, ba má tôi gởi tôi học ở lyceum (tiếng Latin nghĩa là trường trung học) Nguyễn Văn Khuê trên đại lộ Nguyễn Thái Học, gần chợ Cầu Muối.

Từ đệ thất tới đệ tứ, tôi đi bộ từ nhà đến trường theo lộ tŕnh đường Đỗ Thành Nhơn, quẹo trái theo đường Bến Vân Đồn, lên cầu Ông Lănh rồi xuống đại lộ Nguyễn Thái Học. Bận về tôi theo lộ tŕnh ngược lại. Có rất nhiều học tṛ quận 4 đi học chung trường với tôi nên dọc đường chúng tôi tṛ chuyên vói nhau quên cả mỏi chân.

Sau khi tôi đậu bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp, ba má tôi thưởng cho tôi một chiếc xe đạp mới ráp Từ đó, tôi khỏi phải lội bộ đến trường nữa.

Tôi tiếp tục học lớp đệ tam và đệ nhị ở trường Nguyễn Văn Khuê đến khi thi Tú Tài 1.

Sau khi đậu Tú Tài 1, tôi thường đi chơi với các bạn đồng lứa ở khu tôi ở. Người bạn từ thuở ấu thơ là Nguyễn Văn Đối, ở hẻm nhỏ có tiệm bán cơm ở gần nhà bảo sanh Cô Mụ Điếc, cha làm thợ hớt tóc sống với mẹ kế. Có một thời gian dài chúng tôi không chơi với nhau cho măi đến khi học lớp dệ nhất. Một người bạn khác là Phạm Văn Cảnh, con của bà chủ bar Ánh Sáng, nhà trên đường Tŕnh Minh Thế giữa ngả ba Tôn Đản và hẻm ḷ bánh ḿ. Cảnh học chung với tôi ở trường Nguyễn Văn Khuê và rất giỏi Pháp Văn có lẽ nhờ mẹ anh ta mở bar từ thời c̣n lính Pháp. Qua Đối tôi quen với Lương Trọng B́nh, nhà ở trong hẻm đường Tôn Đản, đối diện nhà ông hộ Lắm (nay là hẻm tiệm vàng Đức Tín). Cũng qua Đối tôi quen thêm Nguyễn Công Thiểm, con trai lớn của nhà may Thiêm, trên đường Tŕnh Minh Thế, lúc trước ở bên kia đường, sau dời qua phía bên này bên cạnh hăng Triệu Tiết. Một người bạn mới nữa là Đào Hữu Thọ, nhà cũng ở đường Tŕnh Minh Thế gần Bến Súc đối diện nhà thuốc tây Khánh Hội ( mà gia đ́nh tôi thường gọi là tiệm thuốc tây thầy Lang v́ mặt ông bán thuốc bị lang trắng).

Tôi đậu bằng Tú Tài 1 hạng b́nh thứ (assez-bien) nên khi nộp đơn vào học lớp đệ nhất trường công lập Chu Văn An th́ tôi được nhận. Từ đó, khi đi học tôi mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, trên ngực áo gắn phù hiệu tên trường.

Ban đầu, tôi đi xe đạp đến trường và thường đi chung với một người bạn cùng lớp tên Phạm Trọng Ái, nhà ở đường Huỳnh Quang Tiên, quận 2 (đường Hồ Hảo Hớn, quận 1 bây giờ). Lộ tŕnh chúng tôi, sau khi tôi ghé nhà anh Ái để đi chung là Vơ Tánh, đại lộ Cộng Hoà, đường Thành Thái và cuối cùng là đường Hùng Vương. Trường Chu Văn An nằm bên hông nhà thờ Ngă Sáu.

Một kỷ niệm đáng nhớ là khi chúng tôi đi trên đường Vơ Tánh, thường gặp một cô nữ sinh trường nữ trung học Đức Trí (gần rạp hát Quốc Thanh), đi bộ đến trường. Cô có dáng đi rất đẹp và khi chúng tôi chạy qua khỏi cô, ngoái nh́n lại th́ gương mặt cô cũng đẹp. Ái xúi tôi xuống xe “cua” cô ta. Sau vài lần do dự, một hôm tôi bạo gan, ngừng xe đi theo cô ngỏ lời làm quen. Nhưng cô ta không thèm trả lời và không nh́n tôi mà cứ đi thẳng. Tôi “quê” lắm nhưng chỉ có thằng bạn thân ḿnh chứng kiến chứ không có ai khác nên cũng đỡ ngượng. Tôi chỉ là một anh học tṛ, quần xanh, áo trắng đi xe đạp chắc không phải là “típ” người mà người đẹp lưu ư. Tôi rủa thằng bạn ḿnh đă xúi dại.

Về sau, tôi không đi học bằng xe đạp nữa mà dùng xe buưt. Từ nhà tôi đi xe buưt từ ngả ba Tôn Đản và Tŕnh Minh Thế đến công trường Diên Hồng (công trường Quách Thị Trang bây giờ). Chỗ này là bến xe buưt trung ương. Tất cả các tuyến xe buưt đều đi và đến tại đây. Tôi c̣n nhớ hệ thống xe buưt ở Sài G̣n ngày xưa gọi là Công Quản Chuyên Chở Công Cộng mà quản đốc là trung tá Trần Thiện Thành (anh hay em của đại tướng Trần Thiện Khiêm).

Tôi đi tuyến đường chạy ngang trường Chu Văn An. Những lần đầu th́ tôi xuống tại trạm bên kia đường qua khỏi trường một đoạn. Sau này, bắt chước các bạn học chung trường, khi xe chạy chầm chậm ngang trường th́ chúng tôi nhảy xuống. Dĩ nhiên theo quán tính, chúng tôi phải chạy tới một đoạn nữa mới dừng lại để khỏi té. Thật là một hành động điên rồ của tuổi trẻ.

Nhờ đi học trường Chu Văn An, tôi mới có dịp khám phá Chợ Lớn nói chung và quận 5 nói riêng. Tôi trông thấy trường Đại Học Y Khoa với cái nhà xác đầy chuyện đồn đải ghê rợn, bệnh viện lao Hồng Bàng, bệnh viện Chợ Rẫy cách đó không xa hay trường Trần Khai Nguyên của người Tàu phía sau lưng trường tôi trên đường Minh Mạng.

Cuối năm học, tôi và các bạn cùng lớp Trần Văn Thám (sau này học kỷ sư công chánh), Nguyễn Cao Thuận (du học Canada, kỷ sư tiến sĩ điện) , Trương Tuấn Dzỉnh (du học Úc) và Phạm Đặng Long Cơ ( học y khoa, bây giờ là bác sĩ phụ khoa ở nam Cali) được nhận thưởng của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Tuy phần thưởng chỉ là những cuốn sách đại học do cơ quan Asia Foundation tặng cho bộ Giáo Dục nhưng đối với chúng tôi đó cũng là kết quả của một năm miệt màu trên ghế nhà trường. Hơn phân nửa số học sinh lớp tôi sau này được học bỗng du học ở ngoại quốc. Riêng tôi v́ hoàn cảnh gia đ́nh lúc đó khó khăn nên từ chối học bỗng Colombo đi du học Canada để ở lại học ở Việt Nam. Trớ trêu thay 25 năm sau tôi cũng tới Canada nhưng với tư cách là người tỵ nạn.

Chương tŕnh lớp đệ nhất B (12 C ngày nay) tức là ban toán rất nặng. Về toán chúng tôi phải học 7 môn: h́nh học, h́nh học giải tích, đại số, số học, lượng giác, cơ học và thiên văn. Khó nhất là môn số học. Nhưng chúng tôi được cái lợi là toán có hệ số 4. V́ đă giải hết những bài tập trong cuốn Lebossé, nên khi thi môn toán thời hạn 3 giờ th́ tôi chỉ mất 1 giờ rưởi th́ đă làm xong nên nộp bài ra về. Gay nhứt là môn triết gồm Đạo Đức Học và Luận Ly Học. Tôi c̣n nhớ đề thi triết năm đó là phán biệt cảm t́nh và t́nh cảm trong triết học.

 

ĐỜI SINH VIÊN Ở SÀI G̉N

 

Nhờ điểm toán, năm đó tôi lại đậu bằng tú tài 2 hạng b́nh thứ nữa. Tôi nộp đơn thi vào ba trường : Đại Học Sư Phạm ở đại lộ Cộng Hoà ( nay là đường Nguyễn Văn Cừ), nằm sau trường Đại Học Khoa Học ( nay là Đại Học Khoa Học Tự Nhiên) kế bên trường trung học Pétrus Kư ( nay là trường chuyên Lê Hồng Phong); Trung Tâm Quốc Gia Kỷ Thuật Phú Thọ (nay là Đại Học Bách Khoa) trên đại lộ Nguyễn Văn Thoại (nay là đường Lư Thường Kiệt) gần trường đua Phú Thọ và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (nay là Học Viện Hành Chính Quốc Gia!!!) trên đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2) gần Việt Nam Quốc Tự.

Tôi đậu chính thức vào ban toán trường Đại Học Sư Phạm (nằm trong top ten), đậu dự khuyết ngành kỷ sư điện trung tâm Kỷ thuật Phú Thọ và rớt Học Viện Quốc Gia Hành Chánh . Muốn vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh phải giỏi hai sinh ngữ Anh, Pháp nhứt là phải làm bài nghị luận triết học thật hay. Năm đó đề thi triết học vào trường này là “Phân tích quan điểm cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Mấy môn đó không phải sở trường của tôi.

Một thời gian sau, Trung Tâm Kỷ Thuật Phú Thọ gọi tôi nhập học nhưng tôi chọn học Đại Học Sư Phạm một phần v́ tôi thích môn toán, phần khác v́ vào đó mỗi tháng tôi lănh 1.500 đồng học bỗng (trong khi lương tháng của một người lính là 900 đồng).

Ba năm đại học của tôi trôi qua nhanh chóng và trơn tru, đến năm 1965 th́ tôi tốt nghiệp.

Trong thời gian đó có nhiều xáo trộn chính trị. Phong trào Phật Giáo nổi lên chống chế độ Ngô Đ́nh Diệm với lư do chế độ này đàn áp Phật Giáo. Những cuộc biểu t́nh diễn ra liên tiếp tại Sài G̣n và sinh viên tham gia trong đó cũng nhiều. Sau cùng, ngày 1/11/1963 các tướng lănh đứng lên lật đổ chính quyền và giết chết hai anh em ông Diệm.

Mấy ông tướng này xuất thân từ thời c̣n quân đội Pháp ở Việt Nam nên ăn chơi lịch lăm. Họ cho phép mở lại vũ trường và cho tổ chức những dạ vũ ( soirée dansante, thường gọi là boom). Và cũng thành phần sinh viên tham gia đông nhứt. Cuối tuần nào cũng có nơi tổ chức boom, tuần này đại học văn khoa mở, tuần sau đại học dược khoa mở, người nào có nhà rộng th́ mở bal de famille tại nhà. Mỗi lần như vậy ban tổ chức bán thiệp mời. Cuối tuần nào tôi cũng diện đồ veste, khi th́ thắt cravate, khi th́ thắt noeud tham dự không bỏ lỡ dịp nào. Nhưng tiền đâu đủ dự hết tất cả các boom, tôi và các bạn khi nào không tiền th́ leo rào vào. Khi vào trong th́ thiếu ǵ đào người khác dẫn vào chúng tôi mượn đỡ để nhảy.

Những ngày lễ lớn như Noel, tết Tây, tết Ta, tuổi trẻ độc thân tôi như các người bạn cùng lứa đi t́m đối tượng. Đêm Noel năm nào chúng tôi cũng đến nhà thờ Đức Bà không phải để đi xem lễ mà để đi t́m những bóng hồng. Những ngày trước Tết tôi với những thằng bạn c̣n trong tuổi “độc thân vui tính”như câu ông bà thường nói “trẻ vui cảnh chợ, già vui cảnh chùa” thường đi đến chợ hoa Nguyễn Huệ hay chợ tết Bến Thành để t́m một chút ǵ ấm ḷng.

Đêm giao thừa, chúng tôi đi lên Lăng Ông Bà Chiều không phải để hái lộc mà để chiêm ngưỡng những nàng xuân đi xin xăm hay xem quẻ cầu duyên..

 

PHONG TRÀO NHẠC TRẺ Ở SÀI G̉N

 

Thường những ban nhạc Black Caps, The Rocking Stars, The Blue Stars...phụ trách những đêm dạ vũ lớn. Nếu không th́ những bal de famille chơi nhạc máy.

Bạn cùng xóm với tôi là anh Đào Hữu Thọ (kỷ sư thuỷ lâm, hiện ở Pháp) thường đi boom với tôi. Ngoài ra, anh Phạm Văn Phước c̣n có tên là Phước Voi v́ anh cao lớn, to con hay là Phước Xích Lô v́ nhà anh ở Nha Trang có cho thuê xích lô, là bạn cùng lớp với tôi ở Đại Học Sư Phạm cũng thường có mặt thường xuyên ở các đêm dạ vũ. Khi tôi sang Canada một thời gian th́ nghe tin Phước mất ở Nha Trang.

Thường, bal được khai mạc bằng một bản passodoble mà ban nhạc hay đánh bản Espana Cani. Khi nhạc trổi lên điệu slow th́ piste đầy nghẹt các cặp nhảy v́ ai cũng có thể nhảy bản này, chỉ cần ôm nhau và lúc lắc theo điệu nhạc. Nh́n một cặp nhảy slow người ta có thể đoán họ là hai kẻ yêu nhau hay hai người xa lạ. Khi ban nhạc chơi valse hay tango th́ sàn nhảy thưa người v́ hai điệu đó cần kỷ thuật cao hơn. Vui nhộn nhứt là điệu twist, cả sàn nhảy nhấp nhô theo điệu nhạc giựt.

Năm 1992, sau khi bảo lănh vợ con từ Việt Nam qua Montréal, vợ chồng tôi và một đứa em kết nghĩa sang nhà hàng Long Mỹ ở đường Jean Talon, đổi tên là nhà hàng Chim Sẻ giống tên cũ của quán nhậu của vợ chồng tôi trong những năm 1981-1983 ở quận 4, Sài G̣n.

Một hôm có một người khách đến nhà hàng chúng tôi gọi món ăn và tự xưng là Trường Kỳ trong phong trào nhạc trẻ ở Sài G̣n trước năm 1975. Tôi đẫ biết tên anh trong thập niên 60 ở Sài G̣n và cũng biết anh cùng Nam Lộc, Tùng Giang, Elvis Phương...là những người hoạt động tích cực cho phong trào nhạc trẻ sau ngày chế độ của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ. Nhưng đây là lần đầu tôi gặp mặt anh, một người thấp bé, mang kính cận thật dày và để râu mép. Trước 75, ở Sài G̣n Trường Kỳ cộng tác với tuần báo Kịch Ảnh của Quốc Phong và một sô báo khác, phụ trách về nhạc trẻ. Khi sang định cư ở nước ngoài anh cũng tiếp tục viết về âm nhạc cho báo chí Việt ngữ ở hải ngoại và đài VOA. Anh c̣n xuất bản một số tuyển tập của anh về âm nhạc tên là Tuyển Tập Nghệ Sĩ. Anh mất ở Toronto năm 2009.

 

RẠP HÁT VÀ PHIM ẢNH Ở SÀI G̉N

 

Sài Gón trong những năm tôi c̣n theo học ở trường Đại Học Sư Phạm mở cửa rộng răi với bên ngoài, nhứt là với nước Pháp v́ ngày xưa, thời Pháp thuộc, miền Nam được gọi là Cochinchine, trực trị bởi chính phủ Pháp. Tuy nay miền Nam đẫ được độc lập hoàn toàn nhưng ảnh hưởng của nước Pháp vẫn c̣n thấy rơ về mọi mặt.

Về giáo dục, dù ở miền Nam đă có một chương tŕnh học bằng tiếng Việt ở bậc tiểu học và trung học nhưng những gia đ́nh giàu có vẫn muốn gởi con ḿnh đi học trường Tây. Do đó số trường dạy theo chương tŕnh Pháp vẫn tồn tại ở Sài G̣n ; trung học có Jean Jacques Rousseau, Marie Curie, Saint Paul, Saint-Exupéry , La San Taberd, Regina Pacis, Regina Mundi, Couvent des Oiseaux, Pasteur, Phan Văn Huê.., tiểu học có Colette, Aurore. Michelet, Charles De Gaule...Ở bậc đại học, số giáo sư c̣n thiếu và thuật ngữ tiếng Việt chưa đầy đủ (ta chỉ có cuốn Danh Từ Khoa Học của giáo sư Hoàng Xuân Hăn) nên phải nhờ Pháp chi viện giáo sư và phải sử dụng tiếng Pháo trong giáo tŕnh ngay trong bài giảng của giáo sư người Việt.

Về mặt xă hội, lối sống của người Sài G̣n phảng phất lối sống ở kinh đô ánh sang Paris. Ai có tŕnh độ tiếng Pháp, người lớn đọc báo Le Monde, Paris Match..., người trẻ đọc Salut Les Copains...Phim ảnh đa số là của Pháp vói những tài tử Fernandel., Alain Delon, Jean Marais, Louis De Funès, Brigitte Bardot, Catherỉne Deneuve, Mylène de Mongeot...Sau này dù phim Mỹ tràn vào, người ta vẫn thuê phim Mỹ lồng tiếng Pháp và phụ đề Việt ngữ.

Mức sống dân Sài G̣n lên cao, tŕnh độ thưởng thức nghệ thuật thứ bảy cũng theo đó đi lên. Các rạp chớp bóng (sau này gọi là rạp xi nê) mọc lên khắp nơi. Những rạp lớn th́ có: Đại Nam, Casino Sài G̣n, Eden, Kim Châu, Văn Hoa..., những rạp nhỏ th́ có Vĩnh Lợi, Lê Lợi, Moderne, Nam Việt, Long Thuận, Long Phụng, Cao Đồng Hưng...Sau này bà Ưng Thi, chủ rạp Đại Nam mở thêm rạp tối tân nhứt ở Việt Nam là rạp Rex ở góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ kế Toà Đô Chính (Ủy Ban Nhân Dân bây giờ). Rạp Rex có thêm hai rạp nhỏ bên hông là Mini Rex A và B, bên dưới phía đường Lê Lợi c̣n có quán café Rex, bên trong cửa kính, máy lạnh và ghế bành sang trọng. Đây cũng là rạp hát đầu tiên có trang bị thang cuốn.

Rạp hát nào cũng có máy lạnh. Rạp hát lớn th́ giá vé cao và hát theo xuất, khán giả vào xem đúng giờ mở màn và hết xuất phải ra về để rạp chiếu xuất khác cho tốp khán giả sau. Rạp hát lớn th́ chiếu phim mới, c̣n rạp hát nhỏ th́ chiếu phim cũ và chiếu thường trực, nghĩa là khán giả vào xem lúc nào cũng được và muốn khi nào ra về th́ tùy ư. Có nhiều người tránh nóng buổi trưa vào rạp xi nê thường trực để ngủ trưa.

Hai rạp Vĩnh Lợi và Lê Lợi được giới học sinh và sinh viên Sài G̣n chiếu cố nhứt. Rạp Vĩnh Lợi ở kế nhà thương Sài G̣n và nhà hàng Thanh Bạch. Tôi có hai kỷ niệm đáng nhớ về rạp Vĩnh Lợi. Một hôm tôi vào rạp Vĩnh Lợi để xem một phim cũ mà hay. Khi tôi đang xem phim th́ có hai cô gái vào ngồi chung một ghế trống bên cạnh tôi, Hai cô chắc là nữ sinh trường Pháp nên tôi nghe họ trao đổi với nhau bằng tiếng Pháp. Để tỏ ra ḿnh galant với hai người đẹp đồng thời để chứng minh biết tiếng Pháp, tôi cố gắng xổ ra câu: “J'ai le plaisir de vous céder ma place” (Tôi rất hân hạnh nhường chỗ cho các cô), rồi lật đật đứng lên đi t́m chỗ ngồi khác chỉ kịp nghe tiếng nói merci của hai cô. Một lần khác, Khi tôi đang ngồi trong rạp Vĩnh Lợi say sưa theo dơi phim trên màn ảnh, chợt một bàn tay ai đó đặt lên đùi tôi, Tôi nh́n lên thấy một anh chàng ngội ghế cạnh tôi đang tḥ tay qua. Tôi hoảng hốt đứng dậy bỏ đi chỗ khác ngồi. Rạp Vĩnh Lợi nổi tiếng có nhiều khán giả bê đê.

C̣n ở rạp Lê lợi ở trên đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành, tôi nhớ có một lần đi xem phim Dracula do tài tử Christopher Lee đóng, Đang trong cảnh một thiếu nữ nằm ngủ trong pḥng, màn gió cửa sổ bay phất phới và bá tước Dracila hiện ra ở khung cửa sổ nở nụ cười nhe hai cái nanh trong miệng đỏ màu máu, th́ trong rạp có một tiếng rú lên. Các nữ khan giả trong rạp đồng loạt la lên sợ hải. Tôi biết anh chàng vừa rú lên là một học sinh ở một trường tây thường quậy phá các cô nữ khán giả yếu bóng vía mà thích xem phim ma.

Ai mới quen đào th́ thường dẫn váo Mini Rex A hay B, ghế ngồi sang trọng thật êm, ngay cả toilet cũng sạch bóng và lúc nào cũng có một bà xẩm ngồi ngoài cửa mà người khán giả lịch sự nào cúng không quên dúi vào tay bà một ít tiền lẻ. C̣n ai có đào ruột th́ dẫn lên lầu 2 rạp Eden, kín đáo, ấm cúng để tha hồ tâm sự.

Trong thời kỳ này, Sài G̣n có 3 tờ tuần báo chuyên về âm nhạc, thoại kịch và điện ảnh là Kịch Ảnh, Điện Ảnh và Màn Ảnh không kể những trang đặc biệt nói về các bộ môn đó trong các tờ nhật báo. Phim nào mới tŕnh chiếu được kư giả điện ảnh đi xem trước và tường thuật lại một cách chi tiết cốt truyện. Những phim kinh điển của nghệ thuật thứ bảy như Cuốn Theo Chiều Gió, Cleopatre, Ben Hur, Le Jour Le Plus Long, Le Pont De La Rivière Kwai, Doctor Zivago, The Godfather...với nhữnh tên tuổi Clark Gable, Vivien Leigh, Liz Taylor, Richard Burton, Charlton Heston, Henry Fonda, William Holden, Omar Sharif, Robert De Niro…và nhiều nhiều nữa không bao giờ mờ nhạt trong kư ức người Sài G̣n trước năm 1975.

 

NHỮNG BƯỚC LANG THANG TRÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI G̉N

 

Trong 4 năm 1965-1969, dù đi dạy ở Trà Vinh cách Sài G̣n 200 cây số và gần trọn ngày ngồi xe đ̣ nhưng trong thời gian đầu, cuối tuần nào tôi cũng đáp xe đ̣ vế Sài G̣n. Dù mất hết hai ngày đi và về và chỉ có ngày thứ bảy trọn vẹn ở Sài G̣n, nhưng tôi vẫn hài ḷng về quyết định này.

Vê tới Sài G̣n, nếu c̣n sớm tôi ghé ngay đại lộ Lê Lợi vào một quán nước như Phạm Thị Trước hay quán kem như Mai Hương (nay là quán kem Bạch Đằng ở góc Lê Lợi và Pasteur) hoặc Pôle Nord (ở mặt tiền thương xá Tax) ngồi để ngắm các giai nhân của Ḥn Ngọc Viễn Đông đang xuôi ngược trên đại lộ sầm uất nhứt trong thành phố Sài G̣n như đại lộ Champs D’Élysée của Paris hay đường Sainte- Catherine của Montréal. Chỉ cần ngồi ở đây, người ta có thể khám phá bạn của ḿnh có đào hay chưa v́ ai có đào cũng dẫn đi défiler ngang đây.

Trong khoảng thời gian này, nếu nhằm lúc đang quen bạn gái th́ cũng như mọi người, ngày thứ bảy tôi sẽ dành trọn cho người đẹp: dẫn nàng đi rước đèn ở phố Bonard (phố Lê Lợi), rồi đi xi-nê và cuối cùng là đi ăn kem hay ăn nhà hàng theo yêu cầu của giai nhân; c̣n nhằm lúc “mồ côi đào” th́ đành ngồi uống nước ngắm thiên hạ cho đỡ buồn.

V́ thường ngồi ở các quán trên đại lộ Lê Lợi nên tôi quen với một vài anh chàng “mồ côi đào” làm những ngành nghề khác nhau. Ngồi ngắm thiên hạ chán, chúng tôi thả bộ đến thương xá Tam Đa c̣n gọi là Crystal Palace (Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế bị cháy năm 2002) để chiêm ngưỡng những giai nhân bán các gian hàng mỹ phẩm, hay băng nhạc ở đó. Đôi khi chúng tôi đến nhà hàng La Pagode hay quán kem Brodard ở đường Tự Do (Đồng Khởi bây giờ) để thay đổi không gian. Nếu muốn nghe nhạc có h́nh (thời đó chưa phát minh vidéo) th́ chúng tôi vào Saigon Departo cũng ở đường Tự Do, nơi có đặt một máy scopitone mà người ta có thể chọn một bản nhạc trên bàn phím và mua jeton bỏ vào cái khe để nghe và thấy ca sĩ hát bản đó.Tôi thích nghe bản nhạc phim Le Jour Le Plus Long do ca sĩ Dalida mặc quân phục hát trong máy đó.

Cuộc vui nào cũng phải tàn. Sáng chủ nhật tôi lên xe đ̣ trở xuống Trà Vinh. Những đêm ở lại Trà Vinh, sau khi soạn bài vỡ để ngày hôm sau dạy và trước khi đi ngủ tôi mở máy hát đĩa để nghe nhạc. Những tiếng hát ngọt ngào của Phương Dung, Hoàng Oanh..trên những đĩa nhựa 45 ṿng làm thấm thía nỗi buồn kẻ sống xa nhà nhất là xa thành phố thân yêu Sài G̣n, nơi tôi sống từ nhỏ. Đặc biệt bản Nhớ Thành Đô của Hoàng Thi Thơ diễn tả đúng tâm trạng của tôi lúc đó:

“Tôi xa đô thành một đêm trăng mông mênh

“Tuy ra đi rồi mà vẫn nhớ, vẫn thương

“H́nh bóng ấy, người em thơ đang từng giờ đợi chờ..”

Bốn năm đợi chờ cũng chóng qua. Năm 1969, tôi được đổi về dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Ḥa chỉ cách Sài G̣n có 30 km. Ban giám đốc nhà trường thông cảm cho hoàn cảnh những thầy cô từ Sài G̣n lên dạy ở Biên Ḥa nên sắp xếp cho tôi mỗi tuần dạy từ sang thứ hai đến chiều thứ ba là đủ giờ bắt buộc. Tôi chỉ ở lại Biên Ḥa đêm thứ hai, những ngày c̣n lại tôi ở Sài G̣n.

 

TRƯỜNG TƯ SÀI G̉N

 

Sau hiệp định Genève, hơn 1 triệu người từ miền Bắc di cư vào Nam làm xă hội ở đây có nhiều thay đổi.

Về mặt giáo dục, một số trường học trung học nổi tiếng ở Hà Nội như Chu Văn An ( hậu thân của trường Bưởi), Nguyễn Trăi...và một số phân khoa đại học ở Hà Nội cũng theo làn sóng người di cư chuyển vào Sài G̣n. V́ chưa chuẩn bị kịp cơ sở nên lúc đầu trường Chu Văn An , Đại Học Khoa Học và Đại Học Sư Phạm phải mượn một phần cơ sở rộng lớn của trường trung học Pétrus Kư để làm nơi giảng dạy. Sau này, trường Chu Văn An mới có trường sở riêng ở quận 5, Chợ Lớn. Trường Nguyễn Trăi cũng tạm trú ở trường tiểu học Lê Văn Duyệt ở đường Phan Đ́nh Phùng (nay là đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, quận 3),măi đến giữa thập niên 60 mới dời về quận 4.

Theo chân các trường học, các giáo sư và học sinh, sinh viên miền Bắc vào Sài G̣n làm đông đảo hơn lực lượng người dạy và học ở đây.

Số lượng các trường cấp học phổ thông (tiểu học và trung học) tăng lên. Nhưng số trường công lập không đủ đáp ứng nhu cầu của số học sinh quá đông nên các trường tư mọc ra như nấm. Do đó, việc mở trường tư ban đầu do các nhà giáo có điều kiện tài chánh rộng rải nghĩ ra như các giáo sư Nguyễn Văn Khuê, Vương Gia Cần, Nguyễn Văn Phú (trường Hưng Đạo ở đường Cống Quỳnh), Trần Bích Lan (trường Văn Học ở đường Phan Thanh Giản)...Nhưng về sau, trường tư cũng là một h́nh thức kinh doanh của những nhà tư sản. Họ chỉ cần sở hữu hay thuê một căn nhà lớn nhiều pḥng hay nhiều tầng để làm trường rồi mướn một người có bằng cử nhân làm hiệu trưởng để xin giấy phép của Bộ Giáo Dục mở trường trung học tư thục. Công việc c̣n lại là quảng cáo và mời giáo sư giảng dạy. Người ta thuê người vẻ các banderole giăng trên cao ngang đường hay những bảng thiếc đặt dọc đường đề tên trường, ngày khai giảng, danh sách giáo sư...Người ở Sài G̣n trước 1975 ai cũng biết những bảng quảng cáo các lớp luyện thi toán lư hoá của giáo sư Huỳnh Ngọc Tiếu được đặt đầy rẫy trên các đường phố. Sau 1975, tôi nghe nói bên Cali, giáo sư Tiếu cũng mở các lớp dạy thêm cho học sinh.

Phải nói thật ḷng, trong thành phần giáo chức ngày xưa, đa phần là người Bắc di cư. Họ là thành phần trí thức ưu tú ở Hà Nội vào miền Nam để có môi trường sinh hoạt thích hợp hơn. Nói rộng hơn, sau năm 1954, nền văn hoá miền Nam bùng phát với sự tham gia của những người đến từ miền Bắc, đặc biệt là từ Hà Nội. Trong mọi lănh vực văn hoá: văn chương, âm nhạc, điện ảnh, báo chí...và giáo dục người Bắc di cư cũng chiếm số đông. Trong suốt thời gian học trung học và đại học của tôi, các thầy tôi đa số là người miền Bắc di cư.

Như đă nói trên, tuy dạy trường công ở Biên Hoà nhưng tôi chỉ ở đó có hai ngày đầu tuần. Những ngày c̣n lại trong tuần, ở Sài G̣n tôi được bạn bè giới thiệu vào dạy một số trường tư. Tôi dạy trường Tân Văn ở đường Trần Quư Cáp (Vơ Văn Tần bây giờ) gần chợ Đũi và Tân Việt ở đường Yên Đổ gần công trường Dân Chủ mà giám đốc là anh Nguyễn Lung. Anh Lung cũng là giáo sư toán, trước mở các cours luyện thi, sau mướn hiệu trưởng để mở hai trường đó. Nghe nói người đứng tên hiệu trưởng trường Tân Văn là luật sư Lê Đại Toàn, anh của tài tử Lê Quỳnh. Thỉnh thoảng vào buổi sáng, anh Lung thường lấy xe Peugeot 403 chở chúng tôi đi ăn cơm tấm Trần Quư Cáp. Nguyễn Lung có một người vợ thật đẹp là bạn của nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng. Sau này sau khi định cư ở Pháp, anh Lung và vợ đă thôi nhau.

Trường Tân Văn có cơ sở là một ngôi biệt thự, cạnh trường Anh văn Nguyễn Ngọc Linh, có tường bao bọc chung quanh. Trong sân trường có một cây cổ thụ mà tàng cây che bóng mát cho phía dưới suốt ngày.

Cả hai trường Tân Văn và Tân Viêt đều có mở những lớp học ban đêm cho người lớn học để thi Tú Tài, đa số học viên là công chức và quân nhân. Sau này tôi thuê pḥng học ở trường Thượng Hiền của thầy tư Kiệt để mở các lớp luyện thi Tú Tài.

Trong những năm cuối cùng trước ngày 30/4/75, tôi có dạy các trường tư khác như Đức Chính ở đường Bùi Viện, Saint Thomas ở nhà thờ Ba Chuông, Trương Minh Giảng, một trường ở gần chợ Bà Chiểu mà tôi quên tên và lớp đêm ở trường nữ trung học đô thị Cô Giang (trường Thälmann bây giờ) trên đường Trần Hưng Đạo. Chính ở đây tôi đă gặp người bạn đời của tôi.

 

CÁC PH̉NG TRÀ SÀI G̉N

 

“Sài G̣n ta gởi cho em

Quán cơm Anh Vũ, phố đèn Tự Do

Nhớ em! Ôi, thuở học tṛ

Này đường Nguyễn Trăi, con đ̣ Thủ Thiêm”

(Khuyết danh)

Như đă nói ở phần trước, theo làn sóng di cư từ miền Bắc vào Nam, những văn nhân, nghệ sĩ của Hà Thành đă t́m đến Sài G̣n, nơi đất lành chim đậu.

Nhạc sĩ Anh Bằng đă cho thấy điều đó qua câu ca “Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu” trong bài hát Nỗi Ḷng Người Đi. Số lượng đông đảo người làm văn nghệ đến từ miền Bắc làm cho xă hội miền Nam khởi sắc hơn và nhất là thành phố Sài G̣n càng xứng đáng với danh xưng Ḥn Ngọc Viễn Đông.

Những tác phẩm văn chương, những nhạc phẩm , những cuốn phim và những tuồng cải lương kinh điển của Sài G̣n trước 1975 vẫn sống măi trong tâm hồn người Sài G̣n dù cho vật đổi sao dời. Đây là thời gian rực rỡ nhứt của văn học, nghệ thuật Sài G̣n. Thơ Nguyên Sa “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường”, nhạc Phạm Duy “Ta ngắt đi một cùm hoa thạch thảo, em nhớ cho mùa thu đă chết rồi”, minh tinh Thẩm Thuư Hằng, cô đào Thanh Nga.là những biểu tượng không phai mờ theo thời gian của thành phố Sài G̣n.

Ánh đèn màu của Sài G̣n cũng không bao giờ tắt trong đêm cả trong thời gian chiến tranh leo thang khốc liệt. Vũ trường có đóng cửa th́ người ta thay thế bằng pḥng trà.

Một trong những pḥng trà đầu tiên ở Sài G̣n là Anh Vũ ở số 43 đường Bùi Viện (phố Tây bây giờ). Ở đó, ban ngày là quán cơm b́nh dân cho học sinh, sinh viên và người lao động, ban đêm là pḥng trà ca nhạc. Pḥng trà Anh Vũ mở cửa năm 1960 và tồn tại chỉ có vài năm th́ bị đóng cửa v́ t́nh h́nh an ninh, nhưng đó là bệ phóng của những ca sĩ tên tuổi sau này của Sài G̣n: Thanh Thuư, Bạch Yến, Minh Hiếu, Lệ Thanh, Duy Khánh, Việt Ấn, Cao Thái, Duy Trác...

Cũng trong thời gian đó, một vụ án nổi tiếng xảy ra ở vũ trường Kim Sơn ở đường Tự Do: vũ nữ Cẩm Nhung bị vợ trung tá Thức cho người tạt acide v́ ghen. Từ một cô vũ nữ xinh đẹp, Cẩm Nhung trở thành một người có một bộ mặt bị huỷ hoại tàn khốc. Trước đó ở Sài G̣n cũng có một vụ án v́ ghen tương khác làm tốn bao nhiêu giấy mực trên các trang báo: vụ án cô Quờn đốt chồng...

Theo ḍng thời gian, thời chế độ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm vũ trường bị đóng cửa th́ sau khi ông bị lật đổ, các ông tướng cho mở lại vũ trường nhưng đến năm 1968, sau biến cố tết Mậu Thân , vũ trường lại bị đóng cửa và phải chuyển sang h́nh thức pḥng trà,

Chúng ta phải kể tên những pḥng trà nổi tiếng thời kỳ này là: Queen Bee với ban nhạc Shot Gun của Ngọc Chánh ở building Eden, Đêm Màu Hồng với ban hợp ca Thăng Long ở đại lộ Nguyễn Huệ, Tự Do với các ca sĩ Khánh Ly, Lệ Thu ở đường Tự Do, Maxim’s ở gần khách sạn Majestic và Ritz của Jo Marcel ở đại lộ Trần Hưng Dạo.

Tôi thường đến pḥng trà Queen Bee nghe nhạc v́ ở đây chỗ ngồi thoải mái và âm thanh rất hay.

 

ĂN UỐNG Ở SÀI G̉N

 

Một nghề chuyên nghiệp của người Bắc di cư là nấu phở. Người miền Nam trước đó chỉ biết đến hủ tíu: hủ tíu của người Hoa, hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Vĩnh Long hay hủ tíu Nam Vang…Sau năm 1954, cùng với sự hiện diện của những người đến từ miền Bắc, những tiệm phở của họ đem đến cho Sài G̣n một hương vị mới: phở Tàu Bay ở đường Lư Thái Tổ, Phở Ḥa ở đương Pasteur, Phở Bắc đường Vơ Tánh (nay là đường Nguyễn Trăi), phở Cao Vân đường Mạc Đĩnh Chi…Sau này theo chân người Việt định cư ở nước ngoài những thương hiệu nói trên cũng được thấy ở các thành phố lớn của Mỹ, Canada, Pháp, Úc

Nhắc đến ẩm thực Sài G̣n, nếu muốn ăn phở ngon th́ phải đến tiệm của người miền Bắc, muốn ăn hủ tíu hay hủ tíu ḿ th́ phải vào tiệm nước người Tàu. Người Hoa ở Hải Pḥng di cư vào Sài G̣n mang theo món ḿ La Cai và ḿ vịt tiềm ở tiệm Hải Kư Ḿ Gia đường Nguyễn Tri Phương (đường Lacaze thời Pháp thuộc v́ vậy mới có từ ḿ La Cai). Nhưng người Sài G̣n vẫn không quên tiệm hủ tiếu Thanh Xuân ở đường Tôn Tất Thiệp gần chùa Chà Và.

Là một người từng lang thang ở phố Lê Lợi vào cuối tuần tôi không quên được hai món ăn sáng khoái khẩu ở nhà hàng Thanh Bạch kế nhà thương Sài G̣n: pâté chaud và bánh ḿ ḅ kho hay bún suông ở nhà hàng Thanh Thế đường Nguyễn Trung Trực. Sau này không c̣n nhà hàng Thanh Thế th́ tôi ăn bún suông chỗ sạp cô Mai trong chợ Sài G̣n.

C̣n nhiều món ăn ngon khác mà người Sài G̣n không quên như bánh ḿ Bưu Điện, bánh ḿ Ṭa Đô Chánh, bánh ḿ Nguyễn Ngọ (trên đại lộ Trần Hưng Đạo), bánh xèo Đinh Công Tráng, bánh cuốn Tây Hồ ở Đa Kao, cháo vịt Thanh Đa, ḅ bảy món Ánh Hồng ở Phú Nhuận, bánh bao ông Cả Cần ở ngả sáu Chợ Lớn...

 

TRUYỀN THANH VÀ TRUYỀN H̀NH Ở SÀI G̉N

 

Năm 1939, chính phủ Pháp cho thành lập đài phát thanh Radio Sagon như là tiếng nói của nước Pháp tại Viễn Đông phục vụ cho nước Pháp trong thời kỳ thế chiến thứ 2 dưới sự điều khiển của ông Jacques LeBourgeois.

Ngày 9/3/1945 đài này im tiếng sau khi Nhật đảo chánh Pháp và đài này chỉ hoạt động trở lại tháng 12 năm 1945 sau khi Pháp theo chân quân đội Đồng Minh trở lại Sài G̣n. Đến năm 1950 , đài này đổi tên là đài phát thanh Pháp Á (Radio France-Asie). Ngày 27/2/1956 đài Pháp Á được giao lại cho chánh quyên của ông Ngô Đ́nh Diệm và từ dó người ta có đài phát thanh Sài G̣n.

Cho đến năm 1975, tôi thích nhất là giọng nói của hai xướng ngôn viên Lệ Hồng và Văn Thiệt trên đài Sài G̣n. Đài Pháp Á và đài Sài G̣n đối với các nhạc sĩ, ca sĩ, kịch sĩ, nghệ sĩ cải lương...là một môi trường giúp họ phát triển tài năng v́ đă mang tiếng nhạc, lời ca, tiếng nói của họ đến người dân miền Nam.

Tôi c̣n nhớ ngoài những mục tin tức, b́nh luận, ca nhạc kịch, ngâm thơ...có những chương tŕnh đặc biệt mà khi đến giờ phát thanh ai cũng mong chờ. Chiều thứ ba dù đang ở sở làm hay ở nhà người ta mở radio để nghe xổ số và bài hát mở đầu cho buổi xổ số do nghệ sĩ Trần Văn Trạch tŕnh bày mà tới nay người dân cố cựu của Sài G̣n vẫn c̣n nhớ những câu như:

“Kiến thiết quốc gia

Giúp đồng bào ta

Xây đắp muôn người

Được nên cửa nhà”

Tối thứ bảy, người mê cải lương được nghe trực tiếp truyền thanh một tuồng mới của một đoàn cải lương nổi tiếng của Sài G̣n. Khi nào có một trận đá banh quốc tế th́ người ghiền môn túc cầu sẽ được kư giả Huyền Vũ tường thuật trục tiêp qua làn sóng điện. Lối diễn tả trận đấu của Huyền Vũ rất sôi nổi đến nay chưa ai có thể qua được. Tôi c̣n nhớ câu nói để diễn tả tỷ số 0-0 của hai hội banh, Huyền Vũ thường sử dụng câu:’Màn lưới đôi bên vẫn c̣n trinh bạch”. Lúc c̣n nhỏ, nhà tôi không có radio, tôi phải ngối ngoài sân nhà hàng xóm với đám con nít để chăm chú nghe tường thuật trận đá banh. Nhờ Huyền Vũ tôi quen tên những hội banh như Ngôi Sao Gia Định, AJS (sau là hội Cảnh Sát Quốc Gia), Quan Thuế, Tổng Tham Mưu…và những cầu thủ: Kane, Don, Myo, Tam Lang, Rạng, Ngôn, Tư…Thời đó, nền bóng tṛn của Hồng Kông là nổi trội nhứt ở Á Châu nhứt là đội Nam Hoa với cầu vương Lư Huệ Đường, Hội banh Việt Nam thường thua các hội Hồng Kông mỗi khi chạm trán với họ. Nhưng có lần hội tuyển Việt Nam phá lệ thắng hội Nam Hoa. Hôm đó dân Sài G̣n mừng vui như ngày hội, nhưng người ta không xuống đường chạy xe gắn máy ồn ào như những “fan bóng đá” ngày nay (đi băo!)

Ngày 7./2/1966, buổi phát h́nh đầu tiên của đài truyền h́nh Sài Gon lúc 19 gị tối do một phi cơ C121 của Mỹ bay trên không phận Sài G̣n phát ra. Về sau, ngày 25 tháng 10 năm 1966, trụ sở trên mặt đất đươc thiết lập tại số 9 đường Hồng Thập Tự. Lúc đầu truyền h́nh Sài G̣n chỉ phát h́nh một giờ mỗi ngày, về sau lên tới 6 giờ một ngày và nhiều hơn nếu là cuối tuần. Những năm sau đó người ta mở thêm các đài truyền h́nh Cần Thơ, Huế, Quy Nhơn và Nha Trang.

Đài Sài G̣n phát trên băng tần số 9, Cần thơ tần số 7 và đài Mỹ AFVN (Armed Forces Vietnam Network) tần số 11. Những chương tŕnh của đài Mỹ lấy từ chính quốc rất phong phú. Ba tôi đêm nào cũng thức khuya để xem đấu vật (wrestling). Tôi thích xem những phim cao bồi như Gunsmoke, Bonansa, Wild Wild West…Đứa em kế tôi thích phim chiến tranh như Combat hay Assault. Những đứa em nhỏ hơn th́ xem phim hoạt họa như: Peanut, Flinstone…hay phiêu lưu Batman. Lại c̣n phim khoa học viễn tưởng như Lost in space, Startreck (người ta thường gọi là phim Lỗ Tai Lừa) hay gián điệp như Mission Impossible. Phim ma diễu th́ có Adam Family..Tuy không hiểu hết nội dung v́ phim nói tiếng Anh nhưng mọi người đều thích thú v́ không cần đến rạp xi nê mà vẫn coi được phim.

Tuy nhiên không phải nhà nào cũng có TV. Giá một máy truyền h́nh lúc đó bằng mấy tháng lương b́nh thường. Nếu nhà không có TV th́ người ta xem ké bên nhà hàng xóm. Tôi nhớ lúc c̣n dạy ở Trà Vinh, đám thầy giáo chúng tôi tối nào cũng đến nhà bác sáu Chẩn, giám thị trường trung học Vĩnh B́nh để xem TV. Sau này trở về Sài G̣n tôi mua cho gia đ́nh một máy truyền h́nh hiệu Denon 16 inch. Màn ảnh nằm trong một cái thùng gỗ có cửa. Sau năm 1975, trong thời gian khó khăn, nhà không có TV mỗi lần có tranh cúp Mondial, tôi phải sang nhà người học tṛ bên cạnh xem ké trận đấu.

 

CÁC ĐẠI NHẠC HỘI Ở SÀI G̉N

 

Miền Nam trong khoảng 1956-1960 rất là yên b́nh. Năm 1957, nhân lễ Quốc Khánh chính quyền VNCH có tổ chức một hội chợ bên Thị Nghè. Ngỏ đi từ sở thú qua Thị Nghè có một cây cầu đúc, đêm khai mạc hội chợ người ta chen lấn, xô đẩy nhau trên cầu để vào hội chợ khiến 17 người chết và nhiều người bị thương v́ dẫm đạp nhau và rơi xuống sông. Hội chợ vẫn tiếp tục mở cửa và mấy hôm sau má tôi dẫn anh em tôi đi chơi hội chợ th́ thấy trên cầu chỉ c̣n lưa thưa người vào hội chợ, có lẽ người ta e sợ tai nan có thể xảy ra nữa. Sau khi hội chợ chấm dứt th́ khu hội chợ biến thành giải trí trường Thị Nghè, nơi có nhà hàng, tṛ chơi và tŕnh diễn ca cỗ do nghệ sĩ Lệ Liễu tổ chức

Sau đó dù chiến tranh leo thang, tôi vẫn sống thời tuổi trẻ của ḿnh trong hạnh phúc và hy vọng tương lai. Thời kỳ sinh viên, ngoài việc học tôi cùng các bạn đắm ḿnh trong những cuộc vui chơi. Những ngày cuối tuần ban đêm chúng tôi đi bal, ban ngày đi dạo phố Bô Na (Bonard). Đôi khi chúng tôi đi xem đại nhạc hội.

Thời đó, đại nhạc hội là một chướng tŕnh tạp kỷ bao gồm những tiết mục ca nhạc kịch, ảo thuật, xiếc, cải lương… Ban đầu ông bầu tổ chức là quái kiệt Trần Văn Trạch. Sau này là Duy Ngọc tại rạp Đại Nam và Tùng Lâm tại rạp Olympic.

Ông bầu Duy Ngọc, sau năm 1975 vẫn hoạt động trong làng ca nhạc đến khi mất năm 2016. Đại nhạc hội của ông đă quy tụ những nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu nhiều thế hệ như tam ca AVT (Lữ Liên, Tuấn Đăng, Vân Sơn); các nghệ sĩ cải lương Thành Được Út Bạch Lan, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Hùng Cường; các ngôi sao ca nhạc Giao Linh, Thanh Tuyền, Mai Lệ Huyền…; các nghệ sĩ kịch: Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng. Người làm MC cho các buổi đại nhạc hội, thời đó gọi là hoạt náo viên nổi tiếng là Trần Văn Trạch, Ngọc Phu, Tùng Lậm..

Người ta c̣n nhớ thời đó có những ḷ đào tạo ca sĩ mà về sau trở nên nổi tiếng trên ṿm trời ca nhạc. Ḷ Nguyễn Đức có một lô ca sĩ họ Phương gồm Phương Hồng Loan, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc (Cẩm Hồng) hay trước đó là Hoàng Oanh< Thanh Lan và có cả nghệ sĩ hài như Thanh Hoài, Trần Tỷ. Ḷ Tùng Tâm giới thiệu Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến rồi Chế Linh,

Giang Tử. Lớp nhạc Bảo Thu có Thanh Mai, Thanh Tâm sau này Kim Loan; Hoàng Thi Thơ có Sơn Ca, Bùi Thiện, Họa Mi; Nguyễn Văn Đông đào tạo Giao Linh, Thanh Tuyền …

 

BÁO CHÍ SÀI G̉N

 

Miền Nam đi tiên phong trong lănh vực báo chí. Tất cả những tờ báo đầu tiên của Việt Nam đều xuất xứ từ đây. Tờ Gia Định Báo ra đời ở Sài G̣n năm 1865 chỉ 3 năm sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ (1862).

Có thể nói, trước 1975 Sài G̣n là nơi mà báo chí phát triển và phong phú. Trừ một vài tờ báo là cơ quan thông tin và tuyên truyền của chánh quyền và quân đội, đa phần báo chí là của tư nhân

Những người làm báo kỳ cựu ở Sài G̣n trước 1975 phải kể như các ông Nam Đ́nh (Nguyễn Kỳ Nam) với tờ Thần Chung, Trần Tấn Quốc với tờ Tiếng Dội, Đinh Văn Khai với tờ Tiếng Chuông, bà Bút Trà với tờ Sài G̣n Mới...

Người Sài G̣n, không chỉ là người trí thức mà kể cả những người lao động đều có thói quen đọc báo mà người b́nh dân gọi là xem “nhựt tŕnh”. H́nh ảnh một ông công chức đeo kính trắng ngồi tréo chân trong một quán nước vừa ăn sáng, uống cà phê vừa đọc báo và một anh xích lô ngồi trên nệm xe xem nhựt tŕnh trong khi chờ đợi khách là những ǵ người ta bắt gặp đây đó trong thành phố Sài G̣n.

Báo chí thời đó cung cấp đủ tiết mục khác nhau cho người đọc tuỳ theo sở thích của họ. Tin tức cho người theo dỏi thời cuộc, thể thao cho ai mê đá banh, bóng bàn, quần vợt, đua xe đạp..., kịch trường cho người thích cải lương, điện ảnh cho ai ham xem phim, nhứt là tiểu thuyết hay truyện dài đăng từng ngày (feuilleton) cho người mê đọc truyện.

Các kư giả được phân chía theo chuyên môn của họ: Kiên Giang, Nguyễn Phương, Trần Tấn Quốc ( cha đẻ giải Thanh Tâm của ngành cải lương) phụ trách trang kịch trường, Thiệu Vơ, Huyền Vũ trang thể thao, Quốc Phong trang điện ảnh...Những danh xưng của các nghệ sĩ, ca sĩ, vận động viên thể thao được các kư giả đặt tên như “vua xàng xê” Minh Chí, “cải lương chi bảo” Bạch Tuyết, “TV chi bảo” Phương Hồng Quế, “nhạn trắng G̣ Công” Phương Dung, “nữ hoàng sầu muộn” Giao Linh, “phượng hoàng” Lê Thành Các, thủ môn “lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng...

Nhưng thường một tờ báo ăn khách nhờ những tiểu thuyết, truyện dài từng kỳ. Tác giả đầu tiên viết tiểu thuyết feuilleton trên báo là Phú Đức với truyện trinh thám rất nổi tiếng Châu Về Hiệp Phố đăng nhiều kỳ trên báo Trung Lập và Công Luận từ năm 1926, về sau được đăng lại trên báo Thần Chung và Đuốc Nhà Nam trong những năm 60, 70. Hồi c̣n nhỏ tôi mê các nhân vật Hoàng Ngọc Ẩn, Lệ Thuỷ, Lục Tặc trong bộ truyện này.

Những tác giả sau này như bà Tùng Long, Dương Hà, Ngọc Linh, Hoài Điệp Tử...cũng rất ăn khách với nhứng tiểu thuyết t́nh cảm xă hội đăng hàng ngày trên các nhựt báo ở Sài G̣n.

Với làn sóng di cư của đồng bào miền Bắc vào Nam, làng báo Sài G̣n được tăng cường những nhân tố mới làm phong phú thêm món ăn hàng ngày của dân Sài G̣n. Nhiều tờ báo mới do người Bắc di cư chủ trương như Tự Do mà chủ nhiệm là Phạm Việt Tuyền, Chính Luận của bác sĩ Đặng Văn Sung và đ́nh đám nhứt là tờ báo Sống của Chu Tử sau khi bị đ́nh bản trở thành là Sóng Thần. Chu Tử là tác giả nhiều tiểu thuyết t́nh cảm ăn khách với tuổi trẻ Sài G̣n lúc đó nhứt là cuốn Yêu mô tả chuyện t́nh của cháu Diễm và chú Đạt, bạn của cha Diễm. Chu Tử tử nạn ngày 30/4/75 khi t́m đường rời Việt Nam.

Phải kể thêm những tiểu thuyết đăng báo ăn khách khác vào thời kỳ nửa đầu thập niên 70 của Lê Xuyên với Chú Tư Cầu, Duyên Anh với Điệu Ru Nước Mắt, Nguyễn Thuỵ Long với Loan Mắt Nhung, Trần Đức Lai với Cậu Chó...

Một hiện tượng nổi bật trong làng báo Sài G̣n của những năm 60, 70 là phong trào xem truyện vơ hiệp của Kim Dung. Các báo tranh nhau đặt mua báo Hồng Kông sớm nhứt để có bài mới của truyên Kim Dung đăng trên báo Hồng Kông đem dịch và đăng báo của ḿnh hầu ra trước báo khác để câu đọc giả. Những dịch giả Từ Khánh Phụng, Hàn Giang Nhạn nhờ cơn sốt truyện Kim Dung mà kiếm bộn bạc.

 

SINH HOẠT VĂN CHƯƠNG Ở SÀI G̉N

 

Văn chương miền Nam trước 1975 xét về khía canh văn phong có thể chia làm hai trường phái: văn chương trau chuốt của các tác giả gốc miền Trung và miền Bắc, văn chương miệt vườn của các nhà văn gốc miền Nam.

Trước 1954, nghĩa là trước làn sóng di cư của người miền Bắc vào Nam sau hiệp đinh Genève chia đôi đất nước, người ta đọc những tác phẩm của Phú Đức về trinh thám, Nam Đ́nh về xă hội, Hồ Biểu Chánh về phong tục, Hồ Hữu Tường vừa trào lộng, vừa chính trị giả tưởng... Trong số các tác giả ấy có thể nói Hồ Biểu Chánh là người có gia tài văn chương đồ sộ nhứt. Má tôi là độc giả trung thành của nhà văn này dù bà học chưa hết bậc tiểu học v́ những cốt truyện trong các tiểu thuyết của ông gần với những cảnh đời thường, tâm lư các nhân vật trong truyện giống như các hạng người trong xă hội đương thời và nhứt là lời văn b́nh dị như lối kể chuyện hay nói chuyện của người miền Nam.

Khi những nhà văn từ Hà Nội vào Sài G̣n và nhứt là khi lớp học sinh, sinh viên gốc miền Bắc ra trường (dù tốt nghiệp hay không) nhập vào lớp đàn anh đă thành danh tạo nên một lực lượng hùng hậu các người viết văn gốc Bắc gần như thống trị môi trường văn nghệ Sài G̣n. Những Doăn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Nguyễn Vỹ...và tiếp nối là Viên Linh, Thanh Tâm Tuyền, Thế Uyên, Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Duyên Anh, Nguyễn Thuỵ Long...xuất hiện thường xuyên trên các tạp chí văn học ở Sài G̣n hay có các tác phẩm in thành sách.

Các nhà văn miền Nam tuy có mặt trên văn đàn khiêm nhường hơn nhưng cũng rất ăn khách: Sơn Nam với những câu chuyện về các địa phương miền Nam như xứ Cạnh Đền, xóm Bàu Láng..., B́nh Nguyên Lộc mà tác phẩm nổi tiếng nhứt là Đ̣ Dọc, Lê Xuyên với Chú Tư Cầu, Ngọc Linh với Đôi Mắt Người Xưa...

Các nhà văn gốc miền Trung cũng góp phần cho sinh hoạt văn chương Sài G̣n thêm náo nhiệt. Cũng nên kể ra một số khuôn mặt tiêu biểu như Vơ Phiến, Vơ Hồng, Trần Hoài Thư...

Một hiện tượng đáng nhắc tới là các nhà văn nữ trong thời kỳ này cũng từng làm mưa làm gió trên văn đàn. Nhà văn gốc Bắc có Trùng Dương, miền Nam có Nguyễn Thị Thuỵ Vũ nhưng ba nhà văn nữ đ́nh đám nhứt đều là gốc Huế : Nhă Ca, Tuư Hồng và Nguyễn Thị Hoàng. Đặc biệt, tác phẩm Ṿng Tay Học Tṛ của Nguyễn Thị Hoàng trong những năm cuối của thập niên 60 đă gây băo tố trong làng văn chương và cả ngoài xă hội khi bà đă đưa chuyện t́nh của bà, một cô giáo (Trâm) với người học tṛ (Minh).

Cũng trong thời kỳ này, các tạp chí, nguyệt san, tuần báo về văn nghệ như Bách Khoa , Văn, Văn Học, Khởi Hành...đưa những tác phẩm văn chương của các tác giả đến với người đọc. Tôi cũng có một số bài viết đăng trong Bách Khoa, Khởi Hành và một số nhựt báo ở Sài G̣n.

 

TÔI TRỞ LẠI SÀI G̉N

 

Cuốn phim đời Sài G̣n Và Tôi bị gián đoạn hơn hai năm sau ngày 30/4/1975 lúc tôi đi học tập cải tạo v́ là giáo chức biệt phái. Mùa tựu trường niên khoá 1977-1978 tôi được cho dạy học lại tại trường Nguyễn Trăi quận 4, vốn là quận nhà của tôi cũng như bà xă tôi.

Nhưng về sau, nghề dạy học dù có mở lớp dạy thêm ở nhà cũng không giúp tôi nuôi sống gia đ́nh một vợ hai con nên chúng tôi nghĩ ra việc mở quán nhậu v́ vợ tôi có khiếu nấu nướng. Lúc đó, Việt Nam đang ở trong thời kỳ "bao cấp" nên số nhà hàng, quán ăn rất ít v́ vậy ban đầu chúng tôi cũng tạm sống thoải mái. Nhưng sau này, v́ thấy quán chúng tôi đắt khách người ta kiếm chuyện hoặc tăng thuế quá mức khi chúng tôi mở quán tư nhân hay chấm dứt hợp đồng khi chúng tôi hợp tác mở cửa hàng ăn uống dưới h́nh thức hợp tác xă, v́ vậy chúng tôi đành phải đi ra nước ngoài.

Nhưng sau 22 năm xa xứ, năm 2008 tôi về hưu , hàng năm vào dịp tết tôi về Việt Nam để t́m lại hương vị mùa xuân ở quê nhà. Ngày trước tôi là người “thường trú”, bây giờ tôi là khách “tạm trú” của thành phố Sài G̣n dù đây là nơi tôi đă sống cả nửa đời người.

Bộ mặt Sài G̣n đă thay đổi. Thành phố lên cao hơn với những cao ốc chung cư đông hơn với làn sóng người đến từ miền Bắc, miền Trung và miền Tây và ồn ào hơn với khối xe gắn máy dày đặc trên các nẻo đường. Tôi không t́m thấy lại một Sài G̣n thân yêu, duyên dáng, lịch sự và văn minh của ngày xưa.

Tuy nhiên, mục dích tôi trở về Sài G̣n, ngoài việc ăn tết c̣n để sống lại trong những thân t́nh của gia đ́nh, bạn bè xưa và học tṛ cũ. Đó là những ǵ hạnh phúc và ấm áp trong buổi hoàng hôn của cuộc đời tôi.

Montréal, ngày 5/4/2021