SÀI G̉N SAU 1975

Phần 1

Thầy giáo sau 1975

Tôi c̣n nhớ ngày 28 tháng 4 năm 1975, vào buổi sáng, tôi đang dạy một lớp 12 của trường Saint-Thomas, ở Phú Nhuận, nh́n lên bầu trời qua cửa sổ lớp học tôi thấy từng đàn trực thăng bay ngang thật thấp: người Mỹ đang di tản khỏi Việt Nam. Tôi tự hỏi rồi ḿnh sẽ ra sao? Lúc ở pḥng giáo sư, Cha hiệu trưởng nói với tôi: sắp có giải pháp, thầy cứ yên chí ḿnh sẽ tiếp tục dạy học như thường. Sự lạc quan của Cha hiệu trưởng không đủ sức trấn tỉnh tôi trước một tương lai ḿnh không đoán được!

Ngày 1 tháng 5 năm 1975, một ngày sau khi Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam làm chủ Sài G̣n th́ Ủy ban Quân Quản Sài G̣n Gia Định kêu gọi các công chức chế độ cũ đến tŕnh diện tại nhiệm sở của ḿnh. Tôi đến Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng với tâm trạng hoang mang cũng như các đồng nghiệp khác. Thật giống như  hai câu thơ Kiều:

“Bó thân về với triều đ́nh,

“Hàng thần lơ láo phận ḿnh ra đâu”

Không thấy các giáo sư của phái bộ văn hóa Pháp đến tŕnh diện, th́ ra họ là công dân Pháp đâu có bị ràng buộc bởi nhũng quy định dành cho công chức người Việt như chúng tôi.

Mọi người tập trung trong pḥng giáo sư, có cả hai anh chị lao công trong trường tham dự. Không khí thật nặng nề. Có một người đàn ông và một người đàn bà lạ mặt mặc đồ bộ đội ngồi ở bàn chủ tọa. Họ tự giới thiệu là người của cách mạng đến tiếp quản trường . Sau một hồi nói về chính sách của Chánh Phủ Cách Mạng, họ phân công cho mọi người. Chị Bùi Thị M. giáo sư Triết, em của bà Bùi Thị Mè, thứ trường trong Chánh Phủ Cách Mạng làm trưởng ban điều hành trường thay anh  Lâm Vơ Quỳnh , anh này được giao phụ trách ban đời sống (như ban tiếp liệu), tất cả giáo sư được gọi lại là giáo viên. Trong hệ thống giáo đục trước đây của miền Nam th́ chỉ có người dạy tiểu học được gọi là giáo viên (instituteur), c̣n những người dạy bậc trung học, cao đẳng và đại học đều được gọi là giáo sư (professeur). Dĩ nhiên ai nấy đều cảm thấy hơi buồn ḷng.

Hai cán bộ tiếp quản cho biết ngày hôm nay là ngày lễ Lao Động, ngày lễ lớn nhứt đối với hai giai cấp công, nông nên nhà trường có tổ chức một cuộc biểu t́nh và diễu hành (diễn hành) quanh khu phố . Các giáo viên của trường phải tham gia để xiễn dương ư nghĩa của ngày lễ và đồng thời vận động một số dân (đa số là thương, phế binh VNCH) đang trú ngụ trong những căn cḥi bên lề đường phía sau trường về quê lao động.

Những ngày sau, chúng tôi đến trường làm những việc như nhặt rác, quét dọn..với áo sơ mi bỏ ngoài quần, chân mang dép đối với nam giáo viên, c̣n nữ giáo viên th́ quần đen, áo bà ba. Chị M. ngày trước thuộc đợt sống mới, áo dài màu hay bông, tay raglan, đi xe hơi dạy học. Nay th́ chị cũng mặc áo bà ba,  quần đen đi xe đạp. Nghe nói chồng chị là bác sĩ Tr. được Ủy Ban Quân Quản cử làm giám đốc bệnh viện Nhi Đồng.

Chị M. cho tất cả giáo viên làm một bản khai lư lịch. Khi đọc bản khai của tôi chị nói: "Ngạch trật của anh là giáo sư trung học đệ nhị cấp thượng hạng hạng tư à? Sao anh dạy học có mười năm mà lên nhanh vậy. Tôi mới có hạng ba". Tôi nhủ thầm: "Chị ơi, nay đổi đời rồi, bây giờ chị là xếp của tôi".

Tôi nhớ lại trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, chúng tôi thường trực đêm trong trường. Chúng tôi uống bia và đánh phé để quên đi những lo âu về t́nh h́nh dất nước trong cái pḥng tiếptân gần cổng ra vào. Anh lao công gác cổng thường chạy ra, chạy vô mua thuốc lá hay bia cho chúng tôi. Thế mà t́nh đời thay đổi mau chóng. Chỉ vài ngày sau biến cố 30/4/75, khi trường đă bi tiếp quản, các giáo sư chúng tôi bị giáng cấp thành giáo viên, anh Huỳnhkhông c̣n là giám đốc th́ có một đêm tôi vào trực, gọi cổng nhiều lần , anh lao công (lúc này gọi là bảo vệ) chạy ra nạt nộ tôi: tại sao tôi gọi lớn quá làm đánh thức cả nhà anh dậy.

Sau 2 năm 3 tháng đi “học tập cải tạo” (từ ngữ hoa mỹ để chỉ việc đi tù của quân nhân, viên chức VNCH) qua các trại Trăng Lớn, Long Khánh, Ka Tum và Hàm Tân v́ là sĩ quan biệt phái, đầu tháng 9 năm 1977 tôi được thả về chung với một số đồng nghiệp khác.

Chúng tôi ra khỏi cổng trại và băng qua quốc lộ vào một xóm nhà đối diện với trại và vào một quán ăn làm một chầu  no bụng và khoái khẩu để bù lại những ngày thiếu thốn trong trại. Xong, chúng tôi đón xe đ̣ về Sài G̣n.

Những người khách trên xe nhận ra ngay chúng tôi là những người đi học tập cải tạo vừa được thả về. Tôi xuống xe trên đường Trần Quốc Toản và gọi xe xích lô máy về nhà ở quận 4.

Tôi về đến nhà trong sự vui mừng bất ngờ của gia đ́nh, nhứt là vợ tôi. Nàng đă dẫn con tôi đi thăm nuôi và gặp tôi ở trại Katum và trại Hàm Tân, nhưng lần này nàng mới tin rằng lần gặp gở này sẽ không c̣n phải bịn rịn chia tay nữa. Và thằng con chưa đầy hai tuổi của tôi sẽ biết rơ người cha của nó là ai không như trong những lần đi thăm nuôi, miệng nó kêu ba ơi nhưng không biết ba nó là ai trong số những người tù cải tạo ốm yếu, phờ phạc trước mặt nó.

Công việc đầu tiên tôi phải làm là đi tŕnh diện công an khu vực ở khu phố tôi, một anh mang cấp bực trung uư nhưng không biết chữ, chỉ biết kư tên.

Sau đó, quận có một buổi tâp trung các người vừa được thả ra từ trại cải tạo để nói chuyện tại rạp Nam Tiến, đường Bến Vân Đồn, quận 4. Chúng tôi rất lạc quan khi nghe cán bộ thuyết tŕnh viên nhấn mạnh trong bài nói chuyện: "chúng tôi là những người chỉ biết đi chiến đấu không có tŕnh độ văn hóa, kỷ thuật, khoa học như các anh v́ vậy chính các anh sẽ là những người cần thiết để xây dựng đất nước sau này".

Vài ngày sau, thành phố tổ chức một lớp học tập chính trị cho các giáo chức là sĩ quan biệt phái tại trường Taberd, đường Gia Long. Giám đốc Sở Giáo Dục Thành Phố là Phạm Chánh Trực, sinh viên trường Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước kia, thoát ly  theo Mặt Trận Giải Phóng năm 1968. Anh là người “chủ tŕ” khóa học. Các học viên được chia thành từng tổ. Tôi ở chung tổ với anh Phan Bửu Giá, trước 75 là hiệu trưởng trung học Giồng Trôm, Bến Tre. Sau những bài giảng chính trị do cán bộ Sở Giáo dục phụ trách, mỗi tổ chúng tôi thảo luận. Cuối cùng , mỗi người trong tổ làm bài thu họach và đọc lên cho tất cả người trong tổ nghe. Anh cán bộ phụ trách ngày thu hoạch lắng tai nghe tôi đọc bài thu hoạch và nói tôi đưa cho anh bài thu hoạch của tôi. Phan Bữu Giá nói nhỏ với tôi:"Bài thu hoạch của mày viết hay quá, cán bộ chịu rồi đó." Tôi nhủ thầm: ḿnh “nổ” cho giống họ nên họ khoái chứ ǵ!

Măn khóa học chính trị, tôi về pḥng Giáo Dục Quận 4  th́ anh Hồ Hữu Tâm, bạn của tôi từ trước 75, đang làm cán bộ ở đó dẫn tôi đến trường Nguyễn Trăi giới thiệu tôi với anh Đỗ Đệm, hiệu phó của trưởng . Thế là tôi trở thành "giáo viên" trường nguyễn Trăi kể từ đó.

Tôi về dạy trường Nguyễn Trăi từ niên khóa 1977-1978, lúc đó anh Hải là hiệu trưởng, anh Đỗ Đệm là hiệu phó, anh Hứa Doanh Trung là hiệu phó học vụ,  anh Phạm Văn Mạnh là hiệu phó lao động, anh Xương cũng là hiệu phó nhưng phụ trách công tác ǵ tôi đă quên.

Anh Mạnh thấy tôi c̣n trẻ nên mời tôi vào ban lao động của anh. Thế là ngoài giờ dạy học , thỉnh thoảng tôi dẫn học sinh đi làm lao động trong sân trường: lót gạch những chỗ ngập nước, lượm rác, quét dọn...những việc trước 1975 là của lao công trường. Lao công trường là chú Bảy và chị Bé, bây giờ được gọi là bảo vệ. Trường có ban đời sống do một giáo viên phụ trách để lo mua nhu yếu phẩm: thịt, đường, bột ngọt,thuốc lá,  vải vóc ...về phân phối cho giáo viên. Đến ngày phân phối nhu yếu phẩm th́ trường trở thành cái chợ để mọi người đến mua hàng. Việc này chưa bao giờ có trong trường học ở miền nam trước năm 1975. Ngày đó lương giáo sư dư dă, ai muốn mua sắm ǵ th́ cứ ra các cửa hàng bên ngoài. Bây giờ lương giáo viên khi bắt đầu vào “biên chế” chỉ có 60 đồng nếu ra ngoài mua hàng th́ chẳng đủ dùng cho bản thân, nói chi đến gia đ́nh.

Đầu năm 1979 , sau khi bộ đội Việt Nam đă chiếm đóng toàn bộ Kampuchia (Cao Miên) đuổi quân Khmer Đỏ vào rừng, Một buổi sáng, tất cả giáo viên chúng tôi được triệu tập vào trường Nguyễn Thị Minh Khai (nữ trung học Gia Long cũ) để học tập chính trị. Chúng tôi ngỡ ngàng khi chủ đề khóa học này là để chống "bọn bành trướng" Bắc Kinh. Từ trước tôi biết chính Liên Xô và Trung Quốc đă giúp đỡ cho miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam đến thắng lợi năm 1975. Bây giờ tại sao lại có việc chống Trung Quốc?

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc xua quân đánh vào các tỉnh phía bắc Việt Nam và Đặng Tiểu B́nh tuyên bố là cho Việt Nam một bài học. Đó là bài học tại sao Việt Nam dám xâm chiếm Kampuchia.Gần một tháng sau quân Trung Quốc mới rút về nước sau khi tàn phá một số thành phố, thị trấn gần biên giới và sát hại nhiều người dân Việt Nam vô tội. Thương vong cả hai phía lên tới vài chục ngàn người.

Giáo viên và học sinh trường Nguyễn Trăi được lệnh xuống Nhà Bè đào đất để làm những ổ pḥng thủ. Anh Mạnh và tôi trong ban lao động phải "động viên" các em  tích cực đào đất. Người ta đề pḥng chiến hạm Trung Quốc theo ḍng ḶngTào tiến vào Sài G̣n. Chuyện này không bao giờ xảy ra, duy thầy tṛ chúng tôi khi đi th́ quần áo sạch sẽ, khi về th́ quần áo lấm lem bùn śnh.

Về sau, anh Hải đổi đi nơi khác, chị Mai sau khi nghỉ hộ sản về thay thế làm hiệu trưởng, anh Xương v́ là người gốc Hoa nên không c̣n làm hiệu phó và chị Lịch về thay. Thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đ́nh tôi, chị Mai cho vợ tôi vào trường làm ở căn tin như một nhân viên ngoài biên chế để kiếm thêm thu nhập. Tôi cũng bắt đầu mở các lớp ở nhà dạy thêm từ luyên thi vào lớp 10, tốt nghiệp phổ thông cho đến luyện thi vào đại học. Tôi mời thêm anh Phan Văn Phùng dạy toán, anh Tôn Thất Chứng dạy hóa, Trần Xuân Hải dạy lư, Nghiêm Dũng dạy văn phụ giúp tôi. Anh công an khu vực tên Bínhh đă đến nhà tôi hỏi tôi dạy học có giấy phép không,  tôi trả lời là tôi chỉ "phụ đạo" (dạy kèm) cho các em học yếu. Như vậy anh ta không có lư do ǵ để làm khó dễ tôi.

Một điều lư thú ở trường Nguyễn Trăi là tôi gặp lại rất nhiều bạn  đồng nghiệp là đồng  môn  toán của tôi : Huỳnh Hoa, sau làm hiệu trưởng; Nguyễn Thanh Bá, hiện ở quận 7, Sài G̣n; Nguyễn Văn Hồng, đă mất; Trương Đức Ḥa ở hẻm Chủ Phước, Bến Vân Đồn, quận 4, đă mất; Bùi Quốc Vượng  nay ở hải ngoại. Cũng tại trường Nguyễn Trăi tôi gặp lại một số đồng nghiệp quen biết hay từng dạy chung ở một trường khác trước dó như anh Hùynh Thành Tâm tức nhà văn Huỳnh Phan Anh, em rễ của bạn tôi, nay  đă mất Mỹ; chị Nguyễn Mộng Thúy, dạy chung với tôi tại Trà Vinh hiện ở Mỹ, tôi có gặp chị trong dịp dự Đại Hội Nguyễn Trăi ở nam Cali năm 2011; anh Đoàn Viết Biên, từng dạy chung với tôi ở Trà Vinh và Biên Ḥa; Mai Khắc Bích, dạy chung ở một số trường tư Sài G̣n trước năm 1975, nay đă mất.

Năm 1979, sau việc Trung Quốc phát động chiến tranh chống Việt Nam, chính quyền ban lệnh tổng động viên thanh niên từ 18 đến 35. Tôi và anh Ngạc dạy sử địa ở trường Nguyễn Trăi là hai thầy giáo thuộc "đợt sống cũ" nhưng c̣n trẻ phải ra đăng kư nghĩa vụ ở trường Dân Cường. Dĩ nhiên chúng tôi không được "trúng tuyển" v́ là sĩ quan chế độ cũ.

Bên cạnh những thầy cô giáo cũ của miền Nam được đào tạo “bài bản “ từ những trường đại học Sài G̣n, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ…là những “giáo viên chi viện” đến từ miền Bắc xuất thân trong hệ trung học 10 năm cộng với một vài năm đại học mà kiến thức chuyên môn có thể nói chỉ đáng là học tṛ của những đồng nghiệp miền Nam của họ. Nhưng họ nắm tất cả các chức vụ chỉ huy trong trường học và trong các cơ sở của hệ thống giáo dục miền Nam mà họ vừa “tiếp thu”. Họ chỉ giỏi cái “nhai lại” những từ ngữ tuyên truyền đao to, búa lớn, sáo rỗng quen tai người dân miền Bắc nhưng chói tai người dân miền Nam nhứt là các giáo chức của “bên thua cuộc”.

  Lối dạy học của giáo viên miền Bắc rất là h́nh thức. Trước khi dạy phải soạn “giáo án” mà các giáo chức miền Nam gọi đùa là soạn “ giáo mác”, phải ghi ra giấy trong đó trước phần bài dạy là hai mục: “ mục đích” và “yêu cầu” của bài. “Giáo án” phải tŕnh cho “tổ trưởng” môn dạy để “kiểm tra”(kiểm soát). Thật là buồn cười, thí dụ như bài dạy “elipse” trong môn toán th́ phải ghi vào hai mục trên như thế nào? Ngày xưa, giáo chức miền Nam chẵng lẽ không soạn bài trước khi đi dạy hay sao?

  Những năm đầu đóng cửa với bên ngoài, thầy cô giáo có một cuộc sống khó khăn, ngoài giờ dạy học nam đạp xích lô chở khách, nữ bán bánh kẹo trước cửa trường để kiếm thêm thu nhập. Phần tôi nhờ bà xă có tài nấu nướng, chúng tôi mở một quán ăn nên cũng đỡ khổ. Sau này, khi chính quyền cộng sản mở cửa để đón tư bản ngoại quốc vào làm ăn ở VN theo chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa” th́ các thầy cô giáo dạy toán và Anh văn mở lớp dạy thêm kiếm sống được. Tiếp theo, các thầy cô giáo các môn khác cũng theo đuôi, gọi học sinh về nhà để học thêm các môn họ dạy dù đó là môn văn hay sử địa! Và từ đó các “kỷ sư tâm hồn” không c̣n tâm hồn của một nhà giáo mà là của một con buôn.

  Ngày xưa trong xă hội chúng ta có hai nghề cao quư nhứt: bác sĩ và thầy giáo. Bác sĩ cứu người và thầy giáo dạy người. Nhưng trong xă hội “ xă hội chủ nghĩa” ngày nay muốn được bác sĩ cứu sống người bệnh phải có tiền trả “viện phí” và muốn lên lớp học sinh phải đi học thêm ở nhà thầy.

  Khi tôi đi dạy ở Trà Vinh, những ngày cuối tuần tôi gọi học sinh các lớp thi đến trường để dạy thêm môn toán miễn phí. Một phần v́ lương giáo chức được nhà nước trả xứng đáng, một phần v́ sự yêu mến học tṛ của ḿnh.

  Nói về nội dung của chương tŕnh dạy và học dưới “mái trường xă hội chủ nghĩa”, tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, ca tụng bác và đảng có công chống Pháp, chống Mỹ và thống nhứt đất nước là mục tiêu hàng đầu của chính sách giáo dục đặc biệt là trong môn Sử.

  Ngay ở bậc tiểu học, có nhiều bài toán đố cho các em học tṛ nhỏ đầy sắt máu thí dụ như: “Bộ đội ta tiêu diệt được 3 lính Mỹ và 15 lính nguỵ, hỏi quân ta diệt được bao nhiêu quân địch?”

  Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm th́ giết chết một người, làm chính trị sai lầm th́ giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm th́ giết cả muôn đời.

Vời đồng lương chết đói của thầy giáo và một gia đ́nh bốn người: vợ chồng tôi và hai đứa con, tôi phải nghĩ thêm một nghề tay trái để kiếm sống. Như đă nói trên, nhờ vợ tôi nấu ăn rất ngon nên chúng tôi thuê sân một căn nhà mặt tiền đường Tôn Đản, quận 4 để mở một quán nhậu. Quán tôi rất đắt khách nên suốt 4 năm: từ 1980 đến 1983 cuộc sống chúng tôi đỡ khổ. Nhưng mùa thu năm 1983, quản lư thị trường phường 13, quận 4 kiếm chuyện tăng thuế quá mức, chúng tôi chịu không nổi mới t́m đường vượt biên. Không may mắn cả gia đ́nh tôi bị bắt ở Cần Giờ, vợ con tôi được về trước. Phần tôi v́ vắng mặt quá lâu nên bà Mai, hiệu trưởng trường Nguyễn Trăi cho tôi nghỉ việc. Tôi chấm dứt nghề dạy học từ lúc đó.

Tài liệu tham khảo:

Hồi kư “Từ Sài G̣n đến Montreal, nổi trôi theo vận nước” (cùng tác giả)