Sài G̣n 30/4/1975 và Sài G̣n 30/4/2025

 

SÀI G̉N 30/4/1975

 

“Sài G̣n ơi tôi đă mất người trong cuộc đời

Sài G̣n ơi thôi đă hết thời gian tuyệt vời”

(Nam Lộc)

 

Ngày 30/4/1975 là ngày tôi cảm thấy hụt hẫng và hoang mang, lo lắng v́ không biết đời ḿnh sẽ ra sao? Ngày đó cũng là ngày dài nhất trong cuộc đời tôi. Bao nhiêu biến cố, diễn biến và cảnh tượng dồn dập đập vào mắt, vào tai tôi mà từ khi tôi bắt đầu đủ trí khôn cho đến ngày 30/4/75 chưa bao giờ xảy ra trường hợp tương tự như vậy.

 

Từ sáng, sau khi hết giờ giới nghiêm, vợ chồng tôi đèo nhau trên chiếc xe lambretta đi một ṿng quanh Sài G̣n để quan sát coi t́nh h́nh thủ đô ra sao. Vẫn cảnh người ta phá cửa vào các công sở, kho hàng của nhà nước Việt Nam và cơ quan của các phái bộ Mỹ để vào hôi của. Không c̣n ai trách nhiệm giữ ǵn các tài sản đó. T́nh trạng vô chính phủ này đă diễn ra từ tối hôm 29/4. Tuy nhiên, khu vực hải quân ở bến Bạch Đằng vẫn c̣n các anh lính hải quân gh́m súng canh gác sau những ṿng concertina. Bên trong đám đông người không biết vào được khi nào đang lượt kéo lên một chiếc tàu hải quân c̣n cặp bến. Bên ngoài ṿng rào, đám đông người khác đang tuyệt vọng v́ không được vào trong.

Ngày 30/4/1975 trước ṭa đại sứ Mỹ

 

Tôi chạy đến toà đại sứ Mỹ th́ thấy thiên hạ vẫn c̣n tụ tập trước cổng, họ chờ ǵ nữa v́ từ sáng sớm người ta không c̣n nghe tiếng trực thăng trên không nữa.

 

Tàu Trường Xuân ngày 30/4/1975

Trở về bến kho năm Khánh Hội, tôi cũng thấy cảnh người ta chen lấn leo lên một chiếc tàu hàng c̣n đậu tại bến. Sau này tôi mới biết chiếc đó là tàu Trường Xuân.

 

Trở về nhà tôi gần kho năm, chúng tôi mở radio nghe tin tức. Ban đầu, đài chỉ phát những bản quân nhạc, sau đó xướng ngôn viên loan báo mọi người chờ nghe một thông cáo quan trọng. Một lát sau, tôi nghe tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi toàn thể quân nhân các cấp không được nổ súng, ở đâu ở đó, chờ bàn giao chính quyền cho “chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam”. Nhưng một lát sau th́ tổng thống Minh lại đọc một thông cáo khác kêu gọi quân lực VNCH đầu hàng không điều kiện quân “giải phóng”.

Bộ đội CS ngày 30/4/1975

 

Thế là hết, quân cộng sản đă chiếm được miền Nam. Người ta thấy những chiếc xe molotova xấu xí do Trung cộng sản xuất chạy trên đường phố và ngồi ở trên là những người lính Việt cộng mặc quân phục màu ô liu, rộng thùng th́nh và c̣n gắn những cành lá nguỵ trang, đầu đội nón cối. Đầu xe có gắn lá cờ nửa đỏ, nửa xanh với ngôi sao vàng ở giữa. Đây là lần đầu tiên tôi thấy tận mắt một đội quân không có vẻ ǵ oai hùng của những người chiến thắng khác với những h́nh ảnh tôi thấy trong phim ảnh tài liệu ghi lại ngày quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của tướng Leclerc tiến vào Paris ngày 25/8/1944. Những chiến binh cộng sản ngơ ngác nh́n quang cảnh hai bên đường phố chắc hẳn họ ngạc nhiên v́ không thấy cảnh một thành phố điêu tàn v́ bị “Mỹ nguỵ” cai trị tàn bạo như họ được nghe nói hàng ngày ngoài Bắc.

 

Trên vỉa hè, quân phục, giày, nón sắt và cả súng đạn của những người lính VNCH bỏ lại khắp nơi. Nh́n cảnh đó tôi thấy đau ḷng v́ trước đó tôi cũng từng mang những trang phục đó và đă hiên ngang xông pha nơi lửa đạn. Nhưng tôi thông cảm với những người lính đă trút bỏ vũ khí và trang phục của ḿnh. Họ c̣n chiến đấu cho cái ǵ, cho ai, khi mà họ không c̣n đủ phương tiện, súng đạn đầy đủ để đối đấu với kẻ thù đông đảo hơn, trang bị đầy đủ hơn và nhứt là khi các cấp chỉ huy của họ đă bỏ chạy trước. Bây giờ ta không thể trách họ chỉ nghĩ đến bản thân họ và gia đ́nh v́ đó là những thứ cuối cùng c̣n lại của họ. Nếu lúc đó, tôi c̣n ở trong quân đội tôi cũng sẽ làm như họ. Những người lính đó cũng như tôi là những con người tầm thường không có trách nhiệm cao như những vị tướng tá đă tự sát để bảo vệ tiết tháo của cấp chỉ huy khi nhiệm vụ bảo vệ đất nước không tṛn.

 

Sau này, bà xă tôi trách tại sao ngày 30/4/1975 tôi không cùng nàng leo lên tàu di tản. Thật t́nh mà nói, ngày đó tôi nghĩ ḿnh chỉ là thầy giáo th́ ở chế độ nào ḿnh cũng tiếp tục dạy học. Tối 28/4/1975, B́nh, bạn tôi có hai đứa em gái làm cho hăng hàng không Pan America, đến nhà tôi, để lại một lá thơ nhắn tôi ghé nhà nó có việc quan trọng (v́ lúc đó tôi vào trực đêm ở Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng). Đến chiều 29/4/1975, trong khi đứng xem dân chúng phá kho Bata để hôi của th́ một em học tṛ ở sát nhà B́nh nói với tôi hồi sáng nay gia đ́nh của B́nh kể cả bà nội của nó đă 80 tuổi tất cả đă lên máy bay di tản qua Mỹ.

 

Là một người miền Nam, chưa từng sống dưới chế độ cộng sản nên tôi đă ngây thơ bỏ qua hai cơ hội thoát ra khỏi Việt Nam khi quân cộng sản tiến vào Sài G̣n nên tôi đă trả một giá thật đắt: 11 năm kẹt lại Việt Nam trong đó hơn 2 năm ở tù cải tạo trước khi vượt biên t́m tự do.

 

Sài G̣n 30/4/2025

 

“Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà,

Chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ”

(Trần Dần)

 

50 năm sau, trong chuyến về Việt Nam thăm gia đ́nh tôi đă ở tại Sài G̣n trong ngày 30/4/2025 để chứng kiến những hoạt cảnh c̣n đau ḷng hơn ngày 30/4 của 50 năm trước.

Panneau nhục mạ Hoa Kỳ

 

Nhiều tháng trước ngày này, nhà cầm quyền CSVN tuyên bố sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm “ngày giải phóng miền Nam, thống nhứt đất nước” thật “hoành tráng” hơn mọi năm. Họ cho dựng những panneau với các khẩu hiệu thần thánh hoá việc cưỡng chiếm miền Nam, sỉ nhục Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ. Nhưng về sau, họ sợ Hoa Kỳ sẽ có những đáp trả bất lợi về kinh tế nhứt là sau khi tổng thống Trump ra lệnh viên chức của các cơ quan Mỹ ở VN không được tham dự lễ kỷ niệm 30/4 của nhà cầm quyền CSVN nên họ dẹp bỏ những khẩu hiệu mạt sát Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ nguyên các khẩu hiệu mạt sát một thực thể không c̣n nữa là VNCH.

 

Biên tập viên Bích Hồng

Hằng ngày CS cho phi cơ bay tập dượt trên bầu trời Sài G̣n làm đinh tai, nhức óc mọi người. Họ tập dượt “diễu binh” giữa trung tâm thành phố gây ra nạn kẹt xe nhưng khi nữ biên tập viên Bích Hồng của đài truyền h́nh nhà nước SCTV11 than phiền việc này trên trang mạng cá nhân của cô th́ bị cho nghỉ việc sau khi hàng trăm cơ quan truyền thông của đảng và hàng ngàn b́nh luận của dư luận viên AK47 chửi rủa cô te tua.

Thiếu nữ mặc áo cờ Việt cộng

 

Chưa hết, mỗi ngày ra đường nh́n thấy người trẻ kể cả con nít mặc những chiếc áo màu đỏ có sao vàng ở giữa, ḷng tôi quặn thắt: những con, cháu của quân, dân miền Nam ngày xưa nay đă bị nhồi sọ, tẩy năo nên ăn mừng ngày mà cha, ông họ đă bị đám người miền Bắc ập vào cướp nhà cửa, tài sản c̣n đày ải đi vùng kinh tế mới hay vào trại tù cải tạo.

 

Nhà cầm quyền CSVN c̣n mời quân đội của kẻ thù truyền kiếp Trung Quốc đi “diễu binh” chung trong lúc chúng đang câm cờ trên quần đảo Trường Sa của tổ quốc Việt Nam. Thật là đau xót!

Chui trong hàng rào kẽm gai xem “diễu bimh”

 

Thanh niên, thiếu nữ miền Nam đứng chen chúc nhau trên vỉa hè, ngồi trong ṿng kẻm gai, leo lên cột đèn háo hức xem đội quân”chiến thắng” đang “diễu binh” đánh tay, giơ chân y hệt như hồng quân Liên Xô.

 

Trông thấy nhưng cảnh tượng này của người trẻ miền Nam hôm nay tôi bi quan nghĩ rằng viễn cảnh một nước Việt Nam dân chủ, tự do vẫn c̣n xa vời, nhứt là sắp tới đây thủ đô Sài G̣n, ḥn ngọc Viễn Đông ngày xưa của chúng ta sẽ trở thành phường Sài G̣n tương đương với tên một làng xă.

 

Huỳnh Công Ân

 

Viết tại thành phố đă mất tên

30/4/2025