Quỳnh Dao, ngôi sao văn chương Á Châu vừa chợt tắt

 

QuynhDao.JPG

Nữ sĩ Quỳnh Dao

Quỳnh Dao tên thật là Trần Triết sinh ra tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc trong gia đ́nh có em trai song sinh và hai người em 1 trai, 1 gái. Em gái là Trần Cẩm Xuân (陳錦春), tiến sĩ ngành vật lư hạt nhân của Đại học Wisconsin (Mỹ), từng cùng chồng là Trần Tráng Phi thành lập một công ty, khách hàng là Cục khí tượng của các nước trên khắp thế giới. Lúc nhỏ thành tích học tập của Quỳnh Dao không bằng em gái ḿnh, điều này khiến bà rất tự ti, măi đến khi tốt nghiệp trung học và trở thành nhà văn nổi tiếng, bà mới có ḷng tin vào bản thân.

 

Cha bà là Trần Trí B́nh, giáo sư Sử học tại trường Đại học Quốc lập Sư phạm c̣n mẹ là môn đệ thư hương. Quỳnh Dao sinh ra trong cảnh chiến tranh, và những h́nh ảnh khói lửa đó đă lưu lại trong tâm hồn bà nhiều ấn tượng sâu đậm.

 

Cụ ngoại Quỳnh Dao là một thầy thuốc nổi tiếng cuối đời Thanh và rất ghét tư tưởng phong kiến hủ bại với quan niệm lạc hậu "con gái không tài mới là đức". V́ vậy, cụ chủ trương phải cho con gái được học hành đến nơi đến chốn. Lớn lên, mẹ và các d́ Quỳnh Dao đều có tài nghệ riêng và sự nghiệp vững vàng. D́ cả Viên Hiểu Viên là nhà ngoại giao đầu tiên của Trung Quốc, d́ tư Viên Tịnh sinh thời là một nhà văn nổi tiếng, mẹ bà cũng là nhà văn tài hoa. Có thể nói năng khiếu sáng tác của Quỳnh Dao được thừa hưởng từ mẹ.

 

Năm 1945 khi Quỳnh Dao lên 7, cuộc kháng chiến của Trung Quốc bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, bà theo cha mẹ từ Hồ Nam đến Tứ Xuyên lánh nạn, nương tựa ở nhà một người d́. Thời điểm đó, hai vợ chồng người d́ mở một trường trung học dân lập tên là Lô Nam và Quỳnh Dao đă theo học tại đó, c̣n mẹ bà th́ làm giáo viên. Cũng trong thời gian này, mẹ bà phát hiện ra năng khiếu văn thơ của con gái và bà bắt đầu dạy Quỳnh Dao học thơ Đường. Đó là lần đầu tiên Quỳnh Dao tiếp xúc với văn học và cảm nhận được sức lôi cuốn của nó. Từ đó, bà bắt đầu đi sâu khám phá về lĩnh vực này.

 

Năm 1949 Quỳnh Dao theo cha mẹ di cư tới Đài Loan, đến năm 1958 mới có dịp trở lại Bắc Kinhgặp lại những người thân. Tại Đài Loan, Quỳnh Dao học tại trường tiểu học thuộc trường Sư phạm Đài Bắc và Trung học cao cấp nữ sinh số 1 Đài Bắc.

 

Thời trung học, bà là một học tṛ luôn làm cho các giáo viên phải đau đầu, cha mẹ phải lo phiền. V́ bà chỉ dành tâm trí vào môn Trung văn và có vẻ lơ là đối với các môn khác. Ngoài ra, bà c̣n có những ư nghĩ, những lư luận kỳ quái. Thường thường, bà hay phản đối giáo sư về đủ các chuyện và bất măn về chế độ giáo dục thời đó. Vốn đa sầu, đa cảm, bà hay trầm tư và mê đắm trong ảo tưởng. Nhiều khi các giáo sư phải lắc đầu, bó tay trước những câu hỏi oái oăm, móc mấy của bà. Cả cha mẹ cũng lấy làm khó chịu về thái độ khác thường của bà. Có lúc bà c̣n hoài nghi cả sinh mệnh lẫn các giá trị sống, t́nh cảm và nhiều thứ khác.

 

Sau khi tốt nghiệp bậc cao trung, Quỳnh Dao có dự hai kỳ thi chuyên khoa trường đại học nhưng lần nào cũng trượt. Đây thực sự là một vết thương ḷng của Quỳnh Dao. Chính v́ sự thất bại đó nên đă khích lệ bà chuyên tâm vào việc sáng tác để t́m lại cái bản ngă tưởng chừng đă bị nền giáo dục lúc ấy ḱm nén.

 

Năm 1959, bà lập gia đ́nh với một nhà văn khi mới 21 tuổi và có một con trai. Sau khi bà trở nên nổi tiếng hơn chồng ḿnh, cuộc hôn nhân của họ tan vỡ và kết thúc bằng cuộc ly hôn vào năm 1964. Năm 1979, bà kết hôn lần thứ hai với ông B́nh Hâm Đào từng là tổng biên tập của tạp chí Hoàng Quán.[cần dẫn nguồn] Sau khi ông bị đột quỵ và mất gần như toàn bộ khả năng giao tiếp, Quỳnh Dao đă căi nhau với các con kế của bà về việc có nên tiếp tục đặt nội khí quản cho ông hay không. Ông qua đời vào ngày 23 tháng 5 năm 2019, hưởng thọ 92 tuổi.

 

Ngay từ nhỏ, Quỳnh Dao đă mơ ước trở thành nhà biên kịch, cứ mỗi lần xem xong một vở kịch, bà lại cầm bút viết. Kịch bản đầu tay của Quỳnh Dao chỉ có một cảnh và hai nhân vật, kể về những nhân vật chính là cha mẹ của bà, và lời thoại th́ lấy từ những chi tiết nhỏ nhặt thường ngày trong gia đ́nh.

Năm 16 tuổi, bà viết bộ tiểu thuyết đầu tay "Vân ảnh". Năm 24 tuổi, viết gần 100 tập truyện ngắn, hai bộ tiểu thuyết "Tầm mộng viện" và "Hạnh vân thảo". Năm 1963, tác phẩm Song ngoại được phát hành rộng răi, đánh dấu bước khởi nghiệp của bà. Đến nay bà đă sáng tác 56 bộ tiểu thuyết, trong đó 17 bộ dựng thành phim truyền h́nh và điện ảnh.

Năm 1966, bà chọn tác phẩm "Kỷ độ tịch dương hồng" chuyển thể lên màn ảnh rộng. Bộ phim này đă lăng xê thành công tên tuổi của diễn viên Chân Trân. Năm 1975, cơn sốt bộ phim "Bên ḍng nước" giúp Quỳnh Dao nổi tiếng và khẳng định được vị trí trên thị trường phim ảnh Đài Loan. Những năm của thập kỷ 80, ngoài các tiểu thuyết, bà c̣n xuất bản những tập danh ngôn về t́nh yêu.

 

Năm 1964, bà bắt đầu viết và xuất bản những cuốn tiểu thuyết t́nh cảm lăng mạn đầu tiên như Song ngoại và Thố Ty Hoa. Năm 1968, bà thành lập công ty Hỏa Ô, sản xuất hai bộ phim đầu tiên là Nguyệt Măn Tây Lâu và Mạch Sanh Nhân (dựa theo tác phẩm Hạnh Vân Thảo. Năm 1976, bà thành lập công ty Cự Tinh.

 

Đến năm 1986, bà sản xuất loạt phim truyền h́nh dựa theo tiểu thuyết Kỷ Độ Tịch Dương Hồng. Năm 1988, bà trở về thăm quê hương Trung Quốc đại lục sau gần 40 năm. Việc này đă tạo cảm hứng cho bà sáng tác và xuất bản Tuyết Kha, cuốn tiểu thuyết cổ trang đầu tiên của bà.

 

Vào ngày 4 tháng 12 năm 2024, Quỳnh Dao được phát hiện là đă chết với một lá thư tuyệt mệnh tại nơi ở của bà tại quận Đạm Thủy, thành phố Tân Bắc, Đài Loan. Cảnh sát địa phương xác nhận rằng đây là một vụ tự sát. Trong bức thư tuyệt mệnh, bà mô tả sự ra đi của ḿnh là "nhẹ nhàng", bày tỏ mong muốn tránh khỏi sự đau khổ của bệnh tật và viết rằng "Tôi đă thực sự sống, chưa bao giờ lăng phí đời ḿnh". Bà hưởng thọ 86 tuổi.

 

Các tác phẩm của Quỳnh Dao:

 

·     Song Ngoại (1963)

·     Hạnh Vân Thảo (1964)

·     Lục Cá Mộng (1964)

·     Thố Ty Hoa (1964)

·     Ḍng Sông Ly Biệt (Yên Vũ Mông Mông – 1964)

·     Triều Thanh (1964)

·     Kỷ Độ Tịch Dương Hồng (1964)

·     Thuyền (1965)

·     Nguyệt Măn Tây Lâu (1966)

·     Hàn Yên Thúy (1966)

·     Tử Bối Xác (1966)

·     Tiễn Tiễn Phong (1967)

·     Thái Vân Phi (1968)

·     Xóm Vắng hay Vườn rộng sân sâu (Đ́nh Viện Thâm Thâm – 1969)

·     Tinh Hà (1969)

·     Thủy Linh (1971)

·     Hồ ly trắng (Bạch Hồ – 1971)

·     Hải Âu Phi Xứ (1972)

·     Băng Nhi (1985)

·     Tuyết Kha (1990)

·     Hoàn Châu cách cách (1999)

·     Đoạn Cuối Cuộc T́nh (tháng 8, 2006)

·     Không phải hoa chẳng phải sương (2013)

·     Tương tư Thảo

·     Bên Bờ Quạnh Hiu

DangLeQuan.JPG

 

Quỳnh Dao có thể xem như cùng thời với những người sinh cuối thập niên 30 và đầu thập niên 40 của thế kỷ trước nên ảnh hưởng của bà đối với những nữ văn sĩ của miền Nam Việt Nam không nhỏ. Trong thời kỳ này, hiện tượng các nhà văn nữ nổi bật trên văn đàn miền Nam với Tuư Hồng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Nhă Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Dung Sài G̣n…là một điều ai cũng thấy. Song song đó, phải kể đến làn sóng hiện sinh đến từ phương Tây mà đại diện là nữ sĩ Françoise Sagan của Pháp với tác phẩm Bonjour Tristesse.

KimAnh.PNG

Ca sĩ Kim Anh

Nhưng năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, thời kỳ phim ảnh Trung Hoa (Đài Loan, Hồng Kông) tràn ngập Sài G̣n, cuốn phim Thái Vân Phi với bản nhạc “”thiên ngôn vạn ngữ” được Đặng Lệ Quân hát chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao đă làm rơi nước mắt biết bao khán giả. Sau này, ca sĩ Kim Anh đă thể hiện xuất sắc bản nhạc “Mùa thu lá bay” khiến tên tuổi cô gắn liên với bản nhạc đă được nhạc sĩ Nam Lộc viết lời Việt.

 

Ở miền Nam trước 1975, hai nhà văn Trung Hoa được yêu chuộng nhứt là Kim Dung với các tác phẩm vơ hiệp và Quỳnh Dao với các tiểu thuyết t́nh cảm. Hai ngôi sao trên văn đàn Á Châu đă tắt, bao giờ người ta sẽ có được những tài năng văn chương như vậy?

 

Huỳnh Công Ân

Montreal 4/12/2024

 

Tài liệu tham khảo:

Wikipedia tiếng Việt Quỳnh Dao