Quận 4 ngày xưa và những ngành nghề: đóng giày, làm rương và làm đàn guitar

 

Lâu nay nói đến quận 4 và nhứt là đường Tôn Đản người ta nghĩ đến một nơi xuất thân những tay anh chị nổi tiếng trong chốn giang hồ như Phước Đen, Hải Chùa, Năm Cam…và không ít người lo ngại khi đặt chân đến . Nhưng ít ai biết rằng nơi đây lại là nơi tập trung những ngành nghề thủ công mà ngày nay đă mai một như đóng giày, làm rương và làm đàn guitar.

 

Theo ḍng người di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954, những ngành nghề trên đă được đem vào Sài G̣n đặc biệt là ở quận lao động nghèo như quận 4.

 

Đường Hoàng Diệu quận 4 là nơi tập trung những nghệ nhân đóng giày của Sài G̣n. Họ là truyền nhân của những thợ đóng giày ở làng Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ngoài Bắc. Không như ngày nay, người ta đến những tiệm bán giày đóng sẵn, đi thử đôi nào vừa th́ mua. Ngày trước, người ta đặt giày trước bằng cách đến để được đo ni tấc bàn chân của ḿnh và tiệm sẽ cho cái hẹn để đến thử và nếu vừa th́ họ mới lấy.

 

TiemGiay.JPG

 

Tiệm giày nổi tiếng nhứt ở quận 4 và cả Sài G̣n là tiệm giày Gia ở đường Hoàng Diệu. Tôi biết anh Gia chủ tiệm từ lúc c̣n học trung học v́ em của anh tên Hà là bạn học với tôi ở trường Nguyễn Văn Khuê. Trái với Hà rất đẹp trai, anh Gia mặt ổ hoa mè. Ban đầu, tiệm của anh trong hẻm của đường Đỗ Thành Nhân (Đoàn Văn Bơ bây giờ) và sau lưng đường Hoàng Diệu. Sau này khá giă, anh mua nhà đường Hoàng Diệu để mở tiệm. Những năm sau cùng trước 1975, tiệm giày Gia có nhiều chi nhánh khắp Sài G̣n. Lúc đó ông chủ tiệm thuê các thiếu nữ đẹp, mặc áo dài để đo chân khách.

 

GiayQ4.JPG

Khi bắt đầu đi dạy tôi đặt giày ở tiệm Gia. Ở trên đường Hoàng Diệu, ngoài tiệm giày Gia c̣n nhiều tiệm khác như Gia Phong, Sài G̣n, Khánh Hội…Nghe nói sau 1975, tiệm giày Gia có xuất hiện ở Cali, Hoa Kỳ nhưng sau này tôi không c̣n nghe ai nhắc tới. Có lẽ nghệ thuật đóng giày thủ công không thể cạnh tranh về giá cả với kỷ nghệ làm giày bằng máy móc.

 

Lúc tôi khoảng trên dưới 10 tuổi, tôi thường đi vào một con hẽm đường Tôn Đản khoảng gần đường Vĩnh Khánh ngày nay. Lúc đó quận 4 c̣n nhiều sông rạch nên đường dẫn vào hẽm này làm bằng những chiếc cầu ván gập ghềnh và nhà cửa ở đây toàn là nhà sàn. Hầu hết những gia đ́nh ở hẽm này đều là người Bắc di cư và làm nghề đóng rương gỗ.

RuongGo.JPG

 

Thời kỳ đó, chiếc va li bằng da là một mặt hàng xa xỉ, người giàu lắm mới dám mua dùng. Người trung lưu và người nghèo thường dùng rương gỗ. Dân ở hẽm này có nghề đóng rương truyền thống từ ngoài Bắc mang vào.

DinhBo.JPG

 

Là con nít nên tôi đi vào hẽm này không phải đi mua rương mà đi lượm những cây đinh bọ (clou punaise) mà thợ đóng rương dùng đóng trang trí mặt ngoài của rương. Đám con nít tụi tôi thời ấy đóng những cây đinh bọ vào các khẩu súng gỗ bắn pháo chà cho “oai” như súng của những anh chàng cao bồi trong phim western Mỹ.

 

Ngày nay, rương gỗ không c̣n thông dụng v́ cồng kềnh và nặng nề. Người đi du lịch dùng va li da có bánh xe đễ di chuyển hơn. Rương gỗ chỉ dùng để trang trí tại chỗ trong những cửa hàng bán giường, tủ, bàn, ghế.

 

Một nghề khác cũng do người Bắc di cư du nhập vào quận 4 là nghề làm đàn guitar thùng..

 

Người đầu tiên làm nghề sản xuất đàn guitar gỗ là ông Trần Văn Sô được coi là người đă khai sinh ra làng nghề làm đàn truyền thống của Sài G̣n. Ông Sô sinh năm 1928 ở Nam Định, sau di cư vào Sài G̣n làm nghề mộc ở khu vực Tôn Đản, quận 4. Khoảng năm 1950, ông chuyển hẳn sang nghề chế tạo đàn guitar, đào tạo nhiều thợ làm đàn lành nghề nên trở thành làng nghề. Lúc đầu, các cố đạo, lính viễn chinh Pháp thường mang những cây đàn bị hỏng đến cho thợ người Việt có nghề mộc sửa chữa. Đàn guitar thời gian này c̣n hiếm, chỉ có thể đặt mua từ nước ngoài chuyển về nên phải chịu giá rất đắt. Người chơi đàn muốn có một cây để dùng mà không mua đàn được đă phải tự mày ṃ học, mua đàn cũ, hỏng, rồi tháo từng bộ phận để t́m hiểu cho rơ ngọn ngành. Từ đây, họ tự học hỏi lẫn nhau rồi biết sản xuất và sửa chữa đàn.

 

Thời cực thịnh, nhiều cửa hiệu tiêu thụ đàn Tôn Đản иổi tiếng: Mỹ Tiến, Phùng Đinh, Quảng Thành… trên đường Hồ Văи Ngà (Lê Thị Hồng Gấm bây giờ) Có tiệm nhập một thùng khóa, phím… sản xuất được hàng ngàn cây đàn. Một số thợ tay nghề đặc biệt cao được ưu ái cấp cả chỗ ở, phương tiện đi lại…

Tôi có một người bạn học chung trung học ở trường Nguyễn Văn Khuê (sau này là trường Bồ Đề và bây giờ là trường Đồng Khởi) tên Phùng Quốc Bộ, con trai ông chủ tiệm đàn Phùng Đinh. Gia đ́nh cho Bộ đi du học ở Nhật, đậu tiến sĩ. Đầu năm 1975, anh về Việt Nam định mở một viện đại học tư theo lối giáo dục Nhật Bản, nhưng biến cố 30/75 làm dự án của anh không thể thực hiện được và anh đă quay trở lại Nhật.

Trải qua nhiều thăng trầm , đến nay, Xóm đàn Tôn Đản tuy c̣n tồn tại, nhưng chỉ c̣n là chiếc bóng của ngày xưa. Các tiệm bán đàn xưa không c̣n, đàn Tôn Đản nay chỉ c̣n bán ở các cửa hàng Nguyễn Thiện Thuật, cạnh tranh mệt mỏi với đàn Trung Quốc.

 

TienDan.JPG

Nhắc đến nghề làm đàn ở Tôn Đản, quận 4, không ai không biết danh ông Ba Đờn (tên “đờn” là cách gọi “đàn” của người miền Nam) - tên thật là Nguyễn Văn Trân, sinh năm 1947. Chính tên Ba Đờn của ông là một thương hiệu đàn guitar nổi tiếng được khách hàng khắp nơi biết đến. Trong con hẻm nhỏ ở đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, ba đời gia đ́nh ông Ba Đờn đă làm nghề đàn suốt nửa thế kỷ qua. Ông cho biết, cha ông trước gốc ở Bến Tre, lên thành phố lập nghiệp và gia nhập làng nghề từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hiện tại, 7 người con của ông - 5 trai và 2 gái, th́ cả 7 người đều theo nghề gia truyền này. Sau bao nhiêu năm mở cơ sở làm đàn tại nhà, ông Ba Đờn đă chuyển đến cơ sở sản xuất mới trên đường Nguyễn Văn Linh, huyện B́nh Chánh. Cơ sở này có tên Trạng Kiều, hiện ông giao cho người con trai thứ hai là anh Nguyễn Văn Trạng quản lư. Vợ anh Trạng, chị Phạm Thị Thanh Kiều, là thợ làm đàn lành nghề, cũng sinh ra trong một gia đ́nh làm nghề đàn truyền thống ở quận 4. Anh Trạng cho biết, nhu cầu chơi đàn đang ngày càng phổ biến, nhất là giới trẻ, sinh viên, học sinh. Với khoảng 20 thợ làm việc thường xuyên, cơ sở Trạng Kiều sản xuất được khoảng 100 cây đàn/ngày. Theo anh Trạng như vậy là không đủ cho nhu cầu hiện tại nên anh đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo thêm đội ngũ thợ để sản phẩm làm ra ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng.

 

BayDon.JPG

 

Như vậy làng đàn ở quận 4 đă chuyển về huyện B́nh Chánh.

 

Ba ngành nghề truyền thống: đóng giày, làm rương, làm đàn không c̣n là nghề tiêu biểu của quận 4 ngày nay nữa.

 

Tài liệu tham khảo:

-gocxua.net

-giongsongcuwordpress.com

-www.amazingvietnam.vn

 

Huỳnh Công Ân

13/4/2022