Quân
Đoàn 1 QLVNCH tan ră trong cuộc rút lui khỏi Vùng I
Chiến Thuật
Tâm trạng hoang mang của quân và dân miền Nam
Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973
Khi Quân
Đoàn 2 và Quân Khu 2 khởi sự bị các lực
lượng Cộng Sản Bắc Việt tấn công
dữ dội để rồi thất thủ vào Tháng Ba,
1975, nỗi lo âu rằng Hoa Kỳ đành đoạn
bỏ rơi miền Nam Việt Nam lại cho Cộng
Sản muốn làm ǵ th́ làm đă trở thành một sự
thật cay đắng, nhất là sau khi Hoa Kỳ đă
đạt được Hiệp Định Paris 1973
với Cộng Sản Quốc Tế để có thể
rút toàn bộ quân đội của họ ra khỏi
Việt Nam “trong danh dự,” và sau khi những tù binh Mỹ
cuối cùng đă được hồi hương.
Đó chính
là hậu quả trông thấy của việc Quốc
Hội Mỹ, kẻ nắm hầu bao trong mọi cuộc
tiêu pha của chính phủ và quân đội Hoa Kỳ, đă
dứt khoát không chi thêm một đô la nào nữa cho
cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Từ $1 tỷ
rưỡi trong những năm trước đó, viện
trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Ḥa sau
năm 1973 đă bị cắt giảm gắt gao, cụ
thể là đến tài khóa 1974-1975 th́ chỉ c̣n lại $750
triệu, tức là, trên thực tế, chỉ c̣n có $350
triệu dùng được sau khi khoản viện trợ
đó đă bị trừ đi chi phí $300 triệu dành cho
phái bộ quân sự Mỹ (DAO, Defense Attaché Office, Saigon) c̣n
lưu lại miền Nam Việt Nam cho đến cuối
Tháng Tư, 1975.
iễn
tượng Việt Nam Cộng Ḥa sắp bị bỏ
rơi nửa chừng, cho dù Quân Lực Việt Nam Cộng
Ḥa đă trở nên ngày càng hùng mạnh và có thừa khả
năng một ḿnh chiến thắng quân Cộng Sản
Bắc Việt xâm lược nếu được vơ
trang và tiếp tế đầy đủ như thời
gian trước Hiệp Định Paris 1973, đă làm cho
tinh thần của quân và dân Miền Nam Việt Nam mau
lẹ suy sụp.
Ngón đ̣n
cắt giảm viện trợ Mỹ để gây áp
lực buộc chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa phải
nhường đất cho Cộng Sản hoặc gia
nhập vào một chính phủ liên hiệp với phe
Cộng Sản, trên thực tế, đă gây thiệt
hại nặng nề cho nỗ lực chiến đấu
chống lại cuộc xâm lược miền Nam Việt
Nam của Cộng Sản Bắc Việt.
Về
mặt kinh tế, những đợt cắt giảm
viện trợ tài chánh liên tiếp trong những năm
1973-1975 đă làm cho đồng bạc Việt Nam Cộng
Ḥa bị phá giá trầm trọng, và mức sống của
những người có đồng lương cố
định, như giới quân nhân và công chức, tại
miền Nam Việt Nam bị sa sút thê thảm.
Về
mặt quân sự, việc cắt giảm mức tiếp
đạn được và quân trang, quân dụng cho
miền Nam Việt Nam trong khi chiến cuộc đang gia
tăng cường độ đă đặt các
đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vào
thế hết sức bất lợi. Bởi v́ các tiền
đồn hẻo lánh không được trọng pháo và
phi cơ yểm trợ, cho dù đó là một trận
đánh lớn của địch cỡ cuộc tấn
công vào Tiểu Khu Phước Long hồi cuối năm
1974 hoặc là một trận đánh nhỏ vào xă Khánh An
ở Thới B́nh thuộc tỉnh An Xuyên (Cà Mau) hồi
đầu năm 1975.
Quân Đoàn 1 tan ră
Ngày 14 Tháng
Ba, 1975, trong một cuộc họp tại Dinh Độc
Lập, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho
biết Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH quyết định
rút bớt Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù từ
Quân Đoàn 1 về để bảo vệ thủ đô
Sài G̣n, đồng thời ra lệnh cho
Trung
Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn
1 và Quân Khu 1, rút quân từ các nơi khác về pḥng thủ
vùng duyên hải từ Huế và Đà Nẵng cho tới Chu
Lai trong kế hoạch “co cụm” lănh thổ Việt Nam
Cộng Ḥa về hướng Quân Khu 3 và Quân Khu 4.
Ngày 19 Tháng
Ba, tức là chỉ ba ngày sau khi các lực lượng Quân
Đoàn 2 khởi sự cuộc di tản cồng kềnh
và đẫm máu – v́ quân và dân lẫn lộn – khỏi Cao
Nguyên trên liên tỉnh lộ 7B, các lực lượng Quân
Khu 1, trong đó có Thủy Quân Lục Chiến, khởi
sự rút khỏi Quảng Trị, về lập pḥng
tuyến ở Mỹ Chánh ở phía Bắc Huế.
Tuy nhiên,
đến tối ngày 20 Tháng Ba, Tổng Thống Thiệu
lại ra lệnh rút nốt Lữ Đoàn 2 Dù về Sài G̣n.
Thế là Quân Khu 1 chỉ c̣n có Sư Đoàn Thủy Quân
Lục Chiến tăng phái cho Quân Đoàn mà thôi, lúc đó
gồm có các Sư Đoàn 1, 2 và 3. Tướng
Trưởng đâm ra bối rối trước sự
thể quân Cộng Sản Bắc Việt ngày càng gây áp
lực nặng nề, với thêm bốn sư đoàn
sẵn sàng vượt sông Bến Hải và kết hợp
với các đơn vị của Cộng Quân đă có
sẵn tại vùng Hỏa Tuyến nhằm tiến
chiếm toàn bộ Quân Khu 1.
Ngày 21 Tháng
Ba, Cộng Quân đă cắt đứt Quốc Lộ 1
ở Truồi (giữa Huế và Đà Nẵng) và đóng
chốt ở đèo Phú Gia. Như thế, đoạn
đường bộ giữa Huế và Đà Nẵng
đă bị Cộng Quân khống chế. Ngày 25 Tháng Ba,
Tướng Trưởng quyết định cho các
đơn vị Thủy Quân Lục Chiến rút ra cửa
Thuận An trong khi Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Biệt
Động Quân và Địa Phương Quân
được lệnh xuống cửa Tư Hiền
đề các tàu của Hài Quân VNCH đến đón.
Trong t́nh
thế hỗn độn khi quân và dân Vùng I chen chúc nhau
chạy loạn giữa những đợt pháo kích truy
đuổi của Cộng Quân, cả hai đoàn quân rút lui
nói trên đă tan ră tại hai cửa biển này, và khi về
tới Đà Nẵng th́ chỉ c̣n lại một phần
ba quân số. Cuộc rút lui của Sư Đoàn 2 Bộ
Binh tương đối thành công hơn chút đỉnh v́
họ chỉ phải di chuyển từ Chu Lai ra bờ
biển để được tàu Hải Quân chở ra
Cú Lao Ré ở gần đó, v́ thế hơn phân nứa
sư đoàn này đă về tới B́nh Tuy
Ngày
27 Tháng Ba, 1975, t́nh h́nh Đà Nẵng vô cùng nghiêm trọng,
quân Cộng Sản Bắc Việt dùng đủ loại
trọng pháo và súng cối pháo kích liên tục vào Bộ
Chỉ Huy Quân Đoàn 1 và nhiều nơi trong thành phố
Đà Nẵng, tạo bất ổn và gây nhiều
thương vong cho các lực lượng đồn trú,
đồng thời làm cho tinh thần của dân chúng thêm
hoảng loạn. Hơn nữa, dân chúng từ Quảng
Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngăi…
đổ về đây quá đông từ nhiều ngày
trước khiến chính quyền và các lực
lượng an ninh không thể nào kiểm soát
được t́nh h́nh tại chỗ. Trung Tướng Ngô
Quang Trưởng đành ra lệnh rút bỏ Đà
Nẵng.
Ngày 28 Tháng
Ba, tàu Hải Quân đến Đà Nẵng đón binh sĩ
và dân chúng di tản đưa vào Nha Trang, Cam Ranh, và Vũng
Tàu, với ưu tiên dành cho các đơn vị Thủy Quân
Lục Chiến từng hứng chịu những tổn
thất nặng nề trong cuộc rút lui hỗn
độn dẫn đến sự tan ră của Quân
Đoàn 1 và Vùng I Chiến Thuật.
Ngày 29 Tháng
Ba, các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt
tiến vào chiếm đóng đô thị lớn hàng thứ
hai tại miền Nam Việt Nam, thành phố từng
giữ một vị trí chiến lược
độc đáo kể từ khi người Pháp khởi
sự cuộc chiến tranh chinh phục Việt Nam hồi
năm 1858. Rồi hơn một thế kỷ sau đó,
hồi năm 1965, các lực lượng Mỹ bắt
đầu đổ bộ vào miền Nam Việt Nam
để cứu văn t́nh h́nh quân sự nguy ngập tại
đây, và bây giờ khi Cộng Sản Bắc Việt
bỗng chốc trở thành chủ nhân nơi này trên
đường tiến quân về Nam để đánh chiếm
Sài G̣n.
Tàn cơn binh lửa
Trước
khi thực hiện kế hoạch bỏ rơi Việt Nam
Cộng Ḥa, một đồng minh quan trọng tại
Đông Nam Á, không những chỉ trong những thập niên
cuối của thế kỷ 20 mà c̣n kéo dài cho tới
những thập niên đầu của thế kỷ 21
nữa, Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ,
được sự hỗ trợ tích cực của
nền báo chí thiên tả cố hữu trong nước,
đă t́m cách đổ hết mọi tội lỗi lên
đầu chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng
Ḥa để ru ngủ lương tâm mà phủi tay
trước cuộc diện tồi tệ. Nào là chính
phủ Việt Nam Cộng Ḥa tham nhũng, nào là quân
đội Việt Nam Cộng Ḥa thiếu khả năng,
nào là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu độc
tài và phe đảng, vân vân.
Từ
cuối năm 1972 tới đầu năm 1975, nhiều
phái đoàn của Quốc Hội Mỹ đă
được cử đến miền Nam Việt Nam
để hạch sách và điều tra về t́nh trạng
tham nhũng trong chính quyền và quân đội, về cách
đối xử với các tù nhân tại các nhà lao không
đúng với Công Ước Geneva về tù binh chiến
tranh, về hành vi kiểm duyệt và bóp nghẹt báo chí trong
nước, về tin đồn chính quyền và quân
đội miền Nam Việt Nam bán thuốc Tây và
đạn dược cho Cộng Sản… Tất cả
chỉ với mục đích t́m cho ra ít nhất một cái
cớ nào đó để có thể bỏ rơi không
thương tiếc Việt Nam Cộng Ḥa, một
đồng minh thân thiết và quan trọng mà chỉ ba
thập niên sau họ lại bắt đầu cảm
thấy sự sinh tồn của người bạn đó
là thiết yếu cho nền an ninh của thế giới
tại vùng Ấn Độ và Thái B́nh Dương
trước hiểm họa bành trướng hầu như
không có ǵ cản nổi của Cộng Sản Trung Hoa.
ặc
dù hầu hết quân và dân tại miền Trung Việt Nam –
và sau đó là toàn thể dân chúng miền Nam Việt Nam –
đều phải hứng chịu những hậu quả
tàn khốc do sự tan ră bất ngờ của Quân Đoàn
1 QLVNCH nơi địa đầu giới tuyến,
tưởng cũng nên ghi nhận rằng, giữa
những tang thương, bi hận đó của cuộc
chiến, Tướng Ngô Quang Trưởng và Lữ Đoàn
147 Thủy Quân Lục Chiến, éo le thay, lại nằm
trong số các nạn nhân đáng thương của
cuộc lui binh hết sức đáng tiếc đó.
Tướng
Trưởng, một vị tướng lănh tài ba và trong
sạch của QLVNCH với biết bao chiến công
lừng lẫy, bỗng dưng trở thành một bại
tướng trong t́nh thế hỗn loạn và mờ
mịt của cuộc rút quân mà ngay từ những giờ
phút đầu tiên đă vượt khỏi tầm
kiểm soát của ông.
Đại
Tướng Mỹ Norman Schwarzkopf, trước kia là cố
vấn cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng và sau này
trở thành tư lệnh cuộc Hành Quân Băo Sa Mạc
(Desert Storm) ở Iraq hồi năm 1991, nhận định
rằng Tướng Trưởng là “vị tư lệnh
tác chiến sáng chói nhất mà ông từng được
biết tới” (Truong was “the most brilliant tactical commander I’d
ever known”).
C̣n Lữ
Đoàn 147 của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến
“bách chiến, bách thắng” th́ hầu như bị bỏ
quên (v́ không có ai đến đón họ xuống tàu di
tản như đă định trong kế hoạch hành
quân) tại băi biển Thuận An, khiến lữ đoàn
này phải một ḿnh chiến đấu giữa ṿng vây
của các lực lượng Cộng Sản Bắc
Việt. Để rồi lữ đoàn này đành phải
cay đắng hứng chịu số thương vong cao
nhất, với hàng trăm chiến binh tử trận trong
giao tranh và dưới mưa pháo của địch cùng
với hàng ngh́n chiến binh khác bị địch bắt
sống sau khi họ đă chiến đấu cho
đến viên đạn cuối cùng mà không
được tiếp tế, đừng nói chi tới
tiếp viện.
(Vann Phan)