NHỮNG ÔNG THẦY “BẮC KỲ” CỦA TÔI

 

Chữ "Bắc Kỳ" ở đây như tôi đă đề cập trong  bài viết trước đây "Bắc Kỳ 9 nút và Bắc Kỳ 2 nút" phải hiểu là Bắc Kỳ 9 nút, tức là những người Bắc di cư vào Nam trong năm 1954.

 

Trong thời gian tôi học ở bậc trung học và đại học, đa số các ông thầy của tôi đều là “Bắc Kỳ”. Có lẽ v́ ở miền Bắc, đời sống khó khăn hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn, đất đai ít mầu mỡ hơn ở miền Nam nên người Bắc chịu khó học hành hoặc phát triển nghề nghiệp hơn người miền Nam.

 

Mà cũng phải, được thiên nhiên ưu đăi một người đàn ông miền Nam quanh năm chỉ cần mặc cái quần xà lỏn, ở trần cũng không bao giờ thấy lạnh. Đói ư? Chỉ cần một cái cần câu ra bờ sông một lát cũng kiếm được một con cá to đủ ăn no. Họ chẳng cần phải lo đói, lạnh khác với người miền Bắc phải tranh đấu với thiên nhiên để sống c̣n nên chịu khó, chăm chỉ và cần cù hơn.

 

Bởi vậy, hầu hết những ngành nghề chuyên môn đều do người miền Bắc đưa vào miền Nam. Như nghề đóng giày chẳng hạn là do những truyền nhân đến từ làng Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ngoài Bắc. Khi vào đến trong Nam, ban đầu họ tập trung ở đường Hoàng Diệu, quận tư, Sài G̣n với các tiệm Gia, Gia Phong, Khánh Hội, Sài G̣n…sau họ phát triển mở những tiệm lớn trên đường Lê Thánh Tôn ở quận nhứt.

 

Nghề làm đàn do ông Nguyễn văn Sô, gốc ở Nam Định di cư vào Nam cũng làm nghề ở quận tư và giao hàng cho các tiệm bán đàn ở đường Hồ Văn Ngà, quận nh́ như Phùng Đinh, Mỹ Tiến, Quảng Thành…

 

Về ẩm thực, món phở là một “đặc sản” đem từ Bắc vào Nam giờ đây nổi tiếng khắp thế giới. Trong thực đơn hằng ngày cho tổng thống Hoa Kỳ cũng có món phở.

 

Về văn hoá, văn nghệ th́ những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ …miền Bắc đă làm phong phú thêm cho vườn hoa nghệ thuật ở miền Nam với những tên tuổi lớn như Nhất Linh, Doăn Quốc Sĩ, Mai Thảo…về văn, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa…về thơ, Phạm Duy, Phạm Đ́nh Chương, Anh Bằng, Nguyễn Hiền… về nhạc và nhiều nhiều nữa.

 

Trong địa hạt giáo dục, các nhà giáo đến từ miền Bắc hành nghề trước hay sau 1954 làm đông đảo thêm cho đội ngũ giảng huấn bậc phổ thông cũng như đại học và đá đào tạo biết bao thế hệ học sinh và sinh viên ưu tú cho miền Nam.

 

Các thầy dạy tôi từ trung học đến đại học đa số là người Bắc.

 

LuuTrung Khao.jpg

Giáo sư Lưu Trung Khảo và tôi tại đại hội Nguyễn Trăi ở Cali năm 2014

 

Ở trung học tôi có học với các thầy Lưu Trung Khảo môn quốc văn, thầy Nguyễn Văn Long môn triết, thầy Trần Văn Điền và thầy Bùi Đ́nh Mạc môn Anh văn, thầy Vũ Khắc Khoan môn sử, thầy Lê Ngọc Huỳnh môn địa lư, thầy Phạm Huy Ngà môn h́nh học, thầy Kiều Thế Đức và thầy Đinh Văn Lô môn đại số, thầy Vũ Bảo Ấu môn cơ học, thầy Nguyễn Văn Thi môn vật lư…

IMG_6414.JPG

Giáo sư Trần Văn Điền

Lên đại học tôi được học với thầy Cù An Hưng môn giải tích, thầy Nguyễn Chánh môn h́nh học giải tích, thầy Đặng Đ́nh Áng môn topo, thầy Từ Ngọc Tĩnh dạy chứng chỉ cơ học thuần lư, thầy Nguyễn Chung Tú dạy chứng chỉ vật lư đại cương, thầy Nguyễn Huy Bảo môn tâm lư sư phạm, thầy Bùi Phượng Ch́ môn vật lư…

IMG_6416.JPG

Giáo sư Đặng Đ́nh Ấng

Tất cả các thầy kể trên đều là người Bắc di cư. Tôi xin biết ơn các thầy cùng các thầy khác người miền Nam đă truyền thụ cho tôi những kiến thức quư báu mà về sau tôi đă tiếp nối các thầy để làm kẻ đưa con đ̣ tri thức cho các thế hệ sau đúng như câu”Trọng thầy mới được làm thầy”.

 

Tiếc thay, biến cố ngày 30/4/1975 đă làm đứt đoạn một truyền thống tốt đẹp của nền giáo dục dân tộc, nhân bản và khai phóng của nước ta.

 

Huỳnh Công Ân

Montreal ngày 30/8/2024