NHA TRANG MIỀN
CÁT TRẮNG
Huỳnh Công Ân
“Nha Trang là
miền quê hương cát trắng
Có những
đêm nghe vọng lại
Ầm ầm
tiếng sóng xa đưa “
(Nha Trang-Minh
Kỳ)
Trước 1975,
Nha Trang và Đà Lạt là hai thành phố duy nhứt của
miền Trung mà tôi từng đặt chân đến. Không
phải đến để đi du lịch mà v́ phải
tham dự những khoá huấn luyện quân sự trong
thời gian tôi đi lính.
Nếu tôi
chỉ ở Đà Lạt có vài ngày trong năm 1973 v́ xin
không tham dự khoá học đại đội phó
chiến tranh chính trị để nhận sự vụ
lệnh biệt phái về bộ Giáo Dục th́ tôi đă
lưu lại Nha Trang hơn 4 tháng để thụ
huấn khoá 2/68 sĩ quan trừ bị.
Quân trường Đồng
Đế
Đặc
biệt tôi đến Đà Lạt lấn đó với
tư thái thong dong không những v́ khỏi phải tham gia
huấn luyện mà c̣n có thời gian rong chơi ở
xứ ngàn hoa. C̣n tôi đến Nha Trang năm 1968
dưới sự áp tải của Quân cảnh trên phi
cơ vận tải C130 với tâm trạng một kẻ
rớt điểm tác xạ phải ra quân trường
Đồng Đế học khoá hạ sĩ quan.
May mắn
nhờ sự can thiệp của thượng nghị
sĩ Tôn Thất Đính tôi được nằm trong danh
sách bốn đại đội 335, 336, 337, 338
được vớt lên học khoá sĩ quan c̣n
đại đội 334 gồm những người có
điểm bắn thấp nhứt trong kỳ thi cuối
khoá cơ bản quân sự ở trung tâm huấn luyện
Quang Trung phải học khoá hạ sĩ quan.
Trong số
những người không may phải học khoá hạ
sĩ quan có hai người bạn đồng nghiệp
tôi: anh H. giáo sư quốc văn và anh T. giáo sư lư hoá.
Nhưng như
trong truyện “Tái ông thất mă” sau cái xui lại là cái hên và
ngược lại, sau cái hên lại là cái xui. Sau 1975, hai anh
H và T v́ mang cấp bực trung sĩ nên khỏi phải đi
cải tạo như tôi.
Trường
Hạ Sĩ Quan Nha Trang khang trang nằm dưới
bóng những hàng cây thông, cây bàng đầy bóng mát. Phía sau
trường là một dăy núi chắn ngang, thấp thoáng
bức tượng người chiến binh đứng
trong tư thế thao diễn nghỉ trên đỉnh núi Ḥn
Khô, tạo thành một khung cảnh thật hùng tráng. V́ dăy
núi trông từ xa như h́nh một thiếu nữ nằm
xỏa tóc nên sau này khi vào học ở đây tôi
được nghe truyền tụng hai câu thơ mà ai
đó đă đặt:
“Anh đứng
ngàn năm thao diễn nghỉ,
Em nằm xỏa
tóc đơi chờ ai.”
Tượng Thao diễn nghĩ
trên đỉnh Ḥn Khô
Tôi
được xếp vào đại độ 335 mà sĩ
quan cán bộ đại đội trưởng là trung úy
Xuân.
Bốn tuần
huấn nhục bắt đầu. Đi đâu từ hai
người trở lên đều phải đếm
bước chạy. Trước khi vào nhà bàn để
ăn th́ đại đội phải chạy vài ṿng quanh
vũ đ́nh trường. Ng̣ai ra, những bài học
tuột núi, đi dây tử thần, vượt sông,
tấn công lên đồi...là những bài học cam go
của chúng tôi.
Ngày chuẩn
bị gắn alpha, chúng tôi phải làm một cuộc hành
quân chinh phục Ḥn Khô. Tôi phải vác cây trung liên Bar leo núi.
Khi lên tới đỉnh Ḥn Khô th́ tôi suưt ngất xỉu v́
kiệt sức.Tối đó, tiểu đoàn1 SVSQ làm lễ
gắn alpha cho các khóa sinh."Quỳ xuống các khóa sinh
dự bị sĩ quan, Đứng lên các sinh viên sĩ
quan". Khẩu lệnh đó cùng bản Hồn Tử
Sĩ vang lên trang nghiêm nhưng đượm vẻ âm u làm
tôi lạnh người nghĩ tới những tháng ngày xông
pha trong ṿng lửa đạn sắp tới.
Chúng tôi
được thoải mái khi đi ứng chiến ban
đêm. Có đêm chúng tôi giăng lều nằm ở nhà
thủy tọa, lắng nghe tiếng sóng biển ŕ rào. Có
đêm chúng tôi nằm trên đồi Rù Ŕ để làm
mồi cho muỗi cắn.
Cuối tuần,
chúng tôi được vài giờ phép để ra thành
phố Nha Trang. Có người th́ vào quán cà phê Thiện
ở đường Độc Lập để
trồng cây si cô ngồi caisse, người Sài G̣n
đẹp như tranh vẽ. Có người đi ‘xả
stress” ở khu Phước Hải . Có người ra
bờ biển nh́n sóng vỗ bờ.
Rồi th́ ngày măn
khoá cũng đến. Đường bộ từ Nha
Trang về Sài G̣n lúc đó không an ninh nên tôi ra phi
trường Nha Trang mua vé của Air Vietnam để
về Sài G̣n. Phi trường cũ của Nha Trang nằm
cạnh con đường dọc bờ biển (nay là
đường Trần Phú).
Đó là lần
duy nhứt trước năm 1975 mà tôi đến Nha Trang
và thời gian ở đó là dài nhứt so với những
lúc tôi từ hải ngoại về Việt Nam và đi
chơi ở Nha Trang sau năm 1975.
Nhưng lần
ở Nha Trang lâu dài nhứt đó tôi chỉ quanh quẩn
trong quân trường, băi tập và hàng tuần ra phố
đi phép có một buổi nên không có ư niệm đầy đủ
về thành phố biển Nha Trang.
Sau này, về
nước mỗi lần ra Nha Trang tôi đều thuê
một chiếc xe gắn máy chạy khắp nơi
để khám phá thành phố này. Tôi lại có một
người bạn cùng dạy môn toán tên Tài, là người
địa phương ở đây nên anh hướng
dẫn tôi đi đến những địa điểm
đặc biệt của thành phố.
Lần
đầu về nước năm 2008, khi ra Nha Trang,
vợ chồng tôi và cậu em vợ tham dự tour đi
thăm các đảo nên những lần sau chúng tôi chỉ
đi viếng các nơi trên đất liền.
Tài, người
bạn đồng nghiệp và đồng môn đă
đưa tôi đi qua cầu Trần Phú để thăm
lại quân trường Đồng Đế, nay
được đổi thành trường Sĩ Quan Thông
Tin của quân đội CS. Những kỷ niệm
đầy mồ hôi của những tháng ngày thụ
huấn quân sự tại đây vào cuối năm 1968
vẫn c̣n in đậm trong kư ức của tôi: “thao
trường đổ mồ hôi, chiến trường
bớt đổ máu”.
Ngày trước,
từ nội thành Nha Trang muốn sang Đồng
Đế phải qua hai cây cầu Hà Ra và Xóm Bóng.
Đồng Đế ngày nay dần dần biến thành
phần nối dài của thành phố Nha Trang với quán xá,
chung cư, khách sạn mọc lên như nấm. Ở
đây tập trung các nhà hàng và quán cốc bán các món ăn
hải sản. Buổi tối, từng đoàn xe bus
chở khách từ các hotel bên kia cầu Trần Phú
đổ xuống các quán ăn bên đây đông nghẹt.
Những lần
sau, tôi cũng qua cầu Trần Phú để đến
viếng Tháp Bà nằm sát dốc cầu Xóm Bóng. Có lần
chúng tôi được chứng kiến những cô vũ
công trong xiêm y sặc sở múa những điệu vũ
của người Chàm trông rất đẹp mắt.
“Tiệc liên hoan
nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn
Dạ yến ban
cung nữ dâng lên khúc ca về Chàm”
(Hận
Đồ Bàn-Xuân Tiên)
Tháp Bà Nha Trang
Những lần
đến Nha Trang sau này, chúng tôi thường đi
bằng máy bay. Ga đến là phi trường quân sự
Cam Ranh ngày trước cách thành phố Nha Trang 30 km. Phi
trường Nha Trang cũ trong thành phố đă phá bỏ,
sau đó trở thành ga xe bus chở khách đi về phi
trường Cam Ranh và phần đất trống làm băi
đáp máy bay ngày trước đang có dự án xây dựng
nhà ở và cơ sở thương mại.
Từ phi
trường Cam Ranh, có khi chúng tôi đi xe bus, có khi đi xe
taxi về Nha Trang. Nha Trang nhiều lần được
chọn là nơi thi Hoa hậu quốc tế. Trên đường
từ Cam Ranh về Nha Trang tôi trông thấy nhiều công
tŕnh xây dựng resort cũng như khu du lịch.
Tới Nha Trang,
chúng tôi thuê khách sạn trên đường Trần Phú
để tiện việc đi tắm biển v́ chỉ
cần băng qua đường th́ chúng tôi đă tới
biển.
Thường, vào
6 giờ sáng hai vợ chồng tôi thức dậy, thay
đồ tắm sang bên kia đường, đến băi
biển tập thể dục, chạy bộ rồi
xuống nước vẩy vùng với sóng biển. Sở
dĩ chúng tôi đi tắm biển sớm v́ khi mặt
trời lên th́ đám du khách Nga với những thân h́nh
đồ sộ nung núc thịt hay du khách Trung Quốc
với những tiếng nói xí xô, xí xào ồn ào sẽ tràn
ngập băi biển và mặt biển.
Những năm
đầu, chúng tôi thuê một khách sạn ngoài mặt
đường Trần Phú đó là khách sạn Manchester.
Về sau, thấy khách sạn này quá xuống cấp v́
đă có từ trước 1975, c̣n những khách sạn khác
trong hẻm cách đường Trần Phú vài chục
thước đều mới xây sạch sẻ mà giá
lại rẻ hơn nên những lần sau chúng tôi thuê
những khách sạn này.
Để di
chuyển trong thành phố này, tôi thuê một xe gắn máy
thường cũng là của khách sạn với giá 100 ngàn
tiền Việt Nam (chưa tới 5 đô). Có một điều
khác với bên Mỹ và Canada, khi ḿnh thuê xe hơi th́
người ta đưa cho ḿnh xe mới toanh và xăng
đầy b́nh. C̣n ở Việt Nam họ đưa cho ḿnh
một chiếc xe gắn máy cũ, có khi thắng không
ăn hay thiếu kính chiếu hậu và b́nh xăng cạn
tới đáy. Mỗi lần nhận xe tôi phải hỏi
thăm địa điểm cây xăng gần nhứt
để chạy đến đó đổ xăng.
Nhà thờ Núi
Với chiếc
xe gắn máy tôi đi thăm nhà thờ Núi (c̣n gọi là nhà
thờ Đá). Nhà thờ toạ lạc trên đỉnh
đồi Hoàng Lân, đầu đường Nguyễn Trăi
giao với đường Thái Nguyên (Ngă 6) được
cha sứ Louis Vallet khởi công xây dựng ngày 3-9-1928 và hoàn
thành vào tháng 5-1933. Kiến trúc nhà thờ theo kiểu Gothic
giống như các nhà thờ bên Âu Châu.
Từ nhà thờ
Núi chúng tôi chạy thêm một đoạn đường
nữa để viếng chùa Long Sơn và chùa Hải
Đức.
Chùa Long Sơn hay
c̣n gọi là chùa Phật Trắng tọa lạc ở
đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn,
dưới chân núi Trại Thủy, thành phố Nha Trang. Ban
đầu chùa được dựng trên núi vào năm 1886,
đến năm 1900 v́ một trận băo lớn nên chùa
mới dời xuống vị trí hiện tại.
Từ chùa Long
Sơn lên đỉnh núi, người ta phải leo 193
bậc thang đá. Lên được 10 bậc th́
đến Đại Hồng Chung, một cái chuông cao 2m2 và
nặng 1,5 tấn. Mỗi khi chuông được dọng
lên th́ tiếng chuông vang rền cả một vùng.
Tượng Phật nhập
Niết Bàn
Ở bậc
thang 44 là pho tượng Phật nằm nhập niết
bàn, dài 7m, cao 5m, khuôn mặt chân thiện, tuyệt tác và sau
lưng là bức phù điêu hàng ngh́n tỳ kheo đang
đứng niệm phật.
Chùa Hải Đức
Từ chùa Long
Sơn có đường lớn dẫn lên chùa Hải
Đức ở lưng đồi và lên pho tượng Kim
thân Phật Tổ nơi đỉnh đồi.
Tượng được xây dựng bằng bê-tông ngay
trên nền cũ của chùa Long Sơn.(Nguồn:nhatrangtoday.vn)
Chúng tôi cũng
đă từng đến viếng Hải Học Viện
Nha Trang ở Cầu Đá cách Nha Trang 6km. Ngày nay Hải
Học Viện này được đổi tên là Viện
Hải Dương Học Nha Trang và được chía làm
hai khu vực: Bảo tàng sinh vật biển và Bảo tàng
hải dương học.
Aquarium trong Hải Học Viện
Bảo tàng sinh
vật biển là nơi trưng bày các mẫu vật
của các loài sinh vật biển. Du khách sẽ
được chiêm ngưỡng hơn 20.000 mẫu
vật của 4.000 loài sinh vật biển khác nhau.
Bảo tàng
viện Hải dương học nổi tiếng với
những bộ mẫu vật to lớn. Người ta
được dịp ngắm những bộ xương
cá voi khổng lồ dài tới 26 m, cao 3 m. Và thêm nhiều
bộ mẫu vật lớn khác như: trai, cá tầm, ḅ
biển…
Bước vào
khu nhà kính của Viện Hải dương học không
gian ngập tràn sắc màu của của các loài san hô và các
loài tảo như: Tảo xanh, tảo đỏ, tảo
kim, tảo lục, tảo xoắn …thêm vào đó c̣n có các
loài nguyên thủy, các loài giáp xác.
Phía ngoài theo
lối đi vào, người ta c̣n được ngắm
nh́n các loài thủy sản biển nuôi trong bể lớn và
bể kính như: rùa biển, cá mập, rắn biển, các
loài nhuyễn thể… rất sống động và cuốn
hút.
(Nguồn: vntrip.vn)
Năm 2006, khu vui
chơi Vinpearl của tỷ phú Phạm Nhật
Vượng mở cửa, h́nh thức như Dísneyland,
nằm trên đảo Ḥn Tre. Đầu năm 2020, Vinpearl
Land Nha Trang được đổi tên là VinWonders Nha Trang
.
Cáp treo qua Vinpearl ban đêm
Từ cảng
Cầu Đá muốn qua khu Vinpearl, người ta có thể
đi cáp treo hay đi bằng tàu.
Chúng tôi đă
đi qua Vinpearl hai lần. Ngoài những tṛ chơi cảm
giác mạnh, khu vui chơi này có một bải tắm nhân
tạo rất sạch và nước thật trong. Buổi
tối, ở đây có chương tŕnh nhạc
nước. Trong khu Vinpearl có resort , khách sạn và nhà hàng
sang trọng.
Trong những
lần đến Nha Trang đầu tiên khi về Việt
Nam, buổi sáng chúng tôi ra quán cà phê Four Seasons sát bờ
biển ăn sáng, uống cà phê và nh́n thiên hạ tắm
biển. Buổi tối, chúng tôi ngồi ở nhà hàng
Louisana uống nước và nghe nhạc sống do một
ban nhạc người Phi Luật Tân tŕnh diễn.
Những bản nhạc Pháp của thập niên 1960, 1970
từng làm say mê thế hệ trẻ chúng tôi ngày đó
được nghe lại ở đây. Nhưng trong
những lần sau th́ khách Nga và Trung Quốc tràn ngập
những nơi đó nên chúng tôi thay đổi chỗ khác
ở trong thành phố.
Để nh́n
toàn cảnh thành phố Nha Trang, chúng tôi qua cầu Trần
Phú, vào nhà hàng Nha Trang View để ngắm thành phố
biển.
Thành phố Nha Trang nh́n từ nhà
hàng Nha Trang View
Nói đến
ẩm thực ở Nha Trang, không ai không biết quán nem
nướng Ninh Hoà Đặng Văn Quyên. Quán có hai cơ
sở, một ở đường Lăn Ông, một ở
đường Phan Bội Châu. Lần nào đến Nha
Trang, tôi đều mời Tài đến đây ăn và
uống bia San Miguel của Phi Luật Tân. Trước 1975,
bia San Miguel nổi tiếng trên thế giới v́
hương vị thơm dịu của nó. Có một
lần tôi quen với một người Phi Luật Tân làm
việc trong phái bộ y tế Phi Luật Tân tham chiến
ở Việt Nam khi đi dạo mát ở Bến Bạch
Đằng, Sài G̣n. Ông ta bảo tôi đứng chờ
để ông chạy về PX lấy một thùng bia San
Miguel đem ra đăi tôi. Hai người không sao uống
hết 20 chai nên phần c̣n lại ông ta tặng tôi luôn. Tôi
đem về nhà, ba tôi uống thử không ngớt khen ngon.
Nem nướng Ninh Ḥa Đặng
Văn Quyên
Nem nướng
ngon ngọt, chắc thịt, cuốn cùng ram gịn rụm và
rau sống tươi. Nước chấm hơi ngọt
nhưng thơm mùi tỏi, sền sệt nên vẫn thấy
ngon. Có cà rốt và cà tím muối ăn kèm đỡ ngán.
Nhưng
đến Nha Trang mà không ăn hải sản là một
thiếu sót lớn. Tháng 5 năm 2020, trong chuyến đi
một ṿng Đà Lạt và Nha Trang, vợ chồng tôi
được vợ chồng đứa con trai dùng xe
hơi chở đi đến làng bè Cầu Rớ, Ninh Hoà
cách Nha Trang khoảng 50km để ăn hải sản.
Ở Đồng Đế có nhiều quán hải sản
nhưng giá cả mắc hơn, hải sản không
tươi bằng và nhứt là quá đông khách và ồn ào
v́ đa số khách là người Trung Quốc.
Một
đặc sản khác của Nha Trang là món bún cá. Quán bún cá
Hai Cá trên đường Nguyễn Thị Minh Khai tuy
xập xệ, b́nh dân nhưng khá ngon.
Dù có đi
đâu, chúng tôi cũng không quên món hủ tíu ḿ của
người Tàu nên đến đường Thống
Nhất (Độc Lập cũ) t́m tiệm ḿ Sanh Kư.
Muốn ăn món
Việt Nam, chúng tôi đến tiệm cơm B́nh Minh ở
đường Hoàng Văn Thụ. Một điều tréo
ngoe là chủ tiệm bán món ăn miền Nam ở đây
lại là người miền Bắc.
Ở quán café Nhật Kiều 2
Qua sự
hướng dẫn của Tài, bạn tôi, chúng tôi
thường xuyên lui tới các quán cà phê kiểu sân
vườn như: Nhật Kiều 2 , Venice trên
đường Nguyễn Thị Minh Khai hay Flamenco ở
đường Thái Nguyên hay sang trọng như ở khách
sạn Sheraton trên đường Trần Phú hay khách
sạn Palace trên đường Yersin hoặc nhà hàng Lys trên
đường Hoàng Văn Thụ. Ở quán Nhật
Kiều 2, chúng tôi có thể ngắm nh́n những con cá vàng
tung tăng trong cái hồ bên cạnh bàn của chúng tôi,
ở quán Flamenco th́ chúng tôi được hưởng không
khí mát rượi dưới những tàng cây. Ở các khách
sạn Sheraton và Palace, chúng tôi thấy thoải mái trong
những chiếc ghế nệm tiện nghi, sang trọng.
Uống café ở khách sạn
Sheraton
Nhưng
đối với tôi, biểu tượng của Nha Trang
vẫn là một băi biển dài nhiều cây số, một
trong những băi biển đẹp nhứt của thế
giới. Tuy nhiên, tôi vẫn thích băi biển Nha Trang
trước năm 1975 với cát trắng và những hàng
dương thơ mộng mà nay chỉ c̣n trong kư ức
của tôi.
Trên băi biển Nha Trang
Huỳnh
Công Ân
Montreal 16/9/2021