CHỐN CŨ ĐÓ NGƯỜi
XƯA NAY ĐÂU
Tôi ở quận 4, trên đường Đỗ
Thành Nhân (nay là Đoàn Văn
Bơ) giáp sát đường Tôn Đản từ lúc mới
lên 2. Nhà tôi ở đoạn đường Đỗ
Thành Nhân phía đối diện chợ Cầu Cống thời Pháp thuộc là một con hẻm của đường
Matelot Manuel tức Tôn
Đản bây giờ. Sau trận hoả hoạn Tết năm 1953, con hẻm này được phóng thành đường
Đỗ Thành Nhân, nhà tôi
bỗng được
nằm ngoài mặt đường mang số 331. Ba tôi mở một
tiệm may lấy tên là Huỳnh
Tân. Chung quanh nhà tôi là
các tiệm vàng Kim Hoa, Kim Phát, Hữu Tín, Kim Trang.
Vật đổi, sao dời sau 1975 nhà tôi suy
sụp, căn nhà tôi ở bán cho người
khác. Nhưng mấy chục năm ở căn nhà đó tôi
có biết bao là kỷ
niệm từ thuở thiếu thời đến lúc đi làm.
Sau khi ra nước
ngoài, mỗi lần về nước, khi đi ngang căn
nhà cũ tôi không khỏi
ngậm ngùi. Nhà cũ c̣n
đó nhưng người xưa đâu? Cha mẹ tôi và 3 đứa
em trai tôi
lần lượt
qua đời. Những
người lối xóm cũng bán
nhà đi đâu mất. Duy chỉ gia
đ́nh Kim Trang và Đức Tín (em của
Hữu Tín) c̣n trụ lại
ở đây.
Hôm nay, nhân dịp đi mua đồ
chơi cho 3 đứa cháu nội gần ngă tư Tôn
Đản và Đỗ Thành Nhân, tôi thả
bộ đi nh́n lại nơi chốn xưa minh từng ở.
Căn nhà thân yêu của
tôi nay là một tiệm bán và sửa
chữa điện thoại. Tôi trở thành người xa lạ nơi ḿnh từng ở mấy chục năm trời.
Tôi chợt nhớ tới bài thơ
“Thăng Long thành hoài cỗ” của bà Huyện
Thanh Quan:
“Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
“Đến nay thắm
thoát mấy tinh sương”