NHỮNG NGƯỜI MẸ TUYỆT VỜI

Tuỳ bút

 

MeCon.JPG

 

Thật ra người mẹ nào cũng tuyệt vời, nhưng đối với riêng tôi, ba người mẹ sau đây đă để trong ḷng tôi sự ngưỡng mộ v́ đích thân tôi đă chứng kiến những hy sinh của họ cho con cái.

 

Trong những năm qua, đến ngày Mother’s Day tôi chỉ viết vài ḍng trên tài khoản facebook hay trong nhật kư trên trang nhà của tôi để vinh danh chung mọi người mẹ. Năm nay, tôi xin mạn phép vinh danh ba người mẹ tôi biết.

 

Người đầu tiên là mẹ tôi. Tôi c̣n nhớ lúc tôi lên 6 hay 7 tuổi, mỗi khi tôi bệnh, trong lúc mê man tôi trông thấy những h́nh thù kỳ dị đang rượt đuổi tôi. Khi nghe tôi la hoảng trong cơn mê, mẹ tôi bế tôi vào giường của bà dù bà đang dỗ ngủ đứa em nhỏ nhứt lúc đó của tôi. Bà ôm tôi vào ḷng và những h́nh thù kỳ dị kia biến mất, tôi cảm thấy an tâm trong ṿng tay của mẹ.

 

Theo năm tháng lớn lên của tôi, mẹ tôi lúc nào cũng là chỗ dựa an ổn nhứt của tôi. Chính mẹ tôi là người dẫn tôi đến trường ngày đầu tiên tôi đi học giống như đoạn văn của Thanh Tịnh:

“Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đă quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, v́ chính ḷng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

 

Tôi c̣n nhớ những năm tôi học tiểu học, lúc đó tôi phải học hai buổi. Buổi sáng mẹ tôi cho tôi năm cắc để ăn xôi và buổi chiều 3 cắc để ăn nước đá bào si rô (c̣n gọi là nước đá nhận).

 

Khi tôi trưởng thành hay đă đi dạy, lần nào về tới nhà mẹ tôi đă làm sẵn cho tôi một dĩa cơm gà. Quần áo tôi được mẹ tôi giặt và ủi cẩn thận, mỗi khi ra khỏi nhà tôi đều ăn mặc tươm tất.

 

Suốt cuộc đời mẹ tôi không làm ǵ ngoài việc nhà, săn sóc chồng và 6 đứa con. Đứa nào ngoan th́ đỡ cực, đứa nào hư th́ thật là nhọc nhằn. Nhưng thiên chức làm mẹ không cho mẹ tôi bỏ mặc bất cứ đứa nào. Nhà tôi con trai đông, thời kỳ chiến tranh tất cả đều ở trong quân ngũ trừ thằng em út tôi c̣n nhỏ. Thế là, bà hết đi thăm đứa này ở phi trường Pleiku, đứa kia ở quân trường Nha Trang, đứa nọ ở tiểu khu Vĩnh Long…

 

C̣n nhớ khi tôi bị thương trong một trận chiến và nằm ở bệnh viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Đêm đó mẹ tôi có linh tính bất an, trằn trọc suốt đêm không ngủ. Sáng ra bà đi xe đ̣ xuống đơn vị tôi hỏi thăm mới được biết t́nh trạng của tôi, bà vội vàng lấy một chiếc xe đ̣ khác xuống Cần Thơ thăm tôi.

 

Khi thằng em kế tôi là một phi công trực thăng bị bắn rơi trên chiến trường An Lộc năm 1972 và mất tích. Nỗi thương nhớ con đă làm bà từ một người đàn bà đầy đặn, tốt tướng trở thành một bà già gầy rạc cho đến cuối đời.

 

Phần tôi, sau năm 1975 bị đi học tập cải tạo th́ mẹ tôi cùng đi với vợ tôi lặn lội đến Ka Tum, Tây Ninh cũng như Rừng Lá, Hàm Tân để thăm tôi trong trại cải tạo.

 

Khi tôi ra nước ngoài, mẹ tôi lại lo đến hai đứa con tôi c̣n ở lại Việt Nam cũng như những đứa cháu nội khác.

 

Suốt đời mẹ tôi sống lo cho con cháu, nhường chỗ ngủ tốt, miếng ăn ngon cho chúng. Một người mẹ tuyệt vời của tôi, dù bà đă khuất bóng nhưng những hy sinh của bà chắc được con cháu ghi nhớ măi.

 

Người mẹ tuyệt vời thứ hai tôi muốn nói đến là vợ tôi.

 

Vợ tôi là một người phu nữ không may mắn lấy tôi không đầy một tháng trước ngày 30/4/ 1975. Từ một giáo sư đệ nhị cấp dạy cả trường công lẫn trường tư, thu nhập khá cao trong xă hội lúc đó v́ ở “bên thua cuộc” nên trở nên trắng tay. Tôi phải đi học tập cải tạo v́ là sĩ quan biệt phái nên vợ tôi thay v́ hưởng một cuộc sống sung sướng phải bương chải buôn bán nuôi con và thăm chồng.

 

Khi tôi được thả về, nàng đóng vai chính trong việc mở quán ăn kiếm sống cho gia đ́nh bốn người v́ tôi đi dạy lại với số lương ít ỏi không đủ sống trong thời kỳ gọi là” bao cấp”.

 

Khi ra nước ngoài vợ tôi cũng là lao động chính. Nàng may ngày may đêm để có tiền cho hai con ăn học. Tôi đi làm cho một hăng thịt nguội với số lương tối thiểu làm sao lo nối gia đ́nh.

 

Đến khi hai con hoàn tất việc học và có việc làm ổn định th́ vợ tôi cũng chưa thật sự an nhàn. Nàng lại phải lo đến đứa cháu ngoại đầu tiên khi tuổi đă ngoài 60. Đứa này ban đêm khóc hoài không ngủ, nàng phải bế nó suốt đêm để con gái ngủ an giấc vi ngày hôm sau phải lái xe đi làm xa.

 

Khi con gái tôi sanh đứa thứ hai th́ vợ tôi đă ngoài 70. Nàng phải dành bốn đêm giữ đứa cháu ngoại nhỏ để mẹ nó ngủ đủ giấc sáng đi làm. Mỗi khi cháu bệnh bà ngoại phải thức cả đêm với nó.

 

Ôi t́nh mẹ thương con gái, hy sinh sự an nhàn của tuổi già cho con như vợ tôi có ǵ đủ xứng đáng để đền đáp?

 

Người mẹ tuyệt vời thứ ba tôi muốn đề cập đến là bà suôi, mẹ của con dâu tôi.

 

Dân gian có câu:”Cháu bà nội, tôi bà ngoại” rất đúng. Cháu nối ḍng cho bên nội nhưng bà ngoại lại là người người cực với cháu hơn.

 

Tôi có ba đứa cháu nội, thằng nhỏ nhứt sinh ở nước ngoài, hai thằng lớn sinh trong nước.

 

Hai đứa lớn đều trải qua một lần bệnh ngặt nghèo. Có lần thằng lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp nặng. Nửa đêm nó sốt cao và cả người run rẫy v́ lạnh. Lúc đó vợ chồng tôi đang ở chơi Việt Nam. Chúng tôi và con dâu gọi taxi đưa nó vào bệnh viện Nhi Đồng 2. Thật t́nh mà nói t́nh trạng bệnh viện công ở Việt Nam sao bằng bệnh viện nước ngoài. Khi nhập viện, thay v́ cháu tôi được nhân viên đẩy vào pḥng bằng civière, họ đưa cho tôi một chiếc ghế bố cũ không được sạch sẻ tự vác vào pḥng cho cháu. Vào tới pḥng dành cho cháu, tôi muốn thối lui v́ trước mắt là một cảnh hỗn độn, người bệnh nằm trên ghế bố, người nuôi bệnh nằm dưới đất. Khi di chuyển tôi phải cẩn thận từng bước để tránh đạp vào những người đang nằm la liệt khắp nơi. Khó khăn lắm tôi mới mở chiếc ghế bố cho cháu nhưng khi tôi trải chiếc nệm lên ghế bố và con dâu tôi đặt cháu nằm lên th́ bỗng cháu gặp người lại nôn mửa. Th́ ra cháu không chịu được mùi hôi hám của chiếc nệm có lẻ từ lâu không được giặt giũ.

 

Con dâu tôi gọi điện cho mẹ nó từ quê lên chăm cháu ngoại phụ nó v́ biết rằng vợ chồng tôi không quen với cảnh nuôi bệnh ở đây. Tảng sáng hôm sau, bà suôi tôi lên tới và vào ngay bệnh viện thay chúng tôi. Bà bỏ hết công việc buôn bán dưới quê để ở hơn một tuần trong bệnh viện nuôi cháu.

 

Lần sau, đứa cháu nội thứ hai của tôi bị một chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm, số tiểu cầu trong cơ thể nó xuống thấp đến mức báo động.

 

Con trai tôi quyết định đưa cháu vào bệnh viện nhi đồng 2 thay v́ bệnh viện tư v́ ở đó dù không sạch sẻ, khang trang nhưng các bác sĩ chắc chắn nhiều kinh nghiệm hởn v́ đă chữa trị biết bao nhiêu trẻ rồi. Lần nay vợ chông tôi đang ở Canada nên chỉ biết khóc và cầu nguyện cho cháu qua khỏi cơn nguy kịch. Lại cũng bà suôi tôi từ dưới quê bỏ mọi công việc tức tốc lên Sài G̣n để vào bệnh viện chăm nuôi cháu.

 

Vợ chồng tôi thấy ái ngại v́ ḿnh không chăm lo được chu đáo cho các cháu nội như bà suôi của chúng tôi. Nhưng nghĩ lại, người mẹ là người gần gũi nhứt với con gái ḿnh nên không ai có thể hơn họ trong việc lo lắng cho con gái và cháu ngoại. Chúng tôi nợ bà suôi tôi trong việc chăm lo những đứa cháu mang ḍng họ tôi.

 

Xin cảm ơn mẹ tôi, vợ tôi và bà suôi của tôi cũng như các bà mẹ trên khắp thế gian đă mang một sứ mệnh gian lao và cao cả là “làm mẹ”.

 

Viết nhân ngày Mother’s Day 2022

 

Huỳnh Công Ân