VÀI D̉NG TIỄN BIỆT MỘT NGƯỜI BẠN CŨ: NGHIÊM DŨNG

 

Tôi chỉ biết anh khi cùng “học tập cải tạo” tại trại Long Khánh sau ngày 30/4/1975 dù rằng chúng tôi cùng ở quận 4, anh ở góc Đỗ Thành Nhân và Lê Văn Linh c̣n tôi ở gần ngả tư Đỗ Thanh Nhân và Tôn Đản chỉ cách nhau vài trăm thước. Tôi với anh đều là sĩ quan biệt phái giáo chức. Anh nhỏ hơn tôi 1 tuổi và mang cấp bậc thiếu uư c̣n tôi là trung uư.

 

Ở Long Khánh chúng tôi thuộc chung một B (trung đội) gồm toàn giáo chức. B trưởng tên Sơn là một giáo viên tiểu học, lớn tuổi nhứt trong B.

 

Nghiêm Dũng có bằng cữ nhân Việt Hán nên đọc và viết chữ Hoa rất thành thạo. Tôi vốn thích văn chương nên thường đọc thơ Đường và nhờ Dũng giải thích những từ Hán Việt nào ḿnh không hiểu nghĩa.

 

Ngoài giờ lao động , lúc rảnh rổi chúng tôi thường ngâm nga những bài thơ của Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Thôi Hộ, Lư Bạch, Bạch Cư Dị…Trong B có anh Nguyễn Sỹ, giáo viên người Trung nhờ Dũng diễn nôm bài thơ tứ tuyệt Tĩnh Dạ Từ của Lư Bạch và đă dịch thành bài thơ tiếng nôm không kém các bản dịch của các nhà thơ lớn của ta:

 

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

(Lư Bạch)

 

Trước giường ánh nguyệt lung linh

Trông trên mặt đất như h́nh sương sa

Ngẩng đầu nh́n bóng Hằng Nga

Cúi đầu tưởng nhớ quê nhà xa xăm

(Nguyễn Sỹ phỏng dịch)

 

Những cải tạo viên chúng tôi lúc đó cảm thấy thấm thía nối ḷng xa quê,

xa vợ, xa con qua bài thơ này.

 

Ngoài tài văn thơ, Dũng c̣n là một tay cờ tướng rất giỏi. Tôi đánh cờ không hay nhưng nhờ Dũng làm quân sư nên thường thắng các đối thủ ngang tầm để đem về cho ḿnh những cục đường tán ngọt lịm ( trong trại mọi người đều thèm đường v́ thiếu chất ngọt).

 

Khi chuyển trại về Katum, vợ tôi và vợ Dũng cùng đi chung chuyến xe than lên Bổ Túc thăm chúng tôi. Tôi và Nghiêm Dũng dùng một cây đ̣n dài treo các bao đồ tiếp tế ở giữa, chúng tôi ở hai đầu đ̣n gánh về trại.

 

Năm 1977. Nghiêm Dũng được ra trại trước tôi. Sau khi được thả tôi về dạy trường cấp 3 Nguyễn Trăi c̣n Dũng dù có bằng cử nhân nhưng chỉ được dạy trường cấp 2 Nguyễn Huệ c̣n vợ Dũng dạy Nguyễn Trăi.

Khi tôi mở lớp luyện thi vào lớp 10 Nguyễn Trăi tôi có mời Dũng phụ trách môn Văn.

Về sau vơ Dũng mất, Dũng đi thêm bước nữa. Người vợ sau của Dũng cũng là cô giáo.

Dũng có hai người em trai cùng cha khác mẹ là Nghiêm Tiến và Nghiêm Đạt đều là học sinh Nguyễn Trăi. Nghiêm Đạt là học tṛ của tôi. Cả hai đều là kỷ sư điện toán cùng ở Montreal, Canada với tôi.

 

Năm 2008, trong chuyến về VN đầu tiên tôi có nhờ một người bạn chung dẫn đến nhà Dũng và mời anh ra một quán nước chuyện tṛ. Sau đó, khi tôi tổ chức sinh nhật tại khách sạn NW, tôi gọi điện thoại anh nhiều lần để mời anh tham dự nhưng không được.

 

Từ đó, trong những lần về VN tôi không gặp được anh, chỉ theo dơi anh qua facebook và được biết anh nhờ giỏi chữ Hán nên đă học thành đông y sĩ. Anh là y sĩ trưởng pḥng khám bệnh đông y miễn phí ở Linh Quang Tịnh Xá. Anh thường dẫn một phái đoàn đông y đi chữa bệnh nhiều nơi.

 

Lần về VN này, t́nh cờ một em học sinh cũ của tôi ở Nguyễn Trăi có học cấp 2 ở Nguyễn Huệ cho biết Nghiêm Dũng đă ra đi cách đây không lâu làm tôi bàng hoàng.

 

Trong cuộc đời, Nghiêm Dũng làm hai nghề cao quư: thầy giáo để dạy người và thầy thuốc để cứu người. Như vậy, anh đă giúp đời nhiều gấp đôi tôi. Chắc chắn ở bên kia thế giới anh rất thanh thản.

 

Những ḍng này tôi viết để nhắc đến thời gian anh với tôi có nhiều kỷ niệm với nhau dù trong hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngă. Tôi không bao giờ quên anh dù anh không c̣n ở trên cơi đời này.

 

 

 

 

https://www.conganhuynh.com/NghiemDung_files/image002.jpg