NGHỆ SĨ VÀ QUÊ HƯƠNG

 

“Thương nữ bất tri vong quốc hận,

Cách giang do xướng Hậu Đ́nh Hoa”

(Bạc Tần Hoài-Đỗ Mục)

 

Đỗ Mục là một thi sĩ đời Đường vào thế kỷ thứ chín. Ông làm nhiều bài thơ trong đó có bài « Bạc Tần Hoài » (Đỗ bến Tần Hoài). Bài thơ của ông tả lại một đêm mùa đông thi sĩ đậu thuyền bên một bến sông Tần Hoài. Một đêm có trăng rọi xuống bờ cát, có khói sương phủ trùm làn nước lạnh mùa đông.  Mùa đông v́ Đỗ Mục viết chữ  « Hàn » trong câu thơ thứ nhất. Trăng rọi bờ cát nhưng chắc trăng mờ ảo v́ c̣n có khói sương. Thi sĩ nh́n thấy gần bờ sông có một quán rượu và nghe tiếng hát bài « Hậu Đ́nh Hoa ». Thi sĩ trách người « Thương Nữ » đă không biết đến cái nhục mất nước mà c̣n ở đấy ca hát « Hậu Đ́nh Hoa ». Sông Tần Hoài là một phụ lưu ở hữu ngạn thuộc hạ lưu sông Dương Tử (Trường giang). Sông Tần Hoài dài 110 Km, phần lớn chảy qua thành phố Nam Kinh và được coi là con sông huyết mạch tại  đây.

 

Bạc Tần Hoài

“Yên lung hàn thuỷ nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng “Hậu đ́nh hoa”.

 

Bản dịch của Khương Hữu Dụng:

Nước lồng khói toả, cát trăng pha,
Thuyền đỗ sông Hoài cạnh tửu gia.
Con hát biết chi hờn mất nước,

Cách sông c̣n hát “Hậu đ́nh hoa”

 

Bài hát “Hậu Đ́nh Hoa“ được sáng tác vào thế kỷ thứ sáu, cuối thời Nam-Bắc triều bên Tàu. Bắc triều dưới thời nhà Tuỳ và Nam triều dưới thời vị vua cuối cùng nhà Trần, tức Trần Hậu Chủ. “Hậu Đ́nh Hoa“ là bài hát “Ngọc Thụ Hậu Đ́nh Hoa” do Trần Hậu Chủ sáng tác.

 

Trần Hậu Chủ có hai người thiếp là Trương Lệ Hoa và Khổng Quư Tân. Nhà Vua không màng việc triều chính chỉ đam mê tửu sắc. Vua cho xây ba cung thông nhau là các cung Lâm Xuân, Ỷ Kết và Vọng Tiên, trang hoàng thật lộng lẫy.  Vua ở cung Lâm Xuân. Người thiếp thứ nhất Trương Lệ Hoa ở cung Ỷ Kết và Khổng Quư Tân ở cung Vọng Tiên. Vua suốt ngày ăn chơi với mỹ nữ, làm thơ xướng hoạ, đặt ra nhiều khúc nhạc cho cả ngàn mỹ nữ học hát. Ngày nay bài hát Hậu Đ́nh Hoa được coi là một âm điệu đưa đến sự sụp đổ của đất nước. Quân của vua Bắc triều Tuỳ Văn Đế đánh vào tới kinh đô nhà Trần. Trần Hậu Chủ thoát thân bằng cách dắt Trương Lệ Hoa và Khổng Quư Tân xuống giếng trốn, nhưng cuối cùng cũng bị quân nhà Tuỳ bắt.  Thời đại Nam Bắc Triều chấm dứt từ đây nhường chỗ cho thời đại nhà Tuỳ.

 

Ngày 30/4 năm nay đánh dấu nửa thế kỷ chúng ta mất miền Nam tự do. Một người cộng sản miền Nam: Vơ Văn Kiệt trước khi mất c̣n biết nói một câu thật ḷng “ngày 30/4 có triệu người vui và triệu người buồn”.

 

Đỗ Mười

 

Triệu người vui là những người miền Bắc mà có thể cho Đỗ Mười là đại diện với câu nói:

“Giải phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa, hăng – xưởng, ruộng đất chúng nó [ám chỉ người dân miền Nam], xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ, c̣n chúng nó th́ ta đày đi kinh tế mới và nơi rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần ṃn”. Và bây giờ triệu người vui đó là đảng viên cộng sản miền Bắc nắm hết quyền lực để tha hồ tham nhũng làm giàu.

 

Triệu người buồn là những người ở miền Nam c̣n ở lại trong nước làm thứ công dân hạng nh́: quét rác, bảo vệ (gác dan), chạy xe ôm, bán vé số, công nhân… Hay là những người miền Nam liều mạng vượt biên, một số chôn vùi dưới đáy biển, một số bị bắt cóc, hăm hiếp và đày đoạ làm gái điếm ở Thái Lan, những người may mắn đến bến bờ tự do đă ổn định cuộc sống những vẫn ôm ấp nỗi buồn mất quê hương.

 

Người miền Nam chân chính dù ở trong nước hay ở hải ngoại luôn mang trong ḿnh mối Quốc Hận nhứt là khi ngày 30 tháng tư hằng năm trở về.

 

Những người nghệ sĩ miền Nam mà sự nghiệp ca hát, diễn xuất của họ đă thăng hoa trong chế độ VNCH nhân bản thoát ra hải ngoại để tự do cất tiếng hát hay tŕnh diễn đáng lẽ cũng mang nỗi buồn mất nước như mọi người. Nhưng không, có một số nghệ sĩ đă “bất tri vong quốc hận” về nước ca hát, đóng phim, dĩ nhiên phải nịnh bợ chế độ CS để hành nghề bất cần sỉ diện.

 

Đành rằng, nhiều người v́ miếng cơm, manh áo nên phải về VN tŕnh diễn v́ thị trường giải trí ở hải ngoại ngày càng thu hẹp, nhưng cũng nên kín tiếng đừng làm ồn ào cho sự trở về của ḿnh.

 

Nhạc sĩ PD đă lấy ḷng CS bằng câu nói: “tôi chống gậy chứ đâu có chống cộng” làm những người từng yêu nhạc của ông thất vọng. Ca sĩ KL từng khoe: “trong nước trả tôi 1 triệu đô để tôi về VN hát tôi cũng từ chối” nhưng bà đă trở về VN lên sân khấu dù bị nhà cầm quyền ở đó làm khó dễ đến độ cấm bà hát bản Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn. Mọi người c̣n nhớ trước 1975, chính quyền miền Nam để cho tự do phổ biến nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn.

 

Mới đây nhứt, trong một buổi họp mặt của hội Không Quân ở Cali có phụ diễn văn nghệ, ca sĩ KH được mời tŕnh diễn (có trả cát xê) đă từ chối đứng hát trước logo quân chủng không quân có cờ VNCH. Bà ta nói rằng bà ra hải ngoại trước ngày 30/4/1975 nên không biết logo đó. Xin nhắc rằng bố của KH là một thượng sĩ trong QLVNCH.

 

Năm nay, kỷ niệm 50 năm cưỡng chiếm miền Nam, chính quyền CS cho tổ chức rầm rộ ngày lễ kỷ niệm “chiến thắng” 30/4/1975 tại Sài G̣n với 13.000 bộ đội tham dự cuộc “diễu binh” (diễn binh) “hoành tráng” có bộ đội Miên, Lào và Trung Cộng hiện diện.

 

Sự kiện này làm vết thương trong tâm hồn tất cả người miền Nam chưa lành lại bưng mủ. Vậy mà, trong thời điểm “nhạy cảm” này nữ tài tử KC đem đoàn phim về VN hợp tác với các diễn viên trong nước như Trương Nguyệt Ánh, Phi Phụng, Hiếu Hiền…để quay một cuốn phim “quốc tế Việt Mỹ”: phim "Chrysalis" (tựa Việt: "Chiếc kén"). Hầu như các phương tiện truyền thông của nhà nước VN đều đăng tin sự trở về VN của KC và cuốn phim này. Dù rằng nội dung phim không nói về chính trị, chỉ kể cuộc đời của nhà hoạ sĩ và điêu khắc gia Daniel K. Winn, sinh ở Biên Hoà nhưng tôi vẫn tiếc một điêu khắc gia khác của Việt Nam, đại uư Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng Thương Tiếc ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà với cuộc đời như một bi kịch lại không được đưa lên màn ảnh nhỏ.

 

Lúc trước, tôi ngưỡng mộ KC qua các cuốn phim Người t́nh không chân dung, Journey from the fall nhưng lần này tôi thất vọng với cuốn phim bà đang quay. Tôi nghĩ nhiều người Việt miền Nam ở hải ngoại cũng như trong nước cũng có tâm trạng như tôi nhứt là trong mùa Quốc Hận năm nay.

 

 

HCA

 

Mùa Quốc Hận năm 2025

 

Tham khảo:

Tản mạn về bài thơ Bạc Tần Hoài của thi sĩ Đỗ MụcPhạm Văn Vĩnh

https://www.trunghocthuduc.com/tan-man-ve-bai-tho-bac-tan-hoai-cua-thi-sy-do-muc/