NGẢ TƯ QUỐC TẾ

 

Thoạt đọc nhóm bốn chữ trên người ta nghỉ đến một địa danh nào đó trên thế giới nơi tiếp giáp của bốn quốc gia hay một địa điểm nổi tiếng nào đó mà người ta có thể đi bằng đường bộ , đường biển hay đường hàng không đến 4 vùng khác nhau của quả địa cầu. Nhưng thật ra nhóm chữ trên để chỉ một ngả tư nơi giao nhau của hai con đường Đề Thám và Bùi Viện thuộc quận nh́ ( nay là quận nhứt ), Sài G̣n.

 

Trong những thập niên 50 và 60 trên đại lộ Trần Hưng Đạo gần đại lộ Nguyễn Thái Học, có rạp hát Nguyễn Văn Hảo ( tên một “đại gia” người gốc Trà Vinh thời đó). Lúc đó rạp Hưng Đạo chưa có nên rạp Nguyễn Văn Hảo được các kư giả kịch trường đặt tên là “hàng không mẫu hạm” v́ sức chứa khán giả lớn nhứt so với các rạp hát khác. Mặt trước rạp Nguyễn Văn Hảo nằm trên đại lộ Trần Hưng Đạo nhưng mặt sau lại nằm trên đường Bùi Viện gần ngả tư Bùi Viện và Đề Thám.

IMG_2292.JPG

 

Rạp Nguyễn Văn Hảo

 

Khi một đoàn cải lương đến tŕnh diễn ở rạp Nguyễn Văn Hảo th́ trước khi mở màn, các nhân viên của đoàn như người kéo màn, soát vé, các nhạc công và cả đào kép ra phía sau rạp ngồi ở các quán cà phê giải khát. Buổi tối sau khi tŕnh diễn xong họ lại ra đó ăn cháo, ḿ hay hủ tíu trước khi đi ngủ. Những khán giả hâm mộ đào kép có thể đến đó uống nước hay ăn tối để gặp thần tượng của ḿnh. Các kư giả kịch trường của các tờ báo ở thủ đô Sài G̣n cũng tới đó để thu thập tin tức về đời tư của các nghệ sĩ để viết phóng sự. Và do đó ngả tư này được dặt tên là Ngả Tư Quốc Tế.

 

 

 

IMG_2293.JPG

Phía sau rạp Nguyễn Văn Hảo

 

 

Tôi c̣n nhớ khi c̣n nhỏ, buổi tối má tôi thường dắt tôi đi xem cải lương khi có một đoàn hát lớn tŕnh diễn ở rạp Nguyễn Văn Hảo. Má tôi mê nhứt là đoàn cải lương Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao với những tuồng như Đoàn Chim Sắt, Mộng Hoà B́nh, Đêm Giao Thừa Đến Mùa Sen Nở…Lúc đó tôi cũng thích đoàn hát này v́ đây là đoàn hát có xen những màn chiếu bóng giữa tuồng có cảnh bắn súng đùng đùng.

 

Trưỡc 1975 khi tôi đă đi dạy học, buổi tối tôi cũng thường có mặt ở đó nhưng không phải để chiêm ngưỡng dung nhan “đời thường” của các đào kép cải lương mà để nhậu nhẹt với bạn bè cũng là thầy giáo. Thời đó tôi có dạy ở hai trường trong khu vực này: trường Đức Chính ở góc Bùi Viện và Đỗ Quang Đẩu và lớp đêm trường Cô Giang ở góc Nguyễn Thái Học và Trần Hưng Đạo. Giám đốc trường Đức Chính là Lê Kim Luyện và hiệu trưởng lớp đêm Cô Giang là Vơ Kim Sơn đều là bạn nhậu của tôi.

 

Nếu muốn nhậu với các món “đặc sản” như lươn xào lăn, ếch chiên bơ, lẩu cá hú…th́ tôi vào quán Ba Thừa hay quán Thanh Hải trên đường Bùi Viện gần trường Đức Chính. Ở hai nơi này tôi có thể ăn uống “ghi sổ”, nghĩa là thiếu chịu đến ngày lănh lương mới trả. C̣n nếu muốn uống rượu chát hay Cognac và ăn đồ tây th́ tôi vô nhà hàng Hoa Tân ngay ngả tư quốc tế, đối diện với bi da Thanh Tâm. Ông chủ nhà hàng này là người Tàu có con trai là học tṛ của tôi ở trường Đức Chính.

1968-nga-tu-De-Tham-Bui-Vien.jpg

 

Ngả tư quốc tế

 

Nhưng thường sau khi dạy lớp đêm ở trường Cô Giang, tôi và các bạn đồng nghiệp thường kéo ra kiosque cô Lệ ở ngả tư quốc tế để nhậu lai rai với đậu phộng rang hay khô mực nướng. Ở đây, chúng tôi cũng “ghi sổ” được. Tôi và hai “xếp” của tôi là Lê Kim Luyện và Vơ Kim Sơn hầu như có mặt hằng đêm ở đây. Chúng tôi ngồi một lúc th́ những người bạn đồng nghiệp khác như Trần Thế Anh, Lê Nguyên, Trịnh Quốc Thông, Đỗ Quang Tiên, Lâm Vơ Huỳnh…ghé đến. Thỉnh thoảng ở đó chúng tôi tiếp vài người bạn nhậu đặc biệt như ca nhạc sĩ Duy Khánh, ca sí hài Vân Sơn ( Vân Sơn lớn trong ban AVT của Lữ Liên chứ không phải Vân Sơn nhỏ sau này), nhạc sĩ Châu Kỳ hay kép hát Năm Phồi của đoàn cải lương Hoa Sen.

 

Nhưng với thời gian th́ vật đổi,sao dời hầu hết nhưng bạn nhậu ngày trước của tôi đă ra đi. Thời cuộc đă biến ngả tư quốc tế thành phố đi bộ Bùi Viện, bát nháo đầy Tây ba lô và gái điếm như Pataya bên Thái Lan. C̣n đâu một Ngả Tư Quốc Tế của Sài Thành hoa lệ ngày nào.

 

Xin mượn hai câu thơ của bà Huyện Thanh Quan để diễn tả sự tiếc nuối một địa danh quen thuộc thân thương ngày trước:

“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Ngỏ cũ lâu đài bóng tịch dương”

 

Và cũng xin mạn phép nhà thơ Vũ Hoàng Chương sửa lại hai câu thơ:

“Em ơi lửa tắt,b́nh khô rượu

Đời vắng em rồi say với ai”

 

thành:

“Bạn ơi quán đóng, đường thay đổi

Đời vắng bạn rồi say với ai”

 

Như một lời tiễn biệt các người bạn nhậu ngày xưa về nơi miên viễn.

 

Huỳnh Công Ân

Montréal, 22/1/2022