Những
biểu tượng của Sài G̣n trong kư ức tuổi
thơ của tôi
Tùy bút
Huỳnh Công Ân
Tuy không phải sinh ra ở Sài
G̣n nhưng tôi sống ở Sài G̣n khi c̣n rất nhỏ
khoảng 2 hay 3 tuổi. Đến khi trí óc tôi có thể ghi
nhận những h́nh ảnh và sự kiện chung quanh ḿnh
th́ ngày nay những thứ đó không c̣n thấy nữa.
Tất cả chỉ c̣n là những kỷ niệm và bây
giờ đối với tôi đó là những kỷ
niệm đẹp.
Xe chiếu bóng thùng
Lúc tôi 6 hay 7 tuổi, tức là
khoảng năm 1950, 1951 th́ thời đó chưa có TV.
Điện ảnh Việt Nam c̣n trong trạng thái phôi thai,
các rạp chiếu bóng th́ chỉ chiếu các phim nói
tiếng Pháp và lâu lâu tôi mới được ba tôi dẫn
đi xem. Nhưng tôi rất mê các phim hoạt họa và phim
diễu của Cha rlot. V́ thế dù chỉ được
má tôi cho 5 cắc cho buổi học sáng và 3 cắc cho
buổi học trưa, tôi cũng ráng để dành vài
cắc chờ chú có xe chiếu bóng thùng đến
để bỏ tiền xem những phim ḿnh ưa thích.
Chú này đi một chiếc xe
đạp chở ở phía sau porte-bagage một cái thùng
sắt mà hai bên hông và phía sau thùng có đục những
cặp lỗ để khán giả con nít đặt hai
mắt vào xem phim chiếu từ một máy chiếu phim quay
tay đặt phía trước thùng. Ngoài những phim
hoạt họa hay phim Charlot, chú c̣n chiếu phim phong
cảnh đẹp trên thế giới. Lúc đó chú sẽ
“thuyết minh” cho các khán giả con nít tên của thắng
cảnh và đặc điểm của chỗ đó.
Có khi không đủ tiền xem
hát tôi và một thằng bạn hùn lại để
mỗi đứa xem một con mắt. Khi tới pha
cụp lạc trong phim chúng tôi cũng biết vỗ tay tán
thưởng.
Chú bán kẹo kéo
“Cô kia chồng bỏ chồng
chê,
“Ăn cây kẹo kéo chồng mê
tới già”
Con nít thường thích ăn
kẹo. Tôi cũng không là ngoại lệ. Mỗi khi nghe chú
người Bắc bán kẹo kéo rao hàng bằng hai câu
thơ trên th́ dù đang bắn bi hay tạt lon với các
bạn, tôi cũng bỏ cuộc chơi chạy ra bỏ
vài cắc để dành để mua một khúc kẹo
kéo.
Trên một tấm gỗ
cột ở cái porte-bagage của chiếc xe đạp là
một bao vải đưng một khối kẹo kéo thật
to. Sau khi bỏ tiền vào túi chú bán kẹo kéo, mở
miệng bao ra lấy tay nắm phần đầu khối
kẹo và kéo ra thành một khúc dài và nhỏ đoạn bún
tay cắt một đoạn kẹo giao cho khách.
Người khách nhỏ tuổi sẽ tiếp lấy
ngậm một phần kẹo vào miệng để
thưởng thức vị ngọt lịm bên ngoài rồi
cắn đứt phần đó ra để nghe vị béo
của các hột đậu phọng bên trong.
Khi nào không có tiền mua, nh́n
mấy đưa bạn đang mút những khúc kẹo kéo
béo ngọt mà tôi thèm đến chảy nước
miếng.
SƠN ĐÔNG MĂI VƠ
Con nít có tính hiếu kỳ, thuở
nhỏ tôi cũng vậy. Tôi mê những màn quảng cáo
thuốc cao đơn, hoàn tán, thuốc trị đau
nhức hay xổ lăi, dầu cù là hay nhổ răng dạo
có kèm những màn xiệc, ảo thuật hay múa vơ.
Nhưng hấp dẫn nhứt là màn con
khỉ mặc quần áo đỏ cỡi xe đạp
chạy ṿng ṿng hay những màn phóng dao. Giữa những màn
đó, người ta đem sản phẩm ra rao bán hay
mời một người trong đám khán giả vào
thử thuốc hay nhổ răng.
C̣n màn tôi phục nhứt là vận
nội công chặt bể một chồng gạch. Nghe nói
xuất xứ của nghề Sơn Đông măi vơ là từ
môn phái Bắc Thiếu Lâm ở tỉnh Sơn Đông bên
Trung Quốc. Ban đầu, là những vơ sĩ đi rong
biểu diễn vơ thuật để xin tiền như
chúng ta trông thấy trong các phim bộ vơ thuật Hồng
Kông. Sau khi du nhập vào Việt Nam nghề đó trở
thành bán thuốc dạo có biểu diễn vỏ thuật
rồi dần dà trở thành như một gánh hát
lưu động diễn đủ tṛ như nói trên.
Màn “đứng tim” nhứt là phóng dao.
Một thiếu nữ đẹp đứng dang tay
trước một tấm bảng gỗ. Đứng
trước cô vài thước là một người đàn
ông lần lượt phóng những con dao cắm vào
bảng gỗ sát thân người của thiếu nữ.
Ai cũng khen tài phóng dao của người đàn ông
nhưng không quên phục sự can đảm của cô
thiếu nữ.
Khán giả con nít chúng tôi hào hứng
vổ tay từng chặp cho những màn gay cấn.
GÁNH NƯỚC PHÔNG TÊN
“Trăng
đêm nay d́u dịu cả không gian.
Tôi với em đi gánh nước cạnh đ́nh làng”
Thời
thơ ấu, bài vọng cổ Gánh Nước Đêm
Trăng của Viễn Châu với giọng ca “năo ruột”
của Út Trà Ôn từ nhà bên cạnh vọng sang lúc ban
đêm làm tôi thao thức không ngủ được trong
căn gác nhà tôi ở quận 4. Nhưng đó là cảnh
gánh nước giếng ở vùng quê, ở Sài G̣n khi tôi c̣n
nhỏ th́ ở các khu lao động có những ṿi
nước công cộng mà người dân gọi là phông tên
nước âm từ tiếng Pháp fontaine.
Tôi
c̣n nhớ mỗi đêm tôi phải mang hai thùng
thiếc, loại thùng dầu ăn đă dùng hết
dầu, đục bỏ nắp thùng rồi đóng
một cán gỗ để gánh hay xách, ra chỗ phông tên
sắp hàng đợi đến lượt ḿnh hứng
nước.
Sở dĩ má tôi sai tôi sắp hàng
hứng nước ban đêm v́ ban ngày người lấy
nước đông hơn, hàng thùng chờ hứng
nước có khi dài cả trăm thước. Khi hứng
nước xong th́ người chị họ tôi (ở
dưới quê lên ở nhà tôi để đi học) gánh
về.
Phông tên ở khu vực nhà tôi nằm trên
đường Tôn Đản gần ngả tư Tôn
Đản và Đỗ Thành Nhân (nay là Đoàn Văn Bơ).
Ở đây có những tay anh chị làm “đầu
nậu” bắt chúng tôi phải nhường cho gia đ́nh
họ lấy nước trước.
Từ ngữ “Marie phông tên” xuất
xứ từ những ṿi nước công cộng này
để chỉ những người phụ nữ giúp
việc nhà cho những gia đ́nh giàu có.
Cái nhiệm vụ sắp hàng chờ
hứng nước ở phông tên được tôi vui
vẻ thi hành v́ là con nít nên “khoái” thức đêm chơi.
CHIẾC XíCH LÔ MÁY VÀ BÀ NGOẠI TÔI
Tôi c̣n nhớ, khi
c̣n nhỏ, có những buổi chiều một chiếc xích
lô máy dừng trước cửa nhà tôi với tiếng kêu
quang quác của những con gà. Đó là những lần bà
ngoại tôi từ Trà Vinh lên thăm gia đ́nh người
con gái đầu ḷng là má tôi.
Lần nào
cũng vậy, bà đem lên những bao gạo, những con
gà và những đ̣n bánh tét. Và đối với tôi, quan
trọng nhứt là những đ̣n bánh tét, mùi nếp
thơm, vị nhân đậu xanh với một cục
mỡ ở giữa thật là béo ngậy, hấp dẫn.
Vào thời
đó, xe xích lô máy rất thông dụng trong việc di
chuyển nhứt là để chuyên chở các hành khách có
hành lư cồng kềnh khá nặng. Những người
dưới quê lên Sài G̣n tiếp tế cho gia đ́nh, khi
bước xuống xe đ̣ ở bến xe lục
tỉnh lúc nào cũng gọi một xe xích lô máy để
chở ḿnh và đồ đạc về nhà người
thân.
Bây giờ ở
Sài G̣n, xích lô đạp c̣n tồn tại một ít, trang trí
hoa hoè để chở khách ngoại quốc hay xập
xệ để chở đồ cho bạn hàng các chợ.
C̣n xe xích lô máy th́ đă biến mất có lẽ v́ quá ồn
ào và ô nhiểm nên bị cấm lưu hành.
Trước 1975,
tôi thường gặp quái kiệt Trần Văn Trạch
với mái tóc dài bất hủ ngồi xe xích lô máy chạy
quanh các đường phố Sài G̣n chắc là để
t́m nguồn cảm hứng cho những bài hát hài của ông.
Lúc c̣n học
tiểu học, tôi thích các cuốn tập hiệu xích lô máy
v́ các trang giấy trắng và láng.
MÔ TÔ BAY
Hiện nay
một đoàn xiệc nổi tiếng khắp thế
giới là đoàn Cirque Du Soleil của Canada. Người
sáng lập ra đoàn xiệc này là Guy Laliberté. Ban
đầu, ông ta và một vài người nữa lập
thành một nhóm nhỏ chỉ biểu diễn ngoài
đường phố ở Montréal. Về sau, ông ta quy
tụ thành một gánh xiệc lớn biểu diễn
khắp nơi trên thế giới. Dieexnvieen của đoàn
xiệc nà đa số là người Nga, Trung Quốc và
Mông Cổ. Ông ta giàu đến nổi dám bỏ ra vài
triệu để lên phi thuyền du lịch trên không gian và
mua một cái đảo ở Thái B́nh Dương.
Lúc c̣n nhỏ tôi
được ba má tôi dẫn đi xem xiệc mô tô bay. Khán
giả lên cầu thang đứng trên một sàn gỗ quanh
một tường thành h́nh cầu đường kính 7, 8
mét ghép lại bằng những mănh gỗ. Một
người biểu diễn chạy một chiếc mô tô
quanh vách thành tṛn từ thấp lên cao rồi từ cao
xuống thắp. Có khi người ấy buông hai tay hay
đứng trên yên xe để chạy quanh như vậy.
Màn tŕnh diễn làm khán giả toát mồ hội lạnh.
Một trong
nghệ sĩ mô tô bay nổi tiếng là danh ca Bạch
Yến (tên tuỏii cô gắn liền với bản
nhạc Đêm Đông của Nguyễn Văn
Thương).
Lớn lên ,
học vật lư tôi mới hiểu sở dĩ xe mô tô và
người lái không bị trọng lực làm rơi
xuống là nhờ sức ly tâm và tốc độ càng cao
th́ sức ly tâm càng lớn làm bánh xe hít chặt vào thành
khối cầu.
Ngày nay, xiệc
mô tô bay đă mai một chỉ c̣n một vài đoàn ở
miền Bắc và miền Tây nước ta.
XE NGỰA
“Lối xưa xe ngựa
hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng
tịch dương”
(Thăng Long thành hoài
cổ-Bà Huyện Thanh Quan)
Tôi ở quận 4, gần
ngả tư Tôn Đản và Đỗ Thành Nhân nơi có
chợ chồm hổm Cầu Cống. Thuở nhỏ,
mỗi sáng tinh sương, c̣n nằm trên giường tôi
đă nghe tiếng lốc cốc của chân xe ngựa
từ xa tiến dần tới rồi ngừng lại.
Những chiếc xe ngựa từ dưới
đường Tôn Thất Thuyết chạy lên đón khách
và bạn hàng ở chợ Cầu Cống để
chở sang chợ Cũ và chợ Bến Thành.
Xe
ngựa tại bến chợ Cũ
Xe ngựa chở khach c̣n có
tên là xe thổ mộ (mă đất) v́ khoang xe do ngưa kéo
để hành khách ngồi có mái ṿm như một ngôi
mộ. Mă phu (người đánh xe ngựa) ngồi trên
càng xe để dành tối đa chỗ cho hành khách,
một tay cầm cương, một tay cầm roi. Hai bên
hông xe có chỗ để hành lư của khách hay treo quang gánh
của bạn hàng. Tôi thường được má tôi
dẫn qua chợ Cũ ăn cơm thố bằng xe
ngựa.
Xe
ngựa quảng cáophim Ấn Độ cho rạp Thành
Chung
Nhưng tôi thích nhứt là
những chiếc xe ngựa được các đoàn hát
cải lương thuê để quảng cáo cho các
tuồng hát hay các rạp chiếu bóng mướn để
phổ biến một cuốn phim đang hay sắp
chiếu. hai bên hông xe có những áp phích (bảng quảng
cáo bằng h́nh vẻ tên tuồng hay phim cũng như h́nh
các diễn viên). Tiếng trống từ xe ngựa dồn
dập, thúc giục bọn trẻ chúng tôi chạy theo xe
để lượm những tờ chương tŕnh
người ta quăng xuống đường.
Ngày nay t́m đâu những
h́nh ảnh đó?
CÁNH DIỀU THỜI THƠ
ẤU
Ngày tôi c̣n nhỏ, thành
phố Sài G̣n không quá đông dân như ngày nay. Quận 4
của tôi c̣n nhiều đồng ruộng nh́n mút mắt.
Tôi thường đi vô ruộng để bắt dế
đá, bắt cá thia thia và nhứt là để thả
diều.
Vài trang giấy tập hay
một tờ giấy bóng màu, hai đoạn tre chuốt
nhỏ, một ít cơm nguội và một cuộn dây là tôi
có thể làm một con diều. Muốn thả cho diều
bay lên th́ phải làm dây lèo cho đúng và phải chạy
một đoạn đường đồng thời
thả lần dây ra. Nhờ gió nên diều lên cao nhưng
đôi khi gió mạnh quá diều bị đứt dây
bay mất. Cũng có lúc diều tôi bị diều khác “câu”
v́ diều đó có dây chắc hơn.
Ngày nay, dân số thành
phố lên trên 10 triệu người, đất đai
không c̣n chỗ nào trống, ở đâu cũng là
“đất vàng”. Nghe nói có chỗ 1 mét vuông giá 350 triệu
đồng (khoảng 15 ngàn đô, mắc hơn cả New
York và Tokyo) th́ c̣n chỗ đâu để thả diều.
Tṛ chơi trẻ thơ này chỉ c̣n ở vùng quê.
Cánh diều trẻ thơ
của tôi chỉ c̣n trong kư ức.
Montréal, ngày 9/7/2021