MÙA TỰU TRƯỜNG

MuaTuuTruong.jpg

Cuối tháng 8 dương lịch, khi nàng Hạ sắp giả từ chúng ta và mang theo nàng những ngày ấm áp và có đôi khi nóng bức để nhường chỗ cho nàng Thu mát mẽ, êm đềm cũng là lúc các học sinh cũ trở lại trường và những học sinh mới “ṭ te” lần đầu tiên được người nhà, thường là người mẹ dẫn đi học.

 

Ai từng cắp sách đến trường đều đă đọc qua đoạn văn của Thanh Tịnh:

"Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đă quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, v́ chính ḷng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học."

 

 

Đă 40 năm, xa bảng đen, phấn trăng, giă từ nghề dạy học kể từ năm 1983, năm cuối tôi dạy trường trung học Nguyễn Trăi quận 4, Sài G̣n và cũng gần ngần ấy năm tôi sống ở nước ngoài, nhưng mỗi năm khi gần đến tháng 9 tôi lại nhớ đến mùa tựu trường ngày xưa ở quê nhà

 

Kư ức lại trở về với thời thơ ấu khi tôi c̣n học ở cấp tiểu học tại trường Cao Văn, đường Tôn Đản, quận 4, Sài G̣n của thập niên 50, thời đó tôi phải hoc hai buổi. Buổi sáng tôi được mẹ cho 5 cắc ăn xôi, buổi trưa 3 cắc ăn đá nhận (đá bào xịt si rô). Buổi trưa trước khi vào lớp tôi bị cậu tôi, thầy giáo ở đó bắt cởi quần áo để cậu tắm trước mặt các bạn học có cả con gái.

 

Năm 1965, ngày đầu trên đường từ nhà người bà con đến trường công lập Vĩnh B́nh, trong bộ y phục tiệm may ba tôi vừa may cho, áo bỏ trong quần, cổ thắt cravate mua trong thương xá Tax, nút (cúc) tay manchette mua ở passage Eden và chân mang đôi giày mới đóng ở tiệm giày Gia đường Hoàng Diệu, Khánh Hội, tôi vẫn lúng túng, bối rối trước những cặp mắt ṭ ṃ .của phụ huynh từ những căn nhà hai bên đường: hôm nay tôi đi dạy.

 

73 năm kể từ ngày đầu cắp sách đi học và 58 năm kể từ ngày xách cặp đi dạy, h́nh ảnh ngôi trường ngày ấu thơ tôi học và ngôi trường ngày đầu tôi đi dạy không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm của tôi.

 

Một học sinh phổ thông chỉ gắn bó với nhà trường 12 năm nhưng những người làm nghề dạy học như tôi th́ thời gian trải qua ở nhà trường dài hơn. Tôi lại từng dạy cả hai mô h́nh nhà trường : nhà trường VNCH và nhà trường XHCN nên những kỷ niệm về nơi ngày xưa người ta gọi là “cửa Khổng, sân Tŕnh” c̣n đọng lại trong trí nhớ tôi khá nhiều.

 

Nhớ lại thời đi học, trong 12 năm “dùi mài kinh sử” học ngày, học đêm để đoạt cho được những mảnh bằng như những bậc thang cho tương lai: tiểu học, trung học đệ nhứt cấp, tú tài 1 và tú tài 2. Thời chinh chiến, bằng tú tài 1 có vai tṛ quyết định khi vào quân đội: làm quan hay lính:

“Rớt tú tài anh đi trung sĩ

Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con”

 

Tỷ lệ thi đậu các bằng đó nhứt là bằng tú tài 2 trong nền giáo dục VNCH không cao, độ 30% cho hai kỳ trong năm. Trái lại, tỷ lệ đậu bằng tốt nghiệp phổ thông trong nhà trường XHCN ngày nay là gần 100%. Đó không phải là do học sinh ngày nay giỏi hơn học sinh ngày trước mà là do nạn thi đua lập thành tích của các trường và các địa phương để được tuyên dương là trường hay địa phương “tiên tiến”. Lại c̣n có việc mua bán bằng cấp, tiết lộ đề thi nên có thể nói trường học XHCN là một chợ trời buôn bán chữ nghĩa.

 

Trong chế độ cộng sản, người ta chủ trương “hồng hơn chuyên” nên có tri thức không bằng trung thành với đảng. Câu nói của Hồ Chí Minh: “V́ lợi ích mười năm trồng cây, v́ lợi ích trăm năm trồng người” không có nghĩa là để đào tạo con người có kiến thức mà để đào tạo con người cộng sản. V́ vậy tốt nghiệp trường học phổ thông không có tương lai bằng tốt nghiệp trường đảng. Nguyễn Phú Trọng là một bằng chứng điển h́nh: Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng đảng). V́ vậy có thể “update” hai câu thơ của Trần Tế Xương;

“ Cái học nhà nho đă hỏng rồi

Mười người đi học, chín người thôi”

thành :

“ Cái học ngày nay đă hỏng rồi

Mười người đi học, chín người thôi”

 

Trong một chế độ mà ngân sách bộ công an nhiều gấp 12 lần ngân sách bộ giáo dục như nước CHXHCN Việt Nam th́ sự tồn vong của đất nước không quan trọng bằng sự sống c̣n của đảng. Người ta nói “ thanh niẻn là rường cột của đất nước, là tương lai của dân tộc” nhưng nếu không đặt trọng tâm vào việc đào tạo kiến thức cho họ th́ đất nước, dân tộc sẽ đi về đâu?

 

Nhớ lại ngày trước, dù không phải mọi trường học đều được miễn phí (trường công lập) nhưng phụ huynh vẫn đủ khả năng cho con em ḿnh học trường tư không như ngày nay tất cả mọi trường đều thu học phí và nhiều bậc cha mẹ không có tiền cho con ḿmh đi học. Hơn nữa, nghề giáo là nghề nghèo nhứt trong xă hội ngày nay v́ theo lư thuyết cộng sản đó là nghề không sản xuất ra của cải vật chất như các nghề lao động chân tay nên lương hướng rất thấp, do đó ít người theo học ngành sư phạm. Ngày xưa trong chế độ cũ ở miền Nam, khi đậu vào Đại học Sư Phạm, sinh viên được cấp học bỗng mỗi tháng 1500 đồng trong khi lương tháng một người lính là 900 đồng. Khi ra trường về tỉnh dạy học, giáo sư đệ nhị cấp chỉ số lương 470, lănh mỗi tháng khoảng 7200 đồng trong khi ăn cơm tháng chỉ có 500 đồng. Như vậy, người thầy giáo  trong chế độ VNCH không lo sinh kế nên toàn tâm truyền thụ kiến thức cho học tṛ không như thầy giáo ngày nay dành “bài tủ” để gọi học tṛ về nhà dạy thêm kiếm tiền hay phải làm thêm nghề tay trái. Trong hoàn cảnh tṛ không đủ tiền đi học và thầy không đủ tiền để sống th́ nền giáo dục đi về đâu?

 

Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dán tộc, nhân bản và khai phóng như các em học sinh miền Nam trước năm 1975?

 

Huỳnh Công Ân

Mùa tựu trường niên khóa 2023-2024