Một chuyến
Tây Du
Du kư Huỳnh Công Ân
Thân tặng hai em Kiệt và Hưng
Ngày thứ nhứt,
(Sài G̣n-Mỹ
Tho-Cao Lănh-Châu Đốc)
Sáng sớm thứ ba 9-4-2013, hai vợ chồng
tôi và Nguyễn Quang Hưng được Trần Tuấn
Kiệt chở bằng chiếc xe Fiat làm một chuyến
du lịch các tỉnh miền tây . Chúng
tôi ghé Mỹ Tho uống café trên nhà hàng nổi và ăn sáng ở
nhà hàng Trung Lương rồi trực chỉ Cao Lănh .Chúng
tôi dùng con đường từ ngă ba quốc lộ 4 (nay gọi
là QL 1A) và đường vào quân Giáo Đức ngày trước
nay, là quốc lộ 30 để đi Cao Lănh
Thành phố Cao
Lănh mà trước 75 qua các bạn đồng nghiệp dạy
tại trường trung học Kiến Phong kể lại
hàng năm đến mùa nước nổi thầy tṛ phải
lội nước đến đầu gối để
vào trường, nay được sửa sang lại với
những con đường nhiều lane thẳng tấp.
Từ
Cao Lănh chúng tôi đi qua Hồng Ngự cũng bằng quốc
lộ 30. Chúng tôi ghé vào thị xă Hồng Ngự để
Kiệt bấm vài pô h́nh và bà xă tôi làm công tác "hậu cần"mua
xôi và bánh ḿ.
Từ Hồng Ngự chúng tôi
đi tỉnh lộ 841 để đến bến phà Tân
Châu. Chiêc phà đưa qua sông ở đây rất nhỏ,
chứa được hai xe hơi và chi có một đầu
(họ gọi là mơ phà) để xe hơi lên xuống
. V́ bờ bên này rộng nên người ta bắt buộc
xe hơi phải quay xe lại và lùi xe lên phà .
Lát nữa qua bên kia phà là thi xă Tân Châu, chật
chội hơn nên xe hơi lên thẳng trên bờ. Kiệt,
người học tṛ cũ ở Trà Vinh của tôi cách nay
gần 50 năm, nói chưa bao giờ thấy một chiếc
phà kỳ cục như vậy, lên phà bằng cách đi lùi
quá nguy hiểm.
Qua khỏi thị
xă Tân Châu, chúng tôi theo tỉnh lộ 953 đi về hướng
Châu Đốc . Chúng tôi phải qua phà
Châu Giang để vào thị xă Châu Đốc
. Trời đă về chiều, chúng tôi đi thẳng
lên núi Sam để viếng miễu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu.
Kiệt đ̣i
đi tiếp xuống Hà Tiên nhưng vợ chồng tôi và
Hưng cản lại nói đi luôn như vậy tới Hà
Tiên tối lắm. Chúng tôi trở lại chợ Châu Đốc.
Kiệt nhờ một người quen, buôn bán ở gần
chợ kiếm cho một khách sạn sạch sẽ mướn
hai pḥng, pḥng nhỏ một giường đôi cho hai vợ
chồng tôi và pḥng lớn hai giường chiếc cho Kiệt
và` Hưng .
Sau khi nhận
pḥng, chúng tôi tắm rửa rồi đi ăn
ḿ tại một tiệm mà người quen của Kiệt
cho biết là ngon và đông khách. Xong, chúng tôi thả
bộ đến tiệm tạp hóa của anh ta và mời
anh ta đi xuống bờ sông uống nước.
Chúng tôi ngồi ở terrasse của một khách sạn khá
sang trọng, đối diện một chiếc du thuyền
đang neo ở cầu jeté mà trên đó chúng tôi thấy có
nhiều du khách ngoại quốc lên xuống.
Ngày thứ hai
(Châu-Đốc-Hà
Tiên)
Sáng sớm, chúng
tôi đến từ giă người quen của Kiệt
để lên đường đi Hà Tiên. Người
nhà của anh này gởi biếu chúng tôi một ổ bánh
bông lan và vài cái bánh bía để ăn dọc
đường. Chúng tôi t́m một quán hủ tiếu để
ăn sáng rồi ra đường Nguyễn Văn Thoại,
mà qua đường Hoàng Diệu trở thành đường
Tân Lộ Kiều Lương, rồi lên núi Sam đi
đường Ṿng núi Sam để váo quốc lộ 91,
đi dọc kinh Vĩnh Tế và biên giới Việt Miên tới
thị trấn Tịnh Biên. Chúng tôi vào chọ trời Tịnh
Biên, Ở đây đủ thứ hàng hóa đến từ
Thái Lan qua ngă Miên mà cổng biên giói cách chợ
không xa. Kiệt vào bên trong lồng chợ mua một cái thắt
lưng, mội cái b́nh thủy mà tôi và Hưng đoán chắc
Kiệt đă bị hớ. Riêng bà xă tôi vá Hưng t́m mua cá
khô về làm quà cho người nhà..
Ra khỏi Tịnh Biên chúng tôi lấy tỉnh
lộ 955A đi Hà Tiên, khi đến gần bờ biển
th́ chúng tôi gặp quốc lộ 80 đó là ngă ba Cây Bàng,
chúng tôi rẽ phải để vào thị. xă
Hà Tiên.
Chúng tôi đi
ngang qua lăng Mạc Cửu trước
khi lên cầu Tô Châu để vào thị xă Hà Tiên. Từ trên
cầu nh́n xuống phía tay phải chúng
tôi có thể nh́n thấy toàn cảnh Hà Tiên. Bến phà Hà Tiên
đi Phú Quốc nằm phía bên này bờ phía lăng
Mạc Cửu. Thấy đă quá trưa, chúng tôi vào trung tâm
thị xă t́m một quán sạch sẽ để ăn cơm.
Xong chúng tôi t́m
khách sạn để tắm rửa, nghỉ ngơi .Khoảng
2 giờ chiều chúng tôi đi theo quốc lộ 80 hướng
biên giới Việt Miên để viếng thăm Thạch
Động, nỏi xăy ra truyên thuyết Thạch Sanh, Lư
Thông. Có một em bé dẫn chúng tôi đến một vách
động chỉ những dấu lồi lơm trên vách đá
nói là h́nh chim đại bàng, con chim khổng lồ đă cắp
công chúa bay về hang động này giao nàng cho chằng tinh.
Rời
Thạch Động, chúng tôi quay lại đi về hướng
biển để đến khu du lịch Mũi Nai. Giờ này, khu du lịch vắng vẻ, một cô
gái làm việc tại đây khuyên chúng tôi trở lại vào
buổi chiều đông đảo và vui hơn.
Chúng
tôi trở ra và Kiệt đề nghị đi thăm Ḥn
Phụ Tử, gân Ḥn Chông, Rạch Giá. Chúng tôi đi
ngươc lại quốc lộ 80 hướng Rạch
Giá, tới ngă ba Kiên Lương quẹo mặt để
đi Ḥn Chông. Chúng tôi mất 120 km đi về để
phó nḥm Kiệt chụp vài pô ảnh Ḥn Phụ Tử. Khi trỏ
lại Hà Tiên, chúng tôi ra khu du lịch Mũi Nai th́ trời
quá tối, chẳng c̣n ai nên phải về khách sạn. Nghỉ
một lát chúng tôi đi ăn tối.
Xong chúng tôi ra công viên gần chợ ăn chè và nghe đàn ca
tài tử từ một xe bán ḿ dạo.
Ngày thứ ba
(Hà Tiên-Rạch
Giá-Vị Thanh-Sóc trăng)
Sáng ngày thứ ba của cuộc hành tŕnh,
chúng tôi rời thị xă Hà Tiên theo quốc
lộ 80 như chuyến đi Ḥn Chông hôm qua để
đi Rạch Giá.
Chúng tôi đi ngang thị xă Kiên Lương,
thị trấn Ḥn Đất trước khi đến
thành phố Rạch
Giá khoảng 10 giờ sáng. Chúng tôi vào một quán cà phê Trung
Nguyên có bán thức ăn ở trung tâm thành phố để
uống cà phê và ăn sáng.
Xong chúng tôi dùng quốc lộ lộ 61 đi đến
thành phố Vị Thanh. Chúng
tôi chạy trên con đường Trần Hưng Đạo
rộng thênh thang và thật dài như là cột sống của
thành phố này. Chúng tôi dừng xe trước chợ Vị
Thanh, hỏi thăm một anh xe lôi tiệm thuốc tây của Khai ,
một người bạn cũ thời đại học.
Anh ta chỉ tiệm thuốc xéo bên kia
đường. Tôi gọi số phone của
tiệm thuốc nhưng không có ai trả lời. Anh
xe lôi thấy thế nói với tôi rằng giờ này tiệm
thuốc nghỉ trưa, không có ai trong đó, anh lại hỏi
tôi có phải t́m dược sĩ
Khai không, Tôi trả lời phải.
Anh ta chỉ một ngôi nhà trên con đường bên hông tiệm
thuốc tây mà phia trước có một cây to. Tôi để
mọi người
ngồi lại trên xe, băng qua đường
và đến ngôi nhà đó. Cửa sắt ngôi
nhà mở rộng, bên trong có một người đàn ông
trạc tuổi tôi, vóc dáng nhỏ thó đang ngồi đọc
báo ở bộ salon. Tôi
đoán đó là Khai nhưng tôi cẩn thận hỏi
thăm muốn gặp người bạn cũ tên Khai. Người
đàn ông trả lời :”Khai là tôi
đây”. Gân 50 năm không gặp, chúng tôi làm sao nhận
được nhau nếu không nhắc
lại những kỷ niệm
cũ. Khai mời chúng tôi đến một
quán nước. Sau khi hỏi thăm hoàn cảnh gia
đ́nh của nhau, tin tức của những người
bạn chung của chúng tôi, Khai hỏi tôi có nhận xét
ǵ về thành phố Vị Thanh. Tôi trả lời rằng
tuy Vị Thanh nhỏ và ít dân nhưng cấu trúc thành phố giống
như các thành phố tây phương, thành phố không có
đường hẽm, nhà cửa đều ở mặt
đường . Khai đồng
ư với tôi và cho biết chính
kiến trúc sư Ngô Viết
Thụ, khôi nguyên La Mă, người vẻ đồ án dinh
Độc Lập đă thiết kế thành phố này (?)
Sau khi từ giả Khai, chúng tôi tiếp tục đi theo
quốc lộ 61 một đoạn
rồi rẻ sang tỉnh lộ 927 để đi về
hướng Phụng Hiệp ngang qua thị trấn Cây
Dương. Đến Phụng Hiềp, chúng tôi lấy quốc
lộ 1 (quốc lộ 4 cũ) để đi Sóc
Trăng.
Đén Sóc Trăng, chúng tôi lo mướn khách
sạn để
tắm rửa trước khi đến nhà Thủy,
bạn gái của Kiệt. Chúng tôi mời Thủy đi ăn tối ở một
nhà hàng khá khang trang của thành phố Sóc
Trăng.Trước khi chia tay với Thủy, năm người đi bách bộ
ṿng quanh hồ Nước Ngọt
Ngày thứ tư
(Sóc Trăng-Bạc
Liêu-Trà Vinh)
Sáng sớm ngày thứ tư của cuộc
hành tŕnh, chúng tôi lên xe và Thủy hướng
dẫn chúng tôi đi ăn ở một tiệm ḿ ngon trong
thành phố Sóc Trăng. Xong chúng tôi trực chỉ thành phô Bạc
Liêu. Từ Sóc Trăng đi Bạc Liêu chỉ độ
50km theo quốc lộ 1A (tức quốc
lộ 4 cũ).
“Bạc Liêu là xứ cơ cầu,
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều
Châu”
Thật vậy, Bạc Liêu nổi tiếng
là có đông người Tiều sống đa phần về thương
mại, nhưng Bạc Liêu c̣n là quê hương của
bài ca Dạ Cổ Hoài Lang, tiền
thân của bài vọng cổ sau này, do nhạc sĩ Ba Lầu
sáng tác. Nhưng đặc biệt hơn nữa, nơi
đây là quê hương của một nhân vật rất nổi
tiếng thời Pháp thuộc: Hắc công tử hay c̣n có tên là công tử Bạc
Liêu. Cậu công tử này
được người đời nhắc nhở
đến qua những giai thoại chơi ngông như đốt
tờ giấy bạc 20 đồng để t́m tờ bạc
5 đồng mà người đẹp đánh rơi hay dùng
tiền giấy đốt lứa nấu trứng
.
Ngôi nhà của công tử Bạc. Liêu sơn
màu trắng nằm ở một con đường chạy
dọc bờ sông. Kiến trúc kiểu Pháp rất
bề thế. Nghe nói hiện nay nhà thuộc chủ
quyền của nhà nước và đang nhà được tu bổ lại
để làm khách sạn nên không
cho viếng thăm, chúng tôi đành chụp vài pô h́nh kỷ
niệm phia ng̣ai. Phân đất phía sau căn nhà được
công ty du lịch Bạc Liêu làm thành nhà hàng”Công Tử Bạc Liêu”. Chúng
tôi ghé nhà hàng đó gọi nước giải khát.
Người ta chỉ cho chúng tôi thấy một người
đàn ông trạc lục tuần đang ngồi nói chuyện
với một nữ phóng viên đài truyền h́nh và cho biết
đó là con trai của công tử Bạc Liêu. Người ta
c̣n cho biết ông ta đang hành nghề xe
ôm ở Sài G̣n th́ được công ty du lịch Bạc
Liêu mời về làm công việc kể lại cuộc đời
của cha ḿnh cho du khách nghe. Nghe xong câu chuyện chúng
tôi không khỏi ngậm
ngúi cho một đời bể dâu của gia đỉnh
công tử Bạc Liêu.
Chúng tôi định tiện
đường đi Cà Mau nhưng ví gia đ́nh Thủy mời
chúng tôi ăn trưa nên chúng tôi phải trở lại Sóc
Trăng. Sau
khi dùng một bữa trưa ngon miệng với canh chua, cá
kho ở nhà Thủy, chúng tôi từ giả gia đ́nh Thủy
lên đường đi Trà Vinh. Chúng tôi
dùng quốc lộ 60 đi bến phà Đại Ngăi.
Hai chiếc phà
băng qua sông Trân Đế
và Định An nối hai đầu con đường
xuyên ngang cù lao Dung vừa được lập không lâu giúp chúng tôi rút ngắn quảng
đường Sóc Trăng Trà Vinh rất nhiều. Chiếc
phà thứ
hai đưa chúng tôi đến thị trấn Cầu Quan
c̣n gọi là Mặc Bắc nơi mà cách nay 46 năm, tôi và
các bạn dạy học chung ở trường công lập
Vĩnh B́nh đă đi đến đây, ngồi trong một
quán nước uống bia nh́n ra sông Định An. Chúng tôi
đi ngang thị trấn Tiểu Cần trước
khi tới thành phố Trà Vinh.
Trên xe tôi gọi phone cho Huỳnh Bá Lạc, mời vợ chồng
bạn ăn tối với
chúng tôi ở nhà hàng sinh thái Mỹ Khánh, một nhà hàng khá
sang trọng ở Trà Vinh.
Ngày thứ năm
(Trà Vinh-Bến
Tre-Mỹ Tho-Sài-G̣n)
Đêm ở lại Trà Vinh, vợ chồng tôi ở một
pḥng đôi, c̣n Hưng ở một pḥng chiếc của
khách sạn Tấn Hằng, đối diện chợ Trà Vinh c̣n Kiệt về nhà người
cô gân rạp hát ngủ. Buổi
sáng, chúng tôi
và anh Lạc (chị Lạc đau chân nên không đi) đến
ăn sáng ở tiệm hủ tiếu phia sau khách sạn. Xong chúng tôi kéo
đến tiệm cà phê của Lai Mỹ Huống, học
tṛ cũ của tôi,
không quên phone cho Huỳnh Đạt Bửu đến.
Ngoài các học tṛ cũ, lần nào xuống Trà Vinh tôi đều
t́m gặp hai người bạn thân cùng dạy chung trường khi cả ba c̣n độc
thân.
Đén 11 giờ trưa, vợ chồng tôi và
Hưng trả khách sạn cùng Kiệt và một cô bạn
gái khác của Kiệt
là Loan khởi hành trở lại Sài G̣n. Chúng tôi đi ngă B́nh Phú đến
phà Cổ Chiên rồi tiếp tục lấy quốc lộ 60 đi qua thị trấn
Mơ Cày, cầu Hàm Luông, đi ṿng ngoài thành phố Bến Tre
để đến cầu Rạch Miễu. Chúng tôi dừng
xe bên này cầu ăn phở,
Qua cầu Rach Miễu chúng tôi đi ngang thành phố Mỹ
Tho và đi thẳng ra ngả ba Trung Lương. Từ
đây, chúng tôi sử dụng đường cao tốc
để về Sài G̣n. Khi chúng tôi c̣n ở
trên đường cao tốc th́ trời đổ mưa
to. Kiệt đổ vợ chồng tôi xuống góc đường Tôn Đản
và Đ̣an Văn Bơ, chúng tôi
phải lấy xe ôm đi về nhà v́ trời c̣n mưa lớn
và từ đây vào nhà em vợ tôi (nơi chúng tôi ở khi về
Việt Nam) có một cái chợ chồm hổm choáng cả
mặt đường nên ban ngày xe hơi không vào được.
Sau năm ngày làm một chuyến tây du, tôi có dịp
đi qua hầu hết các tỉnh miền tây mà thời chiến
tranh v́ lư do an ninh tôi không thể nào thực hiện
được. Cám ơn hai
người học tṛ cũ của tôi cũng là hai người
bạn đồng hành thật ăn ư với
tôi. Đặc biệt cám
ơn Trần Tuấn Kiệt, người lái xe không biết
mệt đă
chở tôi đi trên những nẻo đường miền
tây giống như mùa xuân năm 2012, Nguyễn Quang Hưng
đă chở tôi đi khám phá kinh thành ánh sáng Paris.