MẸ TÔI

Tuỳ bút

Ḷng mẹ bao la như biển Thái B́nh

 

MeVaCon.JPG

 

Mẹ tôi sinh trưởng ở xă Phước Hưng, quận Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ông ngoại tôi là con một ông cai tổng, nhưng khi cha mất ông c̣n ở tuổi vị thành niên nên phần tài sản chia cho ông được người anh lớn giám hộ. Khi ông lớn lên th́ phần tài sản đó bị người anh sang đoạt hết, dù ông đă kiện cáo để lấy lại nhưng bất thành. Số tài sản nầy vào thời đó rất lớn: hai muôn bạc (hai chục ngàn), cũng v́ sự mất mát này ông đă đặt tên ba người con của ông là Hai, Muôn, Bạc.

 

Mẹ tôi là chị hai kế đó là d́ ba và cậu tư tôi. Ông ngoại tội chỉ c̣n giữ được phần hương hoả nhưng cũng đủ sống sung túc cả đời nhờ huê lợi lúa ruộng. Ông ngoại tôi cho cậu tư tôi lên Sài G̣n học đến bằng thành chung (trung học đệ nhứt cấp sau này). C̣n hai người con gái, ông chỉ cho học biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ để phụ ông đi thâu lúa ruộng của tá điền. Mẹ tôi dễ tánh nẻn khi đi thâu lúa ruộng, ai không nộp đủ xin thiếu đến mùa sau th́ bà cũng cho.

 

Ông ngoại tôi trong một lần đi lên miền Đông có dịp đáp xe lửa tuyến Sài G̣n -Lộc Ninh, ông xuống ga Bến Đồng Sổ xă Lai Uyên, quận Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một và mối lương duyên giữa mẹ tôi và cha tôi đă kết hợp hai người , một ở miên tây ruộng đồng và một ở miên đông đất đỏ.

 

Sau một thời gian làm dâu và sinh tôi v́ quê nội không c̣n an ninh khi Đồng Minh oanh tạc nên mẹ tôi theo cha tôi đem tôi xuống Sài G̣n sinh sống. Ở đó, cha tôi làm nghề thợ may trong tiệm may của bác ba tôi ở quận 4 và về sau ông mua một căn nhà trong hẻm đường Matelot Manuel (Tôn Đản bây giờ) gần chợ Cầu Cống để mở một tiêm may.

 

Ở đây, mẹ tôi sinh thêm 5 đứa em tôi ở nhà thương cô mụ Điếc (nhà bảo sanh Đại Đức) trên đường Tôn Đản. Suốt cuộc đời bà lo cho chồng con và các gia đ́nh anh chị em bên nội cũng như bên ngoại.

 

Tôi không quên, mỗi lần tôi đi dạy về th́ mẹ tôi đă làm sẵn một dĩa cơm gà để trên bàn cho tôi về ăn dù có đôi khi sau giờ dạy tôi đi ăn ở ngoài với bạn bè. Ban đêm bà vẫn thức chờ tôi đi chơi về dù biết rằng có khi tôi đi đến sáng hôm sau mới về.

 

Bù lại trong 10 năm đi dạy học trước năm 1975, thời gian đó tôi c̣n độc thân, phần lớn tiền lương dạy học tôi đưa hết cho mẹ tôi và chỉ giữ lại một ít để chi tiêu với bạn bè v́ biết rằng bà phải lo nuôi dưỡng các em tôi.

 

Khi bốn anh em trai tôi lớn lên trong thời chiến tranh, ai cũng phải đi lính, người ở miền tây, kẻ ở miền đông, có người lên cao nguyên nhưng dù ở đâu mẹ tôi cũng lặn lội đến thăm.

 

Khi tôi bị thương ở Vĩnh Long và được đưa về điều trị ở quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ th́ ngay đêm đó mẹ tôi thấy trong ḷng tự nhiẻn bổn chồn nên sáng sớm bà xuống đơn vị tôi t́m tôi mới hay tôi bị thương. Mẹ tôi tức tốc di qua Cần Thơ để thăm tôi, khi biết vết thương tôi không nguy hiểm đến tính mạng bà mới yên ḷng.

 

Lần khác, thằng em thứ năm của tôi đóng ở Pleiku bệnh nặng, mẹ tôi lên tận nơi và xoay sở thế nào mà t́m được máy bay đưa nó về Sài G̣n chữa bệnh.

 

Nhưng từ khi thằng em kế tôi là phi công trực thăng bị bắn rớt máy bay và mất tích ở chiến trường An lộc th́ mẹ tôi suy sụp cả về tinh thần lẫn thể xác v́ mất con. Dáng người đầy đặn của bà không c̣n nữa mà bà gầy rạc hẵn đi.

 

Sau ngày 30/4 năm 1975, tôi bị đi học tầp cải tạo th́ dù tôi ở trại nào khi vợ tôi đi thăm tôi th́ bà cũng đi theo.

Khi gia đ́nh tôi bị bắt giữ về tội vượt biên ở Cần Giờ, bà cũng đi đ̣ xuống đó thăm nuôi chúng tôi.

 

Lo nuôi dưỡng hết con rồi đến cháu, mẹ tôi vẫn không rảnh rỗi khi về già. Những đứa con của các em tôi cũng được mẹ tôi lo lắng chu đáo như đối với cha của chúng.

 

Năm 2011, mẹ tôi mất ở bệnh viện An B́nh sau nhiều năm chống chọi với những căn bệnh của tuổi già. May mắn lúc đó tôi đang ở thăm Việt Nam và em gái tôi cũng về kịp để lo hậu sự cho bà.

 

Một người mẹ lo cho con cái từ miếng ăn đến giấc ngủ khi con cái ở gần mẹ và không quản ngại đường xa đến thăm con khi chúng ở xa như mẹ tôi thật không bút mực nào tả hết công ơn của bà.

 

Thượng Đế đă ban cho ta người mẹ như một ân sủng. Mẹ 9 tháng mang nặng để đau và cả đời chỉ biết lo nghĩ đến con cháu. Không ai có thể thay thế cho người mẹ!

 

Viết nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu 2023