VÀI KỶ NIỆM VỚI CỐ GIÁO SƯ LÂM VƠ
HUỲNH
Tùy bút Huỳnh Công Ân
Anh Lâm Vơ Huỳnh tốt nghiệp khoá 1
ban Pháp Văn của trường đại học sư phạm Sài G̣n năm 1961, nhưng khoá anh được gởi học ở
viện đại học Đà Lạt. Anh từng là hiệu trưởng trường trung học Thủ Khoa Nghĩa ở Châu Đốc
trước khi làm giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng ở quận 5 Chợ Lớn.
Tôi quen anh từ cuối thập niên 60, khi tôi từ miền tây đổi về trường trung học Ngô Quyền ở Biên Hoà. Tại đây tôi được xếp dạy có hai ngày đầu tuần, những ngày c̣n lại tôi về Sài G̣n dạythêm các trường tư.
Tôi và anh Huỳnh quen nhau khi dạy chung ở trường Tân Văn, đường Trần Quư Cáp (Vơ Văn
Tần bây giờ), gần Chợ Đũi. Ở trường này anh dạy Pháp Văn c̣n tôi dạy toán. Ngoài t́nh đồng nghiệp, chúng tôi c̣n là “bạn ve chai” mà anh Huỳnh thường đùa là “camarades de bouteille” v́ ngoài giờ dạy chúng tôi thường kéo nhau đi uống bia. Địa điểm tập trung thường nhất của chúng
tôi là kiosque bán bia Hoa Nở của chị Tư ở chợ Đũi, gần góc đường Trần Quư Cáp và Lê Văn Duyệt ( bây giờ là Cách
Mạng Tháng 8). Nhóm chúng tôi lúc đó đa số dạy ở trường Tân Văn ngoài anh Huỳnh và tôi
c̣n có các anh: Tạ Kư dạy Văn, Tôn Thất Trung Nghĩa dạy vạn vật, Lê Tấn Lộc dạy Triết, giám học Bảy Vẹo và tổng giám thị Ba Cô của trường Tân Văn, thầy Tư Kiệt chủ trường Thượng Hiền (đối diện trường Tân Văn)...
Anh Huỳnh lúc đó đi chiếc xe hơi Deux Chevaux. Tôi nhớ có lần đi nhậu với anh và vài người
bạn khác ở một nhà hàng tại Chợ Cũ gần Chùa Chà v́ nễ bạn nên tôi ngồi nấn ná với mọi người quên mất giờ hẹn với bạn gái tôi (sau này là bà xă tôi) đến chừng nhớ lại tôi vội chạy đến nơi hẹn dù trễ mất mấy giờ bạn gái tôi vẫn đứng chờ.
Năm 1974, khi anh Phạm Văn Anh dạy toán ở Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng đi Pháp tu
nghiệp th́ anh Huỳnh lên Bộ Giáo Dục xin tôi chuyển từ trường Ngô Quyền về Trung Tâm.
Trong lúc Bộ Giáo Dục làm thủ tục thuyên chuyển, anh xin cho tôi tạm thời dạy giờ cho lớp 12
để các em không mất thời gian v́ là năm học thi tú tài.
Gần đến ngày 30/4/75, một hôm anh đi với tôi tới bộ chỉ huy cảnh sát quận 11 để lănh một giáo
sư của trường bị giữ tại đây v́ đêm trước anh ấy vi phạm giờ giới nghiêm. Dịp này tôi mới thấy
rơ anh Huỳnh là người giao du rộng răi v́ không những thiếu tá Hoàng, chỉ huy trưởng cảnh sát quận 11 thả anh bạn đồng nghiệp của chúng tôi ra mà ông ta c̣n mời chúng tôi đi nhậu ở những quán bia trong địa bàn quận 11 và đích thân ông ta trả tiền. Chuyện này nghe có vẻ ngược đời,
nhưng là sự thật.
Anh Huỳnh và một số đồng nghiệp ở Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng cũng đến chia vui trong
tiệc cưới của vợ chồng tôi vào đầu tháng 4 năm 1975.
Sau khi trường bị tiếp quản anh Huỳnh mất chức vị giám đốc xuống làm trưởng ban đời sống.
Khi tôi bị đi học tập cải tạo (tôi là giáo chức biệt phái), mỗi lần phát nhu yếu phẩm anh không
quên nhắn bà xă tôi đến trường lănh hàng.
Sau khi tôi định cư ở
Montréal, Canada th́ năm 1993 tôi được tin gia đ́nh anh Huỳnh được người em vợ bảo lănh sang đây. Thế là thỉnh thoảng tôi và anh Huỳnh cùng lai rai với vài người bạn ở các nhà hàng hoặc có khi ở nhà anh hay nhà tôi hoặc nhà một người bạn chung nhân đám giỗ hay tiệc sinh nhật. Chúng tôi cũng thường gặp nhau trong các buổi họp mặt của hội cựu giáo chức Québec. Anh Huỳnh có tài tiếu
lâm, thường lên sân khấu làm mọi người cười nghiêng ngă.
Cuối năm 2017, một buổi sáng anh c̣n đi uống cà phê với bạn bè, nhưng tối đến anh ra đi trên
tay đứa con trai là bác sĩ cùng ở chung nhà với anh.
Bài viết này là một nén hương ḷng gởi đến cố giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng để
tưởng nhớ một người bạn thân thiết, một cấp chỉ huy b́nh dị, một nhà giáo tận tuỵ.
Montréal, ngày 3/10/2020