Hai cái tết trong trại cải tạo

 

caitao1978.jpg

 

Ngày tết đối với người Việt Nam là ngày sum họp gia đ́nh. Dù đi làm xa hay đi lính người ta cũng t́m cách về đón tết cùng với gia đ́nh.

 

Những năm cuối của thập niên 60 cúa thế kỷ trước, tôi dạy học ở Trà Vinh cách xa Sài G̣n 200km đường bộ. Năm nào, trường nghỉ tết tôi đều vè Sài G̣n ăn Tết.

Tết năm 1969, tôi phục vụ trong một đơn vị chiến đấu: tiểu đoàn 3, trung đoàn 16, sư đoàn 9 bộ binh v́ bị thương trong lần đụng độ với VC ở Vĩnh Long nên khi xuất viện được nghỉ phép 21 ngày nên năm đó tôi cũng đón tết ở Sài G̣n.

 

Khi đổi về Biên Hoà để dạy học rồi đi lính trở lại, tết nào tôi cũng ở bên gia đ́nh v́ Biên Hoà chỉ cách Sài G̣n có 30 km.

 

Duy 2 cái tết năm 1976 và 1977 tôi phải xa gia đ́nh v́ bị đi tù cải tạo. Cộng sản Việt Nam với bản chất đa nghi như Tào Tháo “thà giết lầm hơn bỏ sót” nên sau ngày 30/4/1975, dù chúng đă chiếm được miền nam nhưng để yên tâm cai trị, chúng đă gạt để bắt nhốt hàng triệu quân nhân, công chức của VNCH trong các trại tù được mệnh danh là “trại học tập cải tạo” trải dài trên cả nước.

 

Giữa tháng 6 năm 1975, tôi cũng như hàng trăm ngàn sĩ quan cấp uư của QLVNCH bị CS lùa vào nhốt trong các trại tù nguỵ trang nói trên. Gần tết năm 1976, tôi bị giam giữ tại trại cải tạo ở Long Khánh trong một doanh trại cũ của sư đoàn 18 bộ binh QLVNCH.

 

tu_cai_tao2.jpg

Tôi ở T4 (tức là tiểu đoàn tù số 4) thuộc L3 (trung đoàn tù số 3), gần với kho đạn của sư đoàn 18. Một hôm, một tên bộ đội VC chơi nghịch lấy sợi dây chuyền nổ (dây làm mồi nổ cho các quả tạc đạn) đốt chơi v́ có những tia lửa xẹt như pháo bông. Không ngờ, lửa bắt qua các quả đạn pháo binh trong kho làm nổ tung kho đạn trong nhiều tiếng đồng hồ. Tiếng nổ vang vọng tới cả Sài G̣n.

 

May mắn lúc đó tôi cùng vài người bạn đồng tù bị quản giáo (cai tù) sai đi sang T5 (tiểu đoàn tù số 5) khiêng những vĩ sắt PSP (lót để phi cơ trực thăng đáp) về lót trong nhà bếp.

 

Những người ở lại T4 như, quản giáo, vệ binh (lính gác tù) và tù bị bệnh hay có công tác nấu bếp, nuôi heo… đều chết hay bị thương. Một người tù nạn nhân mất mạng trong vụ nổ này mà tôi nhớ rơ tên là trung uư bác sĩ quân y Nguyễn Đăng Chương Dương. Hôm đó anh bị bệnh được nghỉ ở trại.

 

Phần tôi, khi cùng các bạn đồng tù khiên tấm vĩ sắt trên đường về th́ vụ nổ xảy ra, chúng tôi chạy vào ẩn nấp trong các nhà ṿm bằng sắt (dùng để chứa quân dụng) nên được an toàn.

 

Khi những tiếng nổ dứt hẳn, chúng tôi chui ra khỏi nhà ṿm th́ thấy trên mặt đất những mảnh đạn nằm dầy đặc như một băi rác.

 

Về đến T4, đám tù cải tạo may mắn c̣n sống sót chúng tôi điểm danh xem ai c̣n, ai mất và ai bị thương.

 

Sau vụ nổ, những người dân ở Sài G̣n có thân nhân là tù cải tạo ở Long Khánh đều lo lắng cho số phận người thân của ḿnh. Bă xă tôi là một trong số người đó. Mỗi ngày nàng nhờ đứa em họ trông chừng thằng con đầu ḷng của tôi mới được vài tháng tuổi để cùng một số người vợ tù cải tạo khác ở chung xóm mỗi buổi sáng đi xe lửa lên Long Khánh t́m chồng. Nhưng bọn VC không có t́nh người ngăn cấm không cho những người vợ đau khổ đó gặp gỡ chồng và cũng không cho biết t́n tức ǵ về số phận của họ. Chiều nào họ cũng thất thiểu ra về trong tuyệt vọng.

 

Đêm 30 tết đón giao thừa năm 1976 , dù có lệnh cấm của quản giáo, một số tù cải tạo chúng tôi thuộc B3 (trung đội tù số3) , một B gồm toàn quân nhân biệt phái giáo chức, kéo nhau ra sân ca hát những bản nhạc xuân. Khi đồng ca bản Ly rượu mừng của Phạm Đ́nh Chương, chúng tôi xúc động nghĩ về những cái tết sống trong chế độ tự do trước đó.

 

Tết năm 1977, tôi đón tết trong trại cải tạo Ka Tum, Tây Ninh. Một ngày chủ nhựt trước tết năm đó, một tai nạn xảy ra trong T5 chúng tôi. Hôm đó tù cải tạo được nghỉ lao động. Tôi đang ngồi viết thư cho gia đ́nh, th́nh ĺnh một tiếng nổ long trời phát ra ở ḷ rèn. Tôi có một người bạn đồng tù tên Vui , cũng là giáo chức biệt phái, thuộc tổ rèn. Những ngày nghỉ anh thường xuống ḷ rèn để rèn những mảnh kim loại thành đồ trang sức phụ nữ để đem về tặng vợ làm kỷ niệm. Tôi lo lắng không biết Vui có ở đó không, nên chạy xuống ḷ rèn xem sao.

 

 

LoRen.png

Khi tôi tới nơi, một cảnh tượng khủng khiếp diễn ra trước mắt tôi. Nhiều người nằm sóng soài trên nền đất trong vũng máu. Có người thân thể không c̣n nguyên vẹn. Đang lúc đó có tiếng nói của Vui sau lưng tôi: «  May quá, hôm nay ḿnh không lên ḷ rèn.”

 

Sau đó, tôi được biết anh tổ trưởng rèn, nguyên là sĩ quan công binh t́m ở đâu được một quả đạn pháo binh. Anh đem về định cưa ra để lấy thuốc nổ làm pháo đốt ngày tết nhưng quả đạn đă phát nổ. Anh ta đă chết liền tại chỗ. Tôi c̣n nhớ anh này, trước khi làm tổ trưởng rèn, có lúc anh đi ra ngoài lao động chung với tôi, anh thường lấy cuốn sách học tiếng Nga mà người nhà anh gởi vô để đọc.

 

Hai cái tết trong trại cải tạo để lại trong tôi những kỷ niệm buồn và đau thương. Tết năm nay, ở ngoài nước nh́n về quê nhà, dù người ta cố t́nh trang điểm những khung cảnh màu sắc như đường hoa Nguyễn Huệ, hội hoa xuân Tao Đàn nhưng người dân Sài G̣n vẫn không quên những tháng ngày điêu đứng v́ dịch bệnh và những biện pháp chống dịch “phong toả”, ”cách ly”, “ai ở đâu, ở yên đó”… của nhà cầm quyên CS trong năm ngoái nên chằng c̣n tâm trạng nào để vui tết.

 

Huỳnh Công Ân

Tết âm lịch Nhâm Dần, 2022