Đường Tự Do, con đường sang trọng nhứt của Sài G̣n xưa

 Bút kư

“Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lư

“Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”

(Ca dao sau 1975)

 

Không biết người đặt hai câu thơ trên là ai (có người cho là của thi sĩ Vũ Hoàng Chương?) nhưng về nghĩa đen cũng như nghĩa bóng đều là thực tế thâm thuư về sự đổi tên hai con đường của thành phố Sài G̣n và cuộc đổi đời bi thảm của người dân miền Nam sau biến cố 30/4/1975.

TuDo1.jpg

Con đường Tự Do kéo dài từ nhà thờ Đức Bà uy nghi đến khách sạn Majestic lộng lẫy đối diện bờ sông Sài G̣n,.xưa là đường Catinat là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất, dài chưa đầy một cây số nhưng tập trung những cơ sở thương mại, khách sạn, bưu điện đầu tiên của Sài G̣n.

Năm 1861, khi Sài G̣n lọt vào tay quân Pháp th́ con đường này đă có một quá tŕnh dài góp mặt vào sinh hoạt của cư dân địa phương. Nó được biết đến nhiều v́ ở đầu con đường, nơi giáp với bờ sông Sài G̣n, từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và… tắm (Bến Ngự). Tuy nhiên, từ trước năm 1865, nó cùng 25 con đường khác chỉ mang số thứ tự kế tiếp nhau, từ 1 đến 26. Phải chờ đến ngày 1-2-1865, Đề đốc De La Grandière mới đặt tên cho từng con đường một và con đường số 16 lần đầu tiên mang tên Catinat. Nhiều người không rơ xuất xứ của tên này. Theo một số sử liệu, Catinat là tên một thống chế Pháp sinh năm 1637 và mất năm 1712, phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến từng tham gia trận đánh Sài G̣n năm 1859 và dựa vào chi tiết này, De La Grandière đặt cho con đường số 16 tên Catinat.

(Tài liệu của Nguyễn Tiến Quang – France)

Với tôi, h́nh ảnh con đường Tự Do sang trọng bậc nhứt của Sài G̣n không bao giờ phai mờ trong kư ức của tôi. Thời tuổi trẻ của tôi,  những địa điểm như quán café La Pagode, khách sạn nhà hàng Continental Palace, tiệm kem Brodard, pḥng trà Tự Do…trên đường Tự Do đều là nơi tôi thường lui tới.

LâPgode.jpg

Quán La Pagode

Những ngày cuối tuần, quán La Pagode đầy những tao nhân mặc khách: nhà báo, nhà văn, các công tư chức của mọi ngành và dĩ nhiên, trong thời chiến những chàng sĩ quan trẻ của mọi binh chủng: nhảy dù, thuỷ quân lục chiến, biệt động quân, bộ binh, thiết giáp...và đặc biệt những anh chàng phi công cao lớn, đẹp trai trong bộ combinaison có huy hiệu cánh bay và chiếc nón ca lô. Bên cạnh những người hùng thời đại là những giai nhân của Sài thành hoa lệ. Khi đó, là một thầy giáo b́nh thường tôi thấy ḿnh “lép vế” trước những thần tượng của các thiếu nữ Sài G̣n nhưng vẫn thích khung cảnh, không khí và đặc biệt là những chiếc ghế bành êm ái ở đó.

Continental.jpg

Một kỷ niệm không quên của tôi với khách sạn, nhà hàng Continental Palace thời c̣n sinh viên là một lần đi khiêu vũ “chui” trong một đêm dạ vũ ở đó nhờ một bác hàng xóm làm phụ bếp của nhà hàng dẫn vào cửa sau v́ không có thiệp mời. Khách sạn Continental là nơi mà nhà văn người Anh là Graham Greene làm khung cảnh chính trong cuốn tiểu thuyết The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng) đă được hai lần dựng thành phim trong các năm 1957 và 2001.

Brodard.jpg

Quán kem Brodard

Tôi không quên những buổi trưa nóng bức, ngồi trên lầu quán kem Brodard, thưởng thức những món kem ngon ngọt trong không khí mát lạnh từ máy điều ḥa không khí.

PhongTraTuDo.jpg

Pḥng trà Tự Do

Thỉnh thoảng, ban đêm tôi đến pḥng trà Tự Do của ông Ngô Quốc Cường, nơi quy tụ những giọng ca hàng đầu từ nhạc pop đến nhạc trử t́nh: từ các ca sĩ “bốc lửa” Ngọc Anh (em Khánh Ly) trong ban nhạc The Revolution, Vi Vân xuất thân từ ban nhạc nữ The Apple Three (Ba Trái Táo) và Carol với cách tŕnh diễn nóng bỏng , chị em Bích Chiêu, Khánh Hà, Anh Tú, con của nhạc sĩ Lữ Liên trong ban nhạc The Blue Jets với phong cách ca hát của Âu Châu  đến những giọng ca “muồi” Phương Hồng Hạnh, Ngọc Minh…và hai giọng ca thượng thặng Khánh Ly và Lệ Thu. Năm 1971, đặc công VC đặt chất nổ tại pḥng trà Tự Do làm 15 người chết và 57 người bị thương.

Mạjestic.jpg

 

Sát bờ sông Sài G̣n,  nơi góc đường Tự Do và Bến Bạch Đằng là khách sạn lâu đời Majestic, Khách sạn này được khởi công xây dựng vào năm 1925 với 3 tầng lầu và 44 pḥng do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Năm 1965, chính quyền VNCH cho xây thêm 2 tầng lầu và đổi tên là khách sạn Hoàn Mỹ. Sau hiệp định Genève 1954, Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến đặt tru sở  trong khách sạn Majestic.  Với sự khích động của CS, một cuộc biểu t́nh xảy ra tại đây, đám đông xông vào đập phá văn pḥng Ủy Hội và các pḥng ốc của khách sạn.

Maxim's.jpg

 

Trong những năm đầu của thập niên 1970 của miền Nam tự do, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ tổ chức pḥng trà ca nhạc Maxim’s bên cạnh khách sạn Majestic, với một phong cách mới, bên cạnh những màn tŕnh diễn ca nhạc, ông c̣n sáng tác những vỡ nhạc kịch có vũ đạo do hai anh em vũ sư Lưu Hồng và Lưu B́nh phụ trách.  Lối tŕnh diễn ở pḥng trà này mô phỏng những hí viện hay hộp đêm phương Tây như Broadway ở New York và Moulin Rouge ở Paris.

givral.jpg

Nhà hàng Givral

Trên đường Tự Do, đối diện với khách sạn Continental là quán café bánh ngọt Givral, nơi tập trung các nhà báo trong nước và ngoại quốc để săn tin về chiến tranh Việt Nam. Cũng tại đây, tướng t́nh báo VC nằm vùng Phạm Xuân Ẩn đă lặn sâu trong tạp chí Time để chuyển tin hoạt động của quân đội Mỹ và VNCH về cục R. Măi đến sau ngày 30/4/1975 tên gián điệp này mới lộ mặt. Cũng như những tên Nam cộng khác, cuối cùng y cũng bị đám Bắc cộng cho về vườn.

ThuongXaEden.jpg

Thương xá Eden

Người ta không quên, đường Tự Do là địa điểm có chứa những biểu tượng của thành phố Sài G̣n như Vương Cung Thánh Đường (nhà thờ Đức Bà), Bưu Điện Sài G̣n và trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát thành phố bây giờ). Thương xá Eden với những cửa hàng mỹ phẩm, nữ trang, đồng hồ, y phục, giày dép nhập cảng từ các nước Tây phương cũng nằm trên đường này.  Trong thương xá Eden (c̣n được gọi là passage  Eden) có rạp hát Eden mà lầu 2 là thiên đường của những cặp t́nh nhân sinh viên, học sinh thời đó.

Trên đường Tự Do có một tiệm bán hàng vải ngoại nhập đắt tiền (tôi không nhớ tên) là nơi mà em trai kế tôi, một phi công trực thăng của sư đoàn 3 Không Quân Biên Ḥa gặp gở một cô bán hang sau thành người yêu và vợ. Tiếc thay họ không sống với nhau lâu v́ trong mùa hè đỏ lửa 1972, em tôi đă găy cánh trên ṿm trời An Lộc.

ThaThach1.jpg

Tiệm tạp hóa Thái Thạch

Riêng tôi, khi đến đường Tự Do nếu muốn mua các loại rượu Tây như Cognac, Bordeaux; phô-mai Đầu Ḅ, bơ Bretel, cá hộp Sumaco… th́ đến tiệm tạp hoa Thái Thạch ở góc Nguyễn Văn Thinh, chắc chắn t́m được hàng chánh gốc. C̣n muốn nghe nhạc có h́nh (thời đó chưa có video), tôi vào Saigon Departo, uống một chai coca cola và mua một jeton bỏ vào khe của máy scopitone rồi ngồi vừa uống nước vừa thưởng thức bản nhạc có luôn h́nh ca si đang hát. Gần đó c̣n có quán café Impérial. Người ta cũng không quên ở đường Tự Do có tiệm ảnh Long Biên mà cậu con trai ông chủ thường được gọi là Dũng Long Biên là người chồng đầu của ca sĩ Thanh Lan.

Tuy nhiên có một điều hơi nghịch lư là trước năm 1975, con mang tên đường Tự Do mà lại cấm xe xích lô lưu thông.  Có lẽ nhà cầm quyền đô thành Sài G̣n thời đó muốn giữ vẻ sang trọng của con đường thanh lịch nhứt thành phố.

Huỳnh Công Ân

Montréal ngày 1/3/2022