ĐƯỜNG TÔN ĐẢN, QUẬN TƯ, SÀI G̉N: NỔI TIẾNG DỮ DẰN NHƯNG ĐẦY KỶ NIỆM VỚI TÔI
Tuỳ bút
Quận tư không những có tiếng là quận nghèo nhứt của Sài G̣n lại c̣n là lănh địa của những tay giang hồ khét tiếng của Sài G̣n đặc biệt đường Tôn Đản là nơi tập trung nhiều tay anh chị nhứt.
Đường Tôn Đản kéo dài từ đường Tŕnh Minh Thế (Nguyễn Tất Thành bây giờ) đến đường Tôn Thất Thuyết. Thời Pháp thuộc con đường này có tên là đường Matelot Manuel (Thuỷ thủ Manuel). Thú thật, tôi chẳng biết Manuel là tên nhân vật lịch sử nào của Pháp?!
Nhà tôi trước năm 1975 ở số 331 đường Đỗ Thành Nhân (Đoàn Văn Bơ bây giờ). Cách vài căn là đường Tôn Đản mà băng qua bên kia đường là chợ Cầu Cống. Tôi c̣n nhớ, trước khi đường Đỗ Thành Nhân được mở, số nhà tôi là 68/12 Matelot Manuel.
Lúc tôi c̣n nhỏ, hẻm nhà tôi toàn là nhà lá, c̣n ngoài đường Tôn Đản nhà tôn hay nhà gạch. Ban đêm, đường Tôn Đản có các cột đèn khí (đèn điện), c̣n những nhà trong hẻm tôi đều thắp đèn dầu.
Sau vụ hoả hoạn tết Quư Tỵ năm 1953, nhà nước phóng đường hẻm 68, thành đường Đỗ Thành Nhân thẳng tới đường Hoàng Diệu, nhà tôi trở thành nhà mặt tiền.
Từ đường Tŕnh Minh Thế vào, đầu bên phải là một tiệm nước người Tàu, cách đó vài căn là hăng bóng đèn rồi đến nhà bảo sanh Con C̣, kế đó là nhà thuốc nam của ông Vơ Tấn Phước mà con gái ông tên Cẩm Hồng học cùng lớp với tôi ở trường tiểu học Cao Văn bên kia đường. Tiếp theo là một vài căn nhà nữa làm ǵ tôi không rơ rồi đến nhà của bác sáu Xường. Nhà bác rộng và trống nên sau này bác cho người ta gởi xe hơi và xe xích lô máy. Cạnh nhà bác sáu là nhà bảo sanh Đại Đức thường được gọi là nhà thương cô mụ Điếc. Các em tôi đều được sanh ở đây trừ ra tôi sanh ở trên quê .
Khỏi nhà bảo sanh cô mụ Điếc là một hẻm nhỏ mà đầu hẻm là một quán cơm b́nh dân. Khách hàng của quán này đa số là các bác chạy xích lô. Bên trong hẻm này có tiệm hớt tóc của bác Đấu, ba của Đối là bạn của tôi. V́ mẹ mất sớm nên phải ở với mẹ kế , Đối cố gắng học hành lấy được bằng tú tài đôi và t́nh nguyện vào trường vơ bị Đà Lạt. Chính tôi và vài người bạn đă tiễn anh lên đường nhập ngũ ở trại Lê Văn Duyệt. Sau khi ra trường anh về miền tây và lấy con gái của một người Hoa tại Bạc Liêu giàu có, chủ ngân hàng và nhà máy xay lúa ở đó. Đến năm 1975, Đối mang cấp bậc thiếu tá và sau khi miền Nam mất anh phải đi học tập cải tạo nhiều năm. Khi khá giả gia đ́nh Đối mua căn nhà ngoài mặt tiền Tôn Đản mở tiệm thuốc tây. Sau 1975, nhà Đối cho người ta mướn làm vựa ve chai.
Gần tiệm thuốc tây của gia đ́nh Đối là tiệm may Phước Lợi. Tiệm này trước ở bên kia đường Tôn Đản, gần đầu chợ Cầu Cống sau dọn sang đây.
Trước khi gặp đường Đỗ Thành Nhân, đường Tôn Đản có một tiệm bán xe đạp, một tiệm Tàu và cuối cùng là tiệm vàng Kim Hoa ngay góc đường.
Bên kia đường Tôn Đản, từ đầu tiếp giáp với đường Tŕnh Minh Thế là tiệm cầm đồ Hoà Thành rồi đến pḥng mạch bác sĩ Đôn. Lúc nhỏ tôi thích môn địa lư nên mỗi lần mẹ tôi dẫn tôi đi khám bệnh bác sĩ Đôn tôi mê cái bản đồ thế giới dán trên tường pḥng chờ đợi, tôi ṭ ṃ t́m xem nước nào nằm ở đâu trên bản đồ đó.
Kế đó là trường tiểu học Cao Văn của thầy Năm là nơi tôi học 5 năm tiểu học ở đó. Thầy Năm có một con trai tên Xuân, một con gái tên Tuyết Mai. Anh Xuân vơ nghệ cao cường nổi tiếng ở quận tư. Nghe nói sau này anh định cư ở Pháp, bây giờ không rơ anh c̣n sống hay không và nếu c̣n sống th́ đă ngoài 80 tuổi. Chị Tuyết Mai lấy chồng là một giáo sư môn sử địa tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm trước tôi một năm. Tôi c̣n nhớ năm 1955, khoảng thời gian quân đội chính quyền Ngô Đ́nh Diệm xung đột với quân B́nh Xuyên, tôi đi thi bằng tiểu học. Khuya rạng sáng ngày thi, tôi và vài đứa bạn học ngồi ở trước nhà thương Con C̣ ôn bài v́ nơi đây có đèn điện sáng choang.
Bên cạnh trường Cao Văn là tiệm bán gạo của một người bà con bạn tôi, Lê Quang Hiệp cùng học với tôi ở trường Nguyễn Văn Khuê. Hiệp sau là giáo viên tiểu học được chuyển về trường Pétrus Kư làm thơ kư văn pḥng. Sau khi tái ngũ Hiệp tử trận ở Châu Đốc.
Kế tiếp là một dăy nhà kho được gọi là kho Bata, thời Pháp Thuộc có tên là kho Cộng Sản v́ là nơi chính quyền thực dân Pháp nhốt những người theo Việt Minh. Cũng dưới thời Pháp thuộc, mỗi khi bố ráp bọn lính Pháp bắt tất cả những người đàn ông trong khu vực ra ngồi xếp hàng trước kho Bata, cho bao bố nh́n mặt. Một tù binh hoặc hàng binh Việt Minh bị Tây bắt trùm bao bố có khoét hai lỗ chỗ hai con mắt để nh́n mặt từng người. Ai bị bao bố gật đầu là coi như “tiêu tùng”. Mẹ tôi thường nơm nớp lo sợ khi ba tôi và cậu tôi bị bắt ra đó cho bao bố nh́n mặt. Khi chỉ độ 9 tuổi tôi từng bị Tây bắt ở đó v́ đi bắt dế cơm với một thằng bạn quá giờ giới nghiêm.
Qua một con hẻm nhỏ gọi là hẻm Bata, là một tiệm cơm và kế đó là nhà may Tín Dũng sau đổi tên là Việt Cường. Ông bà Việt Cường có một cô con gái khá xinh sau lấy con trai của nhà phát hành sách báo Nam Cường ở đường Nguyễn Thái Học.
Kế đến là dăy nhà lầu đồ sộ nhứt quận tư thời bấy giờ của ông ba Lầu và ông sáu Tùng, chung quanh có tường gạch và cổng sắt bao bọc. Bọn con nít chúng tôi thường đứng ngoài nh́n con cháu các ông đi patin trên sân rộng bên trong bằng những cặp mắt thèm thuồng.
Giữa nhà lầu và đầu chợ Cầu Cống có tiệm thuốc bắc của thầy Sói và tiệm may Phước Lợi (trước khi dời qua bên kia đường Tôn Đản). Ngay đầu chợ kế vị trí cũ của tiệm may Phước Lợi có xe bán thịt quay của ông người Tàu được mọi ngườ gọi là Cú Lủ.
Phía bên kia của đầu chợ Cầu Cống bây giờ là tiệm bán bia Hùng ngày xưa là một tiệm may của ba anh ta. Gần đó, c̣n có tiệm may Hợp Thành, tiệm may Tiến Thịnh. tiệm ḥm ông Chín Đui, trường tiểu học Việt Tân…
Đối diện bên này đường Tôn Đản là tiệm tạp hoá má con Siêu, tiệm thuốc bắc, sạp bán báo ông cụt tay ngay cây keo và dưới tàng cây keo là căn nhà của gia đ́nh ông hộ Lắm, kiến trúc đặc biệt với các cửa h́nh ṿm vẫn c̣n tồn tại đến ngày nay. Kế đến là tiệm uốn và hớt tóc Lộc Châu, anh của các chủ tiệm vàng Hữu Tín và Đức Tín trong khu Tôn Đản và Đỗ Thành Nhân này.
Nhà bác sáu Xuyến kế bên với nhân vật huyền thoại Phước đen, con trai lớn của bác, một tay anh chị nổi tiếng không kém Đại Ca Thay hay Năm Cam sau này. Tôi c̣n nhớ đêm nào tôi đi ngang nhà bác Sáu đều thầy bác và cả gia đ́nh mặc áo dà tụng kinh trước bàn Phật.
Ngay kế bên nhà bác sáu Xuyến là một cái cống nay đă lấp và trở thành đầu đường Vĩnh Khánh, một con đường có nhiều quán ốc nổi tiếng ở Sài G̣n và được chính quyền quận 4 bây giờ đặt tên là “Khu ẩm thực Vĩnh Khánh”.
Xa hơn nữa về phía dưới, có một cây bàng. Dưới bóng cây này là một tiệm tạp hoá mà người ta thường gọi là tiệm Cây Bàng hay tiệm Nhà Sàn. Tiệm hớt tóc của cha người bạn đồng môn với tôi là anh Trần Ngọc Ẩn, hiện ở Pháp, cũng ở gần cây bàng này. Anh của Ẩn là Trần Hoàng Mưu là giáo viên trường Việt Tân.
Rồi đến hẻm 122 mà ngày xưa người ta đi vào trên những cây cầu ván gập ghềnh. Tôi thường vào hẻm đó v́ có thân nhân như gia đ́nh ông Bảy, em của bà nội tôi và gia đ́nh d́ Ba, em của mẹ tôi ở trong đó.
Phần c̣n lại của hai bên đường Tôn Đản kể từ đầu hẻm 122 phía bên này đường và trường Việt Tân phía bên kia đường hướng xuống đường Tôn Thất Thuyết tôi không c̣n nhớ rơ v́ khá xa nhà tôi ( ở góc Tôn Đản và Đỗ Thành Nhân).
Tuy nhiên trong những năm 1981,1982, 1983 v́ lương dạy học không đủsống vợ chồng tôi mở một quán nhậu trên đường Tôn Đản. Chúng tôi lần lượt thuê sân trước nhà cô Gái trước 1975 là một vựa cây, nhà ông Bốn đối diện phường đội 10 và nhà chị Kim ở G̣ Bà Mụ, nh́n xéo qua đường Tôn Đản là phường đội 9.
Những năm đầu sau năm 1975, đường Tôn Đản có rất ít quán nhậu, ngoài quán Chim Sẻ của tôi c̣n có quán Lâm Tồn đối diện với quán tôi khi c̣n thuê sân nhà cô Gái, quán Út Dê chuyên bán các món dê, trong hẻm café Meilleur Gout, quán bà Oanh…Thời đó, dân nhậu chỉ uống rượu đế hay rượu thuốc và bia hơi. Quán Hùng có tiếng bia ngon v́ y dùng kỷ thuật bơm ga vào bia hơi và quán Hùng không có bán đồ nhậu mà chỉ bán bia.
Quán Chim Sẻ của tôi “chuyên trị” các món chim: chim sẻ, cút, gà nước, chàng nghịch, le le, quốc, ốc cao…và thịt rừng: heo rừng, nai, mển, trúc, nhím, chồn, thỏ…Tuy nhiên quán vẫn có những món nhậu thông dụng như lươn, ếch, ḅ , dê, cua, cá tỉ dụ lươn um, ếch xào lăn, ḅ bóp thấu , cà ri dê, cua rang muối, lẩu cá hú… Nhưng, hai món độc đáo nhứt của quán tôi mà không ở đâu có là: dồi lươn và trứng mực. Hơn 40 năm sau, một thực khách củ của quán tôi, bác sĩ Trương Công Phúc gặp lại chúng tôi ở Montréal, Canada vẫn không quên nhắc đến hai món ăn mà hai vợ chồng son trẻ của ông khi xưa lúc c̣n ở quận tư thường xuyên đến thưởng thức.
Có thể nói, ngoài quán Tri Kỷ ở Phú Nhuận thời đó th́ quán tôi có tiếng về các món thịt rừng,. Tuy quán tôi thuộc loại b́nh dân , bán ngoài sân, bàn ghế thấp, nhiều khi trời mưa, nước ngập khách ăn phải ngồi chồm hổm trên ghế nhưng chiều xuống th́ không c̣n bàn trống. Vợ tôi và chị Minh phụ bếp lo nấu nướng, c̣n tôi vừa tính tiền vừa chạy bàn cùng vài người phụ việc, mọi người đều tất bật không kịp thở. Qua thời gian bán quán nhậu này, tôi quen biết nhiều người ở dường Tôn Đản cũng như ở nhiều nơi khác, đến nỗi khi tôi vượt biên, vừa đặt chân lên đảo Pulau Bidong th́ đă nghe ai đó kêu to: Chim Sẻ.
Sống ở quận tư 40 năm trước khi ra nước ngoài, con đường Tôn Đản với những địa danh xóm Ba ta, xóm Cây Keo , xóm Cây Bàng, chợ Cầu Cống, g̣ Bà Mụ, hẻm 122, hẻm 148… hay những nhân vật ba Lầu, Sáu Tùng, bảy Duồn, tám Tân, sáu Xường, sáu Xuyến, chín Đui, Lưu Văn, Phước Đen, Hải Chùa … hoặc những đứa bạn Nhơn, Hiệp, Thành… lúc nhỏ và Đối, B́nh, Ẩn…khi lớn đối với tôi là những ǵ quen thuộc từ lúc ấu thơ đến khi trưởng thành. Dù đối với ai đó con đường Tôn Đản là con đường của ác mộng nhưng đối với tôi đó là con đường kỷ niệm của khoảng đời tôi c̣n ở quê hương dù có khi vui có lúc buồn nhưng tôi không bao giờ quên được
Montréal, ngày 20/7/2022
Huỳnh Công Ân