ĐƯỜNG ĐỖ THÀNH NHÂN, QUẬN TƯ, SÀI G̉N: CON ĐƯỜNG CỦA TUỔI THƠ

Tuỳ bút

DuongDoThanhNhan.JPG

 

Đă 36 năm sống xa quê hương, xa Sài G̣n hoa lệ ngày xưa, xa quận tư thân yêu dù mang tiếng dữ và nhứt là xa con đường Đỗ Thành Nhân đầy kỷ niệm của một thời hoa mộng, tôi muốn ghi lại đây những kư ức êm đềm ở nơi đó c̣n đọng lại trong tôi.

 

Từ thời Pháp thuộc đến năm 1953, đường Đỗ Thành Nhân(Guillaume Martin) nối đường Bến Vân Đồn (Quai De La Marne) với đường Hoàng Diệu (Charles de Coppe) chỉ có một khúc ngắn ngũi. Lúc đó người ta chưa xây cầu Calmette. Từ phía bờ sông đi về phía Hoàng Diệu th́ bên trái là hăng xe đạp Lucia. Bên phải là khu dân cư.

 

Sau trận hoả hoạn tết Quư Tỵ, 1953 người ta kéo dài con đường Đỗ Thành Nhân từ Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Thần Hiến. Đoạn thứ nhứt từ Bến Vân Đồn đến Tôn Đản (Matelot Manuel) gọi là Đỗ Thành Nhân, c̣n đoạn thứ hai từ Tôn Đản đến Nguyễn Thần Hiến gọi là Đỗ Thành Nhân nối dài.

 

Nhà tôi ở số 331, bên trái tôi là nhà số 333 của một bà cụ người Bắc. Bà ở trên gác, dưới nhà bà cho bác hai Hè làm tiệm hớt tóc một bên, c̣n bên kia cho chú Ba, tên ǵ tôi không biết, sửa đồng hồ. Bà có một người con mà người ta gọi là ông Phó v́ trước đó ông làm nghề hớt tóc (phó cạo), về sau ông bị bệnh mất trí bỏ nhà đi biệt tăm. Kế nhà bà cụ là tiệm vàng Kim Hoa mà cửa chính xoay ra hướng đường Tôn Đản.

 

Nhà bên phải số 329 thời đó là tiệm bán guốc hiệu Minh Châu. Kế đó là tiệm sửa radio của chú Hùng, rồi nhà một ông trung sĩ người Bắc làm ở bộ Quốc Pḥng. Bên cạnh là nhà bác tư Nhồng, có hàng rào và một con chó berger cao lớn,

Rồi đến chùa Tịnh Độ Cư Sĩ (tụi con nít chúng tôi thường gọi là chùa ông Ba) . Kế chùa là nhà ông năm Sú, người gốc Hoa có đứa con gái tên Muối học chung vớ tôi ở trường Cao Văn. Kế đến là trạm y tế rồi nhà ông sáu Tiếu có một cái ao cá mà ông nuôi bằng bánh tây. Tới mùa Vu Lan, ông tổ chức cúng cô hồn rất lớn, con nít trong xóm bu lại giựt bánh trái và lượm bạc cắc ông ném cho. Về sau ông năm Sú và ông sáu Tiếu đi đâu mất, trạm y tế cũng không c̣n và nhiều gia đ́nh khác đến ở như bác Bạch Tuyết làm ở nghiệp đoàn công nhân xích lô máy mở quán cà phê tại nhà. Năm 1983 tôi dời quán Chim Sẻ về nhà bác Bạch Tuyết.

 

Kế bên nhà bác Bạch Tuyết là một gia đ́nh có hai chị em gái khá xinh đêm đêm đẩy xe sữa đậu nành đi bán dạo ở bến Bạch Đằng. Nghe đâu về sau hai cô này lấy sĩ quan và sau năm 1975 họ định cư ở Tây Đức. C̣n khu nhà ông sáu Tiếu th́ thành trường tiểu học Văn Hoá.

 

Qua khỏi đầu hẻm nhỏ dẫn đến phía sau hăng bóng đèn là nhà ông thợ hàn rồi nhà thầy Ba làm thư kư một hăng tư có con trai lớn tên Nho là sĩ quan nên cũng đi cải tạo như tôi. Rồi đến tiệm chụp h́nh Vân Ảnh…

Khúc trên gần đường Lê Văn Linh có ông Nghiêm Xuân Lăng là một nhà thơ kỳ cựu. Cách nhà ông Lăng vài căn là nhà của y tá Hồng Sơn. Chú Hồng Sơn mát tay nên chích thuốc cho nhiều người hết bệnh do đó chú có rất đông thân chủ. Người ta nói dù chỉ là y tá nhưng chú làm nhiều tiền hơn bác sĩ. Tôi là một thân chủ của chú ngay khi c̣n nhỏ đến khi đi làm. Gia đ́nh chú Hồng Sơn và tôi là chỗ thân t́nh: các con của chú đều được tôi dạy kèm môn toán. Ba tôi cũng thường đánh cờ ở nhà chú. Cách đây vài hôm, tôi t́nh cờ liên lạc được với các con của chú Hồng Sơn bên Úc mới biết chú đă mất cách đây vài năm. Xin chia buồn muộn với các em.

 

Bên phía số chẵn của đường Đỗ Thành Nhân, bắt đầu từ đường Tôn Đản đi về hướng Hoàng Diệu có tiệm tạp hoá má con Siêu. Lúc c̣n nhỏ má tôi thường sai tôi mua đồ dùng ở tiệm này. Kế đó là nhà bà Lào (người Bắc tên Lào) bán bánh ḿ , rồi nhà bà thầy chuyên tổ chức lên đồng và dăy nhà ông Tư thợ bạc. Sau nầy nhà bà Lào bán cho má con Siêu để thằng Lẹo, con trai lớn của thím làm tiệm sửa đồng hồ, nhà bà thầy bán cho tiệm vàng Kim Phát, dăy nhà của ông Tư thợ bạc bán cho tiệm vàng Hữu Tín và Kim Trang. Tôi cũng là thầy giáo dạy kèm cho các con của chú bảy Kim Phát và chú tư Kim Trang. Tôi cũng là bạn của hai người em của chú tư Kim Trang là Huỳnh và Mộng. Anh Huỳnh đẹp trai lại tập tạ và có xe hơi nên rất đào hoa. Anh đă chiếm được bao trái tim người đẹp quanh vùng kể cả một cô học tṛ cũ của tôi ở Trà Vinh lên trọ trên đường Tôn Đản để đi làm. C̣n Mộng v́ hay uống rượu nên mất sớm. Sau này chú tư Kim Trang c̣n mở tiệm vàng Kim Hưng ở bên hông chợ Xóm Chiếu, đường Lê Thạch gần nhà bảo sanh Hữu Đức, nơi sinh của hai đứa cháu gái, con của Quan , người em kế tôi, một phi công trực thăng của sư đoàn 3 không quân Biên Hoà bị bắn rớt máy bay và mất tích trong trận chiến An Lộc năm 1972. Nghe nói vợ chồng chú tư Kim Trang cũng như vợ chồng chú bảy Kim Phát đều đă mất.

 

Bên hông tiệm vàng mà chú tư Kim Trang lập cho em gái của chú bán (nay là tiệm cho mướn đồ cưới của Hương, con gái chú tư Kim Trang) là một con hẻm cụt, trong đó ngày xưa có nhà bác sáu Cải làm rờ sẹt (recherche), điềm chỉ viên thời Tây và bác tám Lé làm nữ trang vàng giả

 

Qua hẻm là nhà chú hai Nha và tiệm guốc ông Sĩ.

 

Bên hông nhà ông Sĩ là một hẻm lớn dẫn đến xóm Hoà B́nh trong đó có nhà bà Quán, nhà bác tám Mẫn làm nữ trang vàng giả…

 

Đầu hẻm bên kia là tiệm tạp hoá của chú Hùng (nay là tiệm vàng Kim Danh), tiệm nước của ông bảy Duồn sau sang cho ba con Hồng, bạn em gái tôi, tiệm sửa máy, nhà bà bảy Huê Kỳ, nhà ông hai Địa, ba thằng tư Ngọng, nhà bác Một, ba thằng Vân. Tư Ngọng và Vân là bạn thời con nít của tôi. Kế tiếp là nhà d́ ba Vốn, nhà chú bảy Bành chạy xích lô máy, tiệm trồng răng Nguyễn Văn Tài, tiệm may Tiến Thành…Xưa hơn nữa, những chỗ này là nhà thằng hai Nhỏ, con thầy bói mù (nhưng đông thân chủ) cũng là bạn thời tuổi nhỏ của tôi, nhờ ba nó kiếm được nhiều tiền nên nó là thằng ăn mặc bảnh nhứt trong xóm và tiệm hớt tóc bác Đấu, ba của Đối bạn tôi. Cuối cùng chúng ta tới cổng đi vào chùa Bà , tức là Hoà Hiệp Tự hay c̣n gọi là chùa Hoà B́nh nơi có một rạp hát để hát bội khi nhằm lễ vía Bà hằng năm hay cho mướn hát cải lương hoặc chiếu bóng. Nghe nói rạp này của ông chín Độ ở phía dưới chợ Cầu Cống có hai người con trai tên Răng (Jean) và Tṛn, là hai công tử ăn chơi khét tiếng.

 

Từ cồng Hoà B́nh trở lên trên phía Lê Văn Linh, tôi không rành v́ khá xa nhà tôi ( tiệm may Huỳnh Tân), duy chỉ có tiệm nước Thái Lan đối diện nhà y tá Hồng Sơn, chuyên xay bán cà phê là tôi c̣n nhớ. Sau này Thái Lan mua một căn nhà mặt tiền đường Hoàng Diệu. Sau 1975, gia đ́nh Thái Lan đă ra nước ngoài, vợ chồng người ở đó sau này là người giúp việc của ông Thái Lan trước kia.

 

Bên kia đường Tôn Đản là đường Đỗ Thành Nhân nối dài mà trên chặng đường này có ba cái chợ ven đường là chợ Cầu Cống, chợ kho 4 và chợ kho 11. Những tay anh chị giang hồ nổ tiếng khắp Sai G̣n đều xuất thân ở đây như Đại Ca Thay, Hải Chùa, Tuấn Ba Chu, Bảy Xi, năm Cam (cháu bảy Xi)…Những người ở nơi khác đến vùng này đều e ngại, nhưng tôi là cư dân nơi đây không hề có vấn đề ǵ.

 

Con đường Đỗ Thành Nhân nằm trên lộ tŕnh tôi đi bộ đến trường Nguyễn Văn Khuê ở chợ Cầu Muối trong 4 năm học đệ nhứt cấp (cấp 2 bây giờ). Có lần đi học về, tôi giỡn với chúng bạn, đá bay một chiếc dép vào nồi chuối xào dừa của một bà bán bên đường. V́ là con nít có tiền đâu mà đền nồi chuối, bà bán chuối nắm tay tôi bắt dẫn về nhà tôi để bà ngoại tôi trả tiền đền.

 

Đúng là duyên phận, tôi quen bà xă tôi ở quận nh́ (quận nhứt bây giờ), nhưng khi biết ra th́ nàng ở Đỗ Thành Nhân nối dài . Số nhà tôi là 331 Đỗ Thành Nhân th́ số nhà nàng đọc ngược lại 133 Đỗ Thành Nhân … nối dài!

Thằng em trai cũng lấy vợ ở đường Đỗ Thành Nhân…nối dài.

 

Con đường Đỗ Thành Nhân đă chứng kiến những ngày tháng thơ dại của tôi cũng như thời gian ở tuổi mới lớn và những thăng trầm trong cuộc sống thời chiến tranh cũng như trong 11 năm c̣n ở Việt Nam sau cuộc đổi đời 30/4/75. Nhưng thời gian đẹp nhứt ở đây vẫn là thời c̣n tuổi thơ không chút ưu tư cho cuộc sống, chỉ biết vui đùa với các bạn nhỏ cùng xóm: đánh đáo, tạt lon, đá dế, thả diều…Ước ǵ ḿnh bắt được thời gian để sống lại những kỷ niệm đó.

 

Montréal, những ngày hè nóng bức 2022

Huỳnh Công Ân