NHỮNG ĐỒNG NGHIỆP VONG NIÊN CỦA TÔI Ở TRƯỜNG NGUYỄN TRĂI

https://www.conganhuynh.com/DongNghiep_files/image002.jpg

 

Tôi về dạy trường Nguyễn Trăi quận 4, Sài G̣n từ niên khoá 1977-1978 sau 10 năm làm nghề giáo ở Trà Vinh, Biên Hoà và Sài G̣n trước ngày 30/4/1975 và hơn 2 năm đi “học tập cải tạo” sau ngày lịch sử đó.

“ Nhà trường xà hội chủ nghĩa” hoàn toàn khác với nhà trường của chế độ VNCH trước đó mà tôi từng dạy.

Trước hết là danh xưng của những người dạy học chúng tôi. Ngày trước, những người dạy học bậc trung học và đại học đều được gọi là giáo sư (professeur), c̣n cấp tiểu học gọi là giáo viên (instituteur). Ngày nay, người dạy cấp nào cũng đều gọi là giáo viên. Tôi không rơ danh xưng giáo sư bây giờ dùng cho người dạy cấp nào? Vậy là cũng “hơi buồn” cho những người dạy học như tôi.

Thứ hai là chuyện lương hướng. Đến tháng 4 năm 1975 tôi là giáo sư trung học đệ nhị cấp thượng hạng hạng 4, chỉ số lương 640 (?). Tôi lănh tháng lương cuối cùng là khoảng trên 30 ngàn đồng VNCH không kể tiền thù lao dạy các trường tư nhiều gấp 3 lần lương trường công của tôi. Bây giờ phải chờ đợi vào “biên chế” (chánh ngạch) mới được lănh 60 đồng.

Thứ ba là mỗi lần “lên lớp” phải soạn “ giáo án” để tŕnh cho ”tổ trưởng” chuyên môn trong đó có “mục đích” và “yêu cầu” của bài giảng.

Thứ tư là học sinh có quyền “đánh giá” ( cho điểm) thầy ḿnh. May là học sinh Nguyễn Trăi thời đó là học sinh giỏi v́ trước đó phải đậu vào lớp 6 và vẫn c̣n giữ truyền thống tôn sư, trọng đạo nên t́nh thầy tṛ vẫn tốt đẹp măi đến bây giờ ( hơn 40 năm sau).

Thứ năm là ngoài giờ dạy, thầy cô giáo phải làm lao động: vệ sinh trường sở, đào kinh, đấp đất theo yêu cẩu của địa phương. Anh hiệu phó lao động Phạm Văn Mạnh “thu nhận” tôi vào ban lao động của trường. Từ đó tôi thường cùng học tṛ quét sân, khiên gạch, tát vũng…trong khuôn viên nhà trường.

Cuối cùng, nhà trường c̣n có những hoạt động kinh tế như: xưỡng may do anh Nguyễn Văn Cẩm phụ trách, ban đời sống lo mua nhu yếu phẩm : muối, đường, bột ngọt, thịt heo, thuốc lá, vải vóc…phân phối định kỳ cho mọi người.

“Đáo giang tuỳ khúc, nhập gia tuỳ tục”, rồi th́ tôi cũng quen với sinh hoạt của nhà trường mới. Tôi dạy ở Nguyễn Trăi qua hai đời hiệu trưởng: anh Hải và chị Mai. Cả hai đều là giáo viên chi viện, đều là người miền Nam tập kết trở về.

Độ hai ba năm sau, có một đợt “ giáo viên” trẻ mới ra trường về trường Nguyễn Trăi. Trong số đó có ba người có nhiều kỷ niệm với tôi.

Người thứ nhứt là Trần Xuân Hải dạy Lư. Gia đ́nh của Hải và bên vợ của Hải cùng ở đường Nguyễn Trường Tộ với gia đ́nh bên vợ tôi trong thập niên 60, hồi nhỏ Hải lại là bạn của em tôi. Hải thường ghé nhà tôi chơi và uống bia với tôi sau khi ở trường về. Thỉnh thoảng tôi và Hải đến cửa hàng ăn uống số 1 trên đường Tŕnh Minh Thế uống bia hơi.
Sau hơn hai mươi năm sống ở nước ngoài, từ 2008 tôi về Việt Nam thường xuyên và hỏi thăm tin tức về Hải nhưng tất cả đều mù mờ. Măi đến năm ngoái một em cựu học sinh Nguyễn Trăi qua mạng xă hội Facebook cho tôi thông tin chính xác về Hải tôi mới liên lạc được với Hải.

Người thứ hai là Nguyễn Mạnh Chí cũng dạy Lư. Khi tôi mở quán ăn ở đường Tôn Đản, biết Chí có hoa tay tôi nhờ Chí cắt chữ dán lên banderole đề bảng hiệu cho quán tôi.

Người thứ ba là Trần Duy Thành dạy văn, thường cùng tôi tham dự những cuộc họp mặt của các em cựu học sinh lớp 12 D8 trong những năm gần đây. Thành từng định cư ở Mỹ nhưng chọn trở về sống ở Việt Nam. Mới đây, Thành cho xuất bản một số tác phẩm văn chương của ḿnh ra công chúng.

Khi tôi ra nước ngoài, các đồng nghiệp trẻ này là thầy dạy con trai tôi và những đứa con của các em tôi. Khi sang đoàn tụ với tôi ở Canada, con trai tôi thường kể rằng năm con tôi học với thầy Hải, mơi khi điểm danh thầy không bao giờ gọi tên con tôi, khi nó hỏi thầy tại sao không gọi tên nó th́ Hải nói khỏi cần gọi v́ biết em là con thầy Huỳnh Công Án .

Những đồng nghiệp trẻ của tôi kể trên cũng như nhiều thầy cô trẻ khác dù trong thời kỳ nghề giáo là nghề nghèo nhứt trong xă hội vẫn hoàn thành thiên chức cao đẹp của ḿnh: truyền thụ kiến thức cho thế hệ sau. Xin ngă mũ thán phục những đồng nghiệp vong niên của tôi.

 Sài G̣n ngày 6/1/2023