ĐÊM GIÁP NƯỚC

 

Huỳnh Công Ân

 

Hôm nay là ngày thứ 16 của chiến dịch. Chúng tôi đă ở Nha Mân hết 11 ngày để yểm trợ việc xây đồn Ngă Ba,  ở Xẻo Mát 3 ngày để lục soát một vùng bị bom B52 cày nát và ở đây đến bao giờ không biết cũng để yểm trợ địa phương quân cất lại đồn Giáp Nước vừa chiếm lại được sau một năm lọt vào tay Việt Cộng. Chúng tôi đă 5 lần đổ bộ bằng trực thăng và hàng chục lần lội đi lục soát và xua đuổi V.C. ra xa chỗ xây đồn. Hai bộ trây -di tôi mang theo đă rách nát v́ nước bùn khi mặc vào trông như ăn mày. Râu tóc ra dài như Lỗ Bỉnh Sơn. Bọn lính của tôi cũng không hơn ǵ. Có đứa chỉ c̣n cái quần đùi.

 

Em! Giờ này chắc em đang trên đường về nhà sau buổi học chiều. Em nói cười ríu rít như tiếng hót của những con chim sơn ca trên những cành me dọc theo con đường đẹp nhứt của thành phố Trà Vinh. Em nghĩ đến ngày mai em lại cắp sách đến trường vui bên thầy, bên bạn. Ôi ngày mai của em êm đẹp và trong sáng như những buổi chiều chưa tắt nắng ở Đầu Bờ. C̣n ngày mai của anh đen tối như đêm trừ tịch. Giữa ḷng đất địch, trong nanh vuốt tử thần đang ŕnh rập đâu đây, nghĩ đến ngày mai là một việc xa vời em ạ.

 

Đại Bàng đă phân chia chỗ đóng quân xong. Trung đội tôi án ngữ một phần bờ sông đối diện với một vườn cây rậm rạp bên kia. Trách nhiệm thật nặng nề, lại c̣n phải cho một tiểu đội qua bên sông làm tiền đồn nữa. Tôi và trung sĩ Long đôn đốc cho lính đào hầm kỹ lưỡng. Tôi bảo Long:” Ở mặt này ḿnh không sợ bị tấn công, chỉ ngại pháo kích.” Tôi cho lính phát quang xạ trường, c̣n Long tập hợp các tiểu đội trưởng chia gác. Sắp đặt xong các công việc, tôi xuống mé sông tắm rửa và thay một bộ đồ khô. Thằng đệ tử và thằng mang máy lui cui nhóm lửa nấu cơm chiều. Mùi thơm bốc lên từ mấy con tôm nướng mà thằng đệ tử ban trưa ṃ được dưới sông làm tôi chợt nhớ đến những bữa ăn với Sa ở Tri Tân.

 

Em! Những bữa cơm đạm bạc nhưng đậm đà ân t́nh mà chính tay em nấu nướng cho anh sau những ngày hành quân vất vă bao giờ cũng để lại những dư vị nồng nàn trong hồn anh. Suốt khoảng đời chinh chiến, có lẽ những giây phút sung sướng nhứt là lúc ngồi bên em được em âu yếm gấp bỏ vào chén anh từng con tép rang-xứ Trà Vinh từ xưa đến nay vẫn có tiếng nhiều tôm, tép- Ôi t́nh yêu chất phác của một cô con gái nhỏ tỉnh lẻ soi sáng ḷng tôi như hỏa châu trong đêm tối chiến trường.

 

Một tiếng ầm vang lên ở phía đồn và tiếp theo là những tiếng nổ khác. V.C. đang pháo kích bằng súng cối 60 ly vào đồn nhưng tất cả đạn đều rơi xuống sông làm nước bắn tung toé trông đẹp mắt. Để ư tiếng départ, tôi đoán chừng vị trí đặt súng cối của V.C. ở chỗ đóng quân đêm qua của chúng tôi, nghĩa là cách đồn vào khoảng 500 thước nhưng có tới hai con sông chắn ngang. V́ trời sắp tối nên cả bên đồn cũng như bên chúng tôi đều không có lệnh truy kích. Duy khẩu 4-2 trong đồn phản pháo trả đủa. Những tiếng nổ xé trời của khẩu súng cối cực lớn này nghe giống như tiếng nổ của đại bác 105 ly. Tôi lẩm bẩm:”Bọn chúng báo hiệu sẽ tấn công bọn ḿnh đêm nay”.

 

Tiếng súng đă im. Chúng tôi tiếp tục bữa cơm chiều. Sau một ngày lội ruộng nhọc nhằn, chỉ với một bọc cơm sấy, vài con tôm nướng mà tôi ăn thấy ngon miệng. Dùng cơm xong, chúng tôi tráng miệng bằng bánh ngọt và nước trà. Những thứ nảy cả cà phê và đường nữa, tôi vừa gởi mua ngoài chợ trong chuyến liên lạc hồi sáng. Tối nói với trung sĩ Long:” kể ra giữa chốn hoang dă này bọn ḿnh vẫn sống phong lưu: sáng cà phê, chiều nước trà, bánh ngọt. Như vậy dù ngày mai có ra sao ḿnh cũng không ân hận phải không cậu?” Gă trung đội phó-có gương mặt dữ tợn với hàm răng hô và bộ râu quai nón rậm nhưng thật ra rất hiền lành- gật gù ra chiều tán đồng câu nói của tôi.

 

Bây giờ nắng đă tắt hẳn sau rặng tre phía Tây. Đại Bàng (Tiểu đoàn trưởng) và lăo thiếu tá cố vấn đi quan sát vị trí pḥng thủ của các đại đội. Đại Bàng giới thiệu với lăo cố vấn tôi là một giáo chức sắp biệt phái về dạy học lại. Lăo cố vấn cười nói:” Thế là anh sắp được đứng ngoài cuộc chiến rồi đó.” Lăo chỉ một cái hầm không có lỗ châu mai hỏi tôi lính đào hầm như vậy làm sao tác xạ được. Tôi giải thích rằng họ ngồi ló đầu trên miệng hầm và t́ súng trên nấp hầm để bắn. Lăo lắc đầu nói:” Tôi chưa thầy kiểu hầm này bao giờ.” Tôi thầm nghĩ:” C̣n nhiều cái lạ khác trong cuộc chiến này mà ông sẽ phải gặp”.

 

Đại Bàng dặn ḍ tôi cẩn thận v́ chắc chăn đêm nay địch sẽ đánh rồi ông cùng lăo thiếu tá cố vấn đi sang pḥng tuyến trung đội khác. Tôi gọi hạ sĩ nhứt Ken chuẩn bị dắt tiểu đội của y qua sông nằm tiền đồn. Tôi chỉ rơ vị trí cho y và không quên dặn y không được đóng trong căn nhà bên kia sông mà phải nằm ở ngoài, mỗi người ở một góc cây. Tôi dặn y nếu địch ít th́ thanh toán, nếu địch đông th́ lặng lẽ qua sông rút về. Khi đám tiền đồn trên đường qua bên sông tôi bảo thằng mang máy báo cáo cho Thẩm Quyền ( đại đội trưởng ) biết vị trí của đám “ăn sương” (tiền đồn) để tránh việc tác xạ lầm. Tôi lấy làm yên bụng v́ nghe Thẩm Quyền cho biết bên cạnh đám tiền đồn của tôi c̣n có trung đội thám báo của tiểu đoàn.

 

Trời đă sụp tối. Tôi ra lệnh tắt tất cả lửa và hút thuốc phải ngụy trang. Tên lính gác phiên đầu đă ra ngoài vọng. Tôi ngă ḿnh trên chiếc vơng cạnh thằng đệ tử và vói tay vặn nhỏ chiếc radio treo ở đầu vơng. Tiếng hát Khánh Ly trong một ca khúc của Trịnh Công Sơn văng vẵng như tiếng khóc của người t́nh trong buổi chia tay.

 

Em! Làm sao anh quên được buổi sáng hôm nào em tiễn anh vào Quân vụ Thị trấn để anh thật sự xa em dấn thân vào cuộc chiến. Hôm đó em đă khóc nhiều, anh lấy khăn tay ra lau nước mắt cho em. Và thốt lên những lời an ủi:”Thôi em đừng khóc nữa, âu đó cũng là phần số của anh”. Đêm nay, trong khi anh cuộn ḿnh trong chiếc vơng mỏng manh không đủ chống lại cái lạnh lẽo của thời tiết cuối đông th́ có lẽ em c̣n đang ngồi học bài dưới đèn khuya. Đối với anh, h́nh ảnh đó là đẹp nhứt. Chúng ta chưa có ǵ với nhau nên em chưa là chính phụ chông đèn ngồi bên song cửa hằng đêm chờ chinh phu trở lại. Em c̣n trẻ quá, những xúc động ban đầu dễ quên đi và h́nh ảnh buổi tiễn đưa chỉ c̣n là một kỷ niệm. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Làm sao anh bắt em phải giữ măi h́nh bóng anh trong tim em khi khói lửa chiến chinh vẫn c̣n mù mịt và ngày về của anh quả thật xa vời. Và cho dù anh có về đi nữa th́ chắc ǵ anh c̣n nguyên vẹn như lúc ra đi.

 

Tiếng ngáy của thằng đệ tử nghe rất rơ bên kia và một giọng nói cất lên ở máy:”Phương Dung 1, đây Phương Dung, tối nay lệnh Bắc b́nh đống đa (báo động) thường lệ từ 12 giờ đến 1 giờ, nghe rơ trả lời.” Thằng máy vẫn ngủ ngon lành. Tôi bực ḿnh văng tục:” Đ.M. bảo trực máy mà ngủ rồi.” Tôi chồm người xuống với tay nhấc ống liên hợp:”Phương Dung, đây Phương Dung 1, tôi nhận được 5 trên 5”. Bên kia:” Thôi xuống máy đi.” Tôi tắt máy, đứng dậy ra phía vọng gác dặn lính đương phiên chuyền miệng giờ báo động cho những người sau.

 

Nửa đêm thằng đệ tử lay tôi dậy:”Tới giờ báo động rồi thiếu uư”. Tôi gọi thằng truyền tin dậy mở máy đoạn xách gậy đi một ṿng kiểm soát. Tiêu lệnh trong giờ báo động thường lệ là mọi người phải thức giấc, súng đạn sẵn sàng ra hố cá nhân. Thế mà cũng có đứa nằm ngủ yên đợi đến khi bị đập vào mông mới chịu ngồi lên. Tôi ra mé sông quan sát phía bên kia. Tôi không thấy ǵ cả chỉ nghe tiếng sóng nước lách tách. Tôi bảo thầm:” Bọn tiền đồn chắc không đứa nào dám ngủ”. Tôi trở lại vơng ngồi. Thằng máy báo cáo cho tôi những ǵ nó nhận được ở ban chỉ huy. Bọn thám báo cho hay có nghe tiếng chân nhiều người bên sông. Thẩm Quyền dặn tất cả mọi người trong đại đội rán thức chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Trong ḷng tôi nẩy sinh lo âu. Hai đêm trước, cũng vào giờ báo động nửa đêm chúng tôi nghe tiếng cú kêu mà rợn tóc gáy. Đêm nay, tuy không có tiếng cú nhưng tin “V.C.” Về làm mọi người không khỏi phập phồng. Nhưng suốt một giờ đồng hồ không có ǵ xảy ra nên chúng tôi được lệnh dứt báo động. Tôi trở ra vọng gác dặn đi dặn lại thằng gác phải quan sát kỹ lưỡng, rán đừng ngủ gục rồi mới yên tâm cho lệnh mọi người tiếp tục nghỉ ngơi.

 

Tôi giựt ḿnh thức giấc v́ một tiếng lựu đạn nổ và tiếp theo là nhiều tiếng súng A.K. xen lẫn tiếng súng M.16. Theo phản ứng thường lệ, tôi chụp lấy cái nón sắt, rút khẩu col ra khỏi vỏ và hô:”Ra hố mau”, đồng thời chạy ngay ra hố. Thằng đệ tử xách cây súng trường và thằng ôm máy C.10 khom người chạy theo. Khi ba thầy tṛ ra tới hố , tôi bốc ống liên hợp lên liên lạc với đại đội trưởng. Tiếng Thẩm Quyền ở đầu dây bên kia trầm tĩnh cho hay V.C. đă về và đang đụng độ với đám tiền đồn. Tôi gọi sang hạ sĩ I Ken hỏi chúng về đông không. Ken đáp không rơ nhưng bọn y đă băn gục mấy tên. Tôi lại hỏi bên ḿnh có sao không. Y đáp b́nh yên. Tôi dặn coi chừng bị lộ mục tiêu chúng hốt hết. Đám tiền đồn sử dụng lựu đạn nhiều hơn súng. Những tiếng nổ kinh hồn do nhưng quả B.40 chạm vào cây làm điếc tai chúng tôi. Những lằn đạn đan nhau trên không trung trông đẹp mắt. Có vài trái B.40 rơi xuống sông.

 

Bỗng tôi thấy nóng rát ở vai và bụng và cảm thấy như có ai nhấc bổng ḿnh lên quăng xuống hố. Tôi ngất đi sau khi mơ hồ nghe một tiếng nổ lớn sau lưng. Tôi tỉnh dậy ngay sau đó và biết ḿnh đă bị thương. Tôi lấy tay sờ vào bụng và vai th́ cảm thấy ươn ướt. Đúng là máu. Sờ tiếp đầu, mặt, tay và chân tôi không thấy ǵ cả. Tôi tự nhủ có lẽ không đến nỗi nào. Bây giờ tôi mới nhớ ra khẩu súng và đôi dép đă văng đâu mất.

 

Tôi cố định tỉnh tỉnh thần để xem c̣n ai bị thiệt hại ǵ không. Tiếng la hét của thằng Nghiệp mang máy và tiếng rên la của thằng Ê, xạ thủ M. 79 làm tôi chú ư hơn hết. Thăng Nghiệp kêu:” Thiếu uư đâu rồi, em bị thương chắc chết thiếu uư ơi.” Tôi hỏi:”Mày bị thương ở đâu?”. “Em bị ở mặt hu...hu...hu “. Tôi nói:”Để tao bật lửa lên xem vết thương mày ra sao”. Tôi đánh diêm xem xét thấy nó chỉ bị trầy trịa sơ ở mặt không có ǵ nặng lắm. Tôi thừa biết tính nó rất nhát nên an ủi:”Mày không sao, im đi kẻo bọn chúng nghe tiếng la bắn thêm qua bên đây nữa!”. Nghiệp nh́n tôi:” Thiếu uư cũng bị thương nữa?”. Tôi thấy máu ở vai và bụng đă thấm ướt áo. Tôi dơ que diêm trong hầm t́m khẩu súng. Xong tôi quay đàng sau hỏi: “ Ê ơi , mày có sao không?”. Thằng Ê không trả lời chỉ rên. Tiếng Long đáp thay:”Nó bị nặng nhứt v́ không chịu xuống hầm, c̣n tôi cũng bị thương ở tay nữa thiếu uư”.

 

Tôi gọi máy về đại đội xin y tá. Đoạn tôi gọi thằng Bảy đến thế thằng Nghiệp lo cái máy C.10. Một lát sau y tá chạy xuống băng bó cho mọi người. Tôi hỏi nó về t́nh trạng thằng Ê. Y tá lắc đầu:”Nặng lắm chắc không qua khỏi, c̣n thiếu uư chỉ bị hai miểng ở vai và bụng không sao”. Tôi gắng gượng ngồi lên miệng hầm hô hào bọn lính giữ vững pḥng tuyến. Bây giờ tôi mới nhớ đến thằng đệ tử. Không biết nó ở đâu mà năy giờ không thấy lên tiếng, e rằng nó chết mất. Tôi gọi khẽ trên nó mà không nghe nó trả lời. Thằng Ê đang chống chọi với tử thần bằng những tiếng rên la thật lớn. Tôi bảo y tá kéo nó vào giữa kẻo bọn V.C. Nhận ra vị trí mà bắn sang. Nhưng muộn rồi, tôi nghe một tiếng “tốc” rồi tiếng thằng Nghiệp la:” Tụi nó départ, nhào xuống hầm thiếu uư”. Tôi thụt xuống kịp nghe tiếng ầm phía sau lưng và tiếp theo là nhiều tiếng nổ khác.

 

Đột nhiên tôi nghe có tiếng động dưới sông. Tôi vội vàng ngồi lên miệng hầm quát:”Ai?”. Tiếng hạ sĩ I Ken từ dưới sông vọng lên:” Tụi tui tiền đồn đây, thiếu uư.” Có lẽ bọn chúng về đông nên đám hạ sĩ I Ken phải lội sông rút về. Tôi bảo họ chia ra bố trí ở các hầm. Đoạn tôi thông báo cho Thẩm Quyền biết tiền đồn đă về. Bọn thám báo của tiểu đoàn cũng đă rút về trước. Thế là phóng lựu M.79, súng cối bên chúng tôi thi nhau nă qua sông cùng một lúc với đại bác yểm trợ của pháo binh diện địa. Khi đại bác im tiếng th́ đến phiên các phi tuần trực thăng oanh kích dữ dội đám tàn quân V.C. đang rút lần ra xa.

 

Trời dần dần sáng rơ, tiếng súng thưa lần rồi im hẵn. Thẩm Quyền gọi máy bảo tôi tập trung đám bị thương đem lại phía sau đại đội chỉ huy chờ trực thăng tới tải thương. Tôi kiểm điểm thấy trung đội ḿnh bị thương 5 người: tôi, trung đội phó Long, thằng mang máy, thằng Ê và thằng đệ tử của tôi nữa. Hồi khuya, khi biết bị thương, thằng đệ tử hoảng sợ ḅ tuốt ra sau trốn trong một buội rậm nên không nghe tôi kêu. Đợt pháo kích sau làm Đại Bàng và vài người trong bộ chỉ huy tiểu đoàn bị thương. Thắng Mười d́u tôi ra băi đáp trực thăng. Tôi cảm thấy ê ẩm ở bụng và vai.

 

Tiếng reo ḥ bên kia sông của bọn lính đi lục soát t́m thấy chiến lợi phẩm vang lên đồng thời với tiếng máy bay trực thăng tải thương kêu lạch tạch đâu đây. Những âm thanh đó không cắt đứt được ḍng cảm nghĩ của tôi: “Không biết Sa có hay tin ḿnh bị thương để đến bệnh viện Phan Thanh Giản thăm ḿnh không?”.

 

                                                              (Tun báo Khi Hành, s 66, năm 1970)