NHỮNG ĐỆ NHẤT PHU NHÂN
TRONG LỊCH SỬ
Người ta
nói sau lưng một người đàn ông thành công là
một người phụ nữ. Dĩ nhiên, vị nguyên
thủ của một quốc gia được xem là
một người thành công ít ra là về mặt quyền
lực. Sau lưng họ là người phụ nữ
được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy
có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch
sử được người đời nói
đến nhiều nhứt?
Marie-Antoinette ( 2/11/1755 – 16 /10/1793):
Hoàng hậu nước Pháp
Marie- Antoinette sinh
ở Vienne, Áo là người con thứ 15 của gia tộc
mà mẹ là Marie-Thérèse d'Autriche nữ hoàng Hung Gia Lợi và
hoàng đế Francois đệ nhứt của Đức.
Năm 14
tuổi, Marie-Antoinette được gả cho vua Louis XVI
tương lai của nước Pháp.
Ngày 21 tháng 4
năm 1770, sáng sớm Marie-Antoinette từ giả Vienne và
hoàng gia lên đường sang Pháp với bao lời dặn
ḍ của hoàng mẫu. Sau 3 tuần , cô công chúa đặt
chân đến đất Pháp và được người
dân dọc đường ngưỡng mộ. Nhưng khi
đặt chân tới kinh thành Paris th́ hoàn cảnh thay
đổi. Marie-Antoinette gặp thái độ ghẻ
lạnh của mọi người nhứt là những
người trong hoàng gia Pháp.
Sự ghét bỏ
cô dâu dị tộc này tiếp tục kể cả khi
Marie-Antoinette lên ngôi hoàng hậu nước Pháp.
Người trong triều đ́nh gọi lén hoàng hậu
của họ một cách sách mé là “con mẹ Áo”. Marie-Antoinette
chán cảnh triều đ́nh nên thường cùng vua Louis XVI
lui về ngôi làng do bà cho dựng lên gọi là Làng Hoàng
Hậu. Ở đó, Marie-Antoinette cùng các người
bạn của ḿnh vui chơi, khiêu vũ, ca hát và đóng
kịch. Do đó, bà bị hoàng gia bên chồng càng bêu
xấu đủ mọi thứ: nào là lảng phí của
công, phạm gian với các công tôn, công tử và cả
với anh rể. Vụ việc “sợi dây chuyền” mà hai
tay thợ bạc Boehmer và Bassange đ̣i hoàng hậu1,6 triệu
bảng là một vụ lường gạt của một
cặp vợ chồng công tước giả với
sự đồng lỏa của hồng y Ronan, cũng làm
bà mang hàm oan.
Khi
cuộc cách mạng 1789 nổ ra lật đổ chế
độ quân chủ, vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette
bị bắt. Họ bị cáo buộc âm mưu thông
đồng với ngoại bang để phá hoại
nền Cộng Ḥa. Lần lượt vua Louis XVI và hoàng hậu
Marie Antoinette bị chính quyền Cộng Ḥa xử chém
đầu trong năm 1793.
Một
công nương nước Áo được đưa sang
Pháp làm con tin cho sự liên minh hai quốc gia trở thành
nạn nhân cho sự nghi kỵ mối liên kết ấy và
cái chết bi thảm của một đệ nhứt phu
nhân (mẫu nghi thiên hạ trong chế độ quân
chủ) làm mọi người thương cảm cho
một kiếp hồng nhan bạc mệnh.
Jacqueline Kennedy
(1929-1994), đệ nhứt phu nhân Hoa Kỳ
Jacqueline Bouvier
sinh ngày 28 tháng bảy ở Southampton, New York. Cha bà, John
Bouvier là một tay chơi cổ phiếu giàu có ở New
York gốc Pháp theo Công giáo và mẹ bà gốc Ái nhĩ Lan
cũng theo Công Giáo. Một trong những thầy giáo
tiểu học mô tả bà là”một đứa trẻ
đáng yêu,cô bé xinh nhứt lớp, rất thông minh, rất
nghệ sĩ và đầy vẻ ma mị”.
Jacqueline
hưởng một thời thơ ấu trong nhung lụa:
học vũ ba lê ở Hí viện thành phố và học
tiếng Pháp từ khi 12 tuổi.Giống mẹ, Jacqueline
thích cỡi ngựa và rất điêu luyện trên lưng
ngựa, bà thường thắng trong các giải đua
ngựa.
Bậc trung
học, Jacqueline theo học trường Miss Porter ở
Farmington, Connecticut. Bà là một học sinh xuất sắc
thường viết văn và thơ cho tờ báo của
trường và được giải nhứt văn
chương ở bậc đệ nhị cấp. Cũng
trong những năm đó, bà được một tờ
báo địa phương trao giải “nhà báo triển
vọng” trong năm.Tuy nhiên, bà có tham vọng lớn hơn
việc bà được công nhận là xinh đẹp và
nổi tiếng. Bà viết trong cuốn niên giám là tham
vọng trong cuộc đời của bà là” quyết không
làm một người nội trợ b́nh thường”.
Sau khi tốt
nghiệp trung học, Jacqueline ghi danh vô đại học
Vassar ở New York theo học lịch sử, văn
chương, nghệ thuật và tiếng Pháp. Bà đă du
học 1 năm ở Paris khi c̣n ở cấp 1 đại
học. Sau này, bà viết rằng đó là thời gian bà yêu
quư nhứt trong cuộc đời bà.
Ở Paris
về, Jacqueline chuyển sang đại học George
Washington ở Washington DC và sâu đó tốt nghiệp cử
nhân văn chương Pháp năm 1951. Bà bắt đầu
công việc làm” nhiếp ảnh kiêm phỏng vấn viên cho
tờ nhựt báo Washington Times-Hérald. Bà đă phỏng
vấn Richard Nixon, làm phóng sự buổi lễ nhậm
chức cua Tổng thống Eisenhower và lễ đăng
quang của Nũ hoàng Elizabeth đệ nhị.
Năm 1952, trong
một buổi tiệc của đảng dân chủ,
Jacqueline gặp một dân biểu trẻ mới vừa
đắc cử chức thượng nghị sĩ
của tiểu bang Massachusetts tên John F. Kennedy, đúng là
một cuộc gặp gỡ định mệnh.
Năm sau, ngày 2
tháng 9 năm 1953, hai người cưới nhau. Jacqueline
sinh đứa con đầu tiên, Caroline Kennedy, năm
1957.Cũng năm đó bà khuyến khích chồng viết cuốn
Profiles in Couragevà bà giúp ông trong việc hiệu đính
cuốn sách đó.
Tháng giêng năm
1960, John F. Kennedy loan báo sẽ ra ứng củ tổng
thống Hoa Kỳ. Dù lúc đó đang mang thai không thể
theo chồng đi vận động cử tri, nhưng
Jacqueline vẫn giúp chồng từ nhà: trả lời
thư cử tri, trả lời phỏng vấn của báo
chí, viết bài vận động tranh cử…
Ngày 8/11/1960, John
F. Kennedy trúng cử sát nút trước đối thủ
Richard Ni xon, cựu phó tổng thống dưới trào
tổng thống Eisenhower đẻ làm tổng thống
thứ 35 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Jacqueline trở thành một đệ nhứt phu nhân Mỹ
trẻ tuổi nhứt trong gần 80 năm qua và
để lại những ấn tượng to lớn
về địa vị của bà. Jacqueline biến ṭa
Bạch Ốc thành một lâu đài của kiến
thức và nghệ thuật bằng cách mời tham gia các
nhạc sĩ, tài tử điện ảnh và trí thức
kể cả những vị được giải
thưởng Nobel. Bà đă có công cải tạo ṭa Bạch Ốc
trở lại vẻ thanh lịch khi xưa và làm ṭa nhà này
kiên cố hơn.
Trong thời gian
ngắn ngũi ở ṭa Bạch Ốc, Jacqueline trở
thành vị đệ nhứt phu nhân nổi tiếng
nhứt của Hoa Kỳ. Trong những lần tháp tùng
tổng thống đi công du ở Âu Châu (năm 1961) và Trung
và Nam Mỹ (năm1962) bà đă được sự
ngưỡng mộ của dân chúng các nơi đó về
sắc đẹp, cách ăn mặc và sự thông thạo
nhiều ngôn ngữ. Nhân chuyến đi thăm nước
Pháp, tổng thống Kennedy đùa rằng”ông là
người tháp tùng Jacqueline đi thăm Paris”. Khắp
nơi trên thế giới, người ta đặt tên con
gái ḿnh là Jacqueline, chọn kiểu tóc, nón, giày giống
như của bà.
Tháng 11 năm
1963, Jacqueline tháp tùng tổng thống đi viếng thăm
Texas. Khi đ̣an xe của tổng thống diễn hành
ở thành phố Dallas, tổng thống bị ám sát
bằng súng khi bà đang ngồi bên cạnh. Hơn một
tiếng rưởi sau, trong bộ y phục c̣n dính máu, bà
đau đớn đứng bên cạnh phó tổng
thống Lyndon Johnson để tham dự lễ tuyên thệ
nhậm chức tổng thống thứ 36 của ông này.
H́nh ảnh
lễ tang tổng thống Kennedy rập khuôn lễ tang
tổng thống Abraham Lincohn (cũng bị ám sát) một
thế kỷ trước, với vẻ trang trọng
của bà bên cạnh hai con nhỏ được khắp
nước Mỹ cúng như cả thế giới
ngưỡng mộ.
Sau cái chết
của tổng thống Kennedy, Jacqueline chuyển về
một căn nhà ở New York và sống ở đó
đến cuối đời. Trong thời gian này bà bị
những tay săn ảnh và phóng viên báo chí săn
đuổi măi đến khi bà mất.
Tháng 10 năm
1968, Jacqueline tái hôn với tỷ phú du thuyền Aristottle
Onassis.Cuộc hôn nhân này không đem lại hạnh phúc cho
bà. Sau khi tỷ phú Onassis mất năm 1975, phần lớn
tài sản của ông ta được giao cho con gái,
Jacqueline chỉ được nhận khoảng từ 20
đến 26 triệu đô la.
Sau khi
người chồng thứ hai mất, Jacqueline quay về
trú ngụ ở căn nhà tại New York. Thời gian này bà
cộng tác với một số báo chí như Viking Press,
Doubleday…Bà có công lớn trong việc cổ động
bảo tồn ga xe lửa trung ương ở New York. Tuy
nhiên, bà dính líu nhiều mối t́nh trong đó người
t́nh lâu nhứt của bà là vua hột xoàn người
Mỹ gốc Bỉ Tempelsman.
Jacqueline
mất năm 1994 và được chôn bên cạnh tổng
thống Kennedy ở nghĩa trang quốc gia Arlington.
Thảm
kịch của gia đ́nh Kennedy không dừng ở cái
chết của tổng thống Kennedy. Tháng 6 năm 1968, em
của tổng thống là thượng nghi sĩ Robert
Kennedy bị ám sát chết. Tháng 7 năm 1999, John F. Kennedy Jr.
con trai của Jacqueline chết v́ tai nạn máy bay. Con gái
lớn Caroline Kennedy của bà là người duy nhứt
trong gia đ́nh c̣n sống sót và từng là đại sứ
của Hoa Kỳ ở Nhật Bản.
Jacqueline
Kennedy được ngưỡng mộ trong thời gian
ở bên cạnh tổng thống Kennedy nhưng về sau
qua những cuộc t́nh của bà với nhiều
người, sự ngưỡng mộ của mọi
người đă sút giảm.
Tống
Mỹ Linh (2/3/1897-23/10/2003), đệ nhứt phu nhân Trung
Hoa Dân Quốc
Một
phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Trang Hoa
cận đại, trường thọ qua ba thế kỷ
19, 20 và 21: Tống Mỹ Linh. Bà là người con thứ
tư trong một gia đ́nh có 6 người con trong đó 3
người con gái : Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh và bà là
những nhân vật nữ được mọi
người gọi là ba chị em nhà họ Tống. Cha
của bà là một mục sư Hội Giám Lư và là một
nhà kinh doanh về in ấn.
Tống
Mỹ Linh theo học trường Wesleyan College ở Macon,
Georgia, sau chuyển qua trường Wellesley College 1917 và
tốt nghiệp năm 1917 về văn học Anh và
Triết học.
Năm
1920 Tống Mỹ Linh gặp Tưởng Giới
Thạch, lănh tụ của Quốc Dân Đảng và
kết hôn với ông này. Sau một lần sảy thai bà
mất khả năng sinh sản.
Bà là
một đệ nhứt phu nhân tích cực tham gia chính
trị. Bà là nghị sĩ của Viện Lập Pháp
từ năm 1930 đến 1932 và từ năm 1945 bà vào
Ủy ban trung ương Quốc Dân Đảng. Khi
Tưởng Giới Thạch lên làm Tổng tư lệnh
và lănh đạo Quốc Dân Đảng bà làm phiên dịch
tiếng Anh, thư kư và cố vấn cho chồng. Trong
thế chiến thứ hai bà đă giúp Tưởng Giới
Thạch có sự nghiệp ngang hàng với Roosevelt, Churchill
và Stalin. Tạp chí Time của Hoa Kỳ đưa h́nh bà 3
lần lên trang b́a và tuyên dương vợ chồng bà là
“cặp vợ chồng của năm” trong năm 1937.
Năm
1949, Quốc Dân đảng bị đảng Cộng
sản do Mao Trạch Đông đánh bại trong cuộc
nội chiến Quốc Cộng. Bà cùng chồng chạy ra
đảo Đài Loan và đảo này được xem là
lănh thổ của một nước Trung Hoa Quốc Gia,
đối lập với Nước Trung Hoa Cộng
Sản trong lục địa, đến nay vẫn
tồn tại với sự cam kết bảo vệ
của Hoa Kỳ. Trong khi đó th́ chị bà là Tống Khánh
Linh ở lại lục địa và theo cộng sản.
Khi
Tưởng Giới Thạch suy yếu v́ tuổi già có
thể nói mọi quyền lực ở Đài Loan
đều nằm trong tay bà với vỏ bọc là
người “phiên dịch” của Tưởng thống
chế. Bà rất có uy tín trên chính trường quốc
tế: người bảo trợ cho Hội Hồng
Thập Tự Thế Giới, chủ tịch danh dự
của Quỹ Viện Trợ Thống Nhứt của Anh
Quốc cho Trung Hoa, chủ tịch danh dự của
Hội Kỷ Niêm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền.
Sau cái
chết của Thống chế Tưởng Giới
Thạch, con riêng của ông là Tưởng Kinh Quốc lên
làm tổng thống, bà Tống Mỹ Linh di dân qua Mỹ
ở một khu đất rộng gần 15 mẫu ở
Lattingtown, New York. Bà c̣n một ngôi nhà nghỉ mát mùa hè ở
Wolfeboro, New Hampshire. Bà trở về Đài Loan năm 1988 khi
Tưởng Kinh Quốc từ trần và lần về
Đài Loan sau cùng của bà là năm 1995. Cuối đời
bà sống trong căn hộ của cháu gái bà ở chung
cư Gracie Square trên bờ thượng đông của
Manhattan. Năm 103 tuổi, bà c̣n tổ chức một
cuộc triển lảm tranh vẻ Trung Hoa của bà
tại New York.
Bà
mất tại New York hưởng thọ 105 tuổi. Khi
đó ṭa Bạch Ốc có phổ biến lời chia
buồn của tổng thống George W. Bush đến gia
đ́nh bà.
Soraya
(22/6/1932-26/10/2001), hoàng hậu sầu muộn của Ba
Tư
Soraya
là con gái đầu ḷng của Khalil Esfandiary Bakhtiary, một
nhà quư tộc và là đại sứ của Iran tại Tây
Đức. Mẹ là Eva Karl, người Đức sinh bên
Nga. Soraya sinh ở bệnh viện truyền giáo Anh ở
Isfahan. Soraya lớn lên ở Berlin và Isfalhan, đi học
ở Anh Quốc và Thụy Sĩ.
Năm
1948, Soraya được giới thiệu với vua Mohammed
Reza Pahlavi vừa mới ly hôn. Họ đính hôn và nhà vua
tặng cho bà một chiếc nhẫn kim cương 22
carat. Đám cưới diễn ra ở lâu đài Marble,
ở Teheran, Iran ngày 12/2/1951.
Mặc
dù, nhà vua tuyên bố không nhận quà cưới của khách
chỉ yêu cầu họ cho tiền một hội từ
thiện giúp người nghèo, nhưng trong số các quà
cưới có một chiếc áo khoác lông chồn
đắt tiền và một bộ bàn viết có cẩn kim
cương đen của Stalin, một cái ly Bowl of Legends
của nhà sản xuất Steuben Glass, thiết kế
bởi Sidney Waugh do tổng thống Reagan và phu nhân tặng,
một chân đèn nến xứ Georgia của vua George
đệ lục và hoàng hậu Elisabeth. Có đến 2000
khách mời dự tiệc cưới. Một chiếc máy
bay từ Ḥa Lan chở 1,5 tấn hoa lan, hoa tulip và hoa
cẩm chướng đến để trang hoàng tiệc
cưới. Để giải trí, một đoàn xiệc
từ Rome đến tŕnh diễn cho quan khách xem. Cô dâu
mặc một chiếc áo dài dát bạc, đính kim
cương và lông chim marabou stork quư hiếm của miền
nam sa mạc Sahara, Bắc Phi do nhà Christian Dior thiết
kế. Ai cũng nghĩ rằng Soraya là t́nh yêu thật
sự của vua Pathlavi.
Nhưng
giai cấp tăng lữ Hồi Giáo không hài ḷng cuộc t́nh
duyên này. Họ cho rằng nhà vua không nên cưới cô gái lai
Âu này v́ cô ta không được giáo dục theo Hồi Giáo.
Cả mẹ và các chị em gái của vua cũng ghen tị
với Soraya v́ cho rằng nàng đă giành hết t́nh yêu
của vua. Họ liên tục sỉ nhục Soraya. C̣n nàng th́
không ưa Ernest Perron, bạn thân và thư kư riêng của
chồng. Nàng cho rằng ông ta là người đồng
tính và đang quyến rủ nhà vua.
Để
quên những phiền muộn chung quanh, Soraya thường
đi thăm bệnh viện, cô nhi viện, các hội
từ thiện, các gia đ́nh nghèo. Nàng tỏ ra rất thích
thành phố Paris, mô tả những ngày sống ở đó,
đi xem xi nê, uống một ly nước đá chanh
ở mái hiên một quán rượu…thật là tuyệt
vời. Nàng nói khi c̣n đi học ở Âu Châu thoải mái
hơn những học sinh ở Iran với đồng
phục xám, ngồi trong những lớp học nóng như
hỏa ḷ đầy khói và ô nhiễm, học bài, làm bài và
lao động đến kiệt sức.
Tháng
10 năm 1954, nhà vua và Soraya đi Mỹ để nhờ các
bác sĩ chữa trị bệnh hiếm muộn của
nàng. Bác sĩ cho biết nàng không thể có con v́ bị
sốc, trầm cảm trong thời gian sống trong cung
điện. Nhà vua an ủi nàng bằng cách dẫn nàng
đi viếng San Francisco, Hollywood, trượt tuyết
ở Sun Valley, trượt nước ở Miami Beach…
Soraya
rất ngưỡng mộ các tài tử điện ảnh
Hollywood. Nàng rất vui khi gặp gỡ Grace Kelly. Lauren
Bacall, Esther Williams, Humbrey Bogart…H́nh hoàng hậu Soraya mặc
áo tắm hai mảnh khi đi trượt nước
ở Miami làm đám tăng lữ Hồi Giáo Iran nổi
giận v́ đối với họ người phụ
nữ Hồi Giáo không được ăn mặc như
vậy.
Vua
Pahlavi không có con trai mà chỉ có đứa con gái với
vợ trước. Ông đề nghị với Soraya cho
ông cưới vợ lẻ để hy vọng có
người kế vị nhưng nàng không chịu. Mẹ
của vua ép ông ly dị Soraya. Vua khuyên Soraya rời Iran
để ông vận động “Hội Đồng Các Nhà
Thông Thái” (Hội đồng các lănh đạo cao cấp
Hồi Giáo) sửa đổi hiến pháp cho phép vua nhường
ngôi cho em trai. Dù được chồng hứa như
thế, nhưng Soraya biết vua đă trở mặt
với nàng.
Soraya
rời Iran tháng 2 năm 1958 đi Cologne, Đức ở
nhà cha mẹ ruột. Dù nhà vua gởi cậu nàng sang
Đức mời nàng trở về Iran, nàng từ chối
không chịu làm hoàng hậu khi vua cưới vợ hai. Ngày
5 tháng 3 năm 1958, nhà vua điện thoại cho nàng ra
điều kiện nếu nàng không chấp nhận cho ông
lấy thêm vợ th́ ông sẽ ly dị nàng. Sau này, trong
hồi kư, Soraya viết rằng vua Pahlavi chuộng ngai vàng
hơn t́nh yêu khác với công tước Windsor hy sinh ngai vàng
cho t́nh yêu.
Ngày 21
tháng 3 năm 1958, ngày Tết của Iran, nhà vua tuyên bố ly
dị Soraya trên đài phát thanh và truyền h́nh. Thủ
tục ly dị chính thức được thực thi ngày
6/4/1958. Trong một tuyên bố gởi cho nhân dân Iran, So ray a
nói rằng nàng chấp nhận ly dị nhà vua v́ quyền
lợi của quốc gia và phúc lợi của nhân dân
với ư muốn của nhà vua.
Vua Pahlavi
đền bù cho Soraya bằng một căn hộ cao
cấp ở Paris trị giá 3 triệu đô la, tiền sinh
hoạt 7000 đô la một tháng với nhiều đồ
vật quư giá như một xe Rolls-Royce Phantom IV đời
mới, một chiếc Mercedes-Benz 300 SL, một viên
hồng ngọc Bảo Gia Lợi, một cây trạm
của nhà Van Cleef & Arpels và một chiếc nhẩn
nhận một hột kim cương nặng 22,37 carat mà
sau khi Soraya qua đời bán đấu giá được
trên 800 ngàn đô la.
Sau khi
ly dị, Soraya có liên hệ t́nh cảm với một vài
người ở Đức trước khi đến
sống ở Paris. Nơi đây nàng đóng một số
phim và trở thành người t́nh của giám đốc
sản xuất phim Ư tên Franco Indovina, ông này sau đó mất
trong một tai nạn máy bay.
Năm
1979, cách mạng Hồi Giáo lật đổ vua Plahlavi và
thành lập nước Cộng Ḥa Hồi Giáo Iran. Khi
cựu hoàng hấp hối v́ bệnh ung thư, hai
người có điện thoại cho nhau và cùng bày tỏ
vẫn c̣n yêu nhau. Soraya hứa đến thăm chồng
cũ nhưng khi nàng chuẩn bị đi Cairo nơi nhà vua
đang sống lưu vong th́ nhà vua qua đời.
Soraya
qua đời năm 69 tuổi trong căn hộ ở
Paris. Tang lễ nàng tại nhà thờ American Cathedral ở
Paris được nhiều nhà quư tộc đến tham
dự. Thiên t́nh sử đẩm lệ của
người đẹp Soraya và vua Pahlavi của xứ Ba
Tư đă là đề tài của nhiều tác phẩm
văn chương và điện ảnh trên thế
giới.
Bà Ngô Đ́nh Nhu
(22/8/1924-24/4/2011), đệ nhất phu nhân của nền
đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà
Bà Ngô Đ́nh Nhu,
nhũ danh Trần Lệ Xuân, sinh ra ở Hà Nội trong
một gia đ́nh vọng tộc: cha là luật sư
Trần Văn Chương, mẹ là Thân Thị Nam Trân. Ông
Trần Văn Chương là con của tổng đốc
Nam Định Trần Văn Thông, bà Thân Thị Nam Trân là
con của thượng thư bộ binh Thân Trọng
Huề và là cháu ngoại của vua Đồng Khánh.
Bà là người
con thứ hai trong gia đ́nh, chị gái là Trần Lệ Chi
và em trai là Trần Văn Khiêm. Bà theo học trường
Albert Sarraut ở Hà Nội và tốt nghiệp tú tài Pháp. Gia
đ́nh bà theo đạo Phật, năm 1943 (19 tuổi) bà
kết hôn với ông Ngô Đ́nh Nhu và cải theo Công Giáo.
Khi ông Ngô Đ́nh
Diệm về nước chấp chánh, chồng bà làm
cố vấn cho ông Diệm th́ bà đắc cử làm dân
biểu quốc hội. Bà c̣n là chủ tịch Hội Phụ
Nữ Liên Đới và thủ lănh Đ̣an Thanh Nữ
Cộng Hoà trong khi chồng bà là thủ lănh sáng lập viên
Đoàn Thanh Niên Cộng Hoà. Vợ chồng bà là hai cánh tay
đắc lực giúp tổng thống Diệm cũng
cố chế độ Việt Nam Cộng Hoà để
đương đầu với cộng sản Bắc
Việt đang xé hiệp định Genève khởi
xướng chiến tranh thôn tính miền Nam.
V́ ông Ngô Đ́nh
Diệm là người độc thân nên bà Ngô Đ́nh Nhu
được xem là đệ nhất phu nhân của
nền đệ nhất Công Hoà ở miền Nam.
Bà là mẹ
đẻ của đạo luật gia đ́nh cấm
đàn ông hai vợ và kết án những người có gia
đ́nh mà ngoại t́nh. Ngoài ra, bà là người ủng
hộ các đạo luật bài trừ các tệ nạn xă
hội: cờ bạc, đĩ điếm…và đạo
luật cấm phá thai.
Chiếc áo dài
cỗ khoét sâu thường được gọi là “áo dài
cỗ bà Nhu” là sáng kiến của bà được
giới phụ nữ Việt Nam xem là thời trang
đến nay vẫn được ưa chuộng.
Ngày 8-5-1963, ngày
Phật Đản, trong khi các Phật tử tụ tập
trước sân đài phát thanh Huế để chờ nghe
buổi phát thanh tường tŕnh ngày lễ Phật Đản
ban sáng trong đó có thông điệp nẩy lửa của
thượng toạ Thích Trí Quang th́ một tiếng nổ
phát ra làm chết 8 em đ̣an viên Thanh Niên Phật Tử.
Thủ phạm vụ thảm sát này đến nay vẫn
c̣n là một nghi án lịch sử. Nhưng chắc chắn
không phải là thiếu tá Đặng Sỹ, phó tỉnh
trưởng nội an Thừa Thiên. Tiếp theo đó là
những vụ tự thiêu của các nhà sư Phật Giáo
được Việt Cộng, truyền thông nước
ngoài và đặc biệt chính quyền Mỹ dười
thời tổng thống Kennedy v́ mục đích riêng
của mỗi bên nhưng cùng chung đối tượng cần
triệt hạ là tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.
B́nh luận
về những vụ tự thiêu này, bà Ngô Đ́nh Nhu dùng
những lời mạnh mẽ như là ”barbecue thầy
chùa” tuy chính xác nhưng gây phản ứng bất lợi
trong giới Phật Tử. Và CIA đă mua chuộc một
số tướng lănh để đảo chánh rồi hạ
sát tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và cố vấn Ngô
Đ́nh Nhu ngày 2/11/1963.
Trước
đó, bà Ngô Đ́nh Nhu đi công du ở Mỹ để
“giải độc” tức là tŕnh bày cho dư luận
Mỹ biết sự tranh đấu của Phật Giáo là
do Việt Cộng giựt dây. Ngày 1 tháng 11 năm 1963 bà Ngô
Đ́nh Nhu và con gái là Ngô Đ́nh Lệ Thuỷ đang trú
ngụ tại khách sạn Wilshire Hotel ở Beverly Hill,
California th́ được tin cuộc đảo chánh
xảy ra, chồng và anh chồng bà bị giết.
Ngày 15 tháng 11
năm 1963, bà Nhu và con gái rời khỏi Los Angeles để
đi Roma sinh sống sau khi phát biểu: "Tôi không thể
cư ngụ ở Mỹ, v́ lư do đơn giản chính phủ
của họ đă đâm sau lưng tôi.”
Từ đó, bà Ngô
Đ̀nh Nhu không đi qua Mỹ trừ một lần duy
nhứt sang trả lời phỏng vấn của một
đài truyền h́nh Mỹ để nhận một
được một số tiền để con bà
đủ trả học phí đại học.
Cuối
đời bà trú ngụ tại Paris, trong một căn
hộ nhỏ của một chung cư gần tháp Eiffel. Bà
sống khép kín, không tuyên bố ǵ cả, không tiếp xúc
với ai. Khi bà bị bệnh nặng, bà về ở
với con trai là Ngô Đ́nh Trác và mất ở đó.
Cũng như
ḍng họ Kennedy, ḍng họ Ngô Đ́nh cũng gánh chịu
nhiều tai ương. Cha và anh của tổng thống Ngô
Đ́nh Diệm là các ông Ngô Đ́nh Khả và Ngô Đ́nh Khôi
bị Việt Minh giết, 3 anh em Ngô Đ́nh Diệm, Ngô
Đ́nh Nhu và Ngô Đ́nh Cẩn bị đám tướng tá
theo lệnh Mỹ sát hại. Thảm kịch không dừng
ở đó, hai đứa con gái của bà Ngô Đ́nh Nhu là
Ngô Đ́nh Lệ Thuỷ và Ngô Đ́nh Lê Quyên chết v́ tai nạn
lưu thông và em trai của bà Nhu, ông Trần văn Khiêm can
tội giết cha mẹ ḿnh.
Một
người đàn bà đẹp, nói lưu loát nhiều
thứ tiếng ngoài tiếng Việt: Anh, Pháp, Ư, bản
lănh không kém đàn ông trong lănh vực chính trị nhưng
không thể nào chống đỡ nỗi với những
thế lực đen tối phía địch cũng như
phía bạn cùng âm mưu triệt hạ cả gia đ́nh bà.
Nếu nữ thủ tướng Thatcher của Anh Quốc
được mệnh danh là “người đàn bà thép”
(Iron Lady) th́ bà Ngô Đ́nh Nhu được gọi là “bà
rồng” (Dragon Lady).
Bà Nguyễn
Văn Thiệu (1931-15/10/2021), đệ nhứt phu nhân
của nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà
Phu nhân tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu, nhũ danh Nguyễn
Thị Mai Anh, là người con gái thứ bảy trong
một gia đ́nh 10 người con ở Mỹ Tho nên
thường được gọi là cô bảy Mỹ Tho.
Thân phụ bà Mai
Anh là một đông y sĩ, thầy Nam Thường giàu có
theo Công Giáo.
Cô bảy Mỹ
Tho và em là cô tám Hảo lên Sài G̣n học và sau đó làm tŕnh
dược viên cho viện bào chế Trang Hai. Nơi đây
bà được dược sĩ Huỳnh văn Xuân giới
thiệu với trung uư Nguyễn Văn Thiệu.
Ông Thiệu
lại là bạn đồng khoá với cậu bà là
Đặng Văn Quang (về sau là trung tướng cố
vấn quân sự cho tổng thống Thiệu) nên không lâu
sau hai người kết hôn (1951). Năm 1958, ông Thiệu
cải theo đạo công giáo của vợ.
Theo truyền
thống gia đ́nh, bà Mai Anh thủ phận làm vợ, không
xen vào công việc của chồng bà suốt thời gian ông
nắm vận mệnh miền Nam. Bà thường xuyên hướng
dẫn các phái đoàn đi thăm viếng thương
bệnh binh tại tổng y viện Cộng Hoà. Bà là
chủ tịch Hội Phụ Nữ Phụng Sự Xă
Hội.
Công đức
lớn nhứt của bà Thiệu là xây dựng bệnh
viện V́ Dân cho người nghèo ở Ngả tư
Bảy Hiền năm 1971 do vận động quyên
tiền từ thiện của nhiều người bao
gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia…
Bệnh viện V́ Dân là bịnh viện tư nhân, nhưng
được điều hành như bệnh viện công,
nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền các loại
thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện,
người dân vào khám, chữa bệnh được
miễn phí hoàn toàn.
Bà Mai Anh c̣n
chăm lo các con em tử sĩ theo học tại
trường Quốc Gia Nghĩa Tử, bà đă vận
động lập một thư viện đầy
đủ sách và tài liệu giúp ích việc học tập
của các em học sinh trường này.
Sau khi tổng
thống Thiệu từ chức ngày 21/4/1975 và rời
khỏi Việt Nam ngày 25/4/1975, bà theo chồng lần
lượt định cự ở Đài Bắc, Đài
Loan, rồi London, Anh Quốc và Boston, Hoa Kỳ. Năm 2001,
cựu tổng thống Thiệu qua đời ở Boston,
bà vẫn ở đó đến khi bà yếu mới qua
ở với con trai là nha sĩ Nguyễn Quang Lộc ở
San Diego, California và ở đó đến khi mất,
hưởng thọ 90 tuổi.
Bà Nguyễn
Văn Thiệu được mọi người nhớ
đến v́ gương mặt phúc hậu, những
hoạt động từ thiện, những chăm sóc
nhiệt t́nh đối với thương bệnh binh và
cô nhi của tử sĩ. Sự ra đi của bà
để lại những thương tiếc trong ḷng
người dân miền Nam từng sống trong một
chế độ tự do trước 1975.
Huỳnh Công Ân
3/11/2021