CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975 (phần kết)

Huỳnh Công Ân

 

 

Phần 2

1-Các viện đại học tư thục

 

a)Viện Đại học Đà Lạt

 

DaLat.JPG

Viện đại học Đà Lạt được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975 viện đại học này đă đào tạo 26.551 người.

 

Các viện trưởng:

 

1957- 1961 :Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đ́nh Thục

1961-1970: Đức ông Simon Nguyễn Văn Lập

1970-1975: Linh mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Lư

 

 

b)Viện Đại học Vạn Hạnh

VanHanh.JPG

Viện đại học Vạn Hạnh thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng, Quận 3, Sài G̣n với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật học, Khoa học xă hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn.

 

Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.

 

Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thượng toạ Thích Minh Châu.

Phó Viện trưởng: Học giả Hồ Hữu Tường.

Trong số các giảng viên có Thiền sư Thích Nhất Hạnh, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, nhà văn Minh Đức Hoài Trinh, học giả Phạm Công Thiện…

 

 

c)Viện Đại học Phương Nam:

Viện đại học Phương Nam được cấp giấy phép năm 1967, tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản, Quận 10, Sài G̣n. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng.

 

Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa.

 

Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.

 

 

d)Viện Đại học An Giang (Ḥa Hảo)

HoaHao.JPG

 

Viện đại học Hoà Hảo được thành lập năm 1970 ở Long Xuyên.

 

Khai giảng niên khóa đầu tiên vào giữa năm 1970 trong một trường sở tạm là trung tâm sinh hoạt cộng đồng tỉnh An Giang, Viện Đại Học Ḥa Hảo sau dời về cơ sở quy mô trên mé sông Hậu Giang, gần cầu Bắc Vàm Cống tỉnh Long Xuyên, được kiến tạo trong thời gian kỷ lục với nỗ lực tự nguyện của Giáo Hội và tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo. Hoa Kỳ có giúp đỡ bằng cách cho xáng múc và thổi đất từ ḷng sông lên làm nền xây cất khuôn viên Đại Học.

 

Chương tŕnh học gồm có:

 

— Phân khoa Thương mại Ngân hàng

— Phân khoa Khoa học Quản trị

— Phân khoa Giao dịch và Bang giao Quốc tế

— Phân khoa Nông nghiệp

— Phân khoa Văn khoa và Sư phạm

— Trung tâm Sinh ngữ

— Phân khoa Đông y

 

Tiến sĩ Lê Phước Sang là viện trưởng sáng lập viện đại học Hoà Hảo.

 

Ban giảng huấn gồm các giáo sư đại học do Viện Đại Học Ḥa Hảo mời và một số giáo sư của hai viện Đại Học Saigon, Cần Thơ. Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Ḥa Hảo bảo trợ Viện Đại Học này, ngoài ra c̣n có nhiều nhân vật có vị thế trong bộ máy chánh quyền lúc đó. Tại các quốc gia Hoa Kỳ, Pháp, Nhựt, Trung Hoa Dân Quốc, Đại Hàn, Tây Đức, có các chi bộ bảo trợ Viện Đại Học Ḥa Hảo, tạo thành tiềm lực phát triển của Viện Đại Học này.

 

Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật giáo Ḥa Hảo.

 

e)Viện Đại học Cao Đài

 

CaoDai.jpg

Viện đại học Cao Đài được thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm.

 

Viện trưởng là bác sĩ Lê Văn Hoạch, các khoa trưởng là tiến sĩ Lê Trọng Vinh và kỹ sư Đoàn Minh Quang đảm nhiệm điều hành giảng huấn

 

Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.

 

f)Viện Đại học Minh Đức:

MinhDuc.JPG

Viện đại học Minh Đức được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài G̣n với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y khoa.

 

Cố linh mục Bửu Dưỡng là Viện Trưởng sáng lập, cố linh mục Bạch Văn Lộc là Viện Trưởng điều hành và cố linh mục Nguyễn Văn Thính là. Phó Viện Trưởng

 

Viện Đại học này do Giáo hội Công giáo điều hành.

 

2-Các viện đại học cộng đồng

 

Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số viện đại học cộng đồng (theo mô h́nh community college của Hoa Kỳ) như Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long. Thời gian đào tạo là 2 năm..

 

-Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp.

 

TienGiang.JPG

Ngày 15-8-1971, Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa kư Sắc lệnh 504-TT/SL thiết lập Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt tại tỉnh Định Tường , dưới sự bảo trợ của chính quyền các tỉnh thuộc lưu vực sông Tiền gồm: Định Tường, G̣ Công, Kiến Ḥa, Kiến Phong, Kiến Tường, Long An và Thị xă Mỹ Tho.

 

-Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang đào tạo được 3 khóa, với hơn 650 sinh viên các ngành: Sư phạm (Việt Văn, Toán, Lư - Hóa, Anh văn, Pháp văn), Nông học và Chăn nuôi - Thú y. Sinh viên ra trường được bổ nhiệm công tác khắp các tỉnh miền Nam.

 

-Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp.

 

Đây là một cơ sở đại học đào tạo nhân lực cho 3 tỉnh và 2 thành phố ở duyên hải miền Trung là tinh Khánh Ḥa, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Phú Yên, thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh. Trường chỉ hoạt động được 3 năm, từ năm 1972 đến năm 1975, tuyển sinh được 3 khóa.

 

Viện trưởng: Ông Trần ngọc Lợi

Khoa trưởng khoa chuyên nghiệp: Ông Lê hữu Phúc

Khoa trưởng khoa căn bản: Ông Nguyễn ngọc Thạch


Giám đốc sư phạm: Ông Ngô đ́nh Chiếu

Trưởng pḥng giáo vụ: Ông Trần đăng Nhơn

Trưởng pḥng sinh viên vụ: Ông Trương hồng Sơn

Giảng viên: Ông Cung giũ Nguyên, ông Lê nguyên Diệm, ông Đoàn văn Thông, ông Hoàng quốc Vượng, ông Phan Bom, ông Nguyễn Thế, ông Nguyễn văn Xuân, ông Phạm xuân Nhu, ông Nguyễn Trực, ông Lâm ngũ Chi, ông Nguyễn văn Dương, ông Phan đ́nh Quế ....

Do lực lượng giảng viên thiếu và yếu, đa số giảng viên mới có bằng Cử nhân, cho nên các giảng viên làm công tác lănh đạo cũng phải giảng dạy. Đồng thời trường phải mời nhiều giảng viên từ các trường đại học Sài G̣n và Đà Lạt đến giảng dạy như: Ông Trần kim Thạch, bà Tô ngọc Anh, ông Lê công Kiệt, ông Nguyễn thông Minh, ông Nguyễn Minh, linh mục Nguyễn văn Đời, ông Nguyễn trúc Đỉnh

 

 

-Viện Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà được thành lập và khai giản tháng 12 năm 1974, viện trưởng là tiến sĩ Ngô Đồng.

QuanDa.jpg

 

Trường đào tạo sinh viẻn 2 năm về các ngành sư phạm, văn hoá xă hội , sinh hoạt cộng đồng…

 

 

-Viện đại học Long Hồ c̣n đang xây dựng dang dở chưa hoàn tất th́ chính thể Việt Nam Cộng ḥa sụp đổ.

 

-Viện Đại học Regina Pacis ở Sài G̣n dành riêng cho nữ sinh do Công giáo thành lập, và theo triết lư đại học cộng đồng.

ReginaPacis.JPG

 

Năm 1970, chiếu theo giấy phép số: 3343/GD/KHPC/HD/7 thiết lập Nữ Học Viện bậc Đại Học, áp dụng mô thức một Viện Đại Học Cộng Đồng, đây là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Trường đổi tên là Nữ Học Viện Bách Khoa Regina Pacis. Điều hănh diện nhất đây là một viện Đại Học Cộng Đồng đầu tiên của Việt Nam dành riêng cho nữ giới.

 

Trường có hai phân khoa: Kinh Tế Gia Đ́nh và Quản Trị Kinh Doanh, học tŕnh 3 năm. Khoa Kinh Tế Gia Đ́nh đào tạo các cán sự các nghề chuyên môn sau đây: Nữ công gia chánh, Trợ tá xă hội, Cán sự gia đ́nh. Khoa Quản Trị Kinh Doanh đào tạo các nữ chuyên viên các nghề như: Chuyên Viên Quản Trị Xí Nghiệp, Cán Sự Ngân Hàng và Chuyên Viên Điện Cơ Kế Toán. Các nghề chuyên môn này có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu phát triển của Cộng Đồng và sự tiến triển của nền Công Kỹ Nghệ trong nước. Việc tổ chức những cơ cấu và chương tŕnh của Viện Đại Học Cộng Đồng Regina Pacis được thực hiện do một Ban Quản Trị lâm thời gồm có Sœur Hiệu Trưởng Nicole, Sr. Jean Pierre và cô Đỗ Thị Tuyết phụ trách bên học vụ. Viện Trưởng là cô Nguyễn thị Pḥng. Khoa trưởng là ông Lê Văn Láng.

 

Năm 1974, tân Ban Quản Trị Học viện Regina Pacis gồm:

Viện Trưởng: cô Tăng thị Ngọc Thi

Phó Viện Trưởng: Ông Lê Công Tâm

Khoa Trưởng: Ông Lê Văn Láng

Đặc trách Học vụ: Cô Đỗ thị Tuyết

Đặc trách Tài vụ: Sœur Sylvie Ngọc Quang

 

 

Tài liêu tham khảo:

 

-CÁC TRƯỜNG, VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975

https://ongvove.wordpress.com/2015/06/05/cac-truong-vien-ngoai-cong-lap-o-mien-nam-truoc-1975/

 

-Viện Đại Học Hoà Hảo

(Nguyễn Long Thành Nam)

https://hoahao.org/a4131/4-vien-dai-hoc-hoa-hao

 

-Viện đại học Cao Đài

 

-Từ Viện Đại học Cộng đồng đến Trường Đại học Tiền Giang

https://www.baoapbac.vn/giao-duc/201512/tu-vien-dai-hoc-cong-dong-den-truong-dai-hoc-tien-giang-650152/

 

-Wikipedia tiếng Việt

Viện đại học Đà Lạt

Viện đại học cộng đồng Duyên hải.

Viện đại học Minh Đức

 

-Facebook viện đại học cộng đồng Quảng Đà.

 

-Hệ thống các trường Đại học công lập và tư lập ở miền Nam thời kỳ 1954-1975

https://www.chuyenxua.net/he-thong-cac-truong-dai-hoc-cong-lap-va-tu-lap-o-mien-nam-thoi-ky-1954-1975/

 

-Hội cựu học sinh Regina Pacis

https://reginapacistuxuong.wixsite.com/saigon/hinh-thanh