Chương
1
Sự hiện diện của
người Phàp và người Nhật ở Việt Nam.
Nửa thập niên đầu của
các năm 1950, quận 6 Sài G̣n gồm hai khu Khánh Hội và
Vĩnh Hội là quận nghèo nhứt của thành phố
Sài G̣n.
Khu Khánh Hội nằm phía đông ven
sông Sài G̣n chạy dài tới cầu Lăng Tô có con
đường huyết mạch Jean Eudel. Phía bờ sông
của đường này là những kho hàngmang tên những
con số từ 1 đến 18, quan trọng nhứt là kho 5
nơi đi và đến của hàng hoá xuất và nhập
cảng với nước ngoài, chủ yếu là với
nước Pháp. Chỉ có đoạn từ
góc đường Victor Olivier đến đường
Matelot Manuel là có dăy phố trệt tư nhân ở. Phía
đối diện của đường này trừ bót
Port (bót thương khẩu) ở góc đường Quai
De La Marne sát cầu Quay là một dăy nhà hàng, quán bar , nơi
lui tới của lính Pháp, nhiều nhứt là thuỷ binh
Pháp, chạy dài qua đường Matelot Manuel một chút.
Gần cuối đường, có một trại lính
truyền tin và một sân đá banh nền cát đối
diện kho 11. Phía bên trong của khu Khánh Hội là bót
cảnh sát và toà hành chánh quận 6(sixième bureau), cầu
Mống, chợ Xóm Chiếu, chợ chồm hổm Cầu
Cống, nhà thờ Xóm Chiếu…
Khu Vĩnh Hội ở phía tây nằm
ven rạch Bến Nghé mà trên con đường chính Quai De
La Marne có cầu Chông , cầu Ông Lănh, cầu Dừa nơi
đây có hăng Phân,, hăng thuốc lá Basto, nhà thờ Cầu Ông
Lănh,, cù lao Nguyễn Kiệu rồi đến kinh Tẻ mà
ven bờ theo đường là kho muối và các vựa
nước mắm tư nhân.
Quận 6 ngày đó c̣n những
thửa ruộng trong ḷng hai khu Khánh Hôi và Vĩnh Hội.
Nhà tôi ở con hẻm của
đường Matelot Manuel đối diện bên kia đường là chợ Cầu Cống.
Đó là một căn nhà lá mang số 68/12. Ba tôi mở
một tiêm may không có bảng hiệu, ông
vừa may vừa cắt đồ cho khách.
Thời đó, dân chúng quận 6 thắp đêm bằng đền dầu, chỉ có những căn nhà trên các đường lộ mới có đèn điện không kể những cột đèn điện của nhà nước. Một đêm gần tết âm lịch thằng Voi, bạn lối xóm của tôi rủ tôi ra đường Matelot Manuel bắt dế cơm v́ dế cơm rất thích ánh sáng đèn điện. Khi chúng tôi đi đến trước nhà thương Cô Mụ Điếc (nhà bảo sanh Đại Đức) th́ một tên biện Tây (cảnh sát người Pháp) từ hẻm kho Bata bước ra ngoắc tay bảo chúng tôi theo hắn. Một chiếc xích lô đạp chờ sẵn ở đầu hẻm và tên biện Tây ra dấu cho hai đứa tôi lên ngồi trên xe. Người phu xích lô chở chúng tôi về bót quận 6 . Tại đây, chúng tôi lăn xuống nền gạch bông ngủ ngon lành quên cả sợ sệt. Th́ ra chúng tôi ra ngoài đường trong giờ giới nghiêm nên bị bắt. Đang đắm ch́m trong giấc ngủ th́ tôi cảm thấy có ai năm tay tôi lay mạnh. Mở mắt ra tôi nh́n thấy ba tôi cùng bác sáu Cải, làm rờ sẹt (recherche, lính kín cho Tây), họ đến để bảo lănh tôi và thằng Voi về.
Năm 1851, vua Thiệu Trị cho bắt và giết
một số giáo sĩ Thiên Chúa người Pháp, Tây Ban Nha
và Bồ Đào Nha. Quân Pháp đem chiến thuyền đánh
phá Đà Nẵng rồi bỏ đi.
Đến năm 1858 liên quân Pháp và Tây
Ban Nha do đô đốc Rigault De Genouilly chỉ huy đánh
phá Đà Nẵng lần thứ hai rồi kéo và Nam đánh
phá Gia Định. Đến năm 1961, trung tướng
Charner kéo quân đánh đồn Kỳ Hoà chiếm Gia
Định,. Thừa thắng Pháp
chiếm luôn Biên Hoà và Định Tường. Năm 1862
quân Pháp chiếm Vĩnh Long. Triều đ́nh Huế
phải kư hoà ước 1862 với thiếu tướng
Bonard nhượng 3 tỉnh miền Đông: Biên Hoà, Gia
Định và Định Tường cho Pháp.
Năm 1863, triều đ́nh cử ông
Phan Thanh Giản đem một phái đoàn sang Pháp để
chuộc lại 3 tỉnh miền Đông nhưng thất
bại và quân Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây: Vĩnh
Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản uống thuốc
độc quyên sinh.
Năm 1872, quan quân ta có vụ rắc
rối với tên lái buôn Jean Dupuis.
Năm 1873, đại uư Garnier đem
quân ra Bắc vây đánh thành Hà Nội. Thành thất thủ,
ông Nguyễn Tri Phương bị Pháp bắt và ông đă
nhịn đói đến chết. Garnier chiếm luôn Ninh
B́nh, Nam Định và Hải Dương.
Để lấy lại các tỉnh
ở miên Bắc đă mất, triều đ́nh kư hoà
ước 1874 cho phép người Pháp buôn bán trên sông
Hồng Hà và đặt lănh sự ở các cửa biển,
đặt sứ thần tại Huế, các giáo sĩ
tự do giảng đạo.
Ngày 25/4/1882, sau khi Tổng đốc Hoàng Diệu
khước từ tối hậu thư
giao nộp thành, Pháp đă tiến hành đánh chiếm thành
Hà Nội. Đến 3/1883, Pháp chiếm Ḥn Gai và chiếm
Nam Định lần hai ngay sau đó. Đến thời
điểm này, Pháp đă chiếm hầu hết các
tỉnh Bắc Kỳ.
Từ ngày 18 - 20/8/1883, Pháp đánh
chiếm cửa Thuận An - Huế và
kết thúc bằng Hiệp ước Quư Mùi (1883).
Sau đó Pháp nhanh chóng chiếm
được các tỉnh Ninh B́nh (1883), Sơn tây (1883),
Phả Lại (1884), Bắc Ninh (1883), Thái Nguyên (1883), Lâm Thao
(1884), Tuyên Quang (1884)
Ngày 6 tháng 6 năm 1884, ḥa
ước Patenôtre được kư kết tại kinh
đô Huế gồm có 19 điều khoản, chia
nước Đại Nam ra làm ba xứ: Bắc
Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới ba
chế độ khác nhau. Mỗi kỳ có một chế
độ cai trị riêng như là ba
nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc
địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp
bảo hộ nhưng triều đ́nh nhà Nguyễn trên danh
nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
Cuộc chiến chống Pháp xâm lược của
người Việt hoàn toàn thất bại.
Cùng với Việt Nam, Pháp chiếm
Cao Miên năm 1863 và thôn tính Lào năm 1893, từ đây Pháp
chính thức áp đặt sự thống trị lên toàn
bộ Đông Dương, tiến hành cuộc khai thác
thuộc địa, làm giàu cho nước Pháp.
Năm 1940, Nhật Bản là một
trong ba trục phát xít ( Đức,Ư,
Nhật) gây ra thế chiến 1939-1945. Từ năm 1937 qua
vụ Lư Cầu Kiều, Nhật Bản mở cuộc
xâm chiến Trung Hoa và chiến tranh Trung Nhật bùng nổ.
Ngày 22/6/1940, Pháp bại trận, phát
xít Đức lập chính phủ bù nh́n Vichy ở Pháp và các
thuộc địa.
Một trong những mục đích
của Nhật Bản là cắt đứt một trong
những tuyến viện trợ chính của Hoa Kỳ cho Trung Quốc trong chiến tranh Trung-Nhật (1937 - 1945) qua đường cảng Hải Pḥng và tuyến đường sắt
Hải Pḥng - Vân Nam
Ngày 5 tháng 9 năm 1940, Nhật Bản
thành lập Đông Dương phái khiển quân để đồn trú tại
Đông Dương. Lực lượng này sẽ nhận
được sự hỗ trợ bằng máy bay và tàu chiến
của Nhật từ căn cứ ở đảo
Hải Nam. Tướng Nhật Takuma Nishimura
được giao quyền chỉ huy quân đoàn Hoa Nam,
tiến hành đàm phán với đô đốc Pháp Decoux, toàn quyền Đông Dương,
để thỏa thuận triển khai quân Nhật trên lănh
thổ Đông Dương thuộc Pháp. Cuộc đàm phán
tiến triển quá chậm chạp nên giới
tướng lănh Nhật chỉ huy quân đoàn Hoa Nam
quyết định gây hấn để phá hoại quá
tŕnh đàm phán. Để tránh giao tranh, ngày 21
tháng 9 năm 1940, phía Pháp đồng ư nhượng bộ,
cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ,
được quyền sử dụng 4 sân bay, đồng
thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc
kỳ vào Vân Nam, quyền sử dụng cảng Hải Pḥng để vận chuyển một
sư đoàn thuộc quân đoàn 21.
Bất chấp việc đàm phán
đă ngă ngũ, lực lượng quân
sự Nhật vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực
thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với
quân Pháp tại đây. Giao tranh lan ra các
đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép
Nhật uy hiếp Lạng Sơn, buộc quân Pháp tại đây
giương cờ đầu hàng. Tới lúc này các
đơn vị quân thuộc địa bắt đầu hoảng loạn
rút chạy, hàng trăm lính tập ră ngũ,
vứt bỏ vũ khí lại trên đường chạy
về Hà Nội. Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân
Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp trên
bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính
bộ binh và hơn một chục xe tăng ở phía nam
cảng Hải Pḥng, tiến hành tước khí giới quân
Pháp tại Đồ Sơn. Tới tối ngày 26, quân Nhật
đă chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới
Vân Nam vào Lào Cai và Phủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt
từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng
Hải Pḥng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực
của Pháp.
16 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1945,
đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền Đông
Dương thảo luận và chuẩn bị
văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho
Nhật trong năm 1945. Tới 18 giờ cùng ngày,
đại diện Nhật trao tối hậu thư đ̣i
chính quyền Pháp phải trao toàn bộ quyền kiểm
soát Đông Dương cho Nhật và Pháp phải trả
lời trước 21 giờ cùng ngày. Tới 21 giờ 20
phút, Pháp chưa trả lời, Nhật tiến hành tấn
công Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào,
quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn
quyền Đông Dương, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao
cấp của thực dân Pháp. Đến chiều ngày 10 tháng 3, quân
Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị
lớn như Hà Nội, Hải Pḥng, Huế, Sài G̣n và nhiều tỉnh lỵ,… Những đơn vị quân Pháp
c̣n cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (Campuchia), một số vùng ở Bắc
Đông Dương cũng lần lượt bị
thất thủ, chỉ c̣n một số tàn quân chạy qua
biên giới Việt–Trung. Với sự kiện này, lực
lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan ră, bộ máy thống
trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm
tù hoặc làm tay sai cho phát xít Nhật. Toàn bộ Đông
Dương đă trở thành thuộc địa của
phát xít Nhật.
Những sự kiện chính trị
ở Việt Nam trong các năm đầu thập niên 1940,
sau này tôi chỉ nghe qua lời kể của người
lớn. Một điều độc ác
nhứt mà quân phiệt Nhật đă gây ra cho dân tộc
Việt Nam trong thời kỳ chiếm đóng Việt Nam
là họ đă bắt dân chúng miền Bắc trồng
đay để dệt quân phục cho lính Nhật thay v́
trồng lúa gây ra nạn đói ở miền Bắc làm
cả triệu người chết đói (nạn đói
năm Ất Dậu, 1945). Ngoài ra lối trị an
của lính Nhật rất tàn bạo như chặt tay người nào phạm tội ăn
cắp.
Thế chiến thứ hai chấm dứt sau khi hai trái
bom nguyên tử được Mỹ thả xuống hai
thành phố Hỉroshima và Nagasaki của Nhật khiến
Nhật Hoàng phải ra lệnh quân đội ḿnh phải
đầu hàng quân Đồng Minh. Thay v́ theo xu hướng
trao trả độc lập các thuộc địa cũ
như Anh, Mỹ, Hoà Lan…, quân Pháp theo chân quân Anh trở
lại chiếm đóng miền Nam theo kế hoạch
giải giới quán đội Nhật ở Đông
Dương, trong khi quân Tưởng Giới Thạch
tiến vào miền Bắc.
Ngày 15/8/1945 Nhật Hoàng tuyên bố
đầu hàng vô điều kiện quân Đồng Minh th́
2 ngày sau (17/8/1945), Việt Minh (tiền thân
của đảng cộng sản Việt Nam sau này)
lợi dụng cuộc biểu t́nh của công chức
ở Hà Nội ủng hộ chính phủ Quốc Gia do ông
Trần Trọng Kim làm thủ tướng cho người
trà trộn vào đoàn biểu t́nh hô xen lẫn khẩu
hiệu:”Hoan hô Việt Nam Độc Lập muôn năm”
của mọi người với khẩu hiệu “Hoan hô
Việt Minh”.
Ngày 19/8, Việt Minh tổ chức mít tinh
để khích động quần chúng ủng hộ
họ tại Hà Nội. Ngày 25/8/1945 Việt Minh cướp
chính quyền tại Sài G̣n dưới sự lănh
đạo của Trần Văn Giàu. Ngày 28/8/1945 Chính phủ Cách mạng lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa được thành lậo. Ngày
2/9/1945 Hồ Chi Minh đọc bản “Truyên ngôn độc
lập” tại vườn hoa Ba Đ́nh, Hà Nội.
Dù chỉ tồn tại có hơn 4 tháng (17/4/1945-25/8/1945), chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta. Chính phủ này đă thực hiện được những việc sau đây:
- Lập
lại quốc hiệu Việt Nam.
- Dùng
chữ Quốc ngữ và Việt hóa giáo dục.
- Đ̣i
lại trên danh nghĩa vùng Nam Kỳ để thống
nhất lănh thổ.
- Soạn
hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập.
Về phần hoàng đế Bảo
Đại, sau ngày Việt Minh cướp chính quyền
ở Hà Nội (19/8/1945) th́ ngày 22/8/1945 một sĩ quan
Nhật đến yết kiến Ngài hỏi ư kiến Ngài
có muốn nhờ quân đội Nhật dẹp bọn
Việt Minh không, nhà vua từ chối. Ngài nói việc
nội bộ Việt Nam để người Việt
tự giải quyết. Hôm sau (23/8/1945) Trần Huy Liệu
đến ép vua Bảo Đại thoái vị và giao ấn,
kiếm cho Việt Minh. Chế độ quân chủ ở
Việt Nam nói chung và triều đại
nhà Nguyễn chấm dứt vào ngày đó.
Tham vọng lập lại ách đô hộ của Pháp
ở Việt Nam gây ra cuộc chiến tranh Đông
Dương lần thứ nhứt giữa Việt Minh và
Pháp từ 1946 đến 1954 chỉ kết thúc sau khi Pháp
bại trận ở Điện Biên Phủ và hiệp
đinh Genève 20/7/1954 ra đời chia đôi Việt Nam theo
vỹ tuyến 17. Miền Bắc là nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà và miền Nam là Quốc Gia Việt Nam
sau đổi thành Việt Nam Cộng Hoà.
Thời gian tôi học bậc tiểu
học (1950-1955) phần lớn giai đoạn này,
người Pháp c̣n ở Việt Nam. Ba má tôi tôi cho tôi
học ở trường Cao Văn trên đường
Matelot Manuel, gần giáp với đường Jean Eudel, con
đường rộng nhứt ở quận 6 chạy
từ cầu Quay đến cầu Tân Thuận. Ông
Đốc trường này là thầy Năm, cùng quê Trà Vinh
với má tôi và khi ở dưới đó ông cũng là
thầy dạy má tôi.
Cùng học một lớp với tôi
có Vơ Thị Cẩm Hồng, con của ông Vơ Tấn
Phước thầy thuốc nam có mở tiệm cùng tên
thuốc trên đường Matelot Manuel gần nhà bảo
sanh Lao Động thường được gọi là
nhà thương Con C̣ v́ trên bảng hiệu có h́nh
tượng con c̣. Tuy c̣n nhỏ nhưng Cẩm Hồmg
đă nổi tiếng là hoa khôi của trường.
Bọn con trai chúng tôi đứa nào cũng mơ
ước được mắt xanh của nàng ngó tới
nhưng tất cả chỉ là thứ t́nh yêu đơn
phương v́ nàng đẹp và là con nhà giàu. Tôi là
người có cơ hội gặp gỡ nàng nhiều
nhứt v́ nàng là bạn thân của chị họ tôi:
chế Khoẻ từ Trà Vinh lên ở nhà tôi để
đi học lại cùng lớp với tôi và Cẩm
Hồng nên nàng thường đến nhà tôi chơi
với chế Khoẻ. Nhưng cũng giống tụi con
trai khác, tôi chỉ lén nh́n đoá hoa hàm tiếu xinh
đẹp đó chứ không dám đến gần v́
bản tính “nhát gái”.
Kỳ thi tiểu học năm 1955,
Cẩm Hồng và tôi thi đậu, c̣n chế Khoẻ thi
rớt nên trở về Trà Vinh. Tôi qua học đệ
thất ở trường Nguyễn Văn Khuê bên Cầu
Muối, quận nh́ c̣n Cẩm Hồng học ở đâu
tôi không rơ v́ nàng không c̣n lui tới nhà tôi nữa.
Cũng như Thôi Hộ trong bài thơ Đề tích sở kiến xứ khi thấy hoa đào cười với gió đông bâng khuâng không biết người đẹp năm xưa giờ ở nơi nào..
“ Nhân diện bất tri hà xứ
khứ
“ Đào hoa y
cựu tiếu đông phong”
Riêng tôi , thà
rằng không gặp lại nàng th́ hơn v́ ngày nay cũng
như tôi nàng cũng đă đến tuổi bát tuần mà
ở Việt Nam gọi là lứa tuổi U90 chắc là
đă có cháu chắt đầy đàn. Cứ giữ h́nh
ảnh xinh đẹp ngày xưa của nàng trong tâm
tưởng của ḿnh v́:
“Mỹ nhân tự cỗ như danh
tướng
“Bất hứa nhân gian kiến
bạch đầu”.
Tôi c̣n nhớ năm 1955, buổi sáng
đi thi bằng tiểu học, tôi thức sớm đi
ra nhà thương Con C̣ có đèn điện sáng để
ôn bài v́ nhà tôi thắp đèn dầu.
Ngày xưa, học sinh đi học mỗi ngày hai buổi. Buổi sáng má tôi cho tôi 5 cắc để ăn xôi, buổi trưa 3 cắc ăn đá nhận. Hồi nhỏ tôi ham chơi hơn ham học. Tôi theo chúng bạn đi ra bến tàu lượm nấp phén, xuống sân cát kho 11 đá banh hay đi tắm sông Bến Súc. Buổi trưa ngày nghỉ học, ba tôi bắt tôi coi chừng tiệm để ông ngủ trưa, vậy mà tôi vẫn bỏ đi qua rạp Nam Tiến ở cầu Ông Lănh xem chớp bóng, đôi khi tôi theo mấy thằng bạn đi vô ruộng bắt cá thia thia.
Trong thời niên thiếu của tôi, tôi đă sống
được 6 năm yên b́nh từ 1954 tới 1960. Má tôi
dẫn tôi đi về thăm quê nội tôi, nơi tôi sanh
ra: ấp Bến Đồng Sổ, xă lai Uyên, quận
Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một bằng xe lửa
tuyến Sài G̣n-Lộc Ninh. Quang cảnh miền Đông
đất đỏ đă chạy dài theo
chuyến hành tŕnh của tôi. Từ ngọn
đồi thấp, cánh rừng dài thâm thẩm đến
vườn cao su bạt ngàn và cuối cùng là một ga xép
nhỏ nằm chơ vơ trên một khỏng trống
giữa một bên là rừng cây cối um tùm và một bên là
vườn cao su với những hàng cáy thẳng tấp
không bao giờ phai nhạt trong kư ức tôi.
Nhà ông bà nội tôi ở trên quốc
lộ 13, phía trước là đồn điền cao su
của người Pháp, phía sau là con dốc dẫn
đến nhà gia đ́nh bác ba tôi mà sau lưng là ga xe lửa
Bến Đồng Sổ. Tôi không nhớ đă về
nơi chôn nhau cắt rún của ḿnh bao nhiêu lần trong
những năm của thập niên 1950, trước khi
chiến tranh Đông Dương lần thứ hai bùng phát
năm 1960. Tôi chỉ c̣n hồi ức lần về
quê năm 1955, sau khi tôi thi đậu bằng tiểu
học (certificat élémentaire). Lần đó tôi được
những người trong gia tộc bên nội tôi đón
mừng như một “ông nghè vinh quy bái tổ” của ngày
xưa v́ cho tới lúc đó tôi là người có tŕnh
độ học thức cao nhứt của họ
Huỳnh v́ trước đó chỉ có ba tôi là có bằng
sơ học (certficat primaire).
Khi chiến tranh trở nên khốc
liệt, gia đ́nh bên nội tôi phải bỏ quê xuống
ở ấp Mới gần chợ quận Bến Cát.
Năm 1971 và năm 1972, lần lượt bà nội và ông
nội tôi qua đời. Nhờ ở ấp Mới an ninh hơn lúc trước ở quê nên gia
đ́nh tôi từ Sài G̣n lên Bến Cát để tham dự
tang lễ.
Quê ngoại tôi ở xă Phước Hưng, quận Trà
Cú, tỉnh Trà Vinh. Trong một chuyến đi
buôn theo xe lửa, ông ngoại tôi dừng chân ở ga xép
Bến Đồng Sổ gặp ông nội tôi và mối
lương duyên giữa một người con gái ở
miền tây sông nước và một người con trai
ở miền đông đất đỏ h́nh thành và
kết quả cuộc hôn nhân giữa hai người không
quen biết là sự ra đời của tôi nơi một
bên là rừng, bên kía là đồn điền cao su.
Ngoài ba má tôi th́ chỉ có tôi là người sinh ở nhà quê.
Vợ, các em, con, cháu tôi đều sinh ở Sài G̣n.
Tuy người Pháp đă rời Việt Nam năm 1956 nhưng ảnh hưởng của văn hoá Pháp vẫn bàng bạc trong nếp sống, suy nghĩ, việc học, việc làm của người Việt Nam nhứt là của dân Sài G̣n. Người ta vẫn mơ một ngày nào đó được đến kinh đô ánh sáng Paris, được ngắm tháp Eiffel, được đi du thuyền trên sông Seine, được dạo chơi trong vườn Luxembourg hay được nh́n ngọn đèn vàng ở ga Lyon như trong các bài thơ của Cung Trầm Tưởng. Những gia đ́nh giàu có thường gởi con vào học các trường Tây: Jean Jacques Rousseau, Marie Curie, Couvent Des Oiyseaux… Trên bậc đại học, sinh viên phải học bằng tiếng Pháp dù thầy dạy là người Pháp hay người Việt. Tuổi trẻ Việt Nam thích nghe nhạc Pháp, xem phim Pháp: các ca sĩ Christophe, Adamo, Sylvie Vartan, Francoise Hardy… và các tài tử Alain Delon, Brigitte Bardot, Catherine Deneuve… là thần tượng của thanh niên, thiếu nữ thời đó.
Thời của tôi, bậc tiểu học phải
học 5 năm . Mỗi năm học
gọi theo tiếng Việt lần lượt là: lớp
năm, lớp tư, lớp nh́ và lớp nhứt, gọi
theo tiếng Pháp là cours enfantin, cous préparatoire, cours moyen và
cours supérieur.. Học hết lớp
năm chúng tôi thi lấy bằng Tiểu Học. Ngay từ
khi học lớp năm, chúng tôi đă được cho
học tiếng Pháp. Tôi c̣n nhớ bài học tiếng Pháp
đầu tiên của chúng tôi như sau:
Ma main
Voici ma main, elle a cinq doights
En voici deux, en voici trois.
Những môn học tiếng Pháp ở
bậc tiểu học của chúng tôi là: vocabulaire (ngữ
vựng), lecture (tập đọc), văn phạm
(grammaire) và orthographe (chánh tả c̣n gọi là ám tả). Ai
viết trật một lỗi chánh tả là bị thầy
đánh một roi, chia động từ (cọngusaison des
verbes) sai bao nhiêu ngôi là bấy nhiêu roi.
Trong kỳ thi tiểu học, bài chánh
tả tiếng Pháp xem là bài thi nhiệm ư (0ptional), không tính
điểm vào điểm thi .
Sau khi đậu bằng tiểu học, học sinh
phải trải qua một kỳ thi tuyển vào lớp
đệ thất trường công. Ai thi rớt th́
phải học lớp tiếp liên để năm sau thi
lal. V́ trường công quá xa nhà tôi, nên má tôi cho tôi đi
học trường tư tên Nguyễn Văn Khuê ở
gần chợ cầu Muối.
Những người cùng thế
hệ với tôi hay trước nữa dù không học
trường Pháp nhưng cũng khá thông thạo tiếng
Pháp khi nói cũng như viết.
Măi đến năm 1975, người
Pháp vẫn c̣n tài sản ở Việt Nam như
vườn cao su ở miền Đông Nam Phần,
đồn điền trà ở Cao Nguyên Trung Phần, hăng bia Larue và bệnh viện Grall ở Sài G̣n.
Sau ngày 30/4/1975 người cộng sản bất chấp
luật lệ quốc tế đă xung công hết.