Chương
2:
Chiến tranh Việt Nam và sự
hiện diện của người Mỹ ở miền
Nam
Năm 1941, sau khi trở về
nước. Hồ Chí Minh nhận thức được
vai tṛ và tầm ảnh hưởng của Mỹ
đối với nền chính trị thế giới và khu
vực, v́ vậy đồng thời với xây dựng
lực lượng Việt Minh, Hồ Chí Minh đă t́m cách
xây dựng mối quan hệ với lực lượng Mỹ
đồn trú ở Trung Quốc.
Tháng 2-1945, sau khi lực lượng
Việt Minh cứu được Trung úy phi công Mỹ là
William Shaw (máy bay của viên phi công này bị quân đội
Nhật Hoàng bắn rơi ở Việt Bắc), Hồ Chí
Minh đă trực tiếp đưa viên phi công sang trao
trả cho Bộ Tư lệnh Không quân số 14 của
Mỹ đang đồn trú ở Vân Nam. Ông ta đă
gặp, trao đổi với tướng Chenault, Tư
lệnh không quân Mỹ ở Trung Quốc và thiết
lập được mối quan hệ với Mỹ và
các lực lượng Đồng minh giúp Việt Minh
chống Nhật.
Thông qua các cuộc tiếp xúc của Người, Cơ quan t́nh báo chiến lược OSS của Mỹ (tiền thân của CIA) đă giúp đỡ Việt Minh điện đài, thuốc men và vũ khí nhẹ… Tuy đây chỉ là sự giúp đỡ mang tính tượng trưng, nhưng đă mở ra sự giúp đỡ của các nước đồng minh đối với Việt Minh
Sau khi cướp chính quyền từ tay
thủ tướng Trần Trọng Kim, tháng 8 năm 1945
Hồ Chí Minh đă chủ động liên hệ với
một số nhân vật có tầm ảnh hưởng
đối với Chính phủ Mỹ. Sau khi Chính phủ lâm
thời về Hà Nội, Ông ta tiếp xúc, trao đổi
với các sỹ quan Mỹ ở Hà Nội như thiếu
tá Thomas, thiếu tá Archimedes L.A.Patti… để chuyển ư
muốn của Việt Minh muốn nhận được
sự ủng hộ, giúp đỡ của Tổng
thống Harry Truman và các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ.
Nhưng các nhà lănh đạo của
Hoa Kỳ nh́n thấy Việt Minh chỉ là vỏ bọc
của một lực lượng tay sai của quốc
tế cộng sản nên đă từ chối những
đề nghị của Việt Minh và quay sang ủng
hộ Pháp để tiêu diệt mầm móng của chủ
nghĩa cộng sản mưu toan nhuộm đỏ
Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Những năm 1946 và 1947, Mỹ không
ngăn cản Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng cũng không
trực tiếp viện trợ cho các lực lượng
viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Măi đến năm 1947, khi
Mỹ viện trợ cho nước Pháp 3 tỷ đôla theo kế hoạch Marshall, nhờ đó Pháp mới
đỡ khó khăn hơn trong việc tiếp tục
chiến tranh ở Việt Nam.
Tổng thống Truman đă phê
chuẩn (ngày 30-12-1949) một văn kiện của Hội
đồng an ninh quốc gia Mỹ, trong
đó nhấn mạnh "cần thiết phải ngăn
chặn sự bành trướng của cộng sản
ở Đông Dương". Đông Nam Á trở thành chiến
trường quan trọng (lúc đó vẫn là sau Đông
Bắc Á) trong chiến lược của Mỹ ở châu
Á. Chiến lược ngăn chặn ở Đông Nam Á coi
như chính thức bắt đầu từ đó và
Đông Dương trở thành trọng điểm của
chiến lược Đông Nam Á của Mỹ.
Sau khi Hội đồng an ninh
quốc gia Mỹ đưa ra ư kiến viện trợ quân
sự cho chính quyền Quốc gia Việt Nam thông qua Pháp (ngày 27-2-1950)
được Hội đồng tham mưu trưởng
liên quân ủng hộ, Mỹ đă để lộ ư
đồ muốn ủng hộ Quốc gia Việt Nam bằng cách viện trợ quân
sự thẳng cho chính quyền này không thông qua Pháp.
Mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ trong chiến tranh Đông Dương lúc này đă bộc lộ công khai
và có phần gay gắt.
Ngày 14-9-1951, tướng De Lattre sang
gặp Tổng thống Harry Truman, Bộ trưởng quốc pḥng
Hoa Kỳ và tướng Collins, Tổng Tham mưu
trưởng quân đội Hoa Kỳ tiếp. Lô viện
trợ đầu tiên của Mỹ gồm rất
nhiều chiến cụ và khí giới: 9.000 súng tiểu liên, 500 đại
liên, 5.000 xe chuyên chở đủ loại, 600 máy truyền
tin và các xe chiến đấu, máy bay, tàu hải quân, tàu
sửa chữa...
Từ tháng 7-1950 đến 1-1-1952, Mỹ đă cung
cấp cho Pháp gần 300 triệu đôla vũ khí và trang
bị quân sự. Tại hội nghị tay ba
Mỹ, Pháp, Anh họp ở Paris bàn về các vấn
đề Đông Nam Á ngày 28-5-1952, Ngoại trưởng
Mỹ Akison nói từ tháng 6-1951 đến tháng 6-1952, Mỹ
đă gánh chịu một phần ba (1/3) chi phí cho cuộc
chiến tranh của Pháp và Quốc gia Việt Nam ở
Đông Dương. Và từ hội nghị này, Mỹ
đồng ư tăng thêm 150 triệu đôla trong tài khoá
1952-1953 viện trợ quân sự cho Pháp và Quốc gia
Việt Nam. Le Tourneau, đại diện Chính phủ
Pháp xác nhận sáu tháng tới viện trợ quân sự
Mỹ sẽ chiếm tỷ lệ 40% chi phí chiến tranh
ở Đông Dương.
Mặc dầu vậy, Pháp vẫn
không bớt lo ngại trước ư định của
Mỹ ủng hộ trực tiếp Quốc gia Việt Nam
để chính quyền này ly khai khỏi Liên hiệp Pháp thành lập một quốc gia
độc lập không thuộc Liên hiệp Pháp. Ngày
16-6-1952, Le Tourneau, Bộ trưởng phụ trách
Đông Dương trong Chính phủ Pháp tuyên bố ở
Mỹ rằng, Pháp cần Mỹ tăng cường
viện trợ quân sự, nhưng không muốn có quân
đội nước ngoài ở Đông Dương (ư nói
không muốn Mỹ đưa quân vào).
Năm 1953, Eisenhower - Nixon chính thức
cầm quyền sau khi đánh giá lại t́nh h́nh, đă
đề ra "chủ nghĩa Eisenhower", thay cho
"học thuyết Truman" và lấy chiến
lược "trả đũa ào ạt" làm chiến
lược quân sự toàn cầu mới, thay cho chiến
lược "ngăn chặn".
Trong t́nh h́nh Pháp đang gặp rất
nhiều khó khăn và ở thế bất lợi trong
cuộc chiến tranh, một mặt, Mỹ dốc thêm
nhiều viện trợ cho Pháp; mặt khác, t́m mọi cách
để trực tiếp nắm lấy việc
điều hành chiến tranh ở Đông Dương. Tháng
7-1953. Mỹ phê chuẩn Kế hoạch Nava, của bộ chỉ huy Pháp, gánh
chịu mọi khoản chi phí cho kế hoạch đó,
gồm gần 400 triệu đôla. Tính đến tháng
1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến
tranh, Mỹ đă viện trợ cho Pháp ở Đông
Dương gồm 360 máy bay, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự,
16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trường và súng máy. Sau năm 1950, Hoa Kỳ đă cung
cấp phần lớn vũ khí cho lực lượng
viễn chinh Pháp tại Việt Nam.
Năm 1953, Mỹ vừa tăng viện trợ quân
sự cho Pháp, vừa không ép Pháp nhiều, sợ Pháp bỏ
cuộc sớm trong khi Mỹ chưa chuẩn bị
đủ các điều kiện thuận lợi
để thay Pháp tài trợ cho cuộc chiến tại
Việt Nam, mặt khác, Mỹ cũng c̣n tính những
kế hoạch riêng. Ngày 21-7-1953, Tổng thống Eisenhower
chính thức mời Thủ tướng Quốc gia Việt
Nam Nguyễn Văn Tâm sang thăm Hoa Kỳ và
được Mỹ cam kết ủng hộ giúp
đỡ. Trong khi đó, Mỹ cũng bắt đầu
cổ động cho chính trị gia khác là Ngô Đ́nh Diệm.
Để thuyết
phục nội bộ chính giới Mỹ và dư luận
Mỹ tán thành ủng hộ chủ trương chiến
lược hỗ trợ các nhà nước tại Đông
Dương nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng
sản bành trướng xuống Đông Nam Á, chính quyền Eisenhower nhiều
lần nhắc đến và nhấn mạnh hậu
quả, tác động phản ứng dây chuyền của thuyết Domino. Chính quyền Washington cho
rằng, nếu để mất Đông Dương
sẽ gây ra những hậu quả xấu về tâm lư,
chính trị, kinh tế, quân sự trọng yếu và sẽ
mất nốt phần c̣n lại của Đông Nam Á.
Đông Dương đang trở thành con bài Domino
đầu tiên.
Sau khi Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ th́ Hoa Kỳ chính thức can thiệp vào chính trường Đông Dương.
Năm 1954, đội bán quân sự
của Mỹ do tướng Edward Lansdale, người của CIA và đă làm cố vấn cho Pháp
tại Việt Nam từ 1953, giúp huấn luyện các
lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt
Nam (sau là Việt Nam Cộng ḥa); xây dựng các cơ sở
hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippin; bí
mật đưa một lượng lớn vũ khí và
thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát
triển các kế hoạch "b́nh định Việt Minh
và các vùng chống đối". Đúng 20 ngày sau
khi Hiệp định Genève về Đông Dương
được kư kết, đô đốc Mỹ Sabin
đến Hà Nội, họp với phái đoàn quân sự
Mỹ do Lansdale đứng đầu. Một bộ
phận quan trọng trong kế hoạch đó là tuyên
truyền kêu gọi hơn dân miền Bắc di cư vào
Nam. Điều này góp phần vào việc hơn một
triệu người (đặc biệt là dân Thiên Chúa giáo) di cư vào Nam. Phần đóng góp
của Mỹ cho kế hoạch này là 1.455.000 đôla, 41
lượt tàu biển và 19 máy bay vận tải.
Hiệp định Genève về
Đông Dương vừa được kư kết
(20-7-1954), th́ Hội đồng an ninh
quốc gia Mỹ thông qua "kế hoạch Memphis".
Tinh thần và nội dung cơ bản của kế
hoạch này là "biến vĩ tuyến 17 thành
một pḥng tuyến ngăn chặn (chủ nghĩa
cộng sản) không thể xoá bỏ được". Để lập được
pḥng tuyến đó cần có một tổ chức liên minh
quân sự bao gồm Mỹ và các nước khác trong đó
Mỹ đóng vai tṛ chủ chốt.
Sau một thời gian ngắn
vận động chuẩn bị, Mỹ triệu tập
một hội nghị ở Đông Nam Á, bao gồm:
Mỹ, Anh, Pháp, Australia, New Zealand, Pakistan, Philippine, Thái Lan họp
ở Manila (Thủ đô Philippine). Ngày 8-9-1954
các nước này đă kư "Hiệp ước pḥng thủ
Đông Nam Á". Như vậy, chỉ hơn một
tháng sau khi Hiệp định Genève về Đông
Dương được kư kết, Mỹ đă thành
lập Khối quân sự Đông Nam Á (gọi tắt là SEATO). Trong Hiệp ước này (c̣n
gọi là Hiệp ước Manila) có điều 2, điều 4,
điều 8 và một khoản phụ đặt xứ
Đông Dương gồm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia vào "khu vực bảo hộ" của khối Đông Nam Á.
Ngày 17-11-1954, Joseph Lawton Collins, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ được cử sang Sài G̣n làm
đại sứ, đề ra kế hoạch sáu
điểm:
·
Viện trợ thẳng cho
Quốc gia Việt Nam không qua tay Pháp.
·
Phát triển quân đội Quốc
gia Việt Nam với 15 vạn quân do Mỹ huấn
luyện, trang bị.
·
Bầu cử quốc hội
Quốc gia Việt Nam
·
Định cư cho dân công giáo
miền Bắc di cư và thực hiện cải cách
điền địa.
·
Thay đổi chế độ
thuế khoá, tạo điều kiện cho đầu
tư Mỹ tại Việt Nam.
·
Đào tạo cán bộ hành chính
cho Quốc gia Việt Nam.
Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp kư kết
văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ tham
gia huấn luyện Quân đội Quốc gia Việt
Nam. Mỹ thực sự từng
bước đặt ảnh hưởng của ḿnh thay
thế Pháp ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1-1955, Mỹ
chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho
quân đội Việt Nam Cộng ḥa. Ngoại
trưởng Mỹ, Dalles đă tuyên bố: "Đầu tư ở miền
Nam Việt Nam là chính đáng. Không có sự lựa chọn
nào khác ngoài việc tiếp tục ủng hộ Diệm.
Chúng ta không cần biết một người lănh
đạo xứng đáng nào khác".
Tháng 8-1955, thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm công khai bác bỏ tổng tuyển
cử để thống nhất Việt Nam theo
tinh thần Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội
nghị Genève. Để chính phủ Quốc gia Việt Nam
tách hẳn ra khỏi Liên Hiệp Pháp, xóa bỏ mọi
ảnh hưởng mang tính thực dân và đặc quyền
của Pháp tại Việt Nam, ngày 23-10-1955, thủ
tướng Ngô Đ́nh Diệm tổ chức cuộc Trưng cầu dân ư miền Nam
Việt Nam, 1955 để truất phế Bảo
Đại.
Ngày 26-4-1956, Pháp đă rút hết quân
khỏi miền Nam Việt Nam. Từ ngày 28-4-1956 phái
đoàn MAAG của Mỹ đă tham gia huấn
luyện quân đội Việt Nam Cộng
ḥa.
Tính ra, từ năm 1954 đến
năm 1960, Mỹ đă viện trợ cho Việt Nam
Cộng ḥa 7 tỷ đôla (tương đương
khoảng 105 tỷ USD thời giá năm 2020), trong đó
viện trợ quân sự là 1.500 triệu đôla (22,5
tỷ USD thời giá năm 2020).
Trong những năm 1955-1956, Mỹ
đă bỏ ra 414 triệu đôla (thời giá khi đó)
để trang bị cho các lực lượng
thường trực Việt Nam Cộng ḥa gồm 170.000
quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân; 80% ngân sách
quân sự của chế độ Ngô Đ́nh Diệm do
Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có
tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và
phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam
Việt Nam. Số viện trợ này giúp Quốc gia
Việt Nam đủ sức duy tŕ bộ máy hành chính và quân
đội khi không c̣n viện trợ của Pháp. Quân đội Liên hiệp Pháp
người Việt dần thay thế chiến
thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.
Mỹ bắt đầu xây dựng các cơ sở
quân sự quan trọng như các sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Sơn Trà, Vũng Tàu. Đến giữa năm 1956,
Mỹ đă đặt ở Sài G̣n bốn phái đoàn: MAAG, TRIM, CATO, TERM và đến năm 1960 thêm hai phái
đoàn: MSU và USOM. Riêng phái đoàn quân sự MAAG,
năm 1954 có 200 cố vấn và nhân viên, đến năm
1960, con số đó đă lên đến gần 2.000 trong
đó có 800 cố vấn quân sự.
Hoa Kỳ chủ trương
đưa quân Mỹ tham gia trực tiếp vào cuộc
chiến Việt Nam nhưng tổng thống Ngô Đ́nh
Diệm cương quyết chống lại chủ
trương đó.
Năm 1963 Mỹ dàn dựng cuộc đảo chính cho một nhóm tướng lănh
lật đổ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.
Đại sứ quán và t́nh báo Mỹ đă hỗ trợ
cho cuộc đảo chính này, bao gồm cả việc trao
3 anh em Diệm - Nhu - Cẩn cho quân đảo chính. Kết
quả cả ba anh em nhà họ Ngô bị quân đảo
chính giết chết, chế độ Ngô Đ́nh Diệm
sụp đổ.
T́nh h́nh chính trị nội bộ
Việt Nam Cộng ḥa lục đục sau khi tổng
thống Ngô Đ́nh Diệm bị quân đảo chính giết
chết, 14 cuộc đảo chính quân sự khác chỉ sau
một năm rưỡi. Sự ḱnh chống nhau dữ
dội của các tướng lĩnh khiến hệ
thống chính trị và quân sự của Việt Nam
Cộng ḥa suy yếu. Bên cạnh đó, Bắc Việt
đă tăng cường viện trợ hàng ngàn tấn
vũ khí, và hàng chục ngàn người cho lực
lượng Việt cộng miền Nam. Các khu Ấp chiến lược liên tiếp bị phá, quân
đội Việt Nam Cộng ḥa dần dần bị
đẩy khỏi nhiều vùng nông thôn và phải lui về
pḥng ngự co cụm ở các vùng đô thị.
Mỹ phải đề ra một chiến
lược mới - Chiến tranh cục bộ. Mỹ sẽ trực tiếp
đem quân viễn chinh tới Việt Nam để tham
chiến, chấm dứt sự can thiệp hạn chế
ở mức cung cấp viện trợ và cố vấn
như trong các giai đoạn trước đó.
Ngày 3/3/1965, thuỷ quân lục
chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng đánh
dấu cuộc đối đầu trực tiếp
giữa Hoa Kỳ và cộng sản.
Sau cuộc đảo chính 1/11/1963, t́nh h́nh chính trị
miền Nam càng ngày càng suy sụp. Đảo chính xong,
Tướng Dương Văn Minh, chủ tịch Hội
đồng tướng lănh, được cử làm
Quốc Trưởng. Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ
Tướng. Nhưng chỉ 3 tháng sau, ngày 30/1/1964, các
tướng lănh họp tại Bộ Tham Mưu để
thanh trừng nội bộ. Nguyễn Khánh
vẫn để Dương Văn Minh làm Quốc
Trưởng nhưng tự ḿnh lên làm Thủ Tướng.
Nhân lúc t́nh h́nh sôi nổi về vụ oanh tạc Bắc
Việt, Nguyễn Khánh tập họp các tướng lănh
tại Vũng Tàu, ban hành Hiến Chương Vũng Tàu,
băi chức Quốc Trưởng của Dương Văn
Minh và lên làm Quốc Trưởng. Phong trào phản
đối Hiến Chương Vũng Tàu ngày càng lan
rộng, buộc Nguyễn Khánh phải từ chức,
được cử làm Đại Sứ lưu
động sang Hoa Kỳ.
Hội đồng tướng lănh bầu Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia. Và lập nội các mới gọi là Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương do Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu, lo soạn thảo hiến pháp mới.
Ngày 1/4/1965, hiến pháp mới ra đời, bắt
đầu nền Đệ Nhị Cộng Ḥa Nam Việt
Nam.
Ngày 17/6/1965, Hội Đồng Tướng Lănh họp
để chỉ định liên danh Nguyễn Văn
Thiệu (tổng thống) Nguyễn Cao Kỳ (phó tổng
thống) ra ứng cử. Liên danh này đắc cử.
Nhưng khi nắm vững địa vị rồi,
Nguyễn Văn Thiệu loại dần phái Nguyễn Cao
Kỳ ra khỏi chính quyền và thay thế bằng
Trần Thiện Khiêm (thủ tướng). Ê-kíp Nguyễn
Văn Thiệu - Trần Thiện Khiêm lănh đạo
miền Nam đến năm 1975.
Trong khi ấy t́nh h́nh chiến sự ngày càng khốc
liệt.
Đêm 4/8/1964, xẩy ra biến cố Vịnh Bắc Việt. Mượn cớ pháo hạm miền Bắc tấn công hai tầu Maddox và Turner, chính quyền Johnson hạ lệnh oanh tạc Bắc Việt.
Vào cuối năm 1967, số quân miền Bắc có
mặt ở miền Nam (chưa kể đường
vận chuyển chiến lược mang tên Hồ Chí Minh)
lên đến 210 000 người.
Ngày 31/1/1968, Bắc quân mở cuộc
tổng tấn công, tổng khởi nghĩa trên toàn thể
lănh thổ miền Nam. Nhân ngày tết Mậu Thân, Bắc
quân xâm nhập hầu hết các tỉnh lỵ và các thành phố
lớn, kể cả thủ đô Sàig̣n. Nhưng sau vài ngày,
v́ không được sự hỗ trợ của nhân dân,
Bắc quân hoàn toàn bị đẩy lui khỏi các thành
phố, trừ Huế, cố thủ được 25
ngày. Cuộc tổng khởi nghĩa thất bại, và khi
rút lui khỏi Huế, Bắc quân đă để lại
một sự tàn sát kinh hoàng với những mồ chôn
tập thể, khiến người dân miền Nam, sau
đó, không c̣n một ảo tưởng ǵ về cách
mạng giải phóng. Nhưng về mặt quốc tế,
nhờ trận chiến Mậu Thân mà chiến tranh Việt
Nam được biết đến rơ hơn và những
phong trào ḥa b́nh nổi lên khắp nơi trên thế
giới, chống Mỹ.
Sau sự thất bại này, miền
Bắc đổi chiến lược, bắt đầu
dùng các trận địa chiến, điển h́nh là
trận Khe Sanh.
Khe Sanh nằm trên quốc lộ
số 9, nối liền Đông Hà với Savanakhet. Đây là
một vị trí chiến lược, chặn
đường tiến của Bắc quân, từ Quảng
B́nh vào A Sao (phía tây Thừa Thiên). Bắc quân dùng hai sư
đoàn thiện chiến tấn công Khe Sanh, áp dụng
chiến thuật đào địa đạo để
tiến vào các trại quân địch như ở
Điện Biên Phủ. Nhưng Hoa Kỳ đă dùng
trọng pháo và B52 oanh tạc dữ dội, nên Bắc quân
phải rút sang Lào.
Thời gian này, ở Washington, tháng 2 năm 1968, Mc Namara
từ chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng.
Người lên thay thế là Clifford. Chính sách của Mỹ
đối với Việt Nam cũng thay đổi. Clifford chủ trương để miền Nam
tự lo lấy việc đánh nhau với miền Bắc.
Sự mâu thuẫn giữa Bộ Quốc Pḥng và Tổng
Tham Mưu (chủ trương tiếp tục giúp miền
Nam) Hoa Kỳ ngày càng tăng, trong khi phong trào ḥa b́nh, theo
chủ trương Mc Cathy, ngày càng thắng thế ở
Mỹ. Johnson bắt đầu xuống thang chiến tranh
và ngày 30/3/1968, Johnson giới hạn oanh tạc từ vĩ
tuyến 20 trở vào Nam. Và ngày 3/4/1968, miền Bắc
chấp nhận điều đ́nh.
Tháng 12/1968, Nixon đắc cử
tổng thống. Kissinger trở thành cố vấn an ninh quốc gia, đặc trách việc
điều đ́nh. Một văn bản nhận
định về t́nh h́nh Việt Nam, do các cơ quan có
thẩm quyền nghiên cứu, được đệ
tŕnh lên Hội đồng an ninh quốc
gia, chủ yếu có các điểm:
- Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đă mạnh
hơn những năm trước, nhưng ảnh
hưởng rất yếu đối với giới trí
thức;
- Các tổ chức chính trị
chỉ đoàn kết khi bị Cộng sản đe
dọa, nhưng sau đó lại chia rẽ, tranh quyền;
- Quân đội miền Nam đông
hơn quân đội miền Bắc, trang bị tốt
hơn và đôi khi tỏ ra rất hữu hiệu, nhưng
lại bị nạn đào ngũ,
chỉ huy kém và thiếu động cơ thúc đẩy.
Trong tương lai, nếu không có Hoa Kỳ yểm trợ
th́ không thể thắng nổi miền Bắc;
- Mục tiêu cuối cùng của
miền Bắc vẫn là thống nhất Việt Nam
dưới sự kiểm soát của họ;
- v.v...
Sau khi nghiên cứu kỹ bản tường tŕnh này, Kissinger cho rằng Mỹ không thể nào thắng thế ở Việt Nam được, chỉ c̣n cách làm thế nào cho quân Mỹ rút ra mà đỡ mất mặt. Sau 3 năm điều đ́nh tại Paris, từ 1969 đến 1972, Hiệp định đ́nh chiến được kư kết tại Paris ngày 27/1/1973 giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Miền Nam Việt Nam chia thành hai vùng Quốc-Cộng xen kẽ theo kiểu da báo. Bắc quân chiếm sườn dựa Lào và Căm Bốt, vùng đồi núi và một số các tỉnh dân cư thưa thớt. Nam quân giữ các vùng đồng bằng và các tỉnh đông dân. Quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam và viện trợ quân sự cho miền Nam cũng giảm dần. Văn Tiến Dũng viết: "Trong tài khóa 1972-1973, Mỹ viện trợ cho ngụy 1614 triệu đô-la về quân sự, tài khóa 1973-1974 chỉ c̣n 1026 triệu đô la và tài khóa 1974-1975 giảm cuống c̣n 700 triệu.".
Sau hiệp định Paris 1973, chiến tranh chưa bao
giờ ngừng: Quân đội hai bên đều tranh nhau
chiếm đất.
Lực lượng quân số của hai bên khá
tương đương, nhưng Nam quân phải trải
binh để giữ đất, c̣n Bắc quân có thể
tập trung quân số vào một chiến trường
nhất định. Quân đội hai bên đều được
trang bị vũ khí tối tân của ngoại bang, nhưng
số vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc viện trợ
cho miền Bắc có phần hữu hiệu hơn. Ví dụ:
Nam quân c̣n dùng súng trường M1, th́ Bắc quân đă có
AK47. Nam quân có kích pháo 81 ly, Bắc quân có kích pháo 82 ly. Nam quân
có đại bác 105 ly thí Bắc quân có hỏa tiễn 130 ly.
Về quân số, tính đến cuối năm 1973, không
kể các lực lượng dân quân và du kích quân, Bắc
quân có mặt ở miền Nam khoảng 170 000 quân chính quy
từ Bắc vào và 30 000 quân chính quy tuyển thẳng
từ miền Nam. Nam quân, không kể các lực
lượng địa phương quân, có khoảng 220 000
quân bộ binh, gồm 11 sư đoàn bộ binh, 1 sư
đoàn dù, 1 sư đoàn thủy quân lục chiến và 15
liên đoàn biệt động quân. Ngoài ra c̣n có các lực
lượng yểm trợ gồm pháo binh và thiết giáp.
Không quân có 41 000 người và Hải quân có 39 000
người.
Sau hiệp định Paris, miền Nam tổ chức những cuộc hành quân lớn, chiếm lại nhiều vị trí trước đây bị Bắc quân kiểm soát như Cửa Việt, Sa Huỳnh, Bắc Kontum, Chư Nghé, Kiến Đức, Quảng Đức, đường 4 ở Mỹ Tho, đường 2 ở Bà Rịa, vùng Bẩy Núi ở Long Xuyên, v.v... Văn Tiến Dũng viết: "Trong ṿng 11 tháng của năm 1973, địch đă sử dụng 60 phần trăm quân chủ lực và toàn bộ lực lượng vũ trang địa phương, mở trên 360 000 cuộc hành quân lấn chiếm, giải tỏa và hành quân an ninh, tập trung lực lượng lớn tấn công có trọng điểm vào các khu vực giải phóng của ta như Sa Huỳnh, Bắc Công Tum, Chư Nghé, Kiến Đức, Quảng Đức, Nam Bắc lộ 4 ở Mỹ Tho, Chương Thiện, Núi Dài, Tri Tôn, lấn chiếm hầu hết các vùng ta mới giải phóng trong đợt hoạt động tháng 1 năm 1973, chiếm thêm một số lơm giải phóng của ta.". Trần Văn Trà cũng viết tương tự trong Kết Thúc Chiến Tranh 30 Năm.
T́nh trạng này đă khiến Bắc quân lo ngại, các
tướng Vơ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng đă
đích thân nghiên cứu các kế hoạch hành quân chiếm
lại đất nhưng vô hiệu. Mùa thu năm 1974, CIA
đă bắt được một số tài liệu trong
đó có nghị quyết số 12 của Trung Ương
Cục Miền Nam và nghị quyết số 21 của
đảng Cộng sản. Trong những tài liệu này,
trung Ương Cục Miền Nam báo cáo họ chỉ
kiểm soát được 12% dân số và 1/5 diện tích
miền Nam Việt Nam.
Văn Tiến Dũng viết: "Trước t́nh h́nh nghiêm
trọng do địch gây ra, Hội nghị lần thứ
21 của Trung Ương Đảng họp tháng 10 năm
1973 đề ra phương châm kết hợp đấu
tranh chính trị, quân sự với ngoại giao và chỉ rơ:
"Con đường cách mạng của miền Nam là con
đường bạo lực cách mạng"...".
Trần Văn Trà cũng nhấn mạnh "chỉ có con
đường bạo lực cách mạng của nghị
quyết 21 của Đảng Cộng Sản Việt
Nam". Văn Tiến Dũng viết: "Từ tháng 10
năm 1973 trở đi, lần lượt các quân đoàn
được thành lập, tập trung huấn luyện
tác chiến hợp đồng binh chủng và bố trí trên
các địa bàn chiến lược cơ động nhất." (trang 19)
Đến cuối năm 1974, sự rút viện trợ
quân sự Mỹ bắt đầu có hiệu quả. Nam
quân yếu thế dần và cục diện chiến tranh
chuyển hướng. Bắc quân bắt đầu
thắng thế.
Văn Tiến Dũng viết: "Nguyễn
Văn Thiệu phải kêu gọi quân của hắn
chuyển sang tác chiến "kiểu con nhà nghèo": Theo
tài liệu của chúng th́ chi viện hỏa lực
giảm sút gần 60 phần trăm v́ thiếu máy bay,
thiếu xe, thiếu cả nhiên liệu.
T́nh trạng đó buộc chúng phải chuyển từ hành
quân lớn, tiến công nhẩy sâu bằng máy bay lên
thẳng, xe tăng sang pḥng ngự
chốt, lấn dũi, lùng sục nhỏ." (trang 25)
Ở mặt trận Nam phần, quân
khu 9 của Bắc quân đă bắt đầu đánh
bại các cuộc hành quân chiếm lại đất
của Nam quân. Quân khu 7 của Bắc quân giữ vững
bàn đạp phía Bắc Sàig̣n. Quân khu 5 của Bắc quân
tiến đánh nhiều nơi ở Tây Nguyên.
Trong tháng 12/1974, tất cả những thành phần
cao cấp nhất trong chính trị và quân đội
miền Bắc họp tại Hà Nội. Cuộc họp
của Bộ Chính Trị kéo dài từ 18/12/1974 đến
8/1/1975. Giữa lúc Bộ Chính Trị đang họp th́ tin chiến
thắng Phước Long đưa về, và miền
Bắc yên tâm là Mỹ không can thiệp vào t́nh h́nh Việt
Nam nữa. Lê Duẩn quyết định Tiến công
lớn năm 1975 tạo điều kiện bất
ngờ để năm 1976 tiến hành Tổng Công
Kích-Tổng Khởi Nghĩa.
Về mặt chiến thuật, miền Nam chia lănh
thổ thành 4 vùng quân sự chính trị gọi là 4 vùng
chiến thuật:
- Vùng I Chiến Thuật gồm các tỉnh phía Bắc,
từ Quảng Trị đến Quảng Ngăi. Vùng này do
Quân Đoàn I phụ trách, dưới sự điều
khiển của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.
- Vùng II Chiến Thuật gồm
đất Cao Nguyên Kontum, Pleiku, Đắc Lắc và các
tỉnh từ B́nh Định đến B́nh Thuận, do
Quân Đoàn II đảm nhiệm, với tư lệnh là
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú.
- Vùng III Chiến Thuật gồm
Sàig̣n và các tỉnh xung quanh, phía Bắc tới Phước
Long, phía Đông đến B́nh Tuy, phía Nam đến Long An,
do Quân Đoàn III phụ trách dưới sự điều
khiển của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn.
- Vùng IV Chiến Thuật gồm các
tỉnh phía Nam từ Đồng Tháp Mười
đến Mũi Cà Mau, do Quân Đoàn IV phụ trách,
dưới quyền tư lệnh của Trung Tướng
Nguyễn Khoa Nam.
Quân đội
miền Nam đặt dưới quyền chỉ huy
trực tiếp của Tổng Tư Lệnh là
Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Thống
Việt Nam Cộng Ḥa, với Bộ Tham Mưu do
Đại Tướng Cao Văn Viên làm Tổng Tham Mưu
Trưởng.
Theo Nguyễn Khắc Ngữ, Bắc quân
chia chiến trường miền Nam thành 7 quân khu: Quân khu
Trị Thiên, Quân khu 5: phần c̣n lại của miền
Trung, Quân khu 6: các tỉnh Quảng Đức, Tuyên
Đức, Lâm Đồng, Ninh Thuận và B́nh Thuận, Quân
khu 7: miền Đông Nam Bộ, Quân khu 8: các tỉnh ở
miền Tiền Giang, Quân khu 9: các tỉnh ở miền
Hậu Giang và Trung Ương Cục Miền Nam
điều khiển toàn thể chiến trường
miền Nam. Mỗi quân khu có một đảng ủy
mặt trận và một bộ tư lệnh quân khu
chỉ huy. Hai quân khu giữ địa vị
chiến lược quan trọng nhất trong trận
tuyến đầu năm 1975 là quân khu Trị Thiên (gồm
hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và Thị Xă
Huế) do Thiếu Tướng Lê Tư Đồng làm Bí
Thư Đảng Ủy kiêm Chính Ủy, và quân khu 5 (gồm
các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Nam
đến Khánh Ḥa và các tỉnh Tây Nguyên) do Thượng
Tướng Chu Huy Mân làm Bí Thư Đảng Ủy kiêm
Tư Lệnh Quân Khu và Vơ Chí Công làm Chính Ủy.
Các lực
lượng chính quy thu nạp thẳng
từ trong Nam gọi là Bộ đội Miền hay Bộ
đội Nam Bộ. Bộ đội Nam Bộ do
tướng Trần Văn Trà làm tư lệnh và Phạm
Hùng làm chính ủy.
Lực lượng chính quy Bắc quân
được phân phối như sau:
- Quân đoàn I ở ngoài Bắc.
- Quân đoàn II do tướng
Nguyễn Hữu An làm tư lệnh, Lê Linh làm chính ủy,
gồm 3 sư đoàn 304, 324 và 325, hoạt động
ở khu Trị Thiên và Bắc Cao Nguyên.
- Quân đoàn III do tướng Vũ Lăng làm tư
lệnh, Nguyễn Hiệp làm chính ủy, gồm các sư
đoàn 320, 10 và 316, hoạt động ở Cao Nguyên.
- Quân đoàn IV do Thượng
Tướng Trần Văn Trà làm tư lệnh, Phạm
Hùng làm chính ủy, gồm các sư đoàn 3, 5 và 7, trực
thuộc Bộ Tư Lệnh Miền.
Ngoài ra mỗi tỉnh đều có
lực lượng dân quân và Du kích quân, đặt
dưới quyền của bộ chỉ huy tỉnh
gọi là Tỉnh Đội Dân Quân Du Kích. Quân đội
miền Bắc đặt dưới quyền điều
khiển của Bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội,
với Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp, Phó Thủ
Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Pḥng, kiêm
Tổng Tư Lệnh quân đội và Văn Tiến
Dũng làm Tổng Tham Mưu Trưởng. Pḥng
tuyến của Nam quân mạnh ở hai đầu và
yếu ở giữa. Vùng II chiến thuật chỉ có 2
sư đoàn bộ binh 22 và 23 mà sư đoàn 22 đă
bị cầm chân ở B́nh Định để pḥng
thủ các tỉnh duyên hải. C̣n lại sư đoàn 23,
đồn trú tại Cao Nguyên, do Chuẩn Tướng Lê
Trung Tường làm tư lệnh. Bộ tư lệnh
sư đoàn 23 đặt tại Ban Mê Thuột.
Bộ tham mưu của tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu dự trù Bắc quân sẽ đánh Tây Ninh,
nên không lo pḥng thủ vùng II và t́nh báo Bắc quân tại Dinh
Độc Lập biết được chiến
lược đó. V́ thế Bộ tham mưu miền Bắc
quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên.
Sợ Vũ Lăng không đủ uy tín phối hợp
quân, Trung Ương cử Văn Tiến Dũng làm
Tổng Tư Lệnh mặt trận Tây Nguyên.
Theo kế hoạch của Vơ Nguyên
Giáp, Bắc quân đặt nghi binh để địch
tập trung pḥng thủ Bắc Tây Nguyên, vùng Kontum, Pleiku,
rồi tấn công Ban Mê Thuột.
Sau kinh nghiệm thất bại ở Tây Nguyên năm 1971
và ở Quảng Trị năm 1972, Tướng Văn
Tiến Dũng vẫn c̣n e ngại quân đội miền
Nam. Ngày 1/3/1975, Văn Tiến Dũng hạ lệnh cho
sư đoàn 968 tấn công Nam quân trên quốc lộ 19bis,
phía tây Pleiku, áp sát quận lỵ Thanh An và liên tiếp
mấy ngày sau đó, tấn công các vị trí Nam quân trên
quốc lộ 19. Chiến dịch Tây Nguyên bắt
đầu.
Quả nhiên Nam quân dồn lực lượng quân đoàn
II lên bảo vệ Kontum, Pleiku. Ba giờ sáng ngày 10/3/1975,
Bắc quân tiến đánh Ban Mê Thuột. Mặc dù bị
tấn công bất ngờ và quân pḥng thủ ít ỏi, các
lực lượng của sư đoàn 23 đă chống
trả dữ dội. Trận chiến xẩy ra ác liệt
trong ba ngày, từ 10/3 đến 13/3. Sau cùng Bắc quân
chiếm được Ban Mê Thuột và tỉnh
Đắc Lắc.
Sau thất bại này, tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định
triệt thoái Cao Nguyên. Khi tin rút quân bay ra, dân chúng khắp
nơi trên Cao Nguyên t́m mọi cách di tản theo
quân đội. Đường liên tỉnh lộ số 7,
nối liền Pleiku với Tuy Ḥa được chọn
làm đường rút quân, trở nên một đại
lộ kinh hoàng, mà dân chúng và quân đội tranh nhau t́m
đường thoát dưới kích pháo của Bắc quân.
Quân đoàn II gần như tan ră.
Vùng 1 chiến thuật
do Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cầm đầu.
Ông nổi tiếng là một viên tướng giỏi
của miền Nam. Quân đoàn I gồm 3 sư đoàn
bộ binh: Sư đoàn 1 đóng tại Quảng Trị,
Thừa Thiên, sư đoàn 2 đóng tại Quảng tín và
Quảng Ngăi và sư đoàn 3 đóng tại Quảng Nam.
Thêm vào đó có hai sư đoàn trừ bị là sư
đoàn nhảy dù và sư đoàn Thủy quân lục
chiến, những đơn vị thiện chiến
nhất của miền Nam. Ngoài ra c̣n có 4 liên đoàn
Biệt động quân và các lực lượng yểm
trợ: Pháo binh, Thiết giáp, Hải quân và Không quân.
Về phía Bắc
quân, quân khu Trị Thiên do Tướng Lê Tư Đồng
làm tư lệnh, được coi như một
đơn vị đặc biệt trực thuộc Trung
Ương Hà Nội, về chính trị
cũng như về quân sự. Chiến dịch đánh
Trị Thiên đă được soạn thảo từ
tháng 12/1974. Đến tháng 2/1975 phải soạn thảo
lại và Trung Tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham
Mưu Phó ở Hà Nội trực tiếp điều
khiển mặt trận Trị Thiên.
Các trận đánh then chốt của chiến
trường Trị Thiên bắt đầu từ ngày
8/3/1975. Trọng điểm của chiến trường,
đối với Bắc quân là chiếm đường
14, ở phía Nam thành phố Huế, để tiến
đánh Thừa Thiên. Đường 14 là một vị trí
quan yếu, Nam quân đă để 2 trung đoàn 1 và 54
ở đó bảo vệ. Thung lũng đường
số 14 là một thung lũng hẹp, ở đó, Trung
đoàn 1 bộ binh đă dựa vào hai đỉnh núi Nghệ
và núi Bông cùng các ngọn đồi 224, 303 để lập
3 tuyến cản địch. Bắc quân cho sư đoàn
324 tấn công vào khu vực núi Bông, núi Nghệ và Mũi Tàu.
Các đơn vị Nam quân chống trả mănh liệt. Cao
điểm 224 được hai bên dằng co chiếm
đi chiếm lại trong những điều kiện gay
go nhất. Xuân Thiều viết: "Trên thực tế th́
sư đoàn 324 đă phải đột phá vào một
tuyến pḥng ngự vào loại mạnh nhất, kiên cố
và dầy đặc nhất, trong phạm vi trách nhiệm
chiến thuật của Sư đoàn 1 bộ binh
Ngụy." Các mặt trận trên đồng bằng phía
Bắc Hải Vân cũng xẩy ra vô cùng dữ dội. Hai
bên đều bị thiệt hại nặng nề.
Sau chiến thắng Tây Nguyên, Bắc quân thấy thời
cơ đă thuận lợi, ngày 18/3/1975 quyết
định Tổng Tấn Công. Đánh Quảng Trị.
Đánh Huế. Và đánh Phú Lộc. 14g30 ngày 19/3 tiến
đánh Huế. Đêm ngày 19/3 tấn công Quảng Trị.
Và ngày 20/3 tiến đánh Phú Lộc.
Trong lúc mặt trận Trị Thiên
đang gay go th́ ngày 13/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu
chỉ thị cho Ngô Quang Trưởng phải trả
Sư đoàn dù về Sàig̣n, chỉ để lại Sư
đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở Vùng I. Và nếu
cần th́ triệt thoái khỏi Trị Thiên, giữ từ
đèo Hải Vân trở vào. Và ngày 19/3 tướng
Trưởng được triệu về Sàig̣n lần
nữa, và lần này ông biết ư định của
Nguyễn Văn Thiệu muốn rút cả sư đoàn Thủy
Quân Lục Chiến về Nam. Thiếu hai sư đoàn
thiện chiến này th́ không thể giữ nổi Trị
Thiên. Để phản đối lệnh rút quân, tối
ngày 20/3, Ngô Quang Trưởng đánh điện về
Sàig̣n xin từ chức. Nguyễn Văn Thiệu không
chấp nhận. Ngày 23/3/1975 Ngô Quang Trưởng phải
chấp hành lệnh rút quân.
Bắc quân chiếm Huế ngày 25/3/1975. Sự rút quân ở Quảng Trị, Thừa Thiên về Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng về Nam cũng xẩy ra trong những điều kiện kinh hoàng. Dân chúng lũ lượt di tản theo quân đội. Các cửa biển Thuận An, Đà Nẵng đă bầy ra những bối cảnh máu và nước mắt hăi hùng, bi thảm như cảnh trên liên tỉnh lộ 7. Không c̣n quân, cận vệ cũng đă đi mất, Tướng Ngô Quang Trưởng, không biết bơi phải nhờ người kéo ra tầu đậu ngoài khơi Đà Nẵng.
Thủy quân lục
chiến c̣n cầm cự ở những căn cứ
cuối cùng: Đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà.
Nhưng đến 30/3 th́ Đà Nẵng cũng về tay Bắc quân. Trong khi đó, nhiều
đơn vị Nam quân ở Quảng Nam, không biết tin,
vẫn tiếp tục chiến đấu thêm nhiều ngày
sau nữa.
Cùng ngày 25/3
chiếm Huế; ở mặt trận phía Nam, Bắc quân
tiến đánh B́nh Định: Trung đoàn Tây Sơn
tấn công Qui Nhơn nơi sư đoàn 22 trấn
giữ. Trận chiến diễn ra khốc liệt ở
quân cảng Qui Nhơn, đường Gia Long, ở khu
nghĩa địa gần đường Nguyễn
Huệ và bờ biển.
Đến ngày 1/4/1975, Bắc quân chiếm
được B́nh Định. Tiến vào Nha Trang, tiến
đánh Cam Ranh không gặp trở ngại ǵ. Ở miền
Nam Trung phần, sau thất bại của Quân đoàn II, các
tỉnh Ninh Thuận, Phan Rang, Phan Thiết đă được
sát nhập vào vùng III chiến thuật là ba nơi Nam quân c̣n
cầm cự từ đầu tháng tư cho đến
cuối tháng tư, dưới quyền tư lệnh
của tướng Nguyễn Vĩnh Nghi.
Sau chiến thắng miền Trung, ngày 9/4/1975 Bắc quân
mở chiến dịch Hồ Chí Minh do Tướng Văn
Tiến Dũng làm tư lệnh để tấn công
Sàig̣n. Chiến dịch này gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I từ 9/4/1975
đến 25/4/1975: Bộ Đội Nam Bộ tấn công
các tỉnh bảo vệ ṿng ngoài Sàig̣n, thuộc vùng
chiến thuật III.
- Giai đoạn II
từ 26/4 đến 28/4: tấn công các tuyến sát đô
thành Sàig̣n, phối hợp với các đơn vị ở
Bắc và Trung vào.
- Giai đoạn
III từ 29/4 đến 30/4: tổng tấn công Sàig̣n.
Trong giai đoạn đầu,
mục tiêu chính của chiến dịch là 3 tỉnh Long
Khánh, B́nh Dương và Tây Ninh, nằm trên ṿng đai ngoài
của Sàig̣n. Văn Tiến Dũng bố trí các mặt
trận như sau: Mặt trận phía Đông đánh vào Xuân
Lộc. Mặt trận phía Bắc đánh vào B́nh
Dương và B́nh Long. Mặt trận phía Tây đánh vào Long An và Hậu Nghĩa. Nhưng sư đoàn 18
của Nam quân, do chuẩn tướng Lê Minh Đảo làm
tư lệnh trưởng, Nguyễn Xuân Mai tư lệnh
phó và Đại tá tỉnh trưởng Xuân Lộc Phạm
Vĩnh Phúc đă đẩy lui được sức
tiến của Bắc quân do tướng Hoàng Cầm,
tư lệnh mặt trận chỉ huy. Không chiếm
được Xuân Lộc, Bắc quân ṿng qua Xuân Lộc
để tiến về phía Trảng Bom, Long B́nh và Biên Ḥa.
Sư đoàn 18 và Lữ đoàn III dù, rút về giữ Trảng Bom và Tổng Kho Long B́nh.
Ngày 21/4, Bắc quân tiến đánh Trảng Bom nhưng
lực lượng pḥng thủ ở đây (gồm trung
đoàn 43, sư đoàn 18 bộ binh và chiến đoàn 22
thiết giáp) đă chống cự mănh liệt, nên Bắc
quân dù mở nhiều đợt tấn công vẫn không
chiếm được.
Ở mặt trận phía Bắc
Sàig̣n, Bắc quân đă tiến đánh B́nh Long và bao vây
tỉnh lỵ An Lộc. Sư đoàn 5 của Nam quân do
Đại tá Lê Nguyên Vĩ làm tư lệnh, rút lui khỏi
An Lộc an toàn để về giữ pḥng tuyến
Chơn Thành, một quận lỵ thuộc tỉnh B́nh
Long. Tại đây sư đoàn 5 đă chặn đứng
sức tiến của Bắc quân đến Lai Khê, cho
đến ngày 30/4/1975.
Trên mặt trận Tây Bắc Sàig̣n,
sư đoàn 25 bộ binh do Chuẩn tướng Lư Ṭng Bá
làm tư lệnh, đóng tại Đồng Dù, Củ Chi,
Hậu Nghĩa, cũng giữ được pḥng
tuyến đến ngày 27/4 mới bị phá vỡ.
Giai đoạn II của chiến dịch Hồ Chí Minh
bắt đầu từ 17 giờ ngày 26/4/1975. Quân đoàn
II của Bắc quân tấn công căn cứ Nước
Trong, Long Thành, nơi có Trường huấn luyện
Bộ Binh và Trường Thiết Giáp. Sự chống
trả của hai đơn vị này rất quyết
liệt; trong 3 ngày, Bắc quân không hạ được
tuyến này. Trong khi ấy một cánh quân khác tiến
đánh Chi Khu Long Thành, chiếm được quận
lỵ.
Một cánh quân của binh đoàn IV tiến đánh
Phước Tuy rồi tấn công vào thị xă Phước
Lễ. Chiếm xong Phước Lễ, đánh xuống
Vũng Tàu. Thủy Quân Lục Chiến đă chiến
đấu gan dạ, nhưng cuối cùng cũng phải
rút ra biển.
Sau Xuân Lộc, Nam quân trở về giữ Biên Ḥa.
Bắc quân pháo kích vào phi trường Biên Ḥa. Ở cầu
Long B́nh, hai bên chiếm đi chiếm lại nhiều
lần trong suốt hai ngày 28 và 29 tháng 4. Sáng ngày 28 tháng 4,
Tư lệnh quân đoàn III, tướng Nguyễn Văn
Toàn đă bỏ đi. Quân đoàn III di tản bộ tư
lệnh về Sàig̣n. Bắc quân chiếm Biên Ḥa và Long B́nh
không gặp trở ngại ǵ.
Từ 3 giờ sáng ngày 27/4, Bắc quân đă cắt đứt đường số 4, nối Sàig̣n với các tỉnh miền Tây. Nam quân phải tung 3 sư đoàn chủ lực cuối cùng của vùng IV chiến thuật do Trung Tướng Nguyễn Khoa Nam chỉ huy, sư đoàn 7, 9 và 21, vào mặt trận phía Nam Sàig̣n, để bảo vệ đường số 4, tạo khoảng trống lớn ở biên giới Việt Miên. Do đó Bắc quân vượt sông Vàm Cỏ Đông về đồn trú tại phía Tây Nam Sàig̣n, chuẩn bị tổng tấn công Sàig̣n.
Trong khi ấy ở Sàig̣n, ngày 20/4/1975, Đại sứ
Hoa Kỳ Graham Martin chuyển cho Nguyễn Văn Thiệu
tối hậu thư của chính phủ
miền Bắc. Nội dung đại ư nói: Từ nửa
đêm 21/4/1975 hoặc Nguyễn Văn Thiệu phải
từ chức hoặc miền Bắc sẽ tấn công
Sàig̣n.
Không c̣n cách nào khác, Nguyễn Văn Thiệu chấp
nhận từ chức 2 giờ trước khi tối
hậu thư hết hạn. Trần
Văn Hương, phó tổng thống lên thay. Nhưng
miền Bắc không chịu điều đ́nh với
Trần Văn Hương, viện cớ Trần Văn
Hương là "bù nh́n" của Nguyễn Văn
Thiệu.
Sau cùng, ngày 28/4/1975, Quốc hội cử Đại
tướng Dương Văn Minh làm Tổng Thống
để đứng ra "điều đ́nh"
với miền Bắc. Nhưng miền Bắc không
chấp nhận điều đ́nh mà đ̣i hỏi một
sự đầu hàng vô điều kiện.
Giải pháp Dương Văn Minh đă tránh
được trận đánh cuối cùng: Trận Sàig̣n,
tiết kiệm nhiều xương máu.
Ngày 30/4/1975, Bắc quân tiến vào Sàig̣n. Thiếu
Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh vùng II
chiến thuật, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam,
Tư lệnh vùng IV chiến thuật, Chuẩn
Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó vùng IV
chiến thuật, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ,
Tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh và Chuẩn
Tướng Trần Văn Hai, tư lệnh sư đoàn
7 bộ binh tuẩn tiết. Việt Nam chấm
dứt cuộc chiến 30 năm.