CHUYẾN Đi CỦA T̀NH THÂN

Tuỳ bút

 

8 năm kể từ lần sang Cali năm 2014, nay tôi mới trở lại thủ đô của người tị nạn Việt Nam. Sau 4 lần đến đây, lần thứ năm này tôi không c̣n bở ngở với thành phố này v́ đă từng thuê xe chạy ngang dọc ở đây.


 

Những con đường mangtên Brookhurst, Westminster, Bushard, Magnolia, Beach, Moran…và nhứt là đại lộ Bolsa quá quen thuộc với tôi. Các ngôi chợ ABC, Thuận Phát, Á Đông, Hoà B́nh, Sài G̣n…đă từng ghi dấu chân vợ tôi. Lần nào đến Bolsa vợ chồng tôi đều “check-in” ở đó bằng ít nhứt một pô h́nh chụp trướctượng ba ông Phước, Lộc, Thọ.

 

Chuyến đi này có một ư nghĩa đặc biệt: tôi gặp lại chị Hương ( người chị họ , con bác Ba tôi ) sau 51 năm mất liên lạc. Câu chuyện na ná như  chuyện sum họp người than giữa hai miền nam và bắc TriềuTiên nhiều thập niêns au chiến tranh Cao Ly 1950-1953. 


 

 

Năm 1971, chị Hương “theochồng về xứ lạ”, một anh chồng người Mỹ trẻ tuổi, đẹp trai vừa mản hợp đồng công tác ở Việt Nam. Vài năm trước đó, anh ta là quản lư một câu lạc bộ của người Mỹ trong phi trường Biên Hoà. Anh tư Chử,  anh của chị Hương, một thượng sĩ quân cảnh ở phi trường này giới thiệu chị vào làm ở câu lạc bộ đó. Mối t́nh dị chủng  xảy ra bất chấp sự ngăn cấm, phản đối của anh tư Chử. Kết quảl à hai đứa bé lai một trai, một gái ra đời chấm dứt biện pháp “phong toả”, “cách ly”, “ai ở đâu ở đó” của gia đ́nh. 

 


Ngày tiễn chị Hương lên đường có mặt bác Ba (ba của chị Hương), ba tôi vàt ôi. Chị Hương lúc đó chỉ biết lỏm bỏm một ítt iếng Anh (giờ th́ nói tiếng Anh như gió) nên tôi phải làm thông dịch nói với anh chàng Mỹ phải chăm sóc chị tôi nơi xứ người.

 

Sau hơn nửa thế kỷ mới gặp lại, chị không thay đổi nhiều chỉ có giọng nói tiếng Việt âm hưởng miền quê Bến Đồng Sổ vẫn như xưa và giọng cười ḍn đặc biệt của gia đ́nh chị Hương không thể quên được.

 

Biết bao nhiêu kỷ niệm xưa được nhắc lại. Tôi hỏi thăm các anh chị em của chị Hương như chị ba Cúc, anh tư Chữ, anh sáu Lạc, chị Hồng, anh Tâm, chị Giàu…Chị hỏi tôi về các anh em của tôi.

 

Chúng tôi hội tụ tại nhà Huệ Lan, con cô Bảy tôi đang ở thành phố Garden Grove. Bác Ba, ba tôi và cô Bảy là 3 anh em ruột. Tất cả đều đă khuất, chị Hương, tôi và Huệ Lan là sự tiếp nối của mối than t́nh gia tộc đó sau bao thăng trầm của thế cuộc. Ngoài ra, gần nhà Huệ Lan c̣n có hai người anh của Huệ Lan, Phương và Bảy. Đi theo tôi từ Canada qua đây c̣n cóPhụng, em gái tôi nên lần này là dịp sum họp của  gia tộc họ Huỳnh gốc gác ở một nơi có tên ấp Bến Đồng Sổ, xă Lai Uyên, quận Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một, một địa danh nghe quê mùa, hoang dă nhưng chứa đựng bao thâm t́nh.


 

Ngoài ra trong chuyến đi này, vợ tôi có dịp thăm gặp đứa cháu gái: Loan sang Mỹ được 4 năm và có con trai được hơn hai tuổi với  người từ Mỹ về Việt Nam cưới nó cách nay 5 năm. Vợ  chồng Loan và cháu bé đi ăn uống, đi chợ đêm ở khu Phước Lộc Thọ và đi bắt cá ở New Port Beach với chúngtôi.


 

Và c̣n nữa: than t́nh lối xóm. Chúng tôi gặp lại vợ chồng Thạch, vợ chồng Xinh lúc c̣n ở Việt Nam nhà sát cạnh nhà gia đ́nh bên vợ tôi; vợ chồng Hà (Hà là em gái của Chi, bạn của Phụng). Thạch đưa chúng tôi đi viếngthămchùa Ấn Độ ở Chino Hills và dẫn chúng tôi đi ăn ở những nhà hàng ngon.

 

Sau những than t́nh gia tộc, hàng xóm là than t́nh thầy tṛ.

 


Cũng như năm 2014, một số cựu học sinh Ngô Quyền, Biên Hoà : Lữ CôngTâm, Nguyễn Hữu Hạnh,  Ma Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Thị Tất Ứng khoản đăi vợ chồng tôi một bữa ăn ngon miệng ở nhà hàng Ngọc Sương với sự có mặt của đồng nghiệp tôi: anh Lê Quư Thể. Nhờ Lữ CôngTâm tôi liên lạc được với Nguyễn Văn Tôm, một học tṛ cũ ở Trà Vinh, hiện ở Úc. Tâm, Tôm và em trai tôi ở cùng một phi đoàn trực thăng ở sư đoàn 3 không quân Biên Hoà. Em tôi không may bị bắn rớt máy bay và mất tích trong chiến trường An Lộc năm 1972.

 


Sang đây tôi gặp ba cựu học sinh Nguyễn Trăi: Hiệp và Quang ở Orange county, Thuỷ ở Las Vegas.

 


 

Khi lên bắc Cali tôi gặp lại các học tṛ cũ của tôi như vợ chồng Đức+Viên, ở Sacramento, vợ chồng Sơn+Định ở Oakland, vợ chồng Khanh+Lan ở San José và các em khácnhỏ hơn không học với tôi nhưng cũngl à cựu học sinhVĩnh B́nh như vợ chồng Khương (em của Nguyệt Viên), Lộc, Tịnh và vợ là Từ Hạnh, Lan và chồng là Khương.

 


Các em đă đưa vợ chồng tôi đi xem cầu Golden Gate, Palace Of Art vàlênđỉnh đồi cao nhứt của San Francisco để ngắm nh́n thành phố này. Các em cũng dẫn chúngtôi đi ăn dimsum ở một nhà hàng Hồng Kông rất ngon miệng.


Giả từ các em cựu học sinh  Trà Vinh sau mấy ngày bên nhau tránh sao không thấy bồi hồi, quyến luyến. Kể từ khi tôi lên   đường nhập ngũ năm 1967, Đức và Viên là hai người học tṛ cũ tôi gặp sớm nhứt (40 năm) năm 2007 tại Little SàiG̣n, Vơ Phụng Sơn (47 năm) năm 2014 tại Okland và Trần CôngKhanh (55 năm) năm 2022 tại San José. 

 

Xin tạm biệt những than t́nh đang ở đất Mỹ, hẹn gặp lại khi có dịp.

 

San José, ngày 7/8/2022