Chương 9- Vượt biên và trại tỵ
nạn
Mùa hè năm 1983, quán Chim Sẻ chúng tôi đang buôn
bán đắt khách th́ vào một buổi chiều có mấy
người của quản lư thị trường quận
4 bước vào quán. Họ gọi thức ăn và bia
rồi ăn uống nói chuyện với nhau ồn ào.
Vợ chồng tôi nhủ thầm bàn này chắc phải
cúng cô hồn cho họ. Nhung lần này, sau khi ăn
uống xong họ gọi tôi đến tính tiền. Tôi nói
với họ hôm nay là tôi mời. Họ không chịu và
nhứt định trả tiền cho tôi nhưng bảo
tôi đưa họ biên lai tính tiền. Khi họ ra về
th́ tôi linh tính chắc có chuyện không lành sẽ xảy ra
với chúng tôi.
Sáng hôm sau, phường 13 gọi vợ chồng
tôi lên trụ sở phường "làm việc".
Họ nói căn cứ theo sự điều tra của
họ th́ quán tôi rất đắt khách nên thu nhập
rất cao, v́ vậy tiền thuế phải đóng
mỗi tháng tương đương 2 chỉ vàng. Đây
là số tiền quá lớn đối với chúng tôi. Quán
tôi phải thuê "mặt bằng" của người
ta để bán. Ba năm nay, từ khi mở quán để
bán, vợ chồng tôi kiếm được một ít
tiền. Mỗi lần đủ một chỉ vàng th́
chúng tôi đến tiệm vàng Đức Tín sắm một
chiếc nhẩn vàng y đeo vào tay. Đến nay, mỗi
người chúng tôi đeo một. chiếc nhẩn hai
chỉ. Vị chi tài sản chúng tôi hiện tại chỉ
có 4 chỉ vàng. Nhà ở cũng phải thuê. Chúng tôi c̣n
phải mướn cô Út, một người bà con của
tôi coi giúp dùm hai đứa con nhỏ của tôi, vậy th́
lấy đâu ra tiền đóng thuế. Nếu tôi chấp
nhận gíá thuế này th́ phải lấy tiền dành
dụm đấp vào, như vậy chỉ vài tháng th́ chúng
tôi sẽ trắng tay.
Chúng tôi không chấp nhân mức thuế này.
Thế là họ bắt vợ chồng chúng tôi mỗi ngày
hai buổi lên "làm việc". Chiêu tṛ của họ là
khủng bố tinh thần của chúng tôi. Biết không c̣n
đất sống ở đây nữa, tôi trả nhà
lại cho bác Bạch Tuyết và nhờ Dũng làm cho
một tổ chức vượt biên giúp đỡ chúng tôi
đi.
Dũng là con của cô Bảy tôi. Cô tôi thấy
t́nh cảnh của tôi quá bi đát nên nói với anh hai Minh là
người đứng đầu tổ chức cho gia
đ́nh tôi đi chỉ lấy trước mỗi
người một chỉ vàng, khi nào sang được
nước ngoài th́ sẽ trả tiếp phần c̣n
lại.
Bây giờ là mùa mưa, biển động
nhưng có một khoảng thời gian trong tháng 8 gọi là
đồng chung, biển yên nên đi biển an toàn. Anh hai
Minh quyết định "đánh" vào lúc đó.
Một tối tháng 8, thằng Tâm, người
của anh hai Minh đến nhà tôi. Nó hỏi tôi biết
vựa nước mắm gần hăng dệt 13 không? Tôi nói
không biết. Tâm nói không sao sẽ đưa qua "kho”
(chỗ ém người) khác. Nó dẫn chúng tôi vào một quán
nước ở ngả ba đường Tôn Thất
Thuyết và một hẻm lớn ngồi chờ và bỏ
đi.
Một lát sau, Tâm trở lại dẫn chúng tôi
đi vào một căn nhà sàn ven sông. Chúng tôi được
đưa vào một cái buồng tối om trên mặt sông.
Ở đó, đă có một số người ngồi
chồm hỗm hay ngồi bệt nhưng không
cử động hay nói chuyện. Tâm nói với một
người đàn bà có vẻ là chủ nhà : "chị
Bảy, đây là gà của anh hai Minh". Chị Bảy
chỉ chỗ cho chúng tôi ngồi và nói:"anh chị
giữ giùm hai cháu nhỏ đừng để chúng khóc
la". Hai đứa con tôi có vẻ như biết t́nh
trạng hiện tại nên im lặng không la khóc hay nói
chuyện.
Sau hai tiếng đồng hồ chờ
đợi trong phập pḥng lo sợ, có tiếng chèo
xuống đến gần. Mọi người như nín
thở, cô Út em của chị Bảy đi ra phía sau nói
chuyện với một người đang chống
xuống vào. Tiếng người dưới xuồng nói
thấp giọng đủ cho cô Út nghe:"Nước rút
cạn quá, taxi (xuồng, ghe chuyển người ra tàu
lớn) vô không được Út ơi". Cô Út nói:"
Vậy phải xù kho này, C̣n kho bên vựa nước
mắm đi chưa Giáp". Giáp trả lời:"
Đưa hết ra "cá lớn" (tàu lớn ) rồi".
Quay sang những người khách đi đang ngồi
chờ cô Út nói nhỏ: " Bà con chuẩn bị đi
về v́ không xuống taxi được. Lần sau ḿnh
đánh tiếp. Hăy đi ra từng gia đ́nh hay từng
người một để không bị chú ư." Tôi
tuyệt vọng nh́n Giáp chống xuồng đi ra. Về
sau tôi nghe nói chuyến đó được tàu Đan
Mạch vớt và gởi những người vượt
biên ở Singapore trước khi được các
nước thứ ba nhận cho định cư. Giáp
cũng leo lên tàu đi trong chuyến này.
Chúng tôi trở về nhà để chờ
đợi chuyến đi sau. Lần sau thằng Mách
cũng dẫn chúng tôi xuống kho của chị Bảy.
Lần này, ngoài vợ chồng tôi và hai đứa con, c̣n có
Thảo, em trai út của tôi và vợ chồng Nga, em vợ
tôi và con là bé Phương. May mắn, lần này chúng tôi
xuống được taxi. Mọi người chen chúc
nhau trong chiếc xuồng có mui đi về hướng Nhà
Bè. Khi taxi cập vào cá lớn, mọi người lần
lượt được kéo lên tàu. Khi lên tàu có
người hỏi: "gà của ai đây?" Nếu
trả lời đúng tên của người gởi th́
được ở lại. ai trả lời sai hoặc
không biết trả lời thế nào th́ bị trả
xuống taxi. tôi nói đúng người gởi nên
được ở lại trên tàu và cả gia đ́nh tôi
bị tống xuống hầm tàu. Dưới hầm tàu
mọi người ngồi chen chúc như cá trong hộp
Tàu bắt đầu chạy hướng về
cửa Vàm Láng. Nhưng vừa chạy không bao lâu,
tôi nghe nhiều tiếng súng nổ phía sau tàu. mọi
người hoảng hốt bảo nhau:'bể rồi, tàu
bị bị rượt bắt". Là một cựu quân
nhân tôi nhận ra tiếng départ của súng M79 và sau đó
tiếng nổ sát phía sau lái. Nếu đạn đi xa
hơn một chút rớt lên tàu và phát nổ th́ chắc
mọi người trên tàu khó thoát chết.
Chủ tàu trên boong nói vọng xuống; "Tàu du
kích đang rượt theo tàu ḿnh và bắn theo,. ḿnh đi
không thoát đâu. bây giờ tôi cho tàu vào bờ, mạnh ai
nấy nhảy lên bờ chay trốn". Ông ta nói
xong th́ cho mũi tàu quay vào bờ. Nhưng v́ nước ṛng
nên từ tàu tới bờ c̣n cả trăm
thước bùn lầy phải vượt qua nên dù có
tiếng người hối thúc"nhảy xuống
đi", vẫn không có ai dại nhảy xuống làm
mồi cho họng súng của du kích trước khi
đến được bờ.. Cuối cùng tàu du kích áp
sát tàu chúng tôi, vài tên du kích nhảy qua tàu tôi. thế là
cả tàu bị bắt, không một ai thoát.
Một tên du kích lái tàu chúng tôi quay ra giữa ḍng
sông. Mọi người trên tàu đều buồn rầu,
không ai nói tiếng nào, thỉnh thoảng tôi nghe có tiếng
ai đó thở dài. Chúng tôi không dám nghĩ đến ngày mai
và những ngày tù tội sắp tới. Tôi đă ở tù
cộng sản hơn hai năm trong nhũng trại có tên
văn hoa là "học tập cải tạo" nhưng
thực chất là một trại tù khổ sai. Lần này
tôi sẽ phải trải qua địa ngục đó bao
lâu nữa?
Tôi không biết tàu đă chạy bao lâu, chỉ
biết tàu đă dừng lại. Tôi đứng lên ló
đầu quan sát. Th́ ra tàu đang cập vào một cây
cầu gỗ. V́ nước vẫn c̣n ṛng nên boong tàu
thấp hơn cầu khoảng một thước. hai tên
du kích đứng ở trên, kéo từng người lên
cầu. Đứa con trai tôi đă 8 tuổi nên
được kéo lên như người lớn. Riêng con gái
tôi mới 4 tuổi nên một tên du kích đưa mũi
súng để con tôi nắm và hắn kéo nó lên với sự
phụ giúp của tôi bên dưới. Mặt cầu
đầy bùn trơn trợt nên con gái tôi vừa ḅ lên
cầu th́ bị tuột xuống. Nó sợ quá khóc to
hơn. Cuối cùng nó cũng lên được trên cầu.
Khi tất cả mọi người lên
được trên cầu th́ hai tên du kích, đứa
trước đứa sau dẫn chúng tôi vào một
trường học mà vách và nóc đều lợp bằng
lá. Khi đi qua cổng tôi đọc được
tấm bảng Trường Cấp 1 Xă B́nh Khánh. Bon du kích
dồn tất cả mọi người vào một pḥng
lớn. Một tên ngồi trên bàn, có một ngọn đèn
dầu và một cuốn sổ. Một tên khác chỉ
từng người đi lên bàn tên kia để hằn ghi
tên. Khi lấy hết tên của mọi người th́
hắn đứng dậy đi ra cửa. Tên c̣n lại
đến bàn ngồi để canh chúng tôi. Mọi
người đă qua một ngày căng thẳng và mệt
mỏi nên lăn đùng xuống mặt đất ngủ
ngon lành.
Trời sáng dần, mọi người lần
lượt thức giấc. Họ phát giác có vài
người quen biết đă biến mất. Tôi hiểu
ra đêm qua, lợi dụng đêm tối, vách
trường học bằng lá và tên du kích canh gác ngủ
gục nên có một số người đă vạch vách
chun ra ngoài và trốn thoát. Tôi tiếc rằng ḿnh đă không
nghĩ đến điều ấy. Tuy nhiên nh́n về phía
vợ yếu và con thơ, tôi chắc rằng ḿnh sẽ
không làm ǵ được. Chạy trốn một ḿnh th́
được, nhưng bỏ lại vợ con th́ tôi không
an tâm. C̣n nếu cả gia đ́nh trốn đi th́
vướng chân, vướng tay mấy đứa nhỏ
khó thoát. Thôi th́ chúng tôi đành phó mặc cho dịnh
mệnh.
Bây giờ, xuất hiện ba bốn tên du kích
khác. Chúng lùa chúng tôi ra ngoài sân trường, bắt ngồi
xuống để chúng điểm danh. khi thấy
thiếu một số người chúng dỡ giọng
hăm dọa chúng tôi; " Có một số thằng bỏ
trốn, nhưng không thoát đâu. Mấy người
đừng tính chuyên đi trốn, nếu bị bắt
th́ nhừ đ̣n". Tôi chợt thấy Thảo, em trai tôi
đang dùng một que cây đào chôn một vật ǵ đó.
Sau này tôi mới biết nó chôn một chỉ vàng mang theo
để pḥng thân Cũng về sau tôi biết vợ tôi
đă cất dấu chiếc nhẩn hai chỉ trong búi tóc
để tránh bị bọn Việt cộng tịch thu.
Đám du kích lùa chúng tôi lên tàu của chúng tôi
rồi mở máy chạy đi. Đến trưa chúng
ngừng tại một bến ghe của một xă nào đó
tôi không rỏ, để lại một tên ngồi ở
mũi tàu canh chúng tôi, c̣n mấy tên khác bỏ lên bờ,
chắc là đi ăn trưa. Bên cạnh tàu chúng tôi có
một chiếc tàu của dân đi đánh cá. Một
người trong chúng tôi tên Dồi thừa lúc tên gác không
để ư, lăn qua chiếc tàu đánh cá và van xin
người chủ tàu cho anh trốn lại trên tàu đánh
cá. Anh chủ tàu từ chối nói không dám chứa chấp
Dồi. Thất vọng, Dồi đành lăn trở
về tàu ḿnh. Tôi chứng kiến cảnh này từ
đầu đến cuối và nghĩ thầm: trong xă
hội này, ai nấy lo giữ thân ḿnh chứ không thể
gúp đỡ kẻ khác.
Tàu tiếp tục chạy tiếp đến
tối th́ cặp bến một nơi nào đó có vẻ
sầm uất. Có người cho biết đó là chợ
Cần Thạnh thủ phủ của quận Cần
Giờ. Mấy tên du kích giải chúng tôi đến khám
đường Cần Giờ giao cho bọn công an ở
đó. Chúng tôi bị chúng bắt ngồi xuống và gọi
từng người vào cho tên công an chấp pháp thẩm
vấn. Tiếng đánh đập, quát tháo của tên công
an chấp pháp và tiếng la khóc của người bị
thẩm vấn làm những người ngồi bên ngoài lo
sợ cho bản thân ḿnh. Họ th́ thầm với
nhau:"công an đánh để t́m chủ tàu, tài công và
thợ máy".
May mắn khi đến phiên tôi bị thẩm
vấn, tên công an chấp pháp không đánh tôi , không biết
v́ hắn đă mệt hay v́ tôi lớn tuổi. Tôi cho tên,
tuổi và địa chỉ giả. Khi bị hỏi có
đi lính cho chế độ trước không th́ tôi
trả lời là tôi trốn quân dịch. Khi tên công an
chấp pháp hỏi tôi biết ai là chủ tàu, tài công hay
thợ máy không th́ tôi trả lời rằng tôi là khách nên
không biết ai hết chỉ biết người trung gian
giới thiệu tôi đi chuyến này. Tên và địa
chỉ của người trung gian cũng được
tôi bịa ra. Tuy nhiên v́ bị đánh đau nhiều
người đă khai ra hết.
Sau buổi thẩm vấn chúng tôi bị
đưa vào pḥng giam. Gần 100 người nằm chen
chúc với mấy chục người đă ở
sẵn trong đó. Những đứa con nít
chịu không nỗi sự chật chội, nóng nực trong
pḥng giam nên khóc la inh ỏi. Một tên công an đến
mở cửa pḥng giam cho đàn bà và trẻ em ra ở ngoài
sân.
Tôi khai là bác của hai đứa con tôi để
tách hồ sơ ra riêng v́ nghe những người từng
ở tù về tội vượt biên cho biết, đàn bà
có con nhỏ sẽ được thả về sớm.
Các con tôi tuy c̣n nhỏ nhưng rất thông minh nên luôn
miệng gọi tôi là bác hai.
Mỗi ngày có một tên tù h́nh sự tên
Mười là dân địa phương được cho
phép ra chợ nên mọi người có thể gởi
tiền cho hắn mua dùm thức ăn hay cá, thịt đem
về.để ăn v́ nhà tù chỉ phát cơm không.
Nhờ vợ tôi ở bên ngoài nên vào nhà bếp phía bên kia sân
mượn bếp nấu nướng do đó t́nh
trạng ăn uống của chúng tôi cũng không
đến nỗi tệ lắm.
Đám tù đàn ông phải ra ngoài lao động
từ sáng sớm đến chiều mới về
trại. C̣n đàn bà và trẻ con th́ được ở
nhà. Có một hôm tôi bị bệnh xin được
nghỉ ở nhà một bữa. Tôi đang nằm trên vơng
nghỉ ngơi th́ tên Ba Tâm, phó trại bước vào, tay
cầm một que cây đập đập trên dây vơng
hỏi tôi với một giọng xấc xược:’ Ê
thằng này, sao mày không đi lao động?". Tên Ba Tâm
tuổi chỉ ngang Thảo, em út của tôi nhưng láo
lếu gọi tôi bằng mày. Tôi nén giận v́ biết ḿnh
chỉ là một người tù, trả lời:”Báo cáo cán
bộ, hôm nay tôi ốm có nói với anh đội
trưởng xin được nghỉ một hôm.”, Ba Tâm
hừ một tiếng: "Thế à!” rồi bỏ đi.
Gần một tháng sau ngày bị bắt, những
người đàn bà có con nhỏ, trong số đó có
vợ tôi được thả ra với những
đứa con của họ. Khi chia tay, vợ tôi nói nhỏ
với tôi nàng sẽ t́m cách lo cho tôi ra khỏi tù.
Tôi được biết tài công chuyến đi
của tôi là Thành, hải quân thiếu tá bạn học
của tôi thời tiểu học ở trường Cao
Văn. Gia đ́nh anh ở đường Tôn Đản,
quận 4. Sau khi anh có gia đ́nh th́ ra riêng ở Tân
Định. Sau 75, vợ anh có một sạp bán tạp hóa
ở chợ Tân Định, Vợ con anh cũng bị
bắt trong chuyến này và được thả về một
lượt với vợ con tôi. Sau khi đám đàn bà,
trẻ con đi rồi, đêm đêm Thành và tôi ngồi bàn
nhau t́m cách trốn trại. Chúng tôi quan sát việc canh gác
của bọn công an. Khi khám phá ra rằng trại giam có
thả một con chó berger canh chừng ban đêm th́ chúng tôi thấy
rằng chuyện vượt rào không thể thực
hiện được. Đành t́m cách khác vậy.
Hai tuần sau, vợ tôi và má tôi lên thăm nuôi tôi.
Ở ngoài hàng rào, nàng chỉ vào một người đàn
bà lạ mặt bên cạnh cho tôi biết và nói ǵ với bà
ta và chỉ về phía tôi mà bà ta gật đầu lia
lịa. Khi vào trong gặp tôi vợ tôi đưa cho tôi
một số tiền khá lớn và bảo nhỏ với
tôi: “ Trong này có một tên tù h́nh sự người Bắc
75 làm ở nhà bếp, anh cho tiền nó để nó dẫn
anh trốn ra ngoài. Khi ra được bên ngoài, anh đi
về hướng chợ, gặp cái hẽm đầu
tiên hăy quẹo vô, nhà chị năm Mun ở cuối
hẽm. Chị ấy sẽ t́m cách đưa anh về
nhà,”
Một hôm, công an trại dùng tàu đưa một
số tù chúng tôi vô Ruộng Muối để đào
đất đáp nền nhà cho gia đ́nh một tên chỉ
huy công an nào đó. Sau khi giao công việc cho chúng tôi, mấy
tên công an áp tải chúng tôi bỏ đi vào nhà một tên du
kích địa phương ở gần đó nhậu
nhẹt.
Đang làm tôi thấy Dồi xin với anh tù
trưởng toán đi vệ sinh. Nh́n theo, tôi thấy anh ta
ngồi thụp xuống lùm cỏ sậy đầu
bờ đê rồi lom khom bỏ chạy xa dần. Tôi
biết là Dồi bỏ trốn. Một lát sau, một
người khác cũng làm như vậy. Người
thứ ba là Thảo, em tôi. Nhưng thay v́ bỏ chạy
ngay, nó thụp lên, thụp xuống mấy lần và ra
dấu cho tôi đi theo. Nhưng tôi lắc đầu. Nó
đành lom khom bỏ chạy luôn.
Trước đó mấy ngày, có một tên tù h́nh
sự trốn trại bị bắt lại. Anh ta có thân
h́nh như một lực sĩ, Nhưng sau mấy ngày
bị biệt giam và bi đánh bằng khúc gỗ một tấc
vuông, anh ta trông như một bộ xương chỉ
lết đi chứ không đứng vững. Tôi nghỉ
để em tôi trốn đi một ḿnh, nếu nó bị
bắt lại, nó c̣n có tôi lo cho nó. Chứ nếu cả hai
trốn đi và nếu không thoát th́ ai lo cho chúng tôi?
Khi mọi người leo lên ghe để trở
về, mấy tên công an đă sỉn nên không điểm
danh. Tôi lanh trí dồn ba đôi dép c̣n lại của ba
người trốn và ngồi bẹp lên đó để
bọn công an không biết có người trốn. Nhưng
về tới Cần Thạnh, khi mọi người lên
bờ bọn công an mới phát giác có ba người trốn.
Chúng chửi thề và quay tàu trở ra Ruộng Muối
để t́m họ. Tôi lầm thầm van vái cho họ thoát
nạn.
Sáng hôm sau, tên Mười đi ḷng ṿng trong
trại loan báo là ba người trốn hôm qua đă bị
bắt và đang bị giam ở đồn công an
để điều tra, xong họ sẽ bị trả
về trại giam. Nghe tin dữ tôi không cầm
được nước mắt, lo cho số phận
của em tôi. Nhưng nhiều ngày trôi qua, chúng tôi chẵng
thầy người tù bỏ trốn nào bị đưa
về trại. Th́ ra tên Mười loan tin vịt. Tên này là
một thằng bưng bô cho bọn công an.
Sau vụ bỏ trốn của ba người tù
ở Ruộng Muối. Trại ra lệnh cho B́nh, anh em
bạn rể của tôi, được mở tiệm
hớt tóc ở cạnh trại giam lấy tiền cho
bọn công an, cạo trọc tất cả bọn tù
đàn ông trong trại để nếu họ trốn
trại sẽ dễ bị nhận diện. Tôi cũng
bị thành ḥa thượng bát đắc dĩ.
Một bữa trưa gần giờ cơm, tôi
gặp tên tù người Bắc nấu bếp bên trong pḥng
giam. Tôi ngỏ cho nó biết ư định của tôi
để nhờ nó giúp. Nó đồng ư và tôi đưa nó
số bạc mà vợ tôi trao cho tôi hôm thăm nuôi. Một
lát sau nó trở vô gặp tôi và bảo tôi ra nhà bếp. Nhà
bếp nằm sát hàng rào, phía bên kia rào là thánh thất Cao
Đài. Lúc đó không có ai trong nhà bếp. Tên người
Bắc vach rào cho tôi chui ra ngoài. Không may, đùi tôi
vướng kẻm gai lam rách quần và đùi tôi bị cào
xước chảy máu. Mặc kệ, tôi đi nhanh ngang khu
vườn của chùa Cao Đài để ra
đường. Tôi đi ngang một ông đạo hữu
Cao Đài đang cuốc đất. Ông ta ngẩng
đầu nh́n thoáng qua tôi rồi cúi xuống cuốc
tiếp như không thấy ǵ. Tôi thầm cám ơn ông v́
nếu ông ta tri hô lên th́ chắc chắn là tôi sẽ bị
bắt lại.
Ra tới đường tôi đi về
hướng chợ Cần Thạnh. Đi ngang một vúng
nước, tôi xuống tóe nước lên đùi cho bớt
máu. Nhờ tôi có đội nón nên chắc không ai nhận
biết tôi là tù. Khi đi tới con hẽm đầu tiên,
tôi vừa quẹo vào th́ may mắn thay, một
người đàn bà vừa từ trong một ngôi nhà
bước ra và trông thấy tôi, Đó là bà năm Mun. Bà ta
ngoắc tôi ra dấu bảo tôi đi nhanh lên. Tôi lẹ làng
bước đến nhà bà và lách ḿnh qua cửa để
vào trong nhà.
Vào nhà, bà năm Mun dẫn tôi vào trong buồng,
giăng một chiếc vơng sát trần nhà và bảo tôi lên
vơng nằm. Bà ta đi mua cho tôi một dĩa cơm
sườn và một ly cà phê đá. Bà nói với tôi,
đến tối chồng bà sẽ chèo ghe chở tôi qua
Vũng Tàu. Đến chiều bà lại đi mua cho tôi
một dĩa cơm và một ly trà đá. Sau khi ăn
uống xong tôi nằm chờ trời tối. Bỗng nhiên
có tiếng chân người đi vào nhà trước,
Rồi tiếng hai người kéo ghế ngồi và
tiếng nói chuyện. Bà năm Mun vào buồng kề tai tôi
nói nhỏ:”Nguy rồi thằng rể của bà đang
nhậu ở pḥng ngoài trước với một tên công an
của trại giam. Rể của bà là tù h́nh sự trong
trại giam, nhưng v́ hắn là dân địa
phươngnên được cho ở ngoài đi làm ăn.
Vừa rồi hắn và một số tù h́nh sự khác
được thằng công an đó dắt lên Trị An lao
động mấy ngày mới vừa về tới. Tôi
phải chờ đến khi tan tiệc rượu
của hai người mới đi được”.
Tim tôi đập mạnh v́ lo sợ. Chỉ có
một tấm vách lá ngăn cách một tên tù và một gă cai
tù. Tôi lại nghe hắn nói với rể của năm
Mun:”ĐM, hồi trưa này, ở trại giam, lúc phát
cơm có một tên tù vượt trại. Nếu tao
bắt được nó th́ nó sẽ mềm xương”.
Tôi nghe hắn nói vậy mà lạnh cả xương
sống nghỉ tới cảnh ḿnh không may bị hắn
bắt lại.
Bà năm Mun vạch màn đi vào buồng thấp
vọng nói với tôi:”Không êm rồi, chú mày phải đi
ngay kẻo thằng công an sinh nghi vào đây xét th́ nguy to”. Bà
bảo tôi xuống, leo cửa sổ bên hông buồng ra ngoài
và bà dắt tôi ra hướng biển. Tại đây ông
năm Mun và người em rể đang chờ tôi trên
một chiếc xuồng nhỏ. Tôi vừa xuống
xuồng th́ họ lật đật chèo về
hướng có nhiều đèn sáng: Vũng Tàu.
Hơn một tiếng sau, xuồng cặp vào
Bến Đ́nh. Năm Mun và tôi lên bờ, c̣n em rể
của ông ta quay xuồng chèo về Cần Giờ. Chúng tôi
đi ngang một đồn công an biên pḥng. Năm Mun huưt
sáo bản “Như có bác Hồ” chắc để lấy
ḷng bọn công an trong đồn và để chúng không nghi
ngờ chúng tôi. Đi ngang một ngôi nhà to lớn, khang trang
Năm Mun chỉ và nói với tôi:”Nhà của thượng úy
trưởng trại giam Cần Giờ đó”. Tôi cằn
nhằn ông ta: ”Bây giờ mà c̣n nhắc đến
trưởng trại giam làm ǵ. Ông định hù tôi sao?”.
Năm Mum cười giả lả: “Nói cho chú biết thôi
mà”. Năm Mun trước 75 là ĺnh thủy quân lục
chiến nên chắc không ưa ǵ bọn công an.
Năm Mum dẫn tôi vào trong một con hẻm,
đến một ngôi nhà nhỏ ông ta gọi nhỏ:
“Thắm ơi mở cửa cho chú Năm”. Bên trong nhà có
một thứ ánh sáng lù mù của đen dầu
được ai đó thắp lên. Cánh cửa xịt
mở, một cô gái xuất hiện trước chúng tôi. Năm
Mun và tôi lách vào trong, cô gái đóng cửa lại. Năm Mun
nói với cô ta: “ Thằng em này ngủ nhờ một
đêm ở đây, sáng sớm sẽ đi xe đ̣ về
Sài G̣n”. Cô gái chắc hẵn đă quen với t́nh
huống này nên không hỏi han ǵ, chỉ cho tôi cái ghế
bố bảo nằm lên đó và đi giăng mùng cho tôi.
Khi tôi dỡ nón ra, cô ta ngạc nhiên khi trông thấy cái
đầu trọc lóc của tôi. Năm Mun cười
giả thích” Nó làm ăn thua lỗ nên xuống tóc vái
Trời Phật giúp nó khá hơn”.
Sáng sớm hôm sau, năm Mun dẫn tôi ra bến xe
đ̣ đi chuyến tài nhứt về Sài G̣n. Ông nói nếu
ḿnh đi trể, công an Cần Giờ có thể đánh
điện qua đồn công an cầu Cỏ May chận
xét bắt tôi lại.
Về đến Sài G̣n tôi dẫn năm Mun vào
một quán cà phê ở góc đường Tôn Đản và
Trịnh Minh Thế cũ và nhắn người nhà
đến trả cho công cho ông ta một chỉ vàng. Tôi
không cho ông ta biết nhà sợ sau này ông ta sẽ đến
ṿi vỉnh tiền bạc, Vậy mà, khi tôi qua buôn bán bên
quận 1 ông ta cũng t́m ra tôi để xin tiền.
Trong 3 năm từ 1983 đến 1986, tôi
nhiều lần đi vượt biên nhưng đều
thất bại. Trong số đó có hai chuyến mà tôi không
bao giờ quên. Một lần tôi xuống taxi (ghe nhỏ)
cũng tại nhà bà Bảy ở đường Tôn
Thất Thuyết, quận 4 cách nhà tôi không xa, Chiếc taxi
vừa rời khỏi nhà bà Bảy vài phút th́ tôi nghe có
tiếng la to:” Dừng lại, ghe vượt biên, công an
đây, nếu không chúng tôi bắn”. Tôi ló đầu ra
khỏi khoang ghe nh́n ra ngoài trong bóng tối có những ánh
đèn pin lóe lên, tôi trông thấy một chiếc ghe to
hơn ghe tôi đang cặp sát ghe tôi, trên đó có những
người mang súng M16. Tôi vội phóng ḿnh xuống sông,
bơi nhanh về phía một chiếc ghe chài gần đó.
Tôi leo lên ghe chài, nói thật với những người
trong ghe để xin thay một bộ quần áo khô
để về nhà, Sau khi nhận một số
tiền tôi đền ơn, họ đưa cho
tôi một bộ quần áo khô và tôi ung dung lên bờ đón
xích lô về nhà. Sau này tôi nghe những người trong
tổ chức vượt biên nói hôm đó những
người mang súng uy hiếp ghe vượt biên là bảo
vệ (gác dan) của kho gạo gần đó.
Họ biết ghe chúng tôi chuyển người vượt
biên ra ghe lớn nên họ giả công an để
cướp vàng những người trên ghe chúng tôi.
Lần khác, tôi được người
“dẫn gà” (dẫn khách vượt biên) đưa
xuống một xă thuộc quận Nhà Bè vào một
nhà dân đang tổ chức ăn giỗ. Tôi
được giới thiệu là bạn của chủ
nhà ở “thành phố” (Sài G̣n ) xuồng dự,
Mọi người ngồi thành ṿng tṛn trên một
chiếc chiếu, trong số đó hai tên công an mặc
thường phục. Chúng thường liếc về phía
tôi và nói nửa đùa, nửa thật như đe dọa
”Chà tối nay chắc có chuyện vui”. Anh “dẫn gà”
thấy không êm nên khi tôi ra đi tiểu ở mé sông, anh ta
theo tôi và bảo tôi xuống xuồng, anh ta đưa tôi ra
ghe lớn. Khi tôi đă lên ghe lớn th́ có nhiều chiếc
xuồng nhỏ cặp vào ghe lớn và từ xuồng
người ta leo lên tàu. Khi mọi người lên
đầy đủ, ghe bắt đầu chạy. Ghe
chạy một đổi, bỗng dừng lại. Có
tiếng người la lên: “ Gạo và nước uống
chưa đưa lên, chúng ta chỉ có một bao cũ
sắn, không thể đi được. Tàu sẽ vô sát
bờ, bà con mạnh ai nấy chạy nếu chậm chân sẽ
bị công an bắt”.
Tôi lại phóng xuống sông, bơi nhanh vào bờ.
Lên tới bờ, tôi chạy một mạch xa chỗ tàu
đậu v́ chắc chắn một lát nữa công an
sẽ tới. Những tiếng chó sũa trong những xóm
nhà quanh đây làm tôi lo ḿnh sẽ bị lộ. Khi biết
ḿnh đẫ chạy khá xa chỗ tàu đậu, tôi
lần ra mé sông t́m ghe để quá giang trở lại Nhà
Bè.
Một chiếc xuồng nhỏ có thắp
một ngọn đèn leo lét chèo ngang qua tôi. Tôi gọi
họ vào và ngỏ ư xin họ quá giang về Nhà Bè
đổi lấy số thuốc tây tôi mang theo. Họ
đồng ư chở tôi về Nhà Bè. Tôi lên bờ và nhận
thấy vẫn c̣n giờ giới nghiêm nên tôi t́m một
chiếc xuồng bỏ không nằm ẩn ḿnh chờ sáng.
Khi trời vứa tờ mờ sáng, tôi đón chiếc xe
lam đầu tiên về nhà. Trên xe, những người
khách đồng hành lén nh́n đôi chân trần của tôi
nhưng không ai nói ǵ.
Thấy tôi đi nhiều lần mà không lọt,
cô bảy tôi giao cho Hùng, thằng rể út của cô cố
gắng xem chuyến đi nào chắc ăn dẫn cho tôi
đi. Cuối tháng 9 năm 1986, tôi buồn v́ chuyện
ở không xong, đi không lọt nên đi bộ lang thang
một ḿnh qua quận 1. T́nh cờ khi đi ngang tổ
hợp mộc ở đường Nguyễn Trăi th́
gặp anh sáu Lạc, anh con người bác làm việc
ở đây. Anh sáu Lạc kéo tôi vào nhậu với anh và vài
người bạn làm chung với anh, Họ uống
rượu đế, tôi không quen uống thứ
rượu này, nhưng v́ buồn nên tôi cũng nốc
cạn ly theo họ. Chẳng mấy chốc tôi đă say
mèm không c̣n biết trời trăng ǵ cả. Anh sáu Lạc
kêu một chiếc xích lô và cho anh ta địa chỉ
của tôi để anh xích lô chở tôi về nhà.
Tới nhà, trời đă khuya, tôi leo lên
giường đắm ḿnh trong giấc ngủ nặng
nề, Tôi gjựt ḿnh tỉnh giấc nhưng đầu
óc nặng như bị búa bỗ khi bị vợ tôi lay
dậy. Nàng nói:”Chú Hùng đến đón anh, hôm nay có
chuyến đi”. Thế là chỉ kịp nói lời từ
giă với vợ và nh́n thoáng hai đứa con đang
ngủ, tôi lật đật đi theo Hùng.
Hùng đưa tôi vào Chợ Lớn, đứng
chờ ngoài cửa rạp hát Minh Phụng.
Độ gần một giờ sau có người
đến dẫn tôi ra bến xe lam chạy
đường Phú Xuân. Dọc đường xe bị
trục trặc, anh tài xế phải ngừng lại
sửa một lát mơi đi tiếp.Tới Phú
Xuân, anh dẫn đường đưa tôi vào một quán
nước sát mé sông và hai người ăn uống
để chờ taxi đến đón.
Một lát sau,một chiếc ghe nhỏ có mui
đến đậu phía sau quán nước. Anh dẫn
đường đưa rôi xuống ghe. Ghe chạy
thật lâu rồi ngừng ở một ngả ba
sông mà tôi đoán là cửa sông Nhà Bè.
Tôi vẫn c̣n nhức đầu v́ cuộc
nhậu hôm qua. Tôi nói với anh lái ghe tôi muốn
đi cầu. Anh ta bảo tôi ngồi xoay mông về phía sông
chứ đừng xoay về phía bờ lỡ bọn công
an trông thấy mông tôi trắng biết tôi là người Sài
G̣n th́ nguy to.
Đến gần tối anh lái ghe hỏi tôi có
vợ con chưa. Tôi đáp có, anh ta hỏi tại sao không
đi với vợ con. Tôi nói không đủ tiền
để đi cả gia đ́nh. Anh ta nói nếu tôi nói
sớm anh ta có đủ thời gian về đón vợ con
tôi ra đây đi chung, tôi chỉ cần cho anh ta một ít
tiền. Tôi thầm nghĩ, vợ tôi bị bắt một
lần e rằng không dám đi nữa.
Khi màn đêm phủ đầy trên vạn vật
th́ tôi nghe có tiếng máy tàu lớn dần. Anh lái ghe nói
với tôi: “ Tiếng máy Yamaha đầu bạc, con cá
lớn ra tới đó”. Nói xong anh giựt cho máy đuôi tôm
nổ và cho ghe tiến ra giữa sông. Con cá lớn dừng
lại. Anh lái ghe cột ghe nhỏ của anh vào ghe lớn
rồi đưa tôi lên ghe lớn và nói cho biết tôi là
người của hai Minh. Anh ta cũng leo lên ghe lớn và
cầm lái. Sau này tôi được biết anh ta có
nhiệm vụ đưa tàu ra cửa biển. Đến
cửa Vàm Láng, anh ta nhảy xuống ghe nhỏ quay
về.
Tàu đang chạy bổng khựng lại, máy
vẫn nổ nhưng tàu không tiến tới
được. Có tiếng người la lên: “Tàu kẹt
cồn rồi”. Đáy sông có chỗ sâu, chỗ cạn, tàu
tôi vướng vào chỗ cạn. Tôi chợt liên
tưởng đến cảnh bị bắt trong lần
vượt biên đầu tiên. Chủ tàu hô hào: “ Bà con nào
biết lội nhảy xuống đẩy tàu qua cồn
phụ với chúng tôi”. Tôi cũng nhảy xuống với
mọi người.
May mắn, tàu vượt qua khỏi cồn
đi vào một lạch sâu và máy đẩy được
tàu tiến tới. Ai nấy đều vui mừng. Tôi leo
lên tàu và khám phá tượng Quan Âm Nam Hải vợ tôi đă
thĩnh ở chùa cho tôi đeo ở cổ đă rớt
mất. Sau này vợ tôi nói Phật Bà đă phù trợ cho tôi
vượt qua nguy hiểm nên đến lúc Phật Bà
phải ra đi.
Tàu đă ra biển, ngọn hải đăng
ở Vũng Tàu lùi xa dần. Bỗng có tiếng la lên:” Tàu
đánh cá của công an đang đuổi theo tàu chúng ta”.
Tôi nh́n ra phía sau, một chấm đen lớn dần
đang di chuyển về hướng tàu tôi. Tôi lại lo
lắng về viễn tưởng bị bắt lần
thứ hai về tội vượt biên.
Tàu của chúng tôi gia tốc, nhưng tàu của
công an máy mạnh hơn nên từ một chấm đen tàu
công an hiện ra đầy đủ h́nh ảnh một
chiếc tàu. Chúng tôi vẫn chưa ra đến hải
phận quốc tế nên tàu công an có quyền bắt
giữ tàu chúng tôi. Bỗng có tiếng reo lên:”Tàu công an quay
về rồi. Chắc nó không đủ xăng dầu
để đi xa hơn”. Tôi nh́n thấy chấm đen
quay về hướng khác rồi nhỏ dần và cuối
cùng mất hút ở cuối chân trời. Mọi
người thở phào như trút được nỗi lo
sợ từ khi thấy tàu công an xuất hiện.
Rồi tàu cũng đến hải phận quốc
tế. Nước biển ở đây có màu xanh
đậm. Chúng tôi thấy một chiếc tàu buôn to
lớn đi ngang. Mọi người cố gắng
vẫy tay và la to:” SOS”để cầu cứu. Chủ tàu
cho đốt quần áo để tàu buôn trông thấy chúng
tôi. Vô ích, tàu buôn vẫn bỏ đi, nhỏ dần rồi
biến mất. Gần đây, sau hơn 10 năm cứu
vớt và cho định cư các thuyền nhân Việt Nam,
ḷng nhân đạo của các nước tây phương
đă trở nên chai đá. Chính quyền các nước
đó cấm tàu thuyền của họ vớt tàu Việt
Nam vượt biển. Thuyền trưởng nào không tuân
lệnh sẽ phải ra ṭa. Thành ra, chúng tôi không hy vọng
được tàu ngoại quốc cứu vớt. Bao nhiêu
tàu buôn sau đó cũng lạnh lùng bỏ mặc con tàu
nhỏ bé của chúng tôi lênh đênh trên biển cả.
Đi được vài ngày th́ vào một buổi
chiều, mây đen kéo đầy trời. Mưa bắt
đầu rơi nặng hột và giông tố nỗi lên.
Tàu chúng tôi như một chiếc lá giữa ḍng, nhấp nhô
theo những đợt sóng. Càng về đêm gió càng
mạnh. Từ dưới khoang tôi ngước nh́n lên boong
tàu thấy chủ tàu và các thủy thủ mặt mày
buồn xo. Tôi biết t́nh trạng của chúng tôi rất
nghiêm trọng. Tàu của chúng tôi có thể bị sóng gió
đánh ch́m bất cứ lúc nào.
Th́nh ĺnh có tiếng la to:” Có người rớt
xuống biển. Cho quay tàu lại vớt người ta”.
Chủ tàu lên tiếng:”Đành chịu thôi, sóng gió như
thế này, quay ngang tàu th́ sóng sẽ đánh tàu lật úp”.
Tàu vẫn tiến tới nhưng gió bỗng giảm
cường độ và biển lần lần êm lại.
Mưa cũng bắt đầu thưa dần rồi
tạnh hẵn. Băo tố đă đi qua. Tôi nghe có nhiều
người lâm râm niệm phật hay đọc kinh.
Mọi người trên tàu bàn tán về sự
việc vừa xảy ra, Có người nói, người
vừa nhảy xuống biển đă nộp mạng cho
thủy thần để cứu mạng cho tất cả
người c̣n lại trên tàu. Không biết có nên tin
điều này hay không, nhưng có một điều tôi
thấy tội nghiệp cho đứa bé khoảng 12, 13
tuổi, cháu của người nhảy xuống biển
bây giờ phải chịu bơ vơ. Hai chú cháu đi chung
với nhau và họ là người Hoa nói tiếng Việt
không rành.
Khoảng ngày thứ năm của cuộc hành
tŕnh, tàu chúng tôi gặp tàu đánh cá Thái Lan. Đă từng
nghe người ta kể nhiều chuyến vượt
biển bị tàu đánh cá Thái Lan cướp bóc tài sản
và hăm hiếp phụ nữ. V́ vậy chúng tôi rất lo
lắng không biết tính như thế nào. Những
người trên tàu Thái Lan đen đúa, bậm trợn.
Bất đắc dĩ, tài công và một thủy thủ
đem la bàn và bản đồ leo qua tàu Thái Lan. Tôi nh́n
thấy có một chiếc tàu chở dầu mang cờ
Mỹ ở gần đây. Có lẽ nhờ vậy mà tàu
đánh cá Thái Lan thay v́ cướp bóc họ lại chỉ
đường, cho lương thực và dầu.
Hai người của chúng tôi trở lại tàu
và tàu chúng tôi đi theo hướng bọn đánh cá Thái Lan
chỉ. Tuy nhiên, khi trời tối hẵn th́ tài công rẽ
tàu sang hướng khác để tránh bọn đánh cá Thái
Lan đuổi theo. Do đó tàu đi lạc hướng măi
đến ba bốn ngày sau th́ gặp một tàu đánh cá
Mă Lai. Tôi chưa nghe ai kể lại một chuyến
vượt biển nào bị tàu đánh cá Mă Lai cướp
bóc nên yên tâm. Khi hai tàu cặp sát nhau, một thủy thủ
Mă Lai nhảy sang tàu chúng tôi. Tôi nói với anh ta là tàu chúng tôi
sắp hết dầu và nhờ tàu anh ta kéo tàu chúng tôi vào
bờ, Anh ta đồng ư và đ̣i chúng tôi trả công cho
bọn anh ta bằng cách cho hết số vàng c̣n mang trong
người cho họ. Những người trên tàu sốt
sắng lấy hết số vàng c̣n dấu trong
người bỏ vào nón của anh ta, Anh ta nhảy trở
qua tàu Mă Lai và quăng dây thừng qua tàu tôi bảo cột
vào mũi ghe để tàu Mă Lai kéo đi.
Tàu Mă Lai kéo tàu chúng tôi đi được
một vài giờ bỗng có tiếng người la
lớn: “tụi Mă Lai chặt dây kéo rồi”. Mọi
người thất vọng nh́n theo chiếc tàu Mă Lai
bỏ chạy. Nhưng ai đó reo lên:” A có tàu hay cái ǵ
đằng kia ḱa”. Tài công cho nổ máy tàu và chạy về
phía vật ǵ đen đen nằm ở chân trời. Chúng
tôi chạy nhiều tiếng đồng hồ nữa
mới tới . Th́ ra đó là giàn khoan dầu của
Mỹ.
Tàu tới giàn khoan th́ trời đă sụp
tối. Một người trong tàu tôi nhảy lên giàn khoan
cột tàu vào giàn khoan, Đàn bà và trẻ em được
cẩn thận đưa lên giàn khoan. Đàn ông th́ nhảy
qua. V́ bị nhốt dưới khoang tàu gần 10 ngày, tay
chân tôi tê cứng và người rất đuối sức,
khi nhảy qua giàn khoan tôi hụt chân suưt rơi xuống
biển, may nhờ anh tài công nắm được tay tôi
kéo qua. Anh ta la lên:” Bộ muốn chết sao cha
nội”.
Chúng tôi đổ bộ lên giàn khoan khá lâu mà không
thấy người nào của giàn khoan xuống gặp
chúng tôi. Một lát sau từ phía trên nước tuôn
xuống chúng tôi như mưa. Tôi đă được em
gái tôi kể lại trong chuyến đi của nó, người
ta cũng lâm vào cảnh như chúng tôi hiện giờ.
Người của giàn khoan muốn đuổi chúng tôi
đi, nhưng như em tôi dặn chúng tôi phải sử
dụng chiến thuật “ĺ”. Tôi nói với mọi
người cứ ở ĺ trên giàn khoan. Thấy đổ
nước không đuổi được chúng tôi, một
anh Mỹ cao lớn từ trên bước xuống, Tôi
được mọi người cử ra nói chuyện
với anh Mỹ, Anh ta nói với tôi: họ sẽ cho tàu tôi
dầu, thức ăn, nước uống và chỉ
đường cho chúng tôi vào bờ, Tôi từ chối nói
rằng tàu chúng tôi bị hỏng máy không thể đi
được nữa. Anh ta nói: “Như vậy chúng tôi
đành phải gọi cảnh sát Mă Lai đến bắt
các anh”. Nói xong anh ta đi lên trên. Tôi bảo chủ tàu cho người
xuống đục thủng tàu, như vậy theo luật
họ không thể bỏ rơi chúng tôi. Một anh trong
số chúng tôi nhảy xuống tàu để đục
thủng đáy để tàu ch́m. Nhưng tàu không ch́m
lại bị đứt dây lần lần ra xa giàn khoan.
Chủ tàu nhờ tôi chạy lên cầu
cứu với nhân viên giàn khoan v́ anh ở
dưới tàu không biết bơi.
Lúc đó có một chiếc trực thăng bay
ṿng ṿng phía trên giàn khoan. Tôi vừa lên hết cầu thang th́
gặp một anh Mỹ. Tôi nói với anh ta nhờ dùng
trực thăng cứu người của tôi, Anh ta trao cho
tôi một cái phao cao su vừa đuổi tôi xuống
vừa bảo tôi kiếm người bơi giỏi
nhảy xuống biển bơi ra cứu người trên
tàu. Một lát sau hai người về tới dàn
khoan. Chiếc tàu dần dần ch́m xuống.
Một anh Mỹ xuống bảo tôi cho xếp
hàng đàn ông một bên và đàn bà, con nít một bên. Anh
trở lên, một lát sau đem một thùng bánh xuống phân
phát cho mọi người. Tôi biết chắc rằng giàn
khoan đă chấp nhận cứu vớt chúng tôi.
Họ bắt đầu che màn làm buồng
tắm cho chúng tôi tắm rửa, đoạn mang thức
ăn đến cho chúng tôi. Chỉ trong khoảng có vài
giờ mà họ cho chúng tôi ăn hai ba lần như
vậy.
Cuối cùng họ tập hợp chúng tôi lại
và cho biết họ sẽ cho tàu dầu của công ty
họ tới chở chúng tôi vào bờ. Một anh Mỹ to
con nói với tôi hỏi mọi người c̣n tiền
Việt Nam không cho anh ta v́ anh ta có vợ Việt Nam và
sắp sữa đi chơi ở Việt Nam. Bù lại, ai
cần viết thư về nhà để báo tin th́ viết
địa chỉ đưa cho anh ta.
Khi tàu dầu tới, mọi người
xuống tàu. Người Mư cho mang xuống tàu thức
ăn, sữa, nước uống và dặn tôi cứ hai
giờ là phân phát cho mọi người.
Độ mười giờ sau, chúng tôi trông
thấy bờ. Mọi người reo lên mừng rỡ,
Chúng tôi mất mười ngày gian khổ để
đến được bờ tự do.
Chúng tôi lần lượt bước lên bờ
dưới cái nh́n ṭ ṃ của những người trên
đảo đang tập trung chờ đón chúng tôi,
Mọi người ngồi chồm hỗm trước
văn pḥng của SB (Special Branch) để chờ
điều tra cá nhân. Tôi thấy có hai cái bàn làm việc
của một người đàn ông và một người
đàn bà, Mọi người lần lượt
đến ngồi trước mặt hai nhân viên đó, Lúc
đó tôi tưởng họ là nhân viên của Mỹ và
từ Mỹ sang đây làm việc. Sau này tôi
được biết họ cũng là thuyền nhân như
chúng tôi .Anh nhân viên kia là một cựu đại úy, con
của tướng Phan Xuân Nhuận, từng là chỉ huy
trưởng Biệt Động Quân. Tôi được cô
nữ nhân viên lấy lời khai. Cô này mặc một
chiếc áo đầm và trang điểm cẩn thận.
Tôi khai tất cả lư lịch của tôi cho cô ghi
nhưng dấu nhẹm việc tôi có đi dạy học
cho chế độ mới v́ tôi nghe nói ai khai có làm việc
cho chế độ mới sẽ gặp khó khăn trong
việc định cư,
Tôi được nhân viên của trại
(thuyền nhân làm thiện nguyện cho trại) dẫn
đi ở khu F. Dọc đường có người
nhận ra tôi gọi ông Chim Sẻ. Lại có Thu, con chú
Phước Lợi, tiệm may gần nhà tôi chạy theo
kêu anh hai. Thu nói sẽ xin cho tôi về ở
nhà vợ chồng Thu nhưng người dẫn
tôi đi nói không được. Người ta đưa
tôi vào ở chung nhà với Tư Lên, trưởng khu F. Sau
này tôi biết tư Lên là một tay anh chị ở
Việt Nam trước khi vượt biên.
Mọi người trong trại đều
phải tham gia công tác tùy theo khả năng của ḿnh cho
việc điều hành trại. Ai không có khả năng
đặc biệt ǵ th́ làm lao động tổng quát
như dọn dẹp vệ sinh. Ai có tŕnh độ
ngoại ngữ như Anh Văn, Pháp Văn th́ dạy các
trường Anh Văn khu D hay Pháp Văn khu F. Các em ở
tuổi trung học th́ có trường high school do soeur Carol,
người Úc làm cố vấn. Trường Anh Văn do
một cố vấn người Mă gốc Tàu làm cố
vấn, c̣n trường Pháp Văn do bà Odile làm cố
vấn. Hiệu trưởng các trường là các
thuyền nhân. Tôi c̣n nhớ hiệu trưởng high school
là Tân, một thanh niên trẻ nói tiếng Anh khá lưu loát.
Hiệu trưởng trường Anh Văn là Khoa, lớn
tuổi hơn Tân, tŕnh độ Anh Văn cũng khá và
được mọi người để ư v́ anh ta
thường ăn mặc quần short, áo polo trắng và
đánh tennis với các cố vấn Mă Tàu và Cao Ủy.
Hiệu trưởng trường Pháp Văn là cô Loan. V́ tôi
được mọi người biết là thầy giáo
khi ở Việt Nam nên được mời dạy
cả ba trường đó. Soeur Carol đem sách toán từ
Úc sang nhờ tôi dạy các em để các em quen với
từ ngữ toán học bằng tiếng Anh. Sau này khi cô
Loan chuyển trại qua Sungei Besi th́ tôi được bà
Odile mời làm hiệu trưởng trường Pháp
Văn khu F.
Trường
học trên đảo
(Nguồn: Văn
Khố Thuyền Nhân Việt Nam):
Những thuyền nhân là cựu sĩ quan hay nhân
viên hành chánh của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa
th́ được cho làm trong ban điều hành trại
gồm trại trưởng, các trưởng khối, các
trưởng ban và các trưởng khu A, B, C,D, E, F, G. Tôi c̣n
nhớ lúc tôi ở trại th́ trưởng trại làt
thiếu tá Huwhải quân.
Mă Lai là một nước theo đạo Hồi
nên cấm ăn thịt heo và uống rượu. Các
thuyền nhân Việt Nam đang ở trong lănh thổ Mă Lai
nên bị ràng buộc bở luật đó. Ai bị bắt
gặp lén uống rượu th́ bị cảnh sát Mă Lai
bắt nhốt vào Monkey House (chuồng khỉ). Chồng
của Thu, con gái chú Phước Lợi có lần uống
rượu bị nhốt trong đó.
Ở trên đảo có một thú vui là đi
đón tàu vượt biên đến đảo. Mọi
người mong trong số người mới đến
có người thân hay người quen. Thường
thường là cảnh vui mừng khi người trên
đảo gặp lại người quen trong số
thuyền nhân mới tới. Đôi khi, chiếc tàu mới
đến đă bị hải tặc Thái Lan cướp
bóc và hăm hiếp th́ người ta chua xót khi trông thấy
những người mới đến bước lên
bờ trong dáng thiễu nảo, xơ xác và thương
cảm nhứt à các phu nữ sau khi trải qua sự vùi
dập của bọn thú vật Thái Lan, họ bước
khỏi tàu, cúi gầm mặt không nh́n ai. Những phụ
nữ đó sẽ được đưa vào bệnh
viện Sick Bay trên đảo để khám phụ khoa. Ai
không may bị mang thai sẽ được phá để
tránh những hệ lụy sau này. Cao Ủy sẽ đưa
những người bị cướp bóc hay hăm hiếp
qua Thái Lan để chỉ mặt bọn cướp và
truy tố chúng ra pháp luật. Nhưng thủ tục này
không kết quả bao nhiêu v́ những nạn nhân không nh́n ra
hung thủ v́ thằng nào cũng đen đúa giống nhau.
Vả chăng, chính quyền Thái Lan cũng cố ư bênh
vực cho công dân của họ.
Một hôm tôi đang ngồi trong văn pḥng
trường Pháp văn khu F, th́ có anh Trà Văn Gởi,
dạy Vạn Vật chung trường trung học Vĩnh
B́nh trước năm 75 bước vào. Anh nói mới
tới đảo vài ngày, hôm nay anh nghe thông báo trên loa
của trường Pháp Văn trong đó có đọc tên
hiệu trưởng là tôi nên anh đến t́m tôi. Tay
bắt mặt mừng, sau mười mấy năm không
gặp chúng tôi không ngờ lại gặp nhau trong trại
tỵ nạn. Anh cho biết hiện anh làm trong ban thông
dịch cho Cao Ủy. Anh Gởi có khiếu về Anh Văn
nên tuy tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ban
Vạn Vật nhưng thỉnh thoảng được
nhờ dạy Anh Văn cho một số lớp đệ
nhứt cấp khi thiếu giáo sư Anh Văn. Sau này khi
sang trại chuyển tiếp Sungei Besi, anh vẫn làm thông
dịch và anh định cư ở North Carolina, Hoa Kỳ.
Tôi cũng gặp lại được anh Nguyễn Phú
Hùng, tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh, trước
đây là trưởng ty kimh tế ở Trà Vinh sau làm phó
quận Cầu Ngang, Trà Vinh. Anh làm cho bưu điện
ở đảo, ông tiên đem niềm vui cho thuyền nhân
ở đây qua các lá thư của gia đ́nh và nhứt là
các tấm check gởi từ thân nhân ở hải ngoại.
Trường Pháp Văn khu F ở Pulau Bidong
(Nguồn:facebook Pulau Bidong Alumni_Tỵ Nạn Pulau Bidong)
Các giáo sư dạy học ở trường
Pháp Văn khu F được cố vấn Odile “trả
lương” mỗi tuần bằng một tô bánh canh
của vợ chồng anh Tư bán ở chợ của
đảo. Gia đ́nh anh Tư đông con lại không có
diện ǵ nên xin học tiếng Pháp để xin
định cư bên Pháp. Đó là ngày vui nhứt của
chúng tôi v́ được ăn ngon không như những
bữa cơm thường nhựt nhàm chán với những
thực phẩm do trại cung cấp. Ban đầu tôi
ở chung với gia đ́nh Tư Lên, sau khi làm hiệu
trưởng trường Pháp Văn, tôi về ở chung
với một cặp vợ chồng không con và hai cô gái
độc thân trong một căn nhà có gác đối
diện với trường. Ba người phụ nữ
đó thay phiên nấu nướng cho cả nhà ăn. Hai
thằng đệ tử của tôi là Ba Tô và Kiệt ở
chỗ khác.
Tôi có một đứa em gái tên Phụng,
vượt biên đến đảo trước tôi 3
năm, nó đă định cư ở Canada năm 1985.
Một hôm tôi thấy tên em tôi trong số giấy tờ
về hồ sơ thuyền nhân ở trước đây
trên đảo. V́ không có diện ǵ cả nên em tôi phải
ở đảo hai năm mới được
định cư. Sau khi tôi bắt liên lạc
được với em gái tôi th́ cứ khoảng vài tháng
th́ nó gởi qua cho tôi 100 đô la nên cuộc sống trên
đảo của tôi cũng không đến nỗi cực
khổ lắm. Thỉnh thoảng, tôi dến quán cà phê Fly
Inn nhâm nhi một ly cà phê đá và nghe
nhạcvàng trước 75 mà 11 năm qua ở
Việt Nam bị cấm đoán.
Nghe nói chủ quán cà phê này ngày trước ở
Việt Nam là một tay buôn lậu ma túy mà CIA đă ghi vào
hồ sơ đen. Gia đ́nh ông ta đến đảo
từ năm1979 nhưng không nước nào nhận v́ quá
khứ đen tối của ông ta, Nghe đồn ông ta có
nhiều trương mục trong các ngân hàng Thụy Sĩ
và Hoa Kỳ hứa nhận gia đ́nh ông ta định
cư ở Mỹ nếu ông ta trao cho Hoa Kỳ số
của các trương mục đó nhưng ông ta từ
chối. Có lẽ ông ta mang theo nhiều vàng và đă lo lót cho
chính quyền Mă Lai địa phương nên mở
được quán cà phê lớn nhứt trên đảo
tỵ nạn này, Con trai lớn của ông ta tên Dũng là
một tay sở khanh, háo sắc với vẻ hào hoa và giàu
có đă không buông tha cho những cô gái đẹp nào lên
đảo một ḿnh. Bởi măi mê hái hoa nên cậu ta
ở đảo 7 năm rồi mà chẳng nói
được một câu tiếng Anh nào. Trái lai, em trai
của Dũng chịu khó học hành nên cậu này khá
tiếng Anh. Sau này, tôi nghe nói gia đ́nh của ông chủ
quán Fly Inn định cư ở Pháp.
Quán cà phê Fly Inn
(Nguồn: Văn
Khố Thuyền Nhân Việt Nam):
Trên đảo, t́nh cờ tôi lại gặp
một người em gái bà con bên nội. Cô ta trước
75, là một cô gái làm trong các bar rượu phục vụ
cho lính Mỹ. Sau 75, cô ta hoàn lương lấy một
người chồng lớn tuổi hơn cô nhiều và có
với người đó một đứa con gái kháu
khỉnh độ 5 hay 6 tuổi, Cháu gặp tôi kêu cậu
hai nghe thật dễ thương. Ba cháu trước là
thủy thủ trên tàu buôn của Pháp. Hai vợ chồng
nhờ tôi nói với cố vấn Odile cho gia đ́nh
học tiếng Pháp để xin định cư ở
Pháp. Trong khi những thuyền nhân khác th́ mơ
được định cư ở Mỹ, Úc, Canada..th́
gia đ́nh này chỉ có ước muốn khiêm
nhường là đi Pháp. Cô em họ nhờ tôi dạy kèm
thêm tiếng Pháp cho vợ chồng cô. Hai vợ chồng cô
có một xe bán bánh ḿ trên đảo, cô thường
biếu tôi một ổ bánh ḿ thịt cho tôi ăn sáng. Khi
gia định cô chuyển trại sang trại chuyển
tiếp Sungei Besi để chờ định cư ở
Pháp, cô sang xe bánh ḿ lại cho Thu, con gái chú Phước
Lợi. Đến lượt Thu cung cấp miễn phí
một ổ bánh ḿ mỗi sáng cho tôi. Vợ chồng Thu
cũng có một đứa con gái nhỏ, ba người
định cư ở Phần Lan. Qua đó, Thu gởi
về cho tôi một tấm h́nh cả gia đ́nh chụp
mang ba cặp kính đen mà tôi gọi đùa là h́nh ba con tḥi
ḷi. Tôi c̣n gặp vợ chồng con của một bác
cũng là chủ tiệm may như ba tôi, nhà ở trong
chợ Cầu Cống, hai người này có diện đi
Úc, Cặp vợ chồng này chưa có con và thường
gây gổ với nhau, mỗi lần như vậy là
một trong hay đứa t́m tôi để phân xữ. Hai
đứa mở một tiệm may trên đảo. Khi tôi
chuyển trại, hai đứa may cho tôi một bộ
quần áo mới để đi định cư. Tôi cảm
động trước những thâm t́nh bà con và lối xóm
trên bước đường vượt thoát t́m tự
do của ḿnh.
Tôi c̣n những thân t́nh mới ở đảo
ngoài hai thằng đệ tử đi chung tàu là Ba Tô và
Kiệt như Khoa, hiệu trưởng trường Anh
Văn khu D, Tân, hiệu trưởng High School, ba chúng to.
Dịp Noel 1986 vầ Tết 1987, ba chúng tôi cùng thầy Tính,
dạy ở High School tổ chức party vui chơi với
các thầy, cô giáo dạy ở các trường thật vui.
Về sau, Khoa định cư ở Montreal, Canada như
tôi, Tân đi Úc và T́nh đi Mỹ.
Trên đảo có hai chơ: chợ Mă do thân nhân các
cảnh sát và giám thị Mă làm chủ các cửa tiệm,
chợ Việt do các thuyền nhân có chút ít tiền gởi
mua hàng ở đất liền đem về bán sơ sài
trên các sạp.
Chợ
Việt trên đảo
(Nguồn: Văn
Khố Thuyền Nhân Việt Nam):
Trên đảo c̣n có một ḷ làm bánh ḿ do một
gia đ́nh thuyền nhân làm chủ. Các đứa con của
họ đều đi học ở trường High
School.
Khi một tàu vượt biên đến
đảo, sau khi các thuyền nhân trên tàu đó làm thủ
tục điều tra tại SB (Special Branch), sau này
đổi thành RB (Record Branch) th́ khoảng hơn một
tháng sau được phái đoàn Mỹ đến
phỏng vấn. Các cựu quân nhân, viên chức của VNCH,
nhân viên sở Mỹ được nhận cho định
cư ở Mỹ chỉ trừ khi họ có thân nhân ở
nước khác v́ theo quy tắc của Cao Ủy Liên
Hiệp Quốc về Người Tỵ Nạn (HCR)
họ phải đoàn tụ với thân nhân của họ. Đó
là trường hợp của cá nhân tôi, mặc dù tôi có mang
theo bên người chứng chỉ tại ngũ nhưng
v́ tôi có em gái đă định cư ở Canada nên phái
đoàn Mư chuyển hồ sơ định cư của
tôi cho phái đoàn Canada. Tôi cho đó là định mệnh
đă sắp đặt nên cũng không lấy làm buồn.
Người ta bảo tôi có thể xin phái đoàn Mỹ tái
phỏng vấn nếu nhắn em gái của tôi làm
đơn "xù" tôi lấy cớ không khả năng
bảo trợ tôi nhưng tôi không làm theo. C̣n một diện
đặc biệt được Mỹ nhận nữa là
diện cô nhi tức là các thuyền nhân dưới 18
tuổi. Do đó có nhiều thanh niên quá tuổi cô nhi
nhưng vẫn khai ḿnh dưới 18 tuổi để
được đi Mỹ. Thứ tự ưu tiên
để các thuyền nhân chọn đi định cư
là: Mỹ, Úc, Canada, Pháp và các nước Bắc Âu.
Theo thông lệ, khi một người
được chuyển sang trại Sungei Besi, trên
đất liền để làm thủ tục định
cư th́ người đó phải tổ chức một
party từ giă bạn bè. Nói là party cho long trọng chứ
thật sự chỉ là một bữa tiệc trà bánh
ngọt. Mỗi lần có người chuyển trại th́
ban thông tin trại cho phát loa bản nhạc Biển Nhớ
của Trịnh Công Sơn:
"Ngày mai anh đi,
Biển nhớ tên em gọi về
Gọi hồn liễu rũ lê thê
Gọi bờ cát trắng lê thê"
Những lời ca này làm bịn rịn
bước chân người đi và rơi nước
mắt kẻ ở lại, nhứt là khi kẻ ra đi và
người ở lại là những người đang
yêu nhau. Nếu họ can đảm dời ngày đi, ở
lại để cùng đi định cư một lúc th́
phải làm một thủ tục mà người trên
đảo gọi là "ghép blue card", nghĩa là tuyên
bố với Cao Ủy họ kết hôn với nhau.
Lâu hay mau ǵ th́ ngày rời đảo cũng
sẽ đến với mọi thuyền nhân. Lần
lượt vợ chồng cô em họ tôi, rồi thằng
Kiệt đi Pháp và gia đinh con.Thu đi Phần Lan.
Đến lượt tôi được chuyển trại
sang Sungei Besi để làm thủ tục định cư
ở Canada. Ba Tô không có diện ǵ cả nên phải học
một khóa huấn nghệ mới được
định cư.
Hôm tôi đi, các thầy cô giáo và một số
học tṛ các trưởng ra tận cầu
Jetty tiễn tôi. Thằng Ba Tô là một
người rất t́nh cảm, nó ôm tôi khóc ̣a khi tôi chuẩn
bị bước lên tàu khiến tôi nhớ lại câu
cuối của một bài trong quyển Quốc Văn Giáo
Khoa Thư: "Cành biệt ly sao mà buồn vậy".
Tàu đưa chúng tôi qua trại chuyển tiếp
Marang. Ở đây, có những thuyên nhân trên các tàu mới
đến những đảo của Mă Lai khác đảo
Pulau Bidong được đưa đến trại này.
Ngoài ra, những người ở Sungei Besị rớt
phỏng vấn cũng được đưa
đến đây để chở về Bidong.
Trong trại này, tôi nằm bên cạnh một
người xứng danh là một huyền thoại
thuyền nhân. Anh này vừa bị "xù" ở Sungei
Besi để chờ về Bidong. Anh ta là dân đánh cá
ở Trà Vinh, vượt biên sang Bidong, V́ không có diện ǵ
nên anh kẹt ở đảo lâu.. Nhớ người yêu
c̣n ở lại Việt Nam nên anh ta lên rừng đóng tàu,
lặn ra biển gỡ máy ở chiếc tàu vượt
biên bị đục thủng bỏ gần bờ rồi
lái về Việt Nam. Đến Việt Nam, amh lên Sài G̣n t́m
người yêu th́ bị một người quen bắt
gặp đi báo công an. Anh ta bị bắt đưa ra Côn
Đảo. Ở đây, anh ta đóng bè trở qua Bidong. Có
lẽ anh làm các phái đoàn e ngại người giỏi
như điệp viên James Bond nên không nước nào
nhận anh. Anh này xứng đáng là một người
vượt biển táo bạo khác ngoài anh hùng Lư Tống,
người đă được tạp chí Reader's Digest
kể lại cuộc vượt biên bằng
đường bộ không tiền khoáng hậu qua các
nước Cao Miên, Thái Lan, Mă Lai để sang Singapore,
Từ Marang, một xe bus đưa.chúng tôi
đến trại Sungei Besi ở ngoại ô Kuala Lumpur..Tôi
nh́n thấy tấm bảng ghi trên cổng vào trại:
"Holding Center Sungei Besi" mà biết rơ thân phận ḿnh là
người bị giam giữ v́ nhập cảnh trái phép vào
Mă Lai.
Vài ngày sau khi tới trại tôi lại
được cử làm hiệu trưởng
trường Pháp Văn khu B thay thế một chi vừa
được chuyển qua trại Baatan, ở Phi Luật
Tân học Anh Văn trước khi được
định cư ở Mỹ. Khu B này là một khu dành riêng
cho những thuyền nhân người Miên. Sở dĩ Cao
Ủy tách hai cộng đồng người Miên và
người Việt Nam ra v́ họ muốn tránh chuyện
xung đột chủng tộc. Thuyền nhân người
Miên rất thích đi định cư ở Pháp nên đa
số xin học trường Pháp, Ở trường Pháp
Văn, ngoài tôi là hiệu trưởng c̣n một
người Việt khác làm giáo sư là anh Hưng và hai giáo
sư người Miên một nam, một nữ. Học sinh
người Miên rất lễ phép với tôi, họ gọi
tôi là "lục krụ" (ông thầy) Nhờ
một ít vốn liếng tiếng Miên khi ở Nam Vang
năm 1985 nên tôi có thể cắt nghĩa bài cho họ
hiểu. Trong khu B, nếu có party ǵ họ đều
mời tôi tới dự. Trong số các thuyền nhân Miên
ở đât có vài người gốc Trà Vinh và là cháu
của Thạch Thanh Phú, học tṛ của tôi ở
trường công lập Vĩnh B́nh
Lần lượt các bạn tôi như Trà Văn
Gởi và Nguyễn Phú Hùng đều chuyển trại sang
Sungei Besi. Gởi tiếp tục làm thông dịch cho các phái
đoàn và Hùng làm Bưu Điện. Cả hai đều có
diện đi Mỹ. Lúc đó ông trưởng ban
đại dện trại (các thuyền nhân trong trại
thường gọi là "trưởng trại")
vừa đi định cư, chúng tôi đề cử
thiếu tá Vơ lên thay. Thiếu tá Vơ tốt nghiệp khóa 19 Vơ
Bị cùng với Nguyễn Văn Đối, bạn tôi.
Anh Vơ làm trưởng trại không lâu th́ xin từ chức
v́ buồn việc gia đ́nh: vợ anh đi vượt
biên trước anh, định cư ở Canada và đă
bỏ anh. Tuy nhiên vợ anh vẫn làm bảo lănh cho anh
đi Canada. Nguyễn Phú Hùng lên thay thế. Phó trại là
một anh thiếu úy không quân mà tôi đă gặp ở
Marang. Anh và vợ con cùng một số người cùng tàu
vừa cặp bến Mă Lai, vậy mà Mỹ đă nhận
và chuyển gia đ́nh anh sang đây mau chóng. Trưởng
ban an ninh là một đại úy cảnh sát và trưởng
ban thông tin là Lâm Thị Ni, học tṛ cũ của tôi ở
trường bán công Trần Trung Tiên, Trà Vinh ngày xưa.
Cố vấn trường Pháp Văn khu B là ông
Jacques. Ông ta đi làm thiện nguyện ở trại
tỵ nạn để t́m tài liệu soạn luận án
tiến sĩ về đề tài "người tỵ
nạn trên thế giới". Ông ta là con của một
người Pháp ở Sài G̣n, chủ nhà hàng La Cigale ở
Đa Kao.. Ông ta học ở lycée Jean Jacques Rousseau đén
năm 1975, lúc đó ông ta vừa đúng 18 tuổi. Sau khi
Sài G̣n thất thủ, ông ta về Pháp học đại
học. Ông ta nói tiếng Việt rất giỏi v́ bạn
bè ông là người Việt. Ông ta c̣n biết nói đùa khi
hỏi tôi có biết hiệu trà "Thái Đức"
không? Tuy nhiên ông theo đúng nguyên tắc là không dùng tiếng
Việt với tôi và anh Hưng cũng như với các
học sinh người Việt.
Mă Lai là một quốc gia theo đạo Hồi
nên cấm người gốc Mă ăn thịt heo. Tuy nhiên
hai sắc tộc khác là Hoa và Ấn th́ không bị ràng
buộc bởi luật này. Thầu nấu ăn trong
trại là người gốc Ấn nên ngày nào chúng tôi
cũng ăn cà ri gà. V́ người gốc Mă nắm chính
quyền nên thuyền nhân trong trại cũng bị cấm
ăn thịt heo. Tuy nhiên, tôi có một thằng đệ
tử làm an ninh trong trại, mấy bà Tàu sống gần
trại muốn bán lén thịt heo cho thuyền nhân phải
hối lộ nó nửa kư. Do đó nó có biệt danh là
"Chúy Dĩ" (tiếng Hoa, nghĩa là thịt
heo). Nhờ vậy . ngày nào tôi cũng có thịt heo ăn.
Nó từ Bidong chuyển sang đây đẻ phỏng
vấn đi Mỹ nhưng bị từ chối nên
đang chờ tàu trở về Bidong , Nó nhờ tôi xin
với cố vấn trường Pháp cho nó đi học
tiếng Pháp để xin định cư ở Pháp.
Trường Pháp thường tổ chức
chiếu phim tại hội trường của trại. Chỉ
có cố vấn, hiệu trưởng , giáo sư và các
học sinh trường Pháp mới được vào xem.,
c̣n các thuyền nhân khác đu cột bên ngoài để
"xem cọp" (từ ngữ chỉ xem hát trộm,
không mua vé). Tôi được xem lại những phim
trước 75 nổi tiếng của Pháp như Fanfan La
Tulipe, Sissi l' Impératrice, Fantômas,,,
Thỉnh thoảng tôi được cố
vấn cho đi theo các thuyền nhân được Pháp
nhận đến ṭa đại sứ Pháp ở Kulua Lumpur
làm thông dịch cho họ để làm thủ tục
nhận vísa đi định cư. Những dịp đó
giúp tôi biết thủ đô Mă Lai là một thành phố khá
đẹp và sạch sẻ.
Khi trưởng khu C đi định cư,
Nguyễn Phú Hùng nhờ tôi về thay thế và để
anh Hưng làm hiệu trưởng trường Pháp
Văn.. Khu C là khu ở của các "chức sắc"
trong trại (những người làm trong ban đại
diên trại). Tôi và Trà Văn Gởi cùng một số
"chức sắc " khác thường tổ chức
ăn nhậu trong khu này không quên đặt đàn em canh
gácở cổng vào để báo hiệu khi cảnh sát Mă
Lai đi tuần tra
Tết năm 1988, tôi làm trưởng ban tổ
chúc hội chơ Xuân trong trại để gây quỹ cho
ban đại diện trại. Thuyền nhân
được vui chơi và cờ bạc trong 3 ngày
Tết. Tôi cho lập các ṣng bài, bầu cua, quây số, tài
xỉu. Mọi người trong trại được vui
chơi thỏai mái.
Ở trại này tôi lại gặp một vài
người quen như Quang con trai của bác Tặng,
cũng hành nghề may như ba tôi ở chợ Cầu
Cống. Khi c̣n là sinh viên tôi có dạy kèm Minh, anh của Quang
và Tâm, chị của Quang. Quang có vợ và một con. Vợ
chồng Quang nấu xôi bán cho các thuyền nhân trong trại.
Ông Jacques măn hợp đồng làm việc ở
Mă Lai về nước chuẩn bị luận án tiến
sĩ của ông. Cô Jacqueline vào thay thế. Sau này cô quen
với cố vấn phái bộ Canada , lập gia đ́nh
với ông ấy và được bảo lănh sang Canada,
Để chuẩn bị làm lại một
cuộc đời mới ở Canada, tôi phải học
một khóa "Đời sống Canada
". Trong phần "Dự định làm
nghề ǵ ở nơi định cư", tôi ghi không
cần suy nghĩ::thầy giáo. Nhưng không bao
giờ tôi có dịp hành nghề này!
Giữa tháng 4 năm 1988 tôi có visa định
cư ở Canada sau một năm rưởi ở các
trại tỵ nạn Mă Lai. Ngày rời trại, tôi và các
thuyền nhân đi định cư ở Canada
dược phát mỗi người một ổ bánh ḿ và
một quả trứng luộc. Máy bay quá cảnh ở
Singapore, trong khi chờ lên máy bay khác, chúng tôi ngồi ăn
bánh ḿ với trứng luộc một cách ngon lành
trước cặp mắt ṭ ṃ.của các hành khách khác.
Trên máy bay, tôi ngồi kế bên một
người Anh, ông ta cho biết ông là một thương
gia đang làm ăn ở Singapore và nay về nước
nghỉ ngơi và thăm gia đ́nh. Ông ta gọi cho tôi
những thức ăn ngon nhứt trên máy bay.
Khi máy bay dừng ở Luân Đôn, một nhân viên
IOM đến chăm sóc chúng tôi và hướng dẫn chúng
tôi ra cổng chuyến bay đi Canada..
Từ Luân Đôn đi Toronto, tôi ngồi gần
một hành khách người Canada. Ông ta cho biết. ông là
chủ một nông trại và hỏi tôi có muốn về làm
việc ở nông trại của ông ta không. Tôi dè dặt
về ḷng tốt của ông này nên chỉ xin địa
chỉ của ông ta và hứa sẽ liên lạc với ông
sau.
Tới Toronto, tôi lại phải làm thông dịch
cho những người định cư ở thành
phố này để làm thủ tục nhập cảnh vào
Canada và sau cùng là cho tôi. Tôi là người duy nhứt
tiếp tục cuộc hành tŕnh tới Montréal.
Xuống phi trường Dorval, khi ra đến
khu vực người đến đón, tôi trông thấy em
gái tôi với cái bụng bầu đă to với chồng nó
mà tôi nhận ra nhờ đă xem những tấm h́nh đám
cưới của hai đứa gởi qua trại tỵ
nạn cho tôi, bên cạnh đó là vài người hàng xóm
cũ ở Việt Nam.
Rồi đây, tôi sẽ bắt đầu
một cuộc sống mới ở thành phố này