Chương
8- Trại cải tạo
Một đêm cuối
tháng 6 năm 1975, tôi và những
người sĩ quan cấp úy của
Quân Lực VNCH trình diện
tại
trường trung học Pétrus Ký bị lùa lên những chiếc xe Molotova che bạt bít bùng chở đi giữa lòng Sài Gòn trong khi mọi người đang ngủ say.
Chúng tôi không biết họ chở chúng tôi đi đâu và sẽ làm gì chúng tôi. Ai nấy đều
hoang mang, nhứt
là khi trông thấy có hai anh bộ đội
mang súng AK54 ngồi phía sau.
Độ một giờ sau, đoàn xe dừng lại. Một anh bộ đội nhảy xuống xe nói vọng
vào xe: anh nào cần đi "giải"
(đi tiểu) thì xuống
xe đi "khẩn trương" (nhanh) lên. Một vài người leo xuống, anh ta cầm súng đi theo. Anh bộ đội kia vẫn ngồi trên xe trông chừng những người
còn lại.
Khi mọi
người trở lại xe thì đoàn xe chuyển
bánh đi tiếp.
Khi trời tờ mờ sáng thì đoàn xe dừng lại. Chúng tôi được lệnh leo xuống xe và đứng xếp hàng. Một
vài người nói nho nhỏ:
phi trường Trãng Lớn,
Tây Ninh. Tháng 1 năm 1969 chiếc
phi cơ C123 của không quân VNCH chở tôi đáp xuống đây trước khi về phi trường
Tân Sơn Nhứt. Ngày đó, tôi vừa được quân
y viện
Phan Thanh Giản,
Cần
Thơ cho xuất viện sau khi điều
tri vết
thương
trong cuộc đụng độ với Việt cộng tại mặt trận Giáp Nước, Vĩnh Long trước đó. Tôi lên phi trường Vĩnh Long xin quá giang các anh phi công về Sài Gòn và ghé ngang phi trường
Trảng
Lớn.
Một số cán bộ tại chỗ đã đứng
sẵn đón chúng tôi và cùng các anh bộ đội mang súng chia chúng tôi ra từng
nhóm, mỗi nhóm được đưa vào một căn nhà dài. Vào trong, họ bắt nhóm chúng tôi ngồi
xuống
và chia chúng tôi thành ba nhóm nhỏ gọi lần lượt
là A1, A2 và A3 (A là tiểu đội).
Cả nhóm tôi thì được đặt
là B1 (B là trung đội).
Còn nguyên đoàn chúng tôi là K5 (K là đại đội).
Sau khi chúng tôi chia chỗ nghỉ và cất đồ đạc thì một
anh bộ đội có mang súng đến
căn nhà chúng tôi bảo lấy ba người đi lãnh gạo và nồi
về nấu cơm cho cả B ăn. Anh bộ đội dẫn ba anh ấy đi rồi
một
lát sau trở về với hai bao gạo và một
cái nồi
to tướng.
Một số anh tình nguyện
làm "anh nuôi"(nấu bếp). Họ chạy đi tìm những cục gạch để kê làm bếp và những
cành cây hay khúc gỗ quanh đó để làm củi.
Họ lấy nước ở một vòi nước gần đó. Khi cơm nấu xong, các anh nuôi phân phát cho mọi người.
Ai cũng mang
theo đồ ăn cho mười
ngày nên có cơm thì mọi người ăn rất
ngon lành.
Những
ngày
sau, chúng
tôi
nằm
chờ giờ cơm và đếm từng
ngày
mong đến
ngày
thứ mười. Rồi
ngày
thứ mười cũng đến nhưng chúng tôi chẳng
thấy
gì xảy
ra. Mọi
người
trở nên bi quan. Có người đoán phải
học
chính
trị xong
mới được
về.
Có người đoán chắc
không
có ngày về.
Cành
cây
khô,
gỗ vụn...
chung quanh trại
không
còn
nữa,
chúng
tôi
phải
cưa
những
cây
dầu
làm
trụ điện để làm cũi. Cán bộ bắt
chúng
tôi đào hố chôn những
máy
móc
trong phi trường
như máy cắt,
máy
tiện,
máy
cưa,
máy đèn...họ cho
là đồ của
Mỹ,
Ngụy
không
nên
dùng!
Một
tháng
trôi
qua, một đêm nọ,
cán
bộ bảo
chúng
tôi
thu xếp
hành
trang để chuyển
trại.
Có người ngây thơ nói chắc
là họ thả mình về.
Nhưng đa số tin
rằng
họ sẽ đem giam chúng
tôi ở chỗ khác. Cũng cảnh
mấy
anh vệ binh áp tải
chúng
tôi
lên
xe molotova phủ bạt
bít
bùng
và khởi
hành
giữa đêm khuya như lần ở trường Pétrus Ký.
Khi đòan xe dừng
lại đổ chúng tôi xuống
một
doanh trại.
Vài
người
kêu
lên;
Long Khánh.
Thì ra
họ là những
sĩ quan
của
sư đoàn 18 nên biết địa điểm
này.Chúng tôi được đặt tên là K3 (đại đội 3) nằm
trong T4 (tiểu đoàn 4) ở chung
một
doanh trại
với
các
K khác.
Tôi ở B3
(đại đội 3), gồm
toàn
sĩ quan
gốc
giáo
chức. ở chung
trong một
nhà dài. B trưởng là Sơn già, một
anh giáo
viên
tiểu
học
người
Bắc
lớn
tuổi
nhứt
trong B. A trưởng
A1(tiểu đội 1) của tôi là Sơn nhỏ, một giáo sư đệ nhứt cấp người Nha Trang. T5 nằm ở doanh
trại
bên
cạnh.
Ngày hôm sau, khối
chúng
tôi được
tập
hợp
ngoài
sân để quản
giáo
nói
chuyện.
Anh ta nói
rằng
chúng
tôi được
chuyển
về đây để học
chính
trị,
học
xong chúng
tôi
sẽ được thả về sum
họp
với
gia đình.
Anh ta còn
nói
thêm,
sở dĩ chúng tôi phải
học
chính
trị là để trở thành” người tốt
trong xã hội
mới”. Chúng tôi có “nợ máu với
nhân
dân” nhưng đảng khoan hồng
không
giết
chúng
tôi
mà chỉ muốn
cải
tạo
chúng
tôi
thành
người
hữu ích. Tôi nhớ lại
câu
nói để đời
của
tỏng
thống
Nguyễn
Văn
Thiệu:
"Đừng
nghe những
gì cộng
sản
nói,
hãy
nhìn
kỷ những
gì cộng
sản
làm"
mà nghĩ rằng
ngày
về với
gia đình
của
mình
vẫn
còn
xa. Trước
khi chúng
tôi đi trình diện
họ bảo
mang thức ăn, tiền
bạc đủ dùng cho 10 ngày nhưng đến nay hơn một
tháng
mà ngày về đâu chưa
thấy.
Sau vài ngày lao động lòng vòng trong trại, chúng tôi bắt đầu được
phát
giấy
bút để bắt đầu học tập chính trị. Chúng tôi được
tập
trung tại
hội
trường để nghe chính trị viên T4 giảng bài. Tôi còn nhớ có tất cả 10 bài học chính trị có chủ đề: Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là kẻ thù của nhân dân ta, Ngụy quân, ngụy quyền, tay sai của đế quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta...và bài cuối cùng là Lao động là vinh quang. Thời gian học các bài chính trị kéo dài khoảng một tháng, sau mỗi bài học chúng tôi chia thành tổ thảo luận rồi bình bầu cá nhân xuất sắc Mỗi người làm một bài thu hoạch nộp cho quản giáo (cai tù).
Học xong các bài chính trị, nhiều người “hồ hởi” (vui mừng) tin rằng mình sắp được
thả về, Riêng tôi vẫn nghĩ rằng mình sẽ còn bị giam giữ lâu dài. Cứ vài ngày, chúng tôi phải làm và nộp cho quản giáo một tờ khai “lý lịch trích ngang”. Ban đầu tôi tưởng những giấy tờ này sẽ được
cán
bộ giữ để nghiên cứu và điều tra “quá trình” hoạt động của chúng tôi trong hệ thống chính quyền và quân đội VNCH. Nhưng một hôm khi đi vệ sinh, tôi bắt gặp những tờ tự khai của đám cải tạo chúng tôi nằm phía dưới hố tiêu. Tôi nghiệm ra rằng đám quản giáo chẳng buồn xem các tờ khai đó làm gì mà chỉ dùng theo bản năng. Có nhiều anh cải tạo cố nặn óc khai cho mình nhiều tội với “cách mạng” như anh lám thầy giáo tự tố cáo mình đã đào tạo học sinh thành ‘lính ngụy ác ôn”, anh bác sĩ quân y tự thú đã chữa lành cho những tên”đồ tể” trong quân lực VNCH. Họ nghĩ rằng nếu họ ‘thành thật khai báo” thì sẽ được “cách mang khoan hống” cho về sớm!
Rồi thời gian trôi qua, chúng tôi tiếp tục cuộc sống của những tên tù khổ sai. Quản giáo phân công chúng tôi làm những công việc khác nhau trong trại. Về phần ăn uống, họ cho một số người trong khối làm “anh nuôi” nấu mỗi bữa ăn một chão cơm khổng lồ rồi phân phát cho các B, rồi B phân phối cho các A. Mọi người trong A ngồi quanh quần bên rổ cơm. Một anh đến phiên trực chia đều cơm cho mỗi người. Cũng nên thông cảm vì bản năng sinh tồn, có nhiều anh chia cơm đà ém chặt phần cơm của mình cho nhiều hơn người khác. Các anh làm trong nhà bếp được
hưởng
phần
cơm
cháy
dưới đáy chão như bonus. Thức ăn thì mỗi người tự lo lấy chứ trại không cung cấp.
Tình hình ăn uống trở nên khá hơn khi trại cho phép tù gởi thơ về gia đình để xin tiếp tế thức ăn khô. Thơ không được
dán
kín để trại kiểm soát nội dung. Do đó anh tù nào cũng nói dối với gia đình rằng mình đang “lao động tốt, học tập tốt” để chờ ngày “cách mạng khoan hồng tha cho về sum họp với gia đình”. Không biết từ lúc nào người tù cải tạo nhiễm cách ăn nói đao to, búa lớn và sáo rỗng như vậy dù mới “học tập” chưa đầy một năm, Bỡi vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên khi về Việt Nam nghe thấy những danh từ “lạ” (giống như tàu “lạ” đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam) tràn ngập trong xã hội Việt Nam như: hoành tráng, ấn tượng, ùn tắt, siêu xe, đại gia, biệt phủ..thay cho những từ ngữ dễ hiểu như to đẹp. gây chú ý, kẹt xe, xe đắt tiền, nhà giàu, biệt thự...
Mỗi người được
phép
nhận
4 kg quà do
gia đình
gởi
vô: đường,
bột
ngọt,
khô hay
thịt
chà bông...đặc biệt là thuốc tây. Ở trong trại, mỗi khi tù bị bệnh lên trạm xá (trạm y tế} xin thuốc thì dù họ bệnh gì cũng đều được
phát
cho nhưng
viên
thuốc “xuyên tâm liên”. Kể từ đó, người tù đỡ lo hơn về mặt dinh dưỡng và sức khỏe, chỉ tội những người tù “con bà phước” (không có thân nhân) thì chỉ biết thèm thuồng nhìn những người bạn tù tốt số hơn mình.Dĩ nhiên vẫn có người hão tâm chia sẻ cho họ nhưng làm thế nào cho đủ.
Một hôm, gần cuối năm âm lịch 1975, tôi và một số bạn tù được
lệnh đi xuống cuối trại khiêng những tấm vĩ sắt PSP về khối để lót phía sau nhà bếp. Trước đây, có lẽ những tấm vĩ này được
lót để cho trực thăng đáp xuống tiếp tế cho trại vì ở gần đó có nhiều nhà vòm bằng sắt để chứa các quân dụng được
tiếp
tế.
Khi tôi
và một người bạn tù ì ach khiêng tấm vĩ sắt nặng nề trở về khối thì bỗng có tiếng nổ lớn bên hông trại rồi hàng loạt tiếng nổ khác tiếp tục vang lên. Chúng tôi bỏ vĩ sắt xuống chạy vào một nhà vòm trú ẩn. Tiếng những mãnh đạn hay bom chạm vảo nhà vòm làm chúng tôi bạt vía. Tôi tự nghỉ khi còn chiến tranh mình không chết nay hòa bình rồi mình lại chết vì bom đạn hay sao?
Chúng tôi đợi khá lâu sau khi dứt tiếng nổ mới chui ra khỏi nhà vòm. Chúng tôi quan sát thấy la liệt mảnh bom đạn đầy trên mặt đất. Quả là chúng tôi còn may mắn nếu không có chõ ẩn nấp thì chúng tôi đã tan xương, nát thịt. Trở về khối chúng tôi được
biết
có một số ít tù bệnh nằm ở nhà bị chết. Ngoài ra có một anh trung úy bác sĩ quân y làm ở trạm xá cũng bị chết. Tôi còn nhớ tên anh ta là Nguyễn Đăng Chương Dương. Còn về số thương vong phía bộ đội tôi không rõ nhưng chắc là nhiều lắm vì họ ở nhà. Nơi phát xuất vụ nổ là kho đạn cũ của sư đoàn 18 sát bên hông của trại.
Nguyên nhân vụ nổ là do một anh bộ đội coi kho đốt dây chuyền nổ làm pháo bông chơi. Tiếng nổ vang vọng tới Sài Gòn khiến thân nhân những người tù cải tạo đổ xô lên Long Khánh do la tin tức người nhà. Vợ tôi nhờ em họ tôi trông dùm thằng con mới được
mấy
tháng
cùng
má vợ tôi đáp xe lửa mỗi ngày lên Long Khánh để tìm tôi. Nhưng chính sách của những người cộng sản là giũ bí mật nơi giam giữ tù cải tạo nên vợ tôi chỉ biết khóc bù lu bù loa chớ không sao gặp được
chồng,
Tết năm 1976, cái tết đầu tiên trong trại cải tạo làm cho tôi thắm thía thân phận một người thua trận. Dù bị cấm, đêm giao thừa chúng tôi tụ họp ngoài sân đồng ca bản Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương. Tiếng hát vang lên trong đêm cuối cùng của năm khiến mọi người nhớ tới những đêm 30 của những năm sống trong chế độ tự do, những thời gian hạnh phúc mà chúng tôi không biết.
Cũng trong trại cải tạo Long Khánh, tôi cảm xúc hoàn cảnh của mình nên có làm một vài bài thơ. Không phải là thi sĩ nên thơ tôi chắc không hay nhưng đó là tất cả nỗi lòng của tôi.
Mưa
khuya
Nửa đêm thức giấc nghe mưa
Như sầu rơi rụng giọt thưa giọt dầy
Sầu
rơi
lai láng đêm ngày
Đọng
thành
hồ lệ chưa đầy hay sao
Nửa
năm
như giấc chiêm bao
Tỉnh
cơn ác mộng niềm đau vẫn còn
(Trại
cải
tạo
Long Khánh, đêm mưa cuối mùa 1975)
Đêm
sinh nhựt
Sáo
ai cất
giữa đêm đông
Khúc
buồn “Đêm thánh vô cùng” ngày xưa
Lâng
lâng
tôi đắm trong mơ
Nhớ mùa Sinh Nhựt nên thơ năm nào
Đưa
em đi
dạo
bến
tàu
Đen
treo sáng
rực đón chào Chúa sinh
Năm
nay Sinh Nhựt
một
mình
Ngắm
trời
sao sáng
mông
mênh
nỗi
buồn.
(Trại
cải
tạo
Long Khánh,
Noel 1975)
Chiều
nhớ
Khói
lam chiều
tỏa
xa xa
Quyện
trong mây
gió nhớ nhà bâng khuâng
Còn
bao lâu
nữa đến xuân?
Ngày
về không biết đã gấn hay chưa
Xa nhau từ buổi gió mưa
Thoắt đà sáu tháng ước mơ chập chùng
Ướ mơ giây phút tương phùng
Tơ duyên căng lại dây chùng bấy lâu
(Trại
cải
tạo
Long Khánh,
cuối
năm âm lịch 1975)
Xuân
chia ly
Xuân
về trại vắng buồn tênh
Nghĩ thương cho nỗi lênh đênh phận mình
Nước
nhà nay đã thanh bình
Sao còn
chia cắt
thâm
tình
nữa
chi
Làm
cho lệ ướt hoen mi
Người
cô phụ trẻ mỗi khi đêm về
Ôm
con trông ánh trăng thề
Nhớ người xa cách não nề ruột gan
(Trại
cải
tạo
Long Khánh,
xuân
năm
1976)
Lại một lần nữa trong năm 1976, chúng tôi bị chuyển trại trong một đêm tối mịt mùng cũng vẫn trong những chiếc xe molotova che bạt bít bùng. Bắt chước Mị Châu trong truyền thuyết Trọng Thủy Mị Châu, tôi viết câu: “tù cải tạo bị chuyển đi hướng này” trên những mẫu giấy nhỏ và lén vạch tấm bạt liêng xuống đường
mong người
dân
lượm được
biết
chúng
tôi
bị đưa về đâu.
Lần này họ đưa chúng tôi lên Ka Tum, Tây Ninh. Nơi đây, đám tù trước đã xây dựng láng trại khá khang trang. Ba
dãy
buồng
ngủ của chúng tôi xếp thành hình chữ U.quanh một sân rộng dành để tập họp tù để nghe chỉ thị của quản giáo. Đầu chữ U là nhà ăn, phía sau nhà ăn là lò rèn.
Lên đây, đấm giáo chức chúng tôi bị phân ra và pha trộn với đám quân nhân thuần túy. Trong B tôi chỉ còn ba thầy giáo là Nghiêm Dũng, Vui và tôi. B trưởng là một anh thiếu úy người Bắc theo đạo Công Giáo rất miệng lưỡi. A trưởng của tôi là một anh thiếu úy người Huế hay Quảng Trị rất thâm hiểm. “Hoạn nạn mới biết chân tình” và “cháy nhà mới lòi mặt chuột:”, những câu nói đó ứng nghiệm đúng trong hoàn cảnh khó khăn cùng cực của những người tù cải tạo. Tôi rất tự hào rằng trong tận cùng của sự thiếu thốn, đói khát và đọa đày thể xác cũng như tâm hồn ở trại cải tạo tôi vẫn giữ được
tư cách của một con người. Không thiếu gì người đã không chịu nỗi những thử thách khắc nghiệt đó nên đã đánh mất lương tri của một con người, để làm ăng ten quên đi tình nghĩa huynh đệ chi binh ngày xưa tố cáo người đồng tù, đồng đội với quản giáo những “vi phạm nội quy”của họ như: nói xấu chế độ mới, kể chuyện cũ, nói tiếng nước ngoài, chây lười lao động...
Ở đây
là đồng cỏ nối tiếp với rừng cây nên trại chia khối của chúng tôi thành các đội như sau: đội đi rừng, đội mộc, đội xây nhà và đội cải thiện. Mỗi buổi sáng, sau khi ăn một chén cháo loảng, các đội tập hợp ngoài sân để nghe quản giáo phân công tác. Đội đi rừng đi lấy tranh hay chặt cây. Sau khi cán bộ ra chỉ tiêu, đội trưởng phân công tác ngượi đi lấy tranh, người đi chặt cột, ruôi, mè...Nếu cột to thì hai người khiêng một cột, còn ruôi và mè thì mỗi người một bó. Đội mộc, đội xây nhà và đội cải thiện thì làm việc tại trại. Đội mộc đục đẽo, cưa cắt các khúc cây thành cột, kèo. Đội xây nhà thì đánh tranh thành tấm, dựng cột, ráp sườn nhà và lợp mái tranh. Đội cải thiện thì lrồng rau và gánh phân lấy từ các hố xí để tưới rau.
Tôi và Thượng, một dược sĩ thường được
cắt đi chung để chặt cây lớn làm cột. Nhiều hôm, chặt xong cây và lóc hết vỏ cây tôi và Thượng đến tắm ở cái hồ nước ở ranh đồng cỏ và cánh rừng , dường như đó là di tích của một hố bom do máy bay B52 tạo ra. Đôi khi đang vẫy vùng trong nước, chúng tôi nghỉ tới việc trốn trại.nhưng nhớ đến thú dữ trong rừng hay những người dân trong vùng, trước đây nằm trong vòng kiểm soát của bọn du kích địa phương chúng tôi đành chùn bước. Thượng trước đây được
làm ở trạm xá nhưng có một lần cải nhau với một tên “hộ lý” (y tá) về cách kê thuốc cho bệnh nhân nên anh bị đưa ra lao động.
Sau hơn một năm cách ly tù cải tạo và gia đình, trại cải tạo Ka Tum cho phép người nhà lên thăm nuôi tù nhân. Lần đầu tiên tôi gặp lại vợ con tôi sau hơn một năm xa cách. Khi tôi đi trình diện “học tập cải tạo”: thì con tôi còn ở trong bụng mẹ, ngày vợ tôi đi thăm nuôi tôi nó đẫ biết đi lẩm chẩm. Tôi phải đi bộ hơn 5 cây số từ trại ra Bổ Túc, địa điểm thăm nuôi. Gia đình tôi được ở trong một cái lều riêng để trò chuyện. Tôi kể chuyện nhục nhằn trong kiếp tù cải tạo mà chỉ cần nhìn qua dáng vóc gầy gò của tôi thì vợ tôi đã hiểu. Vợ tôi kể chuyện thay đổi của xã hội bên ngoài. Còn con tôi chỉ biết ngơ ngác nhìn người đàn ông chưa hề gặp.
Vì thiếu thốn đủ thứ trong trại tù nên khi tôi viết thơ về gia đình, tôi xin: đường,
bột
ngọt, đậu, thịt chà bông, nếp, kẹo, bánh, lạp xưởng...nên Hiếu, thằng em tôi đã gánh hai cái ba lô nặng trĩu thức ăn theo chị dâu lên cho tôi. Ba tôi khi đọc thơ tôi nói với vợ tôi: “bộ chồng con tính mở tiệm tạp hóa ở trong trại hay sao”. Đồ tiếp tế nặng quá, tôi không thể mang về trại một lần nên dùng cách sau: tôi mang túi đồ thứ nhứt đi một khoảng rồi bỏ xuống, đi trở lại mang túi thứ hai và tiếp tục như thế cho chặng kế tiếp. Do đó khoảng đường
hơn
5km từ Bổ Túc về trại biến thành hơn 15 km. Khi về gần tới trại thì tôi gặp Vui đốt đuốc đi tìm tôi vì trời đã quá khuya mà Vui chưa thấy tôi về tới trại.
Như thông lệ, khi một người được
thăm
nuôi
thì anh
ta sẽ dành phần cơm của mình cho những người trong A của mình chia nhau hưởng. Trong A tôi có ông Hai, một thiếu úy già là “con bà phước” nên tôi và những người được
thăm
nuôi
khác
thường
chia sẻ thức ăn cho ông.
Tôi và Vui ở cùng một A nên khi nào được
người
nhà tiếp tế chúng tôi thường “cải thiện” (nấu ăn thêm) một vài món như cháo, chè để “bồi dưỡng” (bồi bổ sức khỏe) ở trong cái lều nhỏ làm nhà bếp phụ của A phía sau buồng ngủ., Trong khi chúng tôi nói chuyện, thỉnh thoảng bắt gặp anh thiếu úy không quân người Quảng Nam thường len lén áp tai sát vách lều nghe ngóng câu chuyện của chúng tôi. Hắn là “trật tự” của khối tức là người theo dõi các bạn đồng tù để báo cáo cho quản giáo những vi phạm nội quy của họ.
Trong A tôi có một thiếu úy có cùng tên Ân với tôi cũng là người Quảng Nam ở trong đội rau xanh, rất thân với anh A trưởng. Mỗi lần, trại giết heo cho tù mỗi người được
một
cục
nhỏ.
Người
phụ trách chia cơm hôm đó cho mọi người bắt thăm khi chia thịt. Ai cũng muốn được
cục
thịt
nạc,
Nhưng Ân lại thích ăn mỡ, nên lần nào được
cục
thịt
nạc Ân đổi lấy cục thịt mỡ của người khác.
Lần thăm nuôi thứ hai của tôi, vợ tôi đi chung với vợ Nghiêm Dũng vì tôi và Dũng nằm trong danh sách thăm nuôi cùng ngày. Khi vào lều nói chuyện, vợ tôi kể chuyến hành trình gian nan của mẹ con nàng từ Sài Gòn lên Bổ Túc. Nàng đã phải đi xe hơi chạy bằng than đá và vì ngối phía sau nên phải chịu sức nóng và khói phát ra từ bình than khổng lồ phía sau xe. Rồi mẹ con nàng phải trải chiếu năm dưới đất trong nhà dân, được
biến
thành
nhà trọ để qua đêm...Nghe nàng kể, tôi thương cảm thân phận người vợ của những người ở “bên thua cuộc”. Thằng con trai tôi đã lớn thêm một chút, đi chạy vững vàng nhưng vẫn ngơ ngác nhìn tôi như người xa lạ.
Rút kinh nghiệm lần thăm nuôi đầu, lần này tôi và Dũng “hợp đồng tác chiến” dùng một cây đòn để hai người cùng gánh ở hai đầu tát cả các túi quà nên không phải mất gấp ba lần khoảng đường
như tôi lần trước.
Một lần nhân dịp có trận đá banh giữa hai khối, tôi có dịp đí sang sân đá banh của một khồi khác, tình cờ gặp bác sĩ Toán đang vừa ngồi xem đá banh vừa hút thuốc lào. Toán ở trong xóm Hòa Bình, khu chùa Hòa Hiệp Tự, đường Đỗ Thanh Nhơn, quận 4. Anh nổi tiếng học giỏi trong vùng, Anh là bác sĩ bị trưng tập vào quân y, mang cấp bực trung úy. Khi tôi hỏi anh ở đội nào trong khối của anh thì anh trả lời anh được
cắt
cử đi chăn con trâu của khối anh. Tôi chua xót cho một tài năng bị phí phạm, trong khi một bác sĩ có khả năng cứu sống nhiều mạng người không được
sử dụng thì ở trạm xá (trạm y tế) mỗi khi có người bi đau ruột dư, mấy ông “bác sĩ giải phóng” ra lệnh tù cải tạo đóng sẵn một cái quan tài cho bệnh nhân để dùng khi ca mỗ thất bại.
Một ngày chủ nhựt cuối năm, mọi người được
nghỉ lao động. Tôi đang ngồi viết thơ cho gia đình thì có một tiếng nổ long trời vang ra hướng lò rèn. Vui, bạn tôi ở trong tổ lò rèn. Lo lắng không biết Vui có bị gì không nên tôi chạy lên lò rèn. Tới nơi một cảnh tượng khủng khiếp hiện ra trước mắt tôi. Vài người nằm sóng soài trên nền đất trong vũng máu. Có người thân thể không còn nguyên vẹn. Tôi cố nhận diện xem có Vui trong số nạn nhân đó không. Thình lình sau lưng tôi có tiếng của Vui:” Ân ơi mình may quá, hôm nay nghỉ, mình không lên lò rèn.”
Sau đó tôi được
biết,
anh tổ trưởng lò rèn là một sĩ quan công binh, nhân ngày nghỉ anh đem những quả đạn đại bác bị lép đem về cùng một số bạn cùng tổ cưa ra để lấy thuốc nổ làm pháo đốt chơi trong dịp Tết sắp đến. Hậu quả: nhiều người thương vong.
Lần đầu tiên trong gần hai năm, chúng tôi được
chuyển
trại
giữa
ban ngày,
Và một điểm khác nữa là chúng tôi được
giao cho công
an” quản lý” (giam giữ.), Thành thật mà nói, dưới sự quản lý của bộ đội, chúng tôi không thấy quá khắc nghiệt vì họ cho chúng tôi thông thả đi lại. Nhưng khi chúng tôi rơi vào tay công an thì chúng tôi ý thức rõ thân phận tù của mình.
Nơi giam giữ mới của chúng tôi là Căn Cứ 6, Hàm Tân thuộc tỉnh Thuận Hải (hai tỉnh Bình Tuy và Bình Thuận nhập lại)., Đây là căn cứ pháo binh thứ 6 của sư đoàn 18 QLVNCH
trước đó. Vùng này thường được
gọi
là Rừng Lá vì ở đây cây lá buông hay lá cọ mọc tràn lan.
Khi đoàn xe qua khỏi cổng vào bên trong, chúng tôi trông thấy nhũng dãy nhà dài vách gố,mái tôn nằm song song. Thì ra công an đã cất sẵn những dãy nhà tù để cho chúng tôi ở. Mọi người tỏ ra bi quan: ngày về còn xa.
Mọi người xuống xe và tập họp giữa sân. Tôi nhìn thấy số sĩ quan biệt phái giáo chức như tôi trở lại khá đông. Ngoài ra qua những câu chuyện trao đổi với những bạn đồng tù mới, tôi biết nhóm chúng tôi được
nhập
với
các
sĩ quan
cảnh
sát
và nhân viên tình báo ở trại Suối Máu, Biên Hòa chuyển về.
Sau khi “biên chế” (phân bổ) tù thành những đơn vị K, B, A và mối B được
dắt
vào
một
căn
nhà dài. Trong nhà hai bên là hai dãy sạp làm chỗ ngủ cho tù, cuối nhà là cầu tiêu. Ngay buổi tối đầu tiên, sau khi điểm danh bọn tù trong B tôi phải vào nhà dài để ngủ và cán bộ quản giáo khóa cửa ngoài. Tôi nghỉ, nếu ban đêm xảy ra hỏa hoạn thì bọn tù trong B tôi sẽ thành heo quay hết. Bọn công an coi tù xem tánh mạng của tù rẻ mạt.
Sáng hôm sau, trại lai biên chế một lần nữa thành các tổ lao động. Tôi được
biên
chế vào tổ mộc và được
cử làm tổ phó. Công việc của tôi là giữ các dụng cụ mộc và khi tới nơi làm việc thì đo vẽ những mãnh gỗ để người khác cưa và ráp lại thành máng heo. Kể ra tôi cũng đươic nhàn nhã với công việc đó. Tổ trưởng tổ mộc của tôi là một anh nhân viên của phủ đặc ủy tình báo. Anh này là người ít học và tính nết nhỏ mọn, Về sau, khi tôi được
thả về tôi gặp một vài người bạn đồng tù được
thả sau
tôi
cho biết,
anh tổ trưởng mộc của tôi về sau được
trại
cử làm trưởng trại cưa máy và anh bị tại nạn lao động nên mất một cánh tay.
Tôi và Vân ăn chung, nhờ Vân nấu ăn khéo nên tôi có những bữa ăn ngon với những thứ gia đình gởi vào.
Mỗi tối sau khi bị lùa vào nhầ dài và bị khóa bên ngoài, trước khi đi ngủ nhà trưởng theo lệnh cán bộ cho một người đọc những tin tức trong báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng cho mọi người nghe. VÌ tôi có giọng tốt nên thường bị chỉ định đọc báo. Những bài báo sặc mùi tuyên truyền, láo khoét và nhàm chán với nhưng từ ngữ được
lặp đi, lặp lại làm cho mọi người rơi vào giấc ngủ sâu sau một ngày lao động vất vả trước khi tôi chấm dứt bài đọc.
Trong những hình phạt vì vi phạm nôi quy ở đây: đào gốc cây cọ là một hình phạt tù cải tạo sợ nhứt vì rễ cọ ăn rất sâu trong lòng đất. Tôi cũng một vài lần nếm mùi đau khổ với hình phạt này.
Ở đây,
trại
nằm
trên
tuyến đường
Phan Thiết-Sài Gòn nên chúng tôi được ăn cá ngừ thường xuyên. Cũng vì đó mà bệnh ghẻ xảy ra lan tràn. Mọi người trong trại đều dùng chung một giếng nước nên sự truyền nhiểm bùng phát rất mạnh. Tôi không tránh khỏi việc bị lây bệnh và rất khó chịu với những vết ghẻ lở, ngứa ngáy khắp người.
Tại đây, vợ con tôi có được
một
lần
thăm
nuôi
tôi.
Hôm đó tôi đang đo vẻ trên những tấm gỗ thì trông thấy vợ con vào, Chúng tôi không được
tiếp
xúc
nhau vì chưa đến giờ thăm nuôi. Vợ tôi chỉ tôi cho con tôi thấy và bảo con tôi gọi tôi vì lúc này nó đã biết nói bập bẹ. Tuy nhiên, miệng nó gọi “ba ơi” nhưng mắt nó nhìn quanh quất vì có biết ba nó là ai trong số những người tù đang làm việc.Nhìn qua hàng rào, có lẻ vợ tôi trông thấy cái quần tôi có những miếng vá không khéo tay nên nàng chảy nước mắt.
Một lát sau hết giờ lao động, tôi chạy vội về trại sửa soạn dung nhan để lên nhà thăm nuôi gặp vợ con.
Vừa ăn ngấu nghiến các bánh trái vợ đem lên, vừa nựng nịu thằng con tôi nghe vợ tôi kể chuyện sinh hoạt của nàng trong những tháng ngày không có tôi. Càng nghe tôi càng thương cảm cho nỗi nhọc nhằn của một thiếu phụ trẻ phải gánh trách nhiệm cây cột chính của gia đình. Nàng phải buôn tảo bán tần để lo cho con và nuôi chồng. Vợ tôi kể khi đám đàn bà vào cỗng để thăm nuôi người thân thì bọn công an gác cỗng xì xào: “sao vợ của bọn sĩ quan ngụy đi cải tạo người nào cũng đẹp”
Một hôm, một số tù cải tạo chúng tôi được đưa lên xe đi lao động ‘đột xuất” (bất ngờ, không dự tính trước} ở Ngả Ba Ông Đồn. Tại đây chúng tôi phụ trách xuống cát và đá xanh từ trên những xe vận tại. Hình như trại sắp xây dựng những nhà giam mới. Tại đây, lần đầu tiên chúng tôi gặp hai loại tù mới: tù phục quốc và tù vượt biên. Qua tìm hiểu tôi được
biết
tù phục quốc là những người bị bắt vì tham gia những tổ chức có vũ khí chống lại nhà cầm quyền cộng sản. Năm 1975 khi còn ở trại Long Khánh qua loa của trại truyền tin từ đài phát thanh “Sài Gòn Giải Phóng”: tin các vị linh mục ở nhà thơ Vinh Sơn cùng một số quân nhân của QLVNCH nổi lên chống đối Cộng Sản bằng vũ khí. Tuy không thành công nhưng tên tuổi vủa những người anh hùng đó đã đi vào lịch sử. Tôi đã không cầm được
nước
mặt
khi hay tin họ bị bắt và đem ra xử với nhiều bản án tử hình. Còn tù vượt biên thì tôi được
giả thích là những ngườ trốn ra khỏi nước hoặc bằng đường
bô qua
ngỏ Cao
Miên
hay đường
biển
qua Biển Đông và không may bị bắt lại.
Một buổi sáng, khi tù các nhà tập họp ngoài sân thì tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều cán bộ công an xuất hiện trước chúng tôi. Khi hàng ngũ tù nhân đã ổn định thì cán bộ trại trưởng, một ông già khoảng 60 tuổi, cho chúng tôi biết hôm nay có một loạt biên chế mới, một đồng chí công an sẽ đọc tên những người sẽ được
chuyển
qua nhà mới. Tôi có linh cảm những người được đọc tên sẽ được
thả về. Trong số những người được đọc tên có Nghiêm Dũng, Vui và Vân nhưng không có tên tôi. Khi những người có tên trở về chỗ ở lấy đồ đạc đem qua chỗ mới, tôi nhờ ba người bạn đồng tù thân thiết chuyển lời nhắn của tôi về cho vợ tôi một khi được
ra khỏi
trại.
Ngày hôm sau, những người được
gọi
tên
hôm
qua từ nhà dài mới trú ngụ hôm qua, khăn gói ra tập hợp ngoài sân. Sau khi cán bộ công an điểm danh xong, họ đứng lên và được
cán
bộ công an dẫn ra cổng trước đôi mắt thèm thuồng của những người tù còn lại. Ít lâu sau tôi nhận đượ thơ vợ tôi cho hay, Dũng, Vân và Vui có ghé nhà gởi lời nhắn tin của tôi đến nàng. Vợ tôi cho hay ba người bạn của tôi được
thả về đã được
cho dạy
học
lại
vì các trường học đang thiếu thầy giáo. Nàng nói hy vọng tôi sẽ được
thả ra
một
ngày
không
xa với
lý do
tương
tự..
Thật vậy, đầu tháng 9 năm đó tôi được
thả ra
sau hai năm
ba tháng
trải
qua bốn
trại
tập
trung cải
tạo.