Chương 7- Cuộc đổi đời: 11 năm ở lại Việt Nam sau ngày 30
tháng 4 năm 1975
Ngày 1 tháng 5
năm 1975, một ngày sau khi Chánh
Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam làm chủ Sài G̣n
th́ Ủy ban Quân Quản Sài G̣n Gia Định
kêu gọi các công chức chế độ cũ đến tŕnh diện tại nhiệm sở của ḿnh. Tôi đến
Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng với tâm trạng hoang mang cũng như các đồng nghiệp khác. Thật giống như hai câu
thơ Kiều:
Bó thân về với triều đ́nh,
Hàng thần lơ láo
phận ḿnh ra đâu?
Không thấy các giáo sư của
phái bộ văn hóa Pháp đến
tŕnh diện, th́ ra họ là công dân Pháp đâu
có bị ràng buộc bởi nhũng quy định dành cho công chức người
Việt như chúng tôi. Mọi người tập
trung trong pḥng giáo sư, có
cả hai anh chị lao công
trong trường
tham dự. Không
khí thật nặng nề. Có một người đàn ông và một người đàn bà lạ mặt mặc đồ bộ đội
ngồi ở bàn chủ tọa. Họ tự giới thiệu là người
của cách mạng đến tiếp
quản trường . Sau một hồi nói về chính sách của Chánh Phủ Cách Mạng, họ phân công cho mọi
người. Chị Bùi Thị Mạnh, giáo sư Triết,
em của bà Bùi Thị Mè, thứ trường trong Chánh Phủ Cách Mạng làm trưởng ban điều hành trường thay anh Lâm Vơ Quỳnh , anh này được
giao phụ trách
ban đời
sống (như ban tiếp
liệu), tất cả giáo sư được gọi lại là giáo viên.
Trong hệ thống giáo đục
trước đây của miền Nam th́ chỉ có người dạy
tiểu học được
gọi là giáo viên (instituteur), c̣n những
người
dạy bậc trung học, cao đẳng
và đại
học đều được gọi là giáo sư (professeur). Dĩ nhiên
ai nấy đều cảm
thấy hơi buồn ḷng.
Hai cán bộ tiếp quản cho biết ngày hôm nay
là ngày lễ Lao Động, ngày lễ lớn nhứt đối
với hai giai cấp công, nông
nên nhà trường
có tổ chức một cuộc biểu t́nh và diễu hành (diễn hành) quanh
khu phố . Các
giáo viên của trường phải tham gia để xiễn dương ư
nghĩa của
ngày lễ và đồng thời vận động một
số dân (đa số là
thương, phế binh
VNCH) đang trú
ngụ trong những căn cḥi
bên lề đường phía sau trường về quê lao động.
Những ngày sau, chúng tôi đến
trường
làm những việc như nhặt
rác, quét dọn..với áo sơ mi bỏ ngoài
quần, chân mang
dép đối
với nam giáo viên, c̣n nữ giáo
viên th́ quần đen, áo bà ba. Chị Mạnh ngày trước thuộc đợt
sống mới, áo dài màu
hay bông, tay raglan, đi
xe hơi dạy học. Nay th́ chị cũng mặc
áo bà ba, quần đen đi xe đạp. Nghe nói chồng chị là bác sĩ Trâm được Ủy Ban Quân Quản cử làm giám đốc
bệnh viện Nhi Đồng.
Chị Mạnh cho tất cả giáo viên
làm một bản khai lư lịch. Khi đọc bản
khai của tôi chị nói: "ngạch
trật của anh là giáo sư trung học đệ nhị cấp thượng hạng
hạng tư à? Sao
anh dạy học có mười
năm mà lên nhanh vậy. Tôi mới có hạng ba". Tôi
nhủ thầm: "Chị ơi, nay đổi đời rồi,
bây giờ chị là xếp của tôi".
Ngày 23 tháng 6
năm 1975, các sĩ
quan VNCH ở Sài G̣n từ thiếu úy đến đại úy phải tŕnh diện đi học tập
cải tạo và được hướng dẫn
bằng thông báo trên đài
phát thanh cũng như các
loa ở phường là phải mang giấy bút, quần áo, vật dụng cá nhân, lương thực đủ dùng trong 10
ngày. Các sĩ quan cấp
tá và tướng được hướng dẫn
mang đồ dùng
cho một tháng. Ai
nấy tin tưởng
rằng ḿnh sẽ đi học tập
một thời gian ngắn rồi được trả về gia đ́nh v́ trước
dó các hạ sĩ quan và binh lính chỉ học tập trung cải tạo có 3 ngày tại chỗ,
Buổi chiều hôm đó vợ tôi chở tôi bằng xe Honda vào
tŕnh diện ở trường
Pétrus Kư với những thứ lỉnh kỉnh dự trù cho 10 ngày. Khi từ giả chúng tôi hẹn gặp lại trong hơn một tuần
nửa. Những người đi tŕnh diện học tập được cho vào các lớp học chọn một chỗ để nghỉ ngơi. Lát sau có xe của
nhà hàng Đồng
Khánh đến đem cơm chiều cho chúng tôi. Ai nấy đều
hân hoan v́ đi học
tập mà được ăn nhà hàng và tin rằng sáng mai sẽ bắt đầu
học tập tại đây. Đêm hôm đó trời mưa tầm
tả như báo
hiệu một ngày mai vô định.
Hai ngày ở tại trường Pétrus Kư tôi không
thấy ǵ thay đổi : chúng tôi vẫn ngồi tụ tập tán gẫu và chờ đợi giờ cơm. Có người
bạo dạn đến hỏi
thăm các
anh bộ đôi canh gác trong trường
th́ các anh ấy chỉ lắc đầu trả lời là không biết ǵ.
Đêm
thứ ba, chúng
tôi nghe tiếng xe hơi rầm rập ngoài cổng. Một lát sau các anh bộ đội
vào từng pḥng gọi tên từng người rồi
dẫn ra xe molotova phủ bạt bít bùng. Đoàn xe di
chuyển qua các đường trong thành phố và đi về hướng nào chúng tôi không biết. Không ai dám dở bạt xem ḿmh bị chở đi đâu
v́ có hai anh bộ đội mang AK ngồi đàng sau. Độ hai tiếng sau, có anh ngồi cạnh tôi bạo dạn dở hé tấm bạt lên, tôi nh́n
qua trông thấy trời đang tờ mờ sáng và xe đang
chạy ngang một sạp báo có hai cô gái mặc đồ bộ đang nói
chuyện với nhau. Anh này nói khẻ với tôi: Tây Ninh. Thật
vậy chúng tôi được
chở tới phi trường
Trảng Lớn, Tây Ninh.
Rồi qua hai năm
ba tháng tôi trải qua nhiều trại cải tạo: Trảng Lớn, Long Khánh,
Ka Tum và cuối cùng là Hàm
Tân trước
khi được
thả ra.
Đầu
tháng 9 năm 1977, trong trại
học tập chúng tôi có
một số sĩ quan biệt phái gốc giáo chức được thả ra trong đó
có anh Nghiêm Dũng cùng ở quận 4 với tôi, anh Vân người
nấu ăn chung với
tôi trong trại . Tôi nghe
nói giáo chức được thả về sớm và được
cho dạy học lại v́ các trường học
thiếu thầy giáo. Trước đó cũng có
một số bác sĩ được thả về làm việc trong các bệnh viện. V́ vậy tôi hy vọng ḿnh cũng sắp
sửa được
thả ra.
Vài tuần sau, tôi và một số người
khác được
thả. Chúng
tôi ra khỏi cổng trại và băng qua quốc lộ vào một xóm nhà đối diện
với trại . Chúng
tôi vào một quán ăn làm một chầu no bụng
và khoái khẩu để bù lại những ngày thiếu thốn trong trại. Xong, chúng tôi đón xe đ̣ về Sài G̣n. Những người khách trên xe nhận ra ngay chúng tôi là những
người đi học tập
cải tạo vừa được
thả về. Tôi xuống xe trên đường Trần Quốc Toản và gọi xe xích lô
máy về nhà ở quận 4.
Tôi về đến
nhà trong sự vui mừng bất ngờ của gia đ́nh, nhứt là vợ tôi. Nàng đă
dẫn con tôi đi thăm nuôi
và gặp tôi ở trại Katum và trại Hàm Tân, nhưng lần
này nàng mới tin rằng lần gặp gở này sẽ không c̣n phải bịn rịn chia tay nữa. Và thằng con chưa đầy hai tuổi của tôi sẽ biết rơ người cha của nó là ai không như
trong những lần đi thăm nuôi, miệng nó kêu ba ơi nhưng không
biết ba nó là ai
trong số những người
học tập cải tạo chung quanh
nó.
Công việc đầu
tiên tôi phải làm là đi tŕnh diện công an khu
vực ở khu phố tôi. Sau đó,
quận có một buổi tâp trung các
người
vừa được
thả ra từ trại cải tạo để nói chuyện tại rạp Nam Tiến. Chúng
tôi rất lạc quan khi nghe cán bộ thuyết tŕnh viên nhấn mạnh trong bài nói chuyện:
"chúng tôi là những người chỉ biết đi chiến đấu không có tŕnh độ văn hóa, kỷ thuật, khoa học như các anh v́ vậy chính những người
có tŕnh độ như các anh sẽ là những người
cần thiết để xây dựng đất
nước sau này".
Vài ngày sau,
thành phố tổ chức một lớp học tập chính trị cho các giáo chức
là sĩ quan biệt
phái tại trường Taberd, đường Gia Long. Giám đốc Sở Giáo
Dục Thành Phố là Phạm Chánh Trực, sinh viên trường Đại Học
Khoa Học Sài G̣n,
thoát ly theo Mặt Trận Giải Phóng năm 1968. Anh là người chủ tŕ
khóa học. Các học viên được
chia thành từng tổ. Tôi ở chung tổ với anh Phan Bửu Giá, trước
75 là hiệu trưởng trung học Giồng Trôm, Bến Tre. Sau những bài giảng chính trị do cán bộ Sở Giáo dục phụ trách, mỗi tổ chúng tôi
thảo luận. Cuối cùng , mỗi người
trong tổ làm bài
thu họach và đọc lên cho tất cả người trong tổ nghe. Anh cán bộ phụ trách ngày thu hoạch
lắng tai nghe tôi đọc
bài thu hoạch và nói
tôi đưa cho anh bài
thu hoạch của tôi. Phan Bữu Giá nói nhỏ với tôi:"Bài
thu hoạch của mày viết hay quá, cán
bộ chịu rồi đó."
Măn khóa học chính trị, tôi về pḥng Giáo Dục Quận 4 th́ anh Hồ Hữu Tâm, bạn của tôi từ trước 75, đang làm cán bộ ở đó dẫn tôi đến
trường
Nguyễn Trăi giới thiệu tôi với anh Hải, hiệu trưởng ở đó. Thế là tôi trở thành
"giáo viên" trường
nguyễn Trăi kể từ đó.
Tôi về dạy trường Nguyễn Trăi từ niên khóa
1977-1978, lúc đó anh Hải là hiệu trưởng, anh là Hứa Doanh Trung là hiệu
phó học vụ, anh Phạm
Văn Mạnh là hiệu phó lao động,
anh Xương cũng là
hiệu phó nhưng phụ trách công tác ǵ tôi đă quên. Anh Mạnh thấy tôi c̣n trẻ nên mời tôi vào ban lao động
của anh. Thế là ngoài
giờ dạy học , thỉnh thoảng tôi dẫn học sinh đi làm lao động
trong sân trường:
lót gạch những chỗ ngập nước,
lượm rác, quét dọn...những việc trước
1975 là của lao công trường. Lao công trường là chú Bảy và chị Bé, bây
giờ được gọi là bảo vệ. Trường
có ban đời
sống do một giáo viên phụ trách để lo
mua nhu yếu phẩm: thịt, đường, bột ngọt,thuốc lá, vải
vóc, ...về phân phối cho giáo viên. Đến
ngày phân phối nhu yếu phẩm th́ trường trở thành cái chợ để mọi người đến mua hàng. Việc này chưa bao giờ có
trong trường
học ở miền nam trước
năm 1975. Ngày đó lương giáo
sư dư dă, ai muốn mua sắm ǵ th́ cứ ra các cửa hàng bên
ngoài. Bây giờ lương giáo viên khi bắt đầu
vào biên chế chỉ có 60 đồng
nếu ra ngoài mua hàng th́ chẳng đủ dùng cho bản thân, nói chi đến
gia đ́nh. Trước khi đi học tập
vợ tôi có bầu đứa con trai, khi về th́ nàng sinh thêm cho tôi một đứa con gái nữa. Cả nhà 4 người sống
với số lương đó thật là chật vật.
C̣n nhớ một đêm tôi đang dạy
học lớp bổ túc văn hóa ở trường
Nguyễn Trăi th́ thằng em vợ chạy vào trường báo
tin vợ tôi đă chuyển bụng, người
nhà đă đưa nàng vô nhà bảo sanh Bích Liên ở đường Bến Vân Đồn
, hẻm Chủ Phước
gần Cầu Chông. Tôi
lật đật
cho học sinh nghỉ học và chay lên
nhà bảo sanh. Đang ngồi chờ bên ngoài không bao lâu th́ cô mụ bước
ra cho biết vợ tôi đă sanh. Nh́n
thấy tôi đang hồi họp
chờ đợi để biết vợ tôi sanh
con trai hay con gái, cô mụ cười nói"ông đừng lo nữa, bà ấy sanh con
gái". Thật t́nh đang mong muốn có một đứa
con gái cho cân bằng v́ nếu có thêm một thằng con trai nữa th́ chúng quậy chịu sao nỗi. Sáng hôm sau tôi ra chợ Hăng
Phân gần nhà bảo sanh Bích Liên để mua
một cái núm vú cao su cho con gái tôi lại nhằm gian hàng của một em học sinh nữ của trường. Em
hỏi tôi" thầy mua núm vú
làm ǵ?" làm tôi ngượng
chín cả người.
Đầu
năm 1979 , sau khi bộ đội Việt
Nam đă chiếm đóng toàn bộ Kampuchia (Cao Miên) đuổi
quân Khmer Đỏ vào
rừng, Một buổi sáng, tất cả giáo viên chúng tôi được
triệu tập vào trường
Nguyễn Thị Minh Khai (nữ trung học Gia Long cũ) để học tập chính trị. Chúng tôi ngỡ ngàng
khi chủ đề khóa học này là để chống "bọn bành trướng" Bắc Kinh. Từ trước tôi biết chính Liên Xô và Trung Quốc đă giúp đỡ cho
miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam đến
thắng lợi năm 1975. Bây giờ tại sao lại có việc chống Trung Quốc?
Ngày 17 tháng 2
năm 1979, Trung Quốc xua quân đánh vào các tỉnh phía bắc Việt Nam và Đặng Tiểu B́nh tuyên bố là cho Việt Nam một bài học. Đó là bài học tại sao Việt Nam dám xâm chiếm Kampuchia.Gần một tháng sau
quân Trung Quốc mới rút về nước sau khi tàn phá một số thành phố, thị trấn gần biên giới và sát hại nhiều người
dân Việt Nam vô tội. Thương vong cả hai
phía lên tới vài chục ngàn người.
Giáo viên và học sinh trường
Nguyễn Trăi được lệnh xuống Nhà Bè đào đất để làm những ổ pḥng thủ. Anh Mạnh và tôi trong
ban lao động
phải "động viên" các em tích cực đào đất. Người ta đề pḥng chiến hạm Trung Quốc theo ḍng ḶngTào tiến
vào Sài G̣n. Chuyện này không bao
giờ xảy ra, duy thầy tṛ chúng tôi
khi đi th́
quần áo sạch sẽ, khi về th́ quần áo lấm lem bùn śnh.
Về sau, anh Hải đổi đi nơi khác, chị Mai sau khi nghỉ hộ sản về thay thế làm hiệu trưởng,
anh Xương v́
là người
gốc Hoa nên không c̣n làm hiệu
phó và chị Lịch về thay. Thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đ́nh tôi, chị Mai cho vợ tôi vào trường
làm ở căn tin như một nhân viên ngoài biên
chế để kiếm thêm thu nhập. Tôi
cũng bắt đầu mở các
lớp ở nhà dạy thêm từ luyên thi
vào lớp 10, tốt nghiệp phổ thông cho đến
luyện thi vào đại học. Tôi
mời thêm anh Phan Văn Phùng
dạy toán, anh Tôn Thất Chứng dạy hóa, Trần Xuân Hải dạy lư, Nghiêm Dũng dạy
văn phụ giúp tôi. Anh công an khu vực đến
nhà tôi hỏi tôi dạy học có giấy phép không, tôi trả lời là tôi chỉ "phụ đạo"
(dạy kèm) cho các
em học yếu. Như vậy
anh ta không có lư do ǵ để làm
khó dễ tôi.
Một điều
lư thú ở trường Nguyễn Trăi là tôi gặp lại rất nhiều bạn đồng nghiệp là đồng môn toán
của tôi : Huỳnh Hoa, sau làm
hiệu trưởng; Nguyễn Thanh Bá, hiện ở quận 7, Sài G̣n;
Nguyễn Văn Hồng, đă mất; Trương Đức Ḥa, nay ở hẻm Chủ Phước,
Bến Vân Đồn,
quận 4: Bùi Quốc Vượng nay ở hải ngoại. Cũng tại
trường
Nguyễn Trăi tôi gặp lại một số đồng nghiệp quen biết hay từng dạy chung ở một trường khác trước dó như anh Hùynh Thành Tâm tức nhà văn Huỳnh Phan Anh, em rễ của bạn tôi, nay ở Mỹ: chị Nguyễn Mộng Thúy, dạy chung với tôi tại Trà Vinh hiện cũng ở Mỹ, tôi có gặp chị trong dịp dự Đại
Hội Nguyễn Trăi ở nam Cali năm 2011; anh Đoàn
Viết Biên, từng dạy chung với tôi ở Trà Vinh
và Biên Ḥa; Mai Khắc Bích, dạy chung ở một số trường tư
Sài G̣n trước
năm 1975, nay đă mất.
Đa
số giáo viên dạy cùng thời với tôi ở trường
Nguyễn Trăi đều được đào tạo trong miền Nam trừ một số ít gọi là giáo viên chi viện đến từ miền Bắc như chị Mai, chị Lịch, cô Thục, anh Bảy...Những người
kỳ cựu xuất thân từ đại học
sư phạm Sài G̣n trước năm
1975 ngoài những người tôi quen biết kể trên, tôi
c̣n nhớ có anh
Trung, anh Mạnh, anh Can,
anh Chung, anh Bích, anh Cẩm, anh Chứng, anh Phùng, anh Khoan, anh Ung Thành Hải, anh Phạm Gia Tuyên,
anh Vũ Tuyên, anh
Hiệu, anh Lê Triều Vinh, anh Ngạc, anh Trần Thuần, anh Đoàn, anh Tám....và các chi như
chị Bích Hà, tôi cũng
gặp ở Mỹ năm 2011, chị Diệu Tố, chị Thủy (vợ anh Bá), chị Vinh, chị Minh Châu...C̣n nhân viên văn
pḥng tôi c̣n nhớ chị Cúc làm ở thư viện, chị Sen thư kư;
tôi cũng gặp
hai chị này ở Cali, chị Lệ, anh Châu nay đă
mất. Tôi cũng nhớ cô
Thắng dạy nữ công; anh
Vinh, anh Phong và cô Phượng
dạy thể dục; anh Vinh ở Mỹ nay đă mất. Ngoài ra về sau có một số thầy cô giáo trẻ về trường
như Trần
Xuân Hải, Chí, Quân,
cô Lan...
Năm 1979, sau việc Trung Quốc phát động
chiến tranh chống Việt Nam, chính
quyền ban lệnh tổng động viên thanh niên từ 18 đến
35. Tôi và anh Ngạc dạy sử địa là hai thầy giáo thuộc "đợt sống
cũ" nhưng c̣n trẻ phải ra đăng kư nghĩa vụ ở trường
Dân Cường.
Dĩ nhiên chúng tôi không được
"trúng tuyển" v́ là sĩ quan chế độ cũ.
Sau ngày 30
tháng 4 năm 1975, nhà
nước chủ trương hợp tác xă hóa các doanh
nghiệp tư nhân. Ba tôi dẹp bỏ bảng hiệu tiệm may Huỳnh Tân của ḿnh, kết hợp tiệm may Phước
Lợi ở ngoài đường Tôn Đản làm hợp tác xă may mặc. Từ một ông chủ ba tôi trở thành như một người
làm công, sáng tới nhà chú Phước Lợi
may cắt, trưa về nhà ăn cơm rồi trở ra tiếp tục. Ba tôi thấy mất th́ giờ mà thu nhập chẳng bao nhiêu
nên một thời gian sau ba tôi rút khỏi
hợp tác xă về nhà mở tiệm trở lại nhưng không đề bảng hiệu nữa. Các tiệm vàng KIm Hoa,
Kim Phát, Hữu Tín và Kim
Trang đóng cửa v́ không được
phép kinh doanh. Chú Hữu Tín bày bán
thuốc rê trước nhà.
Chị hiệu trưởng Mai lấy lư do vợ tôi không
phải là công nhân
viên của trường nên lấy căn tin lại
cho chị Bé phụ trách. Vợ tôi đặt một
cái bàn trước
cửa nhà ba tôi để bán
sinh tố. Lúc đó vợ chồng tôi ở nhà vợ tôi trong chợ Cầu Cống. Con gái tôi
mới được
bảy tám tháng tuổi nên vợ tôi để ở nhà nhờ một đứa
em vợ trông coi
giùm. Buổi tối, nếu không có giờ dạy bổ túc văn hóa,
tôi ra quán sinh tố phụ vợ tôi. Một đêm, khi về nhà và lên lầu chúng tôi hốt hoảng khi bắt gặp con gái
tôi đang ḅ
từ cửa pḥng ra gần tới cầu thang. Vợ tôi bồng con tôi lên và khóc ngất.
Chỉ một chút nữa th́ con tôi sẽ rơi xuống
cầu thang. Th́ ra d́ nó dỗ nó
ngủ trên giường xong th́ yên chí bỏ đi thâu
hụi. Con tôi thức giấc lăn té
xuống sàn và ḅ ra
cửa. May là chúng tôi về kịp. Vợ tôi quyết định
không bỏ con đi bán sinh tố nữa. Vợ tôi bày
bàn ghế trước cửa
nhà bán bia hơi. Chiều
nào vậy, sau
khi đi dạy
về tôi và Trần Xuân Hải cũng làm
vài ly ở quán bia mini
trước
cửa nhà tôi.
Ít lâu sau mẹ vợ tôi nảy ra sáng kiến mở một quán nhậu. Chúng tôi đồng
ư v́ má vợ tôi nấu ăn rất
ngon. Tôi mướn
sân nhà cô Gái, trước
75 cha mẹ cô mở vựa bán cây ở đường
Tôn Đản,
khu vực phường 14. Buổi sáng vợ tôi đi chợ Bến Thành mua các thứ cần thiết về cho mẹ vợ tôi chuẩn bị. Buổi chiều, quán mở cửa, mẹ vợ tôi là đầu
bếp chính, vợ tôi phụ bếp c̣n tôi làm
người
chạy bàn và tính
tiền. Dần dần quán
tôi đông khách, tôi
phải mướn thêm người phụ. Đối diện
quán nhậu của tôi là quán nhậu của ông Lâm Tồn, ông ta là một thầy đờn có tiếng trong giới cải lương. Sau này
má vợ tôi đi buôn hàng ở tỉnh nên vợ tôi trở thành đầu
bếp chính của quán.
Gần Tết năm đó, cô Gái đ̣i tăng tiền
mướn chỗ và
không cho chúng tôi bán trong những
ngày Tết. Do đó, sau Tết tôi mướn sân nhà của ông Bốn đối diện
phường đội phường
10 để mở quán. Ông Bốn
là người
Bắc di cư, có
một đời
vợ trước
ngoài Bắc, vào Nam ông
lấy một người vợ trong
này và có một con gái. Tại chỗ mới này, khách quá đông
nên chúng tôi phải mướn thêm vài người để phụ việc trong số đó có bà Lũy, mà khách quen trong vùng thường
gọi là Mai Lệ Huyền. Ngày nay, bà ấy
mắc bệnh tâm thần, năm ngủ lang thang
ngoài đường;
lần nào về Việt Nam vợ tôi thường cho tiền bà mặc dù bà ấy không c̣n nhận ra chúng tôi
nữa. Ngoài ra chúng tôi c̣n mướn
chị em con
Gái Xẩm và thằng Thung phụ việc cho chúng tôi. Khi mẹ con
Gái Xẩm gả nó lấy chồng, nghe nói nó không cho chồng
nó ngủ chung mà đạp thằng
này xuống giường. C̣n thằng Thung về sau thành
bê đê.
Quán tôi có một món đặc
sản: chim sẻ rô
ti, ăn rất
ḍn và béo. Tôi nghĩ ra ḿnh
nên đặt
tên quán là Chim Sẻ. Đúng là một cái tên định mệnh:
quán tôi dời đổi từ chỗ này đến
chỗ khác như con chim sẻ nay đậu cành này, mai đậu cành kia. Từ đường
Tôn Đản đến đường Đỗ Thanh Nhơn; từ quận 4 sang quận 1 rồi quận 3, trở về quận 1 cuối cùng trở lại quận 4; từ Sài G̣n,
Việt Nam sang
Montréal, Canada. Ngay khi vượt
biên, vừa đặt chân lên đảo Pulau Bidong tôi nghe ai đó gọi to: Chim Sẻ.
Tôi nhờ Chí, dạy lư ở trường
Nguyễn Trăi vẽ giùm cái bảng hiệu Chim Sẻ cho tôi. Ở chỗ ông Bốn, quán tôi có một người khách sau trở thành bạn tôi; anh Hải Vân, họa sĩ cho đoàn kịch
Kim Cương, một
người
mà ai trong giới nghệ sĩ đều
biết. Anh có
một người
vợ nhỏ hơn anh gần 20 tuổi là một ca sĩ. Cũng v́
sự chênh lệch tuổi tác đó mà khi sang Mỹ người
vợ trẻ đă bỏ anh dù
hai người đă có với nhau
hai đứa
con. Trước
khi anh mất, tôi có dịp ghé qua Cali thăm anh. Hôm anh đến
quán tôi, anh đi với
nữ ca sĩ Giao Linh.
Ở sân
nhà ông Bốn không bao
lâu, quán tôi phải dời chỗ khác v́ vợ ông Bốn không chịu được
sự ồn ào của quán nhậu. Tôi dời quán xuống sân nhà chị Kim, cũng trên đường Tôn Đản thuộc phường
15 ở G̣ Bà Mụ, đối
diện xéo phường đội 8, nay là góc đường Vĩnh Hội và Tôn Đản. Nhằm mùa mưa nên
mỗi lần có mưa, nước mưa ngập sân, khách nhậu phải ngồi chồm hổm trên ghế. Ba vợ tôi thấy vậy, ông đi kéo
lá về lợp mái che cho quán tôi. Lúc này v́ quán quá đông khách nên tôi dẹp
các lớp dạy thêm ở nhà để phụ giúp vợ tôi ở quán. Ban đầu
khi c̣n ở nhà bên vợ trong chợ cầu Cống, buổi tối người làm cho tôi lấy xe đẩy
chở đồ của tôi đẩy
hai đứa
con tôi ra quán, giăng mùng
cho chúng ngủ trên xe tại chỗ. Khi dẹp quán, hai vợ chồng tôi mỗi người nách một đứa
về nhà. Tội nghiệp, tuổi thơ của hai đứa con tôi phải sống trong cực khổ. Sau này, có
kha khá tiền tôi thuê
nhà ở trong hẻm cà phê Meilleur Goût và mướn
cô Út ( người bà
con của tôi) giữ hai đứa
con tôi. Ở quán này,
ba vợ của Trần Xuân Hải , dạy lư ở trường
Nguyễn Trải thường
xuống nhậu trước
khi ông định
cư ở Canada.
Gần nhà ba tôi có quán cà phê Bạch
Tuyết, ông chủ quán cũng là
chủ thầu cho mướn
xích lô máy. Sau 75, ông không kinh doanh ǵ nữa. Một hôm ông xuống quán tôi hỏi tôi có muốn thuê nhà ông để dời quán về đó không? Nghĩ rằng
quán ḿnh thuê trước
sân nhà người
ta hoài rất bất tiện trong lúc nắng mưa nên
tôi quyết định dời
quán về nhà bác Bạch Tuyết ở đường Đỗ Thành Nhơn cho khang trang, lịch sự hơn.
Quán Chim Sẻ của tôi cứ dời chỗ hoài như thế nhưng vẫn không mất khách v́ trước
khi dời chỗ tôi báo trước
cho khách biết đồng thời dán thông báo trên các trụ điện. Ở chỗ nào, ngày
khai trương quán
tôi cũng đông
nghẹt khách. Quán
tôi có các món đặc
sản như thịt
rừng: nai, heo rừng, nhím, trúc,
chồn.... và các
loài chim: chim sẻ, gà nước, chàng nghịch, ốc cao, le le...
không kể các món
nhậu thông dụng: cà ri dê, lươn xào
lăn, ḅ bóp thấu, lẩu cá hú, lẩu lươn...Đặc biệt có hai món quán tôi rất
nổi tiếng mà không
quán nào có bán là: dồi lươn và trứng
mực chiên bơ. Món
dồi lươn làm
rất công phu: cắt cổ con lươn, lộn
ngược
ra để lóc
thịt, bầm nhỏ thịt lươn rồi ướp gia vị, xong dồn thịt trở lại bên trong lớp da để giữ nguyên h́nh dạng
con lươn. Cuối
cùng là đem dồi
lươn chiên. Món này ăn với bánh tráng, rau sống và mắm nêm rất ngon.C̣n món trứng mực là mua bộ phận sinh dục của con mực, lăn bột
khô rồi đem chiên với bơ. Món này ăn với
sauce mayonaise rất béo.
V́ bận kinh doanh quán nhậu
nên tôi xin với chi Mai, hiệu trưởng
và anh Trung , hiệu phó xếp tôi dạy các lớp không thi và vào buổi
chiều. Thông cảm hoàn cảnh khó khăn lúc đó của giáo viên nên ban giám hiệu
chấp thuận yêu cầu của tôi. Mỗi buổi sáng tôi và vợ tôi đi chợ Bến Thành, đến
các chỗ mối bán hàng của ḿnh để dặn hàng. Xong, chúng tôi lấy
hàng chở về bằng xích
lô đạp. C̣n
thịt rừng, chúng tôi lấy mối ở các quán
thịt rừng đường
Phạm Viết Chánh, c̣n chim ở chợ chim đường
Phạm Hồng Thái. Tôi về nhà
chuẩn bị bài vỡ để chiều đi dạy. Vợ tôi về quán để cùng các người làm chuẩn bị các
món ăn để tối bán.
Nhờ quán đông khách nên
chúng tôi sống dễ thở hơn trước. Buổi trưa khi đă
chuẩn bị xong các món ăn,
vợ tôi cho mở cửa quán. Lúc đó
quán chỉ có khách
lai rai. Buổi tối, quán mới bắt đầu đông khách v́ sau giờ làm
việc, mọi người
mới nghĩ đến
việc nhậu nhẹt, ăn uống. Từ trường
về, tôi ra quán phụ với vợ tôi trong
việc buôn bán. Có
thể nói bây
giờ vợ tôi là người lao động chính trong gia đ́nh v́ tiền thu nhập của quán ăn nhiều gấp
mấy lần số lương dạy
học khiêm nhường
của tôi.
Nhưng số tôi vẫn c̣n lận đận nên quán tôi đang làm ăn tốt đẹp th́ thành phố mở chiến dịch gọi là "năm quản",
nay tôi không nhó rơ quản lư những ǵ nhưng chắc
chắn có một "quản" nhằm những ngành buôn
bán nhỏ như quán ăn của
tôi. Mỗi ngày hai vợ chồng tôi bị triệu tập lên phường
13 "làm việc" suốt ngày chỉ trừ buổi trưa được cho về khoảng 1 tiếng để ăn cơm rồi trở lại phường" làm việc" đến
chiều. Mục đích họ ép buộc chúng tôi chấp nhận mức thuế ban quản lư thị trường ấn định
cho quán của tôi. Nhận thấy mức thuế không hợp lư, nên tôi từ chối và đóng cửa quán.
Người ta đă triệt con đường sống của gia đ́nh tôi, không c̣n cách nào khác tôi đành chọn việc ra đi. Nhưng tôi
lại thất bại phải quay về và c̣n bị mất việc ở trường
Nguyễn
Trăi Khi tôi đóng cửa quán th́ bác Bạch Tuyết chủ nhà mướn lai toàn bộ những người phụ việc của quán tôi kể cả người phụ bếp dể mở lại quán mà bác
là chủ và lấy hết khách cũ của tôi. Mỗi lần đi ngang qua quán cũ của ḿnh nay bị người
khác khai thác tôi không tránh khỏi
chua xót.
Tôi nghỉ cách khác để kiếm sống. Một người
quen giới thiệu tôi với bác Mạnh một người miền
Nam tập kết ra Bắc và trở về từng làm giám đốc
hăng Vissan và là đại
biểu hội đồng
nhân dân ở thành phố, nay đă nghỉ hưu. Ông
và gia đ́nh gồm vợ người Bắc
và hai con được
cấp căn nhà
của một gia đ́nh tư sản đă vượt
biên ở đường Phạm Ngũ Lăo đối diện
rap xi nê Quốc Tế (rạp Thanh B́nh cũ} gần chợ Thái
B́nh, quận 1. Nhà rộng và vợ chồng bác không biết làm ǵ
nên đồng
ư cho tôi thuê để mở cửa hàng ăn uống của phường.
Bác Mạnh nhờ ông Sứ, phó chủ nhiệm hơp tác
xă phường
Phạm Ngũ Lăo làm hợp đồng 6 tháng với tôi. Ngày khai trương,
cũng như ở các chỗ bán trước,
quán tôi đông nghẹt khách. Tại đây tôi tạo được số khách mới ngoài những người
khách cũ ở quận 4 như 3
người
trong ban quản lư rạp Quốc Tế: giám đốc,
phó giám đốc
và bảo vệ cũng
như chị giám đốc rạp
Vinh Quang ( Casino Sài G̣n cũ), bạn
gái của anh
giám đốc
rạp Quốc Tế; anh Tám nhà kế bên quán
tôi, em của ca sĩ Duy Mỹ trong ban tam ca
Sao Băng trước
năm 75: con trai nhạc sĩ Khánh Băng, nhà
trong hẻm gần quán tôi; Nguyễn Văn On, em rể của Huỳnh Đạt Bửu,
bạn đồng
nghiệp của tôi ở Trà Vinh,
tổ trưởng
tổ toán của sở giáo dục thành phố...
Trong khi quán
của tôi đang hoạt động thuận lơi, một
hôm bác Mạnh đưa cho coi tôi một lá thơ rơi ném
vào nhà bác ban đêm. Nội dung cho bác Mạnh biết tôi là một sĩ quan "ngụy" từng bị đi học tập
cải tạo và quán tôi
không được
phép bán ở quận 4. Bác Mạnh nói với tôi, dù tôi là một sĩ quan cải tạo nhưng đă
"học tập tốt"
nên được
thả về và đă được trả quyền công dân,
ngoài ra lúc trước
tôi mở quán tư nhân ở quận 4 nhưng nay ở quận 1, tôi đă hợp tác với hợp tác xă phường nên
không có vấn đề ǵ. Về sau, có một người nói cho tôi biết chính là con dâu của
bác Bạch Tuyết rơi thơ tố cáo
tôi. Tôi thấy ngao ngán cho
t́nh đời. Bác
Bạch Tuyết, trong tiệc cưới
của tôi chỉ chưa đầy một tháng trước
ngày miền Nam mất, là đại
diện bên gia đ́nh tôi và bác đă
cho gia đ́nh tôi mượn xe hơi để đi rước dâu. Nay v́ việc cạnh tranh buôn
bán mà gia đ́nh bác hành sử như vậy đối với
tôi.
Mới vừa mất tất cả trong một chuyến ra đi thất
bại, tôi không thuê nhiều
người
giúp việc cho quán tôi,
ngoại trừ cậu Tư tôi và Chi, cháu gái tôi. Cậu
Tư tôi lo vấn đề bia. Mỗi sáng ông đi ra cục đường sắt lănh bia và chở về quán bằng xe xích lô.Ở quán ông phụ trách phục vụ bia cho
khách. Cháu tôi th́ phụ bếp và rửa chén bát. Tôi
chạy bàn và tính
tiền.
Nhưng số tôi c̣n lận đận. Ông
Sứ nói với bác Mạnh gái hết hợp đồng
hăy lấy nhà lại cho cháu ông khai thác bán lẩu
dê. Thế là chỉ hoạt động có 6 tháng ở đường
Phạm Ngũ Lăo, tôi phải t́m chỗ khác mở quán.
Tôi được một người
bạn trước
75 cùng dạy
trường
tư cho hay ông Thắng, thư kư
trường
Thượng
Hiền
trước
kia nay làm chủ tịch ủy
ban nhân dân phường
9, quận
3 có thể giúp
tôi mở quán ở phường
9 được
v́ ở đó chưa có
cửa hàng ăn uống.
Trước
75, tôi có mở lớp luyện
thi Tú Tài ở trường Thượng Hiền và ông Thắng
giúp tôi về việc ghi danh và thu học
phí của
học sinh.Tôi đến
gặp ôngThắng
và được
ông giới
thiệu
với hai ông chủ nhiệm và phó chủ nhiệm hợp
tác xă phường
9 để tôi
kư hợp đồng khai thác một cửa
hàng ăn uống.
"Mặt bằng"
của cửa
hàng ở góc đường Vơ Văn Tần (Trần Quư Cáp cũ) và đường rầy xe lửa,
nguyên là nhà của
một gia đ́nh đă vượt
biên nay được
giao cho phường
quản
lư và phường
giao cho hợp
tác xă phường
kinh doanh. Ở đây điều
kiện
hợp tác giữa
tôi và hợp
tác xă phường
chặt
chẻ hơn bên phường
Phạm
Ngũ Lăo,
quận
1. Hợp
tác xă cử một người
xuống
ngồi
tại cửa
hàng suốt
ngày làm kế toán. Hợp tác xă lấy
phần
trăm trong thu nhập
của chúng tôi. Đây
cũng là một
h́nh thức
cho thuê nhà với
giá linh động theo thu
nhập
của quán.
Ông chủ nhiệm
hợp tác xă ở phường 9 là một người
cao lớn
và gốc
Hoa, nghe nói trước kia ông
ta bán thịt
heo trong chợ Vườn Chuối, đường
Phan Đ́nh
Phùng (nay là đường
Nguyễn Đ́nh Chiểu). Ông
ta có vẻ dễ chịu
hơn ông phó chủ nhiệm. Ông
sau này thường đến cửa hàng phê b́nh hay cho ư kiến
này nọ. Chính
ông bắt
cửa hàng tôi phải
bán thêm món phở để "phục vụ"
người
dân ngoài những
món nhậu. Bà
xă tôi phải
luyện
thêm nghề nấu phở.
Cậu
Tư tôi vẫn
giúp cho tôi "khâu" bia. Mối
sáng, ông cùng một
nhân viên của
hợp tác xă đạp xe ba
gác đi lấy
bia hơi ở cục đường
sắt. Tôi thuê thêm một đứa em họ con người
chú ở B́nh
Dương và một đứa
cháu họ ở Biên Ḥa xuống
phụ giúp. Sau
này quán đông
khách tôi c̣n thuê thêm hai đứa
con gái ở quận 4 sang giúp việc.
Ở đây, khác ở nhưng nơi trước, trọn "mặt
bằng" là của
quán không c̣n phải
tá túc trong nhà người
ta nên quán tôi hoạt động thoải mái hơn. Địa điểm quán tôi cũng thuận tiện cho việc
lui tới
cho khách hàng ở các
nơi trong thành phố. V́ vậy
các bạn
cũ trong giới dạy học
và những
người
quen biết đến quán tôi thường xuyên hơn khi quán tôi ở quận
4 hay ở dường Phạm Ngũ Lăo
quận
1.
Nhưng,
tôi không thể làm
vừa ḷng tất
cả mọi
người được, dù ông chủ tịch
phường
là người
quen biết
cũ nhưng c̣n bà bí thư phường và ông phó chủ nhiệm
hợp tác xă , hai người
này có vẻ không
hài ḷng trong việc
hợp tác"hai bên cùng có lợi"
này nên cuối
năm 1984 tôi được tin hợp tác xă phường
9 sẽ không
tái kư hợp đồng với tôi. Lư do họ đưa ra là cần mặt
bằng để mở cửa
hàng bách hóa "phục
vụ" nhân dân phường
9 thiết
thực
hơn. Đành vậy thôi, tôi lo kiếm
một chỗ bán
khác sau những
ngày Tết.
Một
người
quen giới
thiệu
tôi với
anh chủ nhiệm hợp
tác xă tiêu thụ phường 20, quận 1 tức
là khu vực
của chợ Cầu Ông Lănh và Cầu
Muối. Khu
này có rất
nhiều
người
gốc Hoa và anh chủ nhiệm này cũng là
người
gốc Hoa. Tôi đến
văn pḥng hợp
tác xă ở đường Bến Chương Dương
để kư hợp đồng. "Mặt bằng"
của cửa
hàng ăn uống
phường
20, quận
1 là tiệm
ḿ của
một anh gốc
Hoa trên đường
Cô Giang. Phần
lớn gia đ́nh
anh đă
ra nước
ngoài, chỉ c̣n
một số ít
người ở lại
và xe ḿ của
anh đă
vào hợp
tác xă của
phường.
Nhưng phường
muốn
khai thác việc
kinh doanh mặt
bằng nầy
triệt để hơn nên hợp đồng với tôi để làm
cửa hàng ăn uống. Anh
chủ nhá
bán ḿ một
bên, tôi bán đồ nhậu một
bên.
Tôi
mở quán nhậu
nên có hai thứ cần thiết
, ngoài các món ăn, là
rượu và bia. Ban đầu tự tôi đi t́m
mua, nhưng về sau
th́ có người đến xin bỏ mối
cho quán tôi. Tôi c̣n nhớ ,
anh bỏ mối rượu
thuốc
cho tôi là một
cựu thiếu
tá chế độ cũ, sau khi đi học tập cải
tạo về làm
công việc
này để phụ với
vợ anh là một
nữ hộ sinh
làm ở một nhà bảo
sanh ở quận 4. C̣n về bia,
trước
khi lấy
mối ở cục đường
sắt th́ tôi lấy
mối của
một anh cựu
cảnh sát công lộ trước 75. Gia đ́nh anh này ở khu
Lư Nhơn mà
thời đó, muốn
vào nhà anh tôi phải đi qua bao chiếc cầu ván gập
ghềnh
bắc qua những
ao vũng. Anh có một cô con gái thật đẹp gả cho một
anh chàng không được đẹp trai và anh này biết ḿnh có diễm
phúc nên chiều
chuông vợ hết mực. Nghe
nói khi trời
mưa, cầu lắm bùn trơn trợt. anh bồng vợ từ ngỏ vào đến nhà. Khi anh cựu cảnh
sát công lộ không
làm nghề bỏ bia nữa
th́ chính bà vợ anh
ta giới
thiệu
tôi lấy
bia ở cục đường
sắt v́ chị làm
việc ở đó.
Khi tôi làm cửa
hàng ăn uống ở phường
9, quận
3 th́ có một
anh cựu
thiếu
tá thiết
giáp chế độ trước vừa đi học
tập cải
tạo về đến xin bỏ mối
khô ḅ. Anh ở tận Châu Đốc
có vợ bán
mắm trong chợ.
Ở khu
vực chợ Cầu Muối
này, v́ dân địa
phương đa số là
người
gốc Hoa nên họ ăn nhiều hơn nhậu. Bán bia, rượu th́ lời nhiều
hơn bán thức ăn, do đó thu nhập của
tôi ở đây không bằng
những
chỗ trước kia. Nhưng nhờ ở khu người
Hoa nên tôi học được một ít tiếng
Tàu để chào
mời khách.
Ngoài bia và rượu thuốc, chúng tôi c̣n bán rượu mạnh. Nhưng thời đó làm ǵ có Whisky, Martel, Hennessy... như trước 75 hay như bây giờ. Thứ rượu mạnh thông dụng lúc đó Rivalet. Một buổi tối,có một nhóm thanh niên vào cửa hàng ăn uống của tôi gọi đồ ăn và một chai Rivalet. Khi cậu Tư tôi mang chai Rivalet ra, một thanh niên chụp lấy và nói: chai rượu này ở ngoài "luồng"nên không được phép. Th́ ra họ là nhân viên ban quản lư thị trườ