Chương
5- Những năm tháng ở Biên Ḥa và Sài
G̣n trước
năm 1975
Rời Trà Vinh để đến Biên Ḥa nhận nhiệm sở mới: trường trung học Ngô Quyền, tôi thấy
ḿnh thanh thản
v́ cũng đă đóng góp phần ḿnh cho quê ngoại.
Sau này, khi về thăm lại Việt Nam tôi đă thấy nhiều người từng là học tṛ của tôi thành công trong
cuộc sống. Có người là giáo sư
đại học, bác sĩ,
dược sĩ, luật sư, kỷ sư, sĩ
quan hải quân cao cấp của
Canada, doanh nhân thành công trong thương trường hay ít nhứt cũng làm thầy, cô giáo như
tôi. Trà Vinh là nơi ghi lại
những kỷ niệm đầu đời dạy học của tôi, Biên Ḥa sẽ là nơi cho
tôi cơ hội phát triển nghề nghiệp của ḿnh v́ gần thủ đô Sài G̣n,
trung tâm hành chánh, văn hóa và kinh tế của miền Nam Việt Nam. Mục tiêu của một người Sài G̣n như tôi dĩ
nhiên là phải trở về làm việc tại nơi ḿnh lớn lên, vui chơi,
học hành và đỗ đạt, Biên Ḥa sẽ là cây cầu nối trên con
đường mơ ước mà tôi muốn đi.
Trường trung học Ngô Quyền, Biên Ḥa
Tuy Biên Ḥa chỉ cách Sài G̣n có
30 km nhưng măi tới
khi lên trường trung học Ngô Quyền để tŕnh sự vụ lệnh và nhận nhiệm sở tôi mới biết được thành phố lớn nhứt của miền Đông này. Biên
Ḥa là một thành phố êm đềm với những hàng cây cao nằm bên ḍng sông Đồng Nai. Thành phố được nối liền với thủ đô Sài G̣n
bằng 3 cây cầu: cầu Gành qua quốc lộ 1, cầu Đồng Nai qua xa lộ Sài G̣n-Biên Ḥa
và cầu Hóa An qua xa lộ Đại Hàn. Biên Ḥa là
nơi tập trung những cơ quan hành
chánh, quân sự và khu phát triển kinh tế của miền Đông . Biên Ḥa
c̣n có có một
phi trường quân sự nhộn nhịp nhứt nước và một kho tiếp liệu lớn nhứt ở miền Nam trong thời chiến: tổng kho Long B́nh. Biên
Ḥa là cửa ngỏ từ Sài G̣n dẫn đi vùng duyên hải Bà Rịa, Vũng Tàu qua
quốc lộ 15; miền Trung qua quốc lộ 1 và vùng cao
nguyên qua quốc lộ 20. Sau này,
để thực hiện kế hoạch tản quyền, bộ Giáo Dục chia miền nam thành 4 khu học chánh song song với cách chia bên quân sự và Biên Ḥa là
nơi đặt văn pḥng của Khu 3 Học Chánh mà người đứng đầu là bạn tôi: anh Lê Tấn Lộc được điều động từ trường trung học Trịnh Hoài Đức, B́nh
Dương, nơi anh đang làm hiệu trưởng. Nhưng sau này, không hiểu sao bộ Giáo Dục lại bải bỏ các khu Học Chánh, cho tản quyền xuống cấp tỉnh, thành lập sở Học Chánh rồi đổi thành ty Giáo Dục để phụ trách tất cả các trường trung học và tiểu học trong tỉnh.
Ông Phạm Đức Bảo, hiệu trưởng trường trung học Ngô Quyền Biên Ḥa là một người to con, có
dáng dấp một vơ sĩ hơn
là một giáo sư. Ông tiếp nhận sự vụ lệnh của tôi và ân cần hỏi thăm về thân thế của tôi. Khi biết gia đ́nh
tôi ở Sài G̣n, ông nói
sẽ nhờ ông giám học Phạm Khắc Thành xếp 17 giờ dạy của tôi gọn trong hai ngày liên
tiếp, để tôi có thể kiếm thêm giờ dạy ở các trường
tư Sài G̣n. Ông thông cảm cho hoàn cảnh
công chức trong thời kỳ lính Mỹ đổ sang Việt Nam đông đảo làm giá sinh hoạt tăng cao,
lương chúng tôi không bằng
thu nhập của những người làm sở Mỹ. Thế là tôi chỉ dạy trên Biên Ḥa có hai
ngày thứ hai và thứ ba đầu tuần. Sáng thứ hai tôi chạy xe honda 67 theo ngả xa lộ, quẹo trái ở ngả ba Tân Vạn, quẹo mặt lên cầu Gành để đến trường. Đêm thứ hai tôi ngủ ở nhà
anh Chữ, con người bác tôi có nhà gần trường Ngô Quyền, đối diện cổng số 2 của phi trường. Anh Chữ làm quân cảnh trong phi trường Biên Ḥa, sau này
được cấp nhà gần ga xe lửa, để nhà ngoài mặt đường cho chị Cúc, người chị thứ ba của anh. Tôi lại theo anh ngủ đêm ở đó. Về sau em trai tôi
, học lái máy bay từ Mỹ về, làm phi công trực thăng ở phi trường, thuê nhà
cũng ở gần trường ở với vợ và đứa con gái mới sanh. Tôi lại về ngủ một đêm ở nhà em tôi.
Những ngày c̣n lại trong tuần, ở Sài G̣n tôi
được bạn bè giới thiệu vào dạy một số trường tư. Tôi dạy trường Tân Văn ở đường Trần Quư Cáp gần chợ Đũi và
Tân Việt ở đường Yên Đổ gần công trường Dân Chủ mà giám đốc là anh Nguyễn Lung. Anh
Lung cũng là giáo sư toán, trước mở các cours luyện thi, sau mướn hiệu trưởng để mở hai trường
đó. Trường
tư ngày trước
giống như các nhà
thuốc tây, ai có tiền th́ mở trường mướn một người có bằng cấp đại học để xin giấy phép. Nghe nói
người đứng tên hiệu trưởng trường Tân Văn là luật sư Lê Đại Toàn, anh của tài tử Lê Quỳnh. Thỉnh thoảng vào buổi sáng, anh Lung
thường lấy xe Peugeot 403 chở chúng tôi
đi ăn cơm tấm
Trần Quư Cáp. Nguyễn Lung có một người vợ thật đẹp là bạn của nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng. Sau này sau khi
định cư ở Pháp, anh Lung
và vợ đă thôi
nhau.
Trường Tư thục Tân Văn
Trường Tân Văn có
cơ sở là một ngôi biệt thự, cạnh trường Anh văn Nguyễn Ngọc Linh, có tường bao bọc chung quanh. Trong
sân trường có một cây cổ thụ mà tàng cây che
bóng mát cho phía dưới
suốt ngày. Giám học trường Tân Văn là anh
Lê Văn Bảy, anh ruột của thiếu tá Lê Văn Tám
trưởng cuộc cảnh sát ở cạnh trụ sở Quốc Hội. Giờ chơi, anh
thường cùng các giáo
sư chúng tôi như anh Lê Tấn
Lộc dạy Triết, anh Tôn Thất Trung Nghĩa dạy Vạn Vật, anh Tạ Kư dạy Quốc Văn, anh Lâm Vơ
Quỳnh dạy Pháp Văn, thầy ba Cô tổng giám thị và tôi ngồi quanh cái bàn
dưới gốc cây uống bia hay cognac. Anh
Bảy đi cà nhắc v́ mất một chân phải đi bằng chân gỗ nên thường được gọi là Bảy vẹo. Anh thường nói với chúng tôi anh mất chân trong trận Điện Biên Phủ. Lúc đó tôi
nghĩ anh đi lính cho Pháp thời đó nên bị thương
phải cưa chân. Sau
năm 75, khi tôi đi cải
tạo về mới nghe bạn bè nói anh Bảy đang làm việc ở sở công an thành phố tôi mới biết ḿnh đă
đoán sai. Một hôm, tôi đang
ngồi ở nhà th́ anh
đến hỏi tôi: mày muốn dạy luyện thi đại học
không? Lúc đó tôi đang dạy ở trường Nguyễn Trăi, để kiếm thêm tiền tôi nhận lời. Anh Bảy dẫn tôi lên trường Anh Văn Nguyễn Ngọc Linh cũ để dạy lớp luyện thi vào đại học công an. T́nh cờ tôi được biết anh Nguyễn Trung Hiếu bạn dạy chung ở Trà Vinh của
tôi cũng dạy
Vạn Vật cho lớp đó. Anh Bảy c̣n cho phiếu tôi vào sở công an đổ xăng cho
chiếc xe Lambretta của tôi.
Cả hai trường Tân Văn và Tân
Viêt đều có mở những lớp học ban đêm cho
người lớn học để thi Tú Tài,
đa số học viên là công chức và quân nhân. Họ đă dang
dỡ việc học v́ phải đi làm hay
đi lính, họ đi học lại buổi tối với hy vọng kiếm được mảnh bằng để tiến thân trong công việc hay trong quân
ngũ. Tôi và các bạn
đồng nghiệp trong nhóm "ve
chai" (anh Lâm Vó Huỳnh
có lần giới thiệu liên hệ giữa tôi với anh cho một người bạn Tây của tôi trong một lần uống bia ở tiệm phở Ḥa,
đường Côte Des
Neiges ở Montréal là
"camarades de bouteille", anh Huỳnh là người có óc hài hước), thường gặp nhau ở kiosque bán
rượu của chị Tư tại chợ Đũi
trong những giờ nghỉ hay sau giờ dạy ở trường Tân
Văn. Khi đă ngà ngà say th́ anh Huỳnh đọc thơ tiếu lâm, tôi c̣n nhớ câu "Gió lộng buồm căng lộn cái lèo" trong
một bài thơ anh
đọc. Tạ Kư th́ ngâm
Thơ Say của Vũ Hoàng
Chương hay Sầu Ở Lại của anh, giọng ngâm của nhà thơ xứ Quảng khi đă ngà say
nghe thật buồn năo nuột. Sau này có anh Trần Thế Anh, giáo sư
tư thục cũng gia nhập vào nhóm và khi say
thường đọc hai câu thơ của Thâm Tâm:
"Đưa người,
ta không đưa sang sông. Sao có tiếng sóng ở trong
ḷng". Anh Lê Tấn
Lộc vừa rước con đi học về cũng ghé
ngang, để con trên xe
hơi trước kiosque của chị Tư xáp lại với anh em. Nhóm chúng
tôi c̣n có thầy tư Kiệt, quản lư trường Thượng Hiền, cũng trên
đường Trần Quư Cáp, đối diện trường Tân Văn.
Trường này là của giáo sư Nguyễn Văn Khuê, sau
khi bán trường Nguyễn Văn Khuê ở chợ Cầu Muối cho Giáo Hội Phât Giáo năm
1964, đổi tên thành trường Bồ Đề, ông Khuê đi qua
Pháp sống để lại trường Thượng Hiền cho giáo sư Hải làm giám đốc khai thác nhưng
thầy Kiệt là em họ của ông Khuê thay mặt ông quản lư trường này. C̣n tối nào dạy ở trường Tân Việt, chúng tôi thường kéo nhau ra ăn
uống ở các quán ăn
góc đường Yên Đỗ và Nguyễn Thông. Có
lần, sau khi
"làm" một vài chai với các bạn, tôi trở về trường dạy tiếp. Khi tôi vẽ h́nh tṛn trên bảng đen để giải một bài toán h́nh học và hỏi cả lớp: "các anh chị có thấy ǵ không?"
(đây là lớp người lớn nên tôi không gọi bằng các em được) th́ tôi nghe ngoài
cửa số có tiếng nói lớn:"thấy cái
chai!". Th́ ra anh Tôn Thất Trung Nghĩa dạy lớp bên cạnh đang
đứng tỳ tay trên thành cửa sổ nói vọng vào. Tôi rất phục anh Nghĩa v́
ngoài những giờ dạy học, chơi bời với bạn bè không biết anh c̣n th́ giờ đâu để học đậu bằng tiến sĩ Luật và dạy ở đại học Luật Khoa .Sau năm
1975, Tôn Thất Trung Nghĩa
định cư ở Ư và mất ở đó.
Năm 1979, Tạ Kư qua đời ở Chợ Mới, An Giang. Anh Lâm
Vơ Huỳnh mất năm 2017 ở Montreal. Thầy ba Cô, anh Trần Thế Anh mất ở Việt Nam. Anh Bảy vẹo, thầy tư Kiệt th́ tôi không biết nay c̣n hay mất ở Việt Nam. Anh Lê Tấn Lộc th́ hiện ở Montréal với tôi. C̣n nhớ khi tôi mới tới định cư ở Montréal,
được biết anh Lộc cũng ở đây tôi nhờ Khiêm, một đàn em của tôi chở tôi lên khu
Dollard Des Ormeaux xa xôi trong một
đêm băo tuyết tim tận nhà anh để kéo anh về quán Long Mỹ nhậu một chầu tái ngộ nơi xứ người. Năm 1992, anh
đă chở tôi lên
phi trườmg Mirabel đón vợ con tôi từ Việt Nam qua đoàn tụ với tôi.
Sau này tôi
thuê pḥng học ở trường Thượng Hiền của thầy tư Kiệt để mở các lớp luyện thi Tú Tài. Ngẫu nhiên thay, ông Thắng thư kư
trường Thượng Hiền, người mà tôi nhờ thu tiền học phí học sinh cho tôi, sau 75
lại là chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường 9, quân 3. Ông
đă giúp vợ chồng tôi mở một quán ăn ở đường Trần Quư Cáp gần đường rầy xe lửa dưới bảng hiệu Cửa hàng ăn uống của hợp tác xă phường 9 trong năm
1984. Lúc bán quán ăn ở đây,
tôi lại gặp anh Ngự trước 75 cùng dạy với tôi ở một số trường tư là chủ tịch phường 8, quận 3 bên cạnh phường 9 của ông Thắng. Sau này khi về Việt Nam chơi tôi
nghe bạn bè kể lại anh Ngự sau làm chủ tịch hợp tác xă quận 3 và nay đă mất. C̣n một người bạn khác cũng dạy chung trường tư với tôi là anh Lê Nguyên
sau 75 là cán bộ pḥng giáo dục Quận 5. Anh Nguyên
cũng đă mất
trong một tai nạn lưu thông ở Việt Nam không lâu sau
năm 1975.
Ban đầu , tôi đi dạy trên Biên Ḥa bằng xe Honda 67. Sau
này thấy nhiều tai nạn trên xa lộ quá khủng khiếp, tôi đổi sang đi
lambetta hai bánh, có khi tôi để xe ở nhà mà đi
xe lửa an toàn nhứt. Ở trường Ngô Quyền, tôi có dạy một lớp 12B, trong đó
có hai nhân vật mà tên đă
đi vào văn học
Việt Nam: nhà thơ
Nguyễn Tất Nhiên và cô Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên. Nguyễn Tất Nhiên với lối sử dụng ngôn từ độc đáo đă làm
những bài thơ tuyệt tác mà giới trẻ thâp niên
70 ở Sài G̣n không ai
mà không thuộc. Sau khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc một số bài thơ của Nhiên th́ tên tuổi của Nhiên gắn liền với những câu hát:"Này
cô em Bắc Kỳ nho nhỏ. Này cô em tóc demi
garcon" hay:"Thà như giọt mưa rớt
trên tượng đá"
...Tôi c̣n h́nh dung được
vẻ rụt rè của anh học tṛ Nguyễn Hoàng Hải (tên thật của Nguyễn Tất Nhiên) khi lên bàn
giáo sư tặng tôi tác phẩm đầu tay tựa là "Thiên
Tai", lúc đó tôi đâu có thể ngờ sau
này Hải trở thành một nhà thơ nổi tiếng như vậy. C̣n Bùi thị Duyên là một cô nữ sinh duyên dáng
và có nét lăng mạn thu hút. Hèn chi anh
chàng thi sĩ của
tôi phải thất t́nh v́ cô ấy và nhờ đó mà hồn thơ mới lai láng. Đầu năm 1975, một đêm tôi dạy xong lớp đêm ở trường Cô Giang,
đường Trần Hưng Đạo, ra cổng tôi gặp Nguyễn Tất Nhiên đứng bên cạnh một chiếc xe Honda dame
dường như đang
chờ ai. Gặp tôi, Nhiên chào và
cho biết đến đón người vợ sắp cưới học ở đây. Nhiên
cho biết vừa thắng kiện và được nhạc sĩ Phạm Duy trả một số tiền khá lớn, Nhiên vừa sắm cho ḿnh chiếc xe Honda mới. Tôi rất vui mừng cho Nhiên đă
được đền bù xứng đáng
cho những sáng tác tim óc của ḿnh. Năm
1992, ở Montréal tôi
đọc báo tin Nguyễn Tất Nhiên chấm dứt cuộc đời một cách bi thảm khi vứa tṛn 40 tuổi. Đúng là tài
hoa bạc mệnh! Tôi ngậm ngùi
thương tiếc
cho người học tṛ nổi tiếng nhưng sống một cuộc đời lận đận. Nhiên
không muốn
nhân gian nh́n thấy nhà thơ già
như giai nhân và danh tướng
khi về già trong hai
câu thơ: " Giai nhân tự cỗ như danh
tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu".
Nhũng
năm đầu tôi dạy ở trường Ngô Quyền th́ ban giám đốc trường gồm: ông Phạm Đức Bảo, hiệu trưởng, ông Phạm Khắc Thành, giám học, ông Hoàng Đôn
Trịnh, phụ tá giám học, ông Dương
Ḥa Huân, tổng giám thị. Ban giáo sư
đa số gồm những người ở Sài G̣n nên
trường ưu tiên xếp gọn cho những vị đó dạy liên tục trong hai hoặc ba ngày, c̣n các vị ở ngay
tại Biên Ḥa th́ giờ dạy được trải dài trong tuần. V́ vậy có nhiều vị dạy chung trường nhưng cả năm không hề gặp nhau hay có khi c̣n
không biết mặt nhau. Có một số đồng nghiệp tôi quen biết trước như anh Lê
Văn Túy, dạy toán ra trường một lượt với tôi, trước dạy ở G̣ Công, nay
đổi về Biên Ḥa, anh
Mai Kiến Phúc, dạy Lư Hóa, thủ khoa khóa
năm 1965 và vợ là
chị Nguyễn Thị Kim C̣n
cũng dạy Lư Hóa (hai người tốt nghiệp cùng năm với tôi), anh Lâm Tấn Văn dạy Vạn Vật, anh có dạy một vài trường tư ở Sài G̣n chung với tôi và anh Đoàn
Viết Biên dạy Quốc Văn, trước dạy chung với tôi ở Trà Vinh. Một t́nh cờ lư thú là tôi và
anh Biên gặp nhau ở ba trường Vĩnh B́nh, Ngô
Quyền và Nguyễn Trăi. Khi tôi xuống Trà Vinh không bao
lâu th́ anh đổi
về Ngô Quyền, khi tôi lên Ngô Quyền th́ hai năm sau
anh đổi về Nguyễn Trăi, Sài G̣n.
Năm 1977 tôi về dạy Nguyễn Trăi th́ lại gặp anh ở đó. Tôi về trường Ngô Quyền năm 25 tuổi nên kết thân với một số đồng nghiệp trẻ như anh
Nguyễn Phi Long, dạy toán hiện ở Houston, Texas,
Hoa Kỳ và anh Trần Văn Phúc, dạy Sử Địa, nay đă mất, Tô Văn Phú, dạy Vạn Vật nay cũng
đă mất. Tôi đă gặp lại anh Phi Long
năm 2011 tại Cali nhân đại hội Ngô Quyền toàn thế giới và năm 2015 tại Texas nhân dịp thăm gia
đ́nh bên đó..
Tất niên với các em học sinh Ngô Quyền
Năm 1972,
tôi bị trả lại quân đội v́ một vụ xô xát với một nhân vật có thế lực trong chính quyền. Cùng bị trả lại quân đội v́ dính liếu chung một vụ việc, có Lê Quang Hiệp, bạn học thời trung học của tôi ở trường Nguyễn Văn Khuê, tốt nghiệp Quốc Gia Sư Phạm, lúc đó làm
thư kư cho trường
Pétrus Kư. Tôi nhờ ông hiệu trưởng Bảo có mối liên hệ tốt với chính quyền sở tại nói giúp
được đưa về một đơn vị coi cầu Đồng Nai. Bạn tôi không may mắn về Châu Đốc và tử trận ở đó. May mắn trong một lần về Việt Nam, tôi có dịp nhờ anh Trịnh Hồng Hải, dạy Lư Hóa ở trường Ngô Quyền đưa
đi thăm ông Bảo
trước khi ông mất.
Trong hai
năm trở lại quân đội, nhờ đơn vị trưởng thông cảm nên tôi vẫn tiếp tục dạy ở các trường tư Sài G̣n. Có
một người bạn là "camarade de
bouteille" của tôi là anh Lê Kim
Luyện mở một trường tư lấy tên là trường Đức Chính ở đường Bùi Viện gần góc Đỗ Quang Đẩu. Hiệu trưởng trường là anh Bửu Ái, cử nhân Pháp
Văn, sau định
cư ở New York, Hoa Kỳ. Giám học là anh Trần Cao Đức, anh của các giáo sư Trần Cao Tần và Trần Cao Lộc. Thầy ba Cô từ trường Tân Văn về làm tổng giám thị cho trường Đức Chính. Ban giáo
sư ngoài tôi dạy
toán, c̣n có Trịnh Quốc Thông dạy Vật Lư, Đỗ Quang Tiên dạy Hóa, Nguyễn Anh Tuấn dạy Triết, cả ba anh này
đều là giáo sư
trường Trung Thu; anh Chế Đô, anh Vơ
kim Sơn dạy Pháp văn, anh
Mai Khắc Bích dạy Sử Địa., sau 75 anh Bích dạy Nguyễn Trăi chung với tôi; anh Tạ Chí Đông Hải (anh của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường) dạy Quốc Văn, anh Lê
Nguyên dạy Lư Hóa, anh Trần Thế Anh dạy
Toán... Tôi c̣n dạy
thêm các cours luyện
thi của anh Luyện ở đường Trương
Minh Giảng. Trường Đức Chính ở gần hai quán nhậu nổi tiếng cũng ở trên
đường Bùi Viện là quán Ba Thừa và quán Thanh Hải. Thành ra giờ chơi chúng
tôi thường qua một trong hai quán
đó "làm" vài chai rồi
trở về dạy tiếp. Có khi bữa nhậu đang dang dỡ, tới giờ dạy, chúng tôi định đứng lên về trường th́ giám đốc Luyện ngăn lại nói để cho học
tṛ chờ đó, cứ nhậu tiếp! Đặc biệt, hai quán này sẵn sàng cho chúng tôi
ăn uống ghi sổ, cuối tháng lảnh lương trả sau. Anh Luyện là một người rất hào phóng. Trước 75 anh lấy cô Sơn,
nhà ở trong hẻm Bùi Viện, nhỏ tuổi hơn anh rất nhiều. Sau 75, anh
ăn ở với một chị trong gia
đ́nh tiệm vải Tô Tân ở góc đường Lê Lợi và Phan Bội Châu, bên hông chợ Bến Thành. Anh chị Luyện mở một quán nhâu ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Trân
Quư Cáp. Bạn bè cứ việc đến ăn nhậu rồi ghi sổ. Cuối cùng, chị Luyện phải dẹp tiệm v́ hết vốn. Nghe nói
về sau anh chị chia tay và anh
Luyện đă mất ở quê nhà Nha
Trang. Chị Luyện, người Bắc, vốn là con nhà giàu chắc là không chịu đựng nỗi tánh t́nh phóng túng
của anh Luyện.
Anh Vơ Kim
Sơn dạy trường nữ trung học đô thị Cô Giang tức trường nữ tiểu học Tôn Thọ Tường trước đó, ở trên
đường Trần Hưng Đạo, đối diên với trường Nguyễn Thái Học (trước là trường nam tiểu học Trương
Minh Kư). Anh được
bà hiệu trưởng trường này cho tổ chức những lớp đêm luyện thi Tú tài cho
người lớn. Tôi có phụ trách dạy toán cho vài lớp ở đó. Mỗi tối, dạy xong chúng tôi
thường kéo tới kiosque của cô Lệ trên
đường Đề Thám gần ngả tư quốc tế để uống bia ghi sổ. Ở đây, chúng
tôi thường gặp ca sĩ Duy Khánh
và ca sĩ hài Vân Sơn(ban AVT). Hôm nào lănh lương, tiền bạc rủng rỉnh th́ chúng tôi vào
nhà hàng Thiên Tân, bên kia đường đối
diện kiosque cô Lệ ăn đồ tây và uống cognac. Thỉnh thoảng có kép lăo Năm
Phồi của đoàn cải lương Hoa
Sen ngày xưa đến
giúp vui chúng tôi bằng
vài câu vọng cỗ mùi riệu. Có khi chúng tôi gặp nhạc sĩ Châu Kỳ tại những quán bar trên
đường Bùi Viện. Đặc biệt, khi đă ngà
say, Châu Kỳ thường xổ tiếng Tây với chúng tôi.
Nhưng chính tại
trường Cô Giang này tôi
đă gặp được vợ tôi.
Trong thời gian kẹt lại trong quân đội, tôi làm
đơn xin tái biệt
phái về bộ Giáo Dục. Kết quả là cuối năm 1973 tôi
được trả về ty Giáo Dục Biên Ḥa. Để tránh việc xáo trộn giờ dạy của các đồng nghiệp ở trường Ngô Quyền, tôi xin ở lại làm việc ở ty Giáo Dục và được ông trưởng ty cho làm ở pḥng học vụ mà trưởng pḥng là ông Lê Hồng Sanh, trước là thư kư ở trường Ngô Quyền. Nhưng chỉ một thời gian ngắn chán cảnh nhàn rỗi ở đây, tôi
xin về trường dạy lại.
Bấy giờ có anh Trần Thái Hùng, ban Toán
khóa 1967, trước
dạy trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long vừa đổi về trường Ngô Quyền và cũng dạy có hai ngày đầu tuần như tôi.
Anh ở đường Bùi Viện và cũng đi
lên Biên Ḥa bằng xe Lambrettwist. Thế là tôi đi
quá giang với anh. Sáng thứ hai hàng tuần tôi đi xe ôm từ nhà tôi ở quận 4 đến góc đường Bùi Viện và Trần Hưng Đạo đón Hùng và
cùng đi lên Biên Ḥa . Chiều
thứ ba, Hùng chở tôi từ Biên Ḥa về Sài G̣n và thả tôi cũng tại góc đường đó để tôi đi xe
ôm về nhà. Trong hai
ngày ở Biên Ḥa, hai
tôi cùng đi ăn cơm trưa và chiều hoặc ở quán Thu Hà đường Phan Đ́nh
Phùng hay quán B́nh Dân gần
sân vận động. Buổi trưa tôi theo
Hùng về nhà cô của anh ở ngả ba Vườn Mít nghỉ trưa trên một bộ ván gỗ mát lạnh. Buổi tối, tôi ngủ ở nhà
chị Cúc, chị họ của tôi ở gần trướng hay có khi làm
"đêm không ngủ" ở nhà trọ của anh Lê Quư Thể để xem các bạn đồng nghiệp xoa mạt chược. Hùng nay vẫn c̣n ở Sài G̣n mà tôi vẫn thường gặp để cùng đi
ăn uống với các bạn đồng môn khác mỗi khi tôi về Việt Nam. Mỗi khi qua Cali tôi
cũng có gặp anh Lê Quư Thể ở đó.
Tôi và anh Tô Văn Phú (dạy vạn vật) ở
hành lang trường Ngô Quyền
Về sau,
đêm ở lại Biên Ḥa tôi day
thêm một lớp luyện thi Tú Tài của anh Nguyễn Thành Dũng,
người địa phương,
cũng là giáo sư trường
Ngô Quyền, Anh hiện vẫn ở Biên Ḥa và có
căn nhà rất đẹp bên bờ sông Đồng Nai, gần cầu Gành. Tôi, Trịnh Văn Dĩ,
Trần Thái Hùng và
Đinh Quang Hảo, tất cả đều là giáo sư toán
ngày trước thường ghé thăm
Dũng mỗi khi lên Biên Ḥa bằng xe hơi của con gái Dĩ
trong những lần tôi về Việt Nam. Bạn tôi, Trịnh Văn Dĩ
nay được xem là người đang
"hưởng phước" v́
đi đâu cũng bằng
xe hơi có tài xế lái,
bỏ đi những tháng ngày chật vật ở Mỹ Tho. Sau này tôi
được một em học sinh trường Ngô Quyền giới thiệu với một ông Tây có vợ Việt để thuê một căn pḥng trống của ông ấy trong một chung cư để mở lớp dạy thêm. Tôi và
ông ấy liên lạc với nhau mỗi đầu tháng bằng vài ḍng chữ bằng tiếng Pháp tôi để lại trong hộc bàn chung với số tiền pḥng tôi trả hàng tháng
Đầu năm học
74-75, tôi đang dạy trường Ngô Quyền ở Biên Hoà th́ anh Lâm Vơ Huỳnh, giám đốc Trung Tâm
Giáo Dục Hồng Bàng ở quận 5, Chợ Lớn gặp tôi hỏi tôi có muốn về dạy ở trường
anh không? Gần mười năm dạy từ
miền tây đến miền đông, đây là cơ hội để tôi dạy gần nhà. Tôi nhận lời. Anh nói tạm thời tôi dạy một số giờ toán lớp 12 của một đồng nghiệp môn toán ở trường anh đă lên đường tu nghiệp ở Pháp, rồi anh sẽ làm thủ tục cho tôi thuyên chuyển về đó.
Tới khoảng giữa
niên học tôi
mới nhận
được sự vu lệnh thuyên chuyển về Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng.
Ngoài lớp 12 duy nhất
của trường, tôi phụ trách toán cho lớp 10 và
11. Lớp 12 của
trường chỉ vơn vẹn có mười mấy em, toàn là con những nhà tai mắt ởthủ đô.
Trung tâm giáo dục Hồng Bàng
Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng trước kia có tên là Ecole Francaise de Cho Lon, được người
Pháp xây dựng từ ngày 07/06/1933 để làm trường nội trú cho trẻ em con lai Pháp
. Về sau trường
được chuyển thành
chi nhánh của trường
Jean Jaques Rousseau tại Chợ Lớn ( annexe Cho
Lon) Từ năm 1967 , theo sự thỏa thuận của
hai chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa và Pháp, trường được giao lại cho
Việt Nam quản lư với sự hợp
tác của chính
phủ Pháp .Từ đó Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục , bắt đầu dạy chương tŕnh song ngữ Việt–Pháp .TTGD Hồng Bàng được quản lư bởi Ban Giám đốc cùng
các giáo sư và giáo viên người Viêt
phụ trách dạy Việt ngữ và
các giáo viên và giáo sư người Pháp,
do Trung Tâm Văn Hóa Pháp cung cấp, dạy Pháp ngữ.
Giám
đốc đầu tiên là Ông Nguyễn Khánh
Hải , sau đó lần lượt thay đổi các Giám đốc Nguyến Ngọc Quang, Từ Chấn
Sâm và Lâm Vơ Quỳnh là vị giám đốc cuối cùng cho đến ngày 30/4/75.
Ở trường, trong pḥng giáo sư có đặt hai dăy ghế song song hai bên cái bàn dài.
Một bên là giáo sư người Việt của bộ
giáo dục, bên
kia là giáo sư người Pháp
hay Việt quốc tịch
Pháp của Aliance Francaise. Anh Huỳnh th́ ngồi ở đầu bàn.
Giáo sư người Việt nào biết nói
tiếng Pháp th́ trao đổi với giáo
sư người Pháp, nếu không th́ chỉ gật đầu hay bắt
tay khi gặp nhau.
Các
em lớp 12 nhất
định phải đỗ tú
tài cuối năm nên yêu cầu tôi
mở cours dạy thêm bên ngoài. Tôi mướn một pḥng học của người Tàu ở gần trường,
tôi dạy toán
và nhờ một người
bạn là anh Nguyễn Thành Tương đang dạy trường Cần Giuộc
phụ trách Lư Hoá cho các em. Kỷ niệm ở lớp dạy
thêm này tôi không quên là những buổi dạy
toán của tôi
đă xong, tôi phải nín thở chờ anh Tương từ Cần
Giuộc chạy xe về dạy tiếp môn Lư Hoá. Khi nào thấy xe vespa màu xanh của anh ấy xuất
hiện ở đầu ngỏ mới thở một cái phào. Các em lớp 12 nói
với tôi rằng phụ huynh các em hứa nếu cuối
năm các em thi đậu th́ họ sẽ đăi tôi một chầu linh
đ́nh ở nhà
hàng Soái Ḱnh Lâm. Nhưng ngày ấy không
bao giờ tới! Các em lớp 12 này
cũng đă cho tôi một kỷ niệm đẹp là tặng cho tôi một cuốn album thật to và đẹp nhân
ngày tôi cưới vợ đầu
tháng 4 năm 1975. C̣n ở lớp 10 có một em gái là con của vị Quân Trấn Trưởng Biệt Khu Thủ Đô đă từ trường gọi vào trại Lê Văn Duyệt cho cha em thả tôi ra v́ đêm hôm trước tôi ở ngoài đường quá
giờ giới nghiêm.
Tôi và các em học sinh lớp 11 trung tâm giáo dục
Hồng Bàng
Tôi cũng c̣n nhớ tất niên
âm lịch nhằm
đầu năm 1975, nhà
trường có tổ chức liên hoan, trong đó có diễn một vỡ
kịch câm cổ điển. Anh Huỳnh trắng trẻo,
nhỏ con làm công chúa, c̣n tôi cao lớn được
chọn làm hoàng tử nước láng giềng. Nhưng oái oăm thay công chúa lại yêu
một anh gù xấu xí khác. Hôm đó tôi phải cố sức diễn
đúng theo lời thuyết minh của một
chị giáo sư cùng trường. May mắn chúng tôi cũng gây được nhiều trận cười
cho khán giả.
Tôi và các em học sinh lớp 10 trung
tâm giáo dục Hồng Bàng
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, chúng tôi thường trực
đêm trong trường. Chúng tôi uống bia và
đánh phé để quên đi những lo âu về t́nh h́nh dất nước trong cái pḥng tiếp tân
gần cổng ra vào. Anh lao công gác cổng thường chạy ra, chạy
vô mua thuốc lá
hay bia cho chúng tôi. Thế mà t́nh đời thay đổi
mau chóng. Chỉ vài
ngày sau biến cố 30/4/75,
khi trường đă bi tiếp quản, các giáo sư chúng tôi bị giáng cấp thành giáo viên, anh Huỳnh không
c̣n là giám đốc th́ có một đêm
tôi vào trực, gọi cổng
nhiều lần , anh bảo vệ chạy ra nạt nộ
tôi: tại sao tôi
gọi lớn quá làm đánh thức cả nhà
anh dậy.
Trong thời gian tôi dạy lớp đêm ở trường nữ trung học đô thị Cô Giang, tôi quen được một con gái sau trở thành bà xă của tôi. Số là tôi có dạy một lớp luyện
thi Tú Tài ở đó và trong lớp có một em nữ sinh tên
Mi, một đêm em dẫn một người bạn gái tên Nga vào lớp
và xin phép tôi cho Nga học
"ké" một buổi toán v́ nghe nói tôi dạy dễ hiểu. Tôi đồng ư nhưng dặn thêm nếu Nga quyết định theo học luôn th́ phải đóng học phí. Lúc tan
học Nga ngỏ ư mời tôi đi uống nước để cám
ơn tôi. Tôi cẩn thận goi anh
Sơn giám đốc lớp đêm
đi theo Mi và Nga tới một quán nước ở đường góc
đường Cô Bắc và Đề Thám. Trong khi ăn uống, Nga nói em có một người chị trước học ở trường Tây, nay đă nghỉ học, thầy có muốn quen với chị em th́ em giới thiệu cho. Năm đó, tôi đă 30 tuổi nhưng vẫn c̣n độc thân, có quen một vài cô cúng
như được bạn bè mai mối một vài chỗ nhưng
tôi không ưng ư. Trông Nga thấy đẹp th́ tôi nghỉ chị của em chắc cũng đẹp nên đồng ư coi xem sao Tối hôm sau
đúng hẹn, tôi trở lại quán nước đó gặp hai chị em của Nga. Tôi không ngờ chị của Nga rất đẹp giống như những câu thơ
của Nguyễn Du
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Bà xă tôi khi c̣n là nữ sinh trường
Phan Văn Huê
Sắc th́ tôi đă thấy,
nhưng tài th́ sao? Sau này khi sống với nàng tôi mới biết vợ tôi có tài nấu ăn, nhờ đó trong những lúc khó khăn nhứt nàng đă
trở thành người
khéo xoay sở để gia
đ́nh tôi t́m được lối thoát. Như lúc tôi dạy học sau năm 75 với
lương 60 đồng một tháng, nàng đă mở quán
ăn rất đông khách đem thu nhập bù đấp cho ngân quỹ của gia đ́nh tôi, hoặc
lúc tôi ra nước ngoài mà nàng và hai con c̣n ở Việt Nam, vợ tôi một ḿnh có thể thầu nấu ăn cho một đám
cưới để nuôi sống ba mẹ con.
Nàng tên là Mai, gia đ́nh ngày trước rất khá giả nên
đă cho nàng theo học chương tŕnh Pháp ở trường Saint-Paul,
đường Cường Để, sau đó ở trường Pasteur, đường Sương Nguyệt Anh
và trường Phan Văn Huê đến classe terminale. Vào thời điểm tôi quen Mai th́ gia đ́nh nàng sa sút v́ ba nàng bị người bạn đồng sáng lập công ty sang đoạt hết cổ phần của ông. Mai là con gái lớn
trong gia đ́nh đông con nên phải ở nhà chăm sóc các em để ba má nàng bươn chải
kiếm tiền. Tôi không biết là nhà của Mai ở bên trong
chợ Cầu Cống cùng đường
Đỗ Thanh Nhơn, quận 4 với nhà tôi.
Đám cưới chúng tôi vào đầu
tháng 4 năm 1975
Chúng tôi quen nhau hơn nửa
năm cho đến đầu
tháng 4 năm 1975 mới làm đám cưới. Lúc đó, t́nh h́nh h́nh chiến sự biến chuyển dồn dập. Việt Nam Cộng Ḥa đă
mất gần hết các tỉnh ở miền Trung. Lệnh giới nghiêm ở Sài
G̣n bắt đầu từ 8 giờ tối. Tiệc cưới
chúng tôi tổ chức thật sớm vào 5 giờ chiều tại nhà hàng Sài G̣n gần rạp Đại Nam,
đường Trần Hưng Đạo. Chỉ có các bạn bè tôi ở Sài G̣n tham dự đông
đủ, đa số là các
đồng nghiệp trường Hồng Bàng và các trường tư ở Sài G̣n, c̣n các bạn đồng nghiệp cũ ở tỉnh như Trà
Vinh hay Biên Ḥa tham dự rất ít v́ đường
đi bị cắt đứt, trừ một số bạn
đang ở Sài G̣n như các anh Nguyễn B́nh Tưởng, Nguyễn
Quang Hiền, Nguyễn Văn Quan
, Trần Kim Hoàng và Nguyễn Trung Hiếu. Kỷ sư Thọ cho tôi mượn xe hơi
để rước dâu.
Chỉ hơn ba tuần
sau th́ miền Nam mất. Tôi c̣n nhớ ngày 28 tháng 4 năm 1975, vào buổi sáng, tôi đang dạy một lớp 12 của
trường Saint-Thomas, ở Phú
Nhuận, nh́n lên bầu trời qua cửa sổ lớp học tôi thấy từng đàn trực thăng
bay ngang thật thấp: người Mỹ đang di tản
khỏi Việt Nam. Tôi tự hỏi rồi ḿnh sẽ ra
sao? Lúc ở pḥng giáo sư, Cha hiệu trưởng nói với tôi: sắp có giải pháp, thầy cứ yên chí ḿnh sẽ tiếp tục dạy học như thường.
Sự lạc quan của Cha hiệu trưởng không đủ sức trấn tỉnh tôi trước một tương lai ḿnh không đoán
được!