Chương
4-Bốn
năm
dạy
học ở Trà Vinh
Tôi tốt nghiệp đại học
sư phạm năm 21 tuổi, c̣n quá trẻ để di dạy học . Học sinh mới lên lớp đệ nhứt (lớp 12
bây giờ) trể nhứt là 17 tuổi, nhưng
thường thường là 18, 19 tuổi. Như vậy tôi chỉ hơn học tṛ có 2, 3 hoặc nhiều nhứt là 4
tuôi. Ở dưới tỉnh , người ta thường học trễ, nên có lớp học sinh lớn hơn thầy. Như lớp dệ nhị B2 đầu
tiên tôi dạy ở trường trung học Vĩnh B́nh có anh học tṛ sinh năm 1943, nghĩa là lớn hơn
tôi một tuổi. Tôi nghe nói có một
giáo sư mới ra trường, khi đến
tŕnh diện ông hiệu trưởng, anh cứ thập tḥ ngoài cửa, ông hiệu trưởng tưởng anh là học sinh quát bảo giờ học sao không vào lớp. Lát sau, khi
biết đó là giáo sư mới đến
nhận nhiệm sở, ông hiệu trưởng phải xin lỗi thầy giáo mới. Tôi cũng từng bị lâm vào
trường hợp tương tự như vậy nhưng
không phải là tại nhiệm sở của tôi. Số là, một lần về Sài G̣n
nghỉ lễ, khi trở xuống dạy và đi ngang Vĩnh
Long tôi ghé trường Tống Phước
Hiệp thăm anh bạn cùng khóa là
Nguyễn Trọng Bối đang dạy ở đó. Khi đang hỏi nhân
viên ở văn pḥng th́ ông hiệu trưởng
xuất hiện hỏi tôi: em t́m
thầy Bối có việc ǵ? Tôi trả lời tôi là bạn cùng khóa với anh Bối, sẵn đi ngang đây ghé thăm anh ấy. Ông hiệu trưởng vỡ lẽ xin lỗi tôi. Sau này
tôi và ông ấy cùng định cư tại Montréal và
trở thành
quen biết. Để tránh bị hiệu trưởng
hiểu lầm là học sinh, tôi quyết định
thắt cravate
khi đi tŕnh diện. Mới xuống tỉnh nên từ nhà tôi ở,
tôi đi bộ đến
trường tŕnh diện để nhận nhiệm sở. Dọc đường, khi tôi đi ngang nhà nào, người
ta cũng đổ xô ra chỉ chỏ. Tôi mắc cỡ cứng cả người.
Th́ ra trong trường học sinh đă được
tin có một số thầy giáo mới ra trường sẽ về dạy ở đây. Họ về nhà nói lại với cha mẹ họ thành ra
cha mẹ họ hiếu kỳ muốn nh́n mặt các ông giáo sư mới.
Hôm đi xe đ̣ xuống
tŕnh diện nhiệm sở Trà Vinh,
dọc đường ở những nút kiểm soát cảnh sát sau
khi đọc
sự vụ lệnh đi nhận
nhiệm sở của chúng tôi,
các anh cảnh sát nói với nhau rằng hôm nay sao
có nhiều ông đi công tác ǵ mà có sự vụ lệnh giống nhau. Tôi mỉm cười
tự nhủ công tác
dạy học chứ công tác gi!
Hôm đó tôi đi xuống
Trà Vinh với Huỳnh Ba, một học sinh vừa đậu Tú Tài 2 mới lên Sài G̣n ghi danh học ở đại
học văn khoa. Huỳnh
Ba là em bà con bên ngoại của tôi, sẵn trở xuống Trà Vinh chuẩn bị để vào học văn khoa nên
làm hướng đẫn viên cho tôi. Huỳnh Ba và tôi trao đổi
nhau, tôi xuống Trà Vinh dạy sẽ ở nhà Huỳnh Ba, c̣n Huỳnh Ba lên Sài G̣n học
th́ sẽ trú ngụ ở nhà tôi.
Nhà Huỳnh Ba ở Tri Tân A. Má của
Huỳnh Ba được má tôi gọi bằng chế. V́ gia đ́nh Huỳnh Ba là người Hoa nên tôi lớn tuổi hơn
Huỳnh Ba th́ vào
vai anh. Ba má Huỳnh Ba làm nghề bán heo con ở chợ Trà Vinh. Huỳnh Ba là một trong số các học sinh thế hệ đầu
tiên của trung học Vĩnh
B́nh. Về sau, Huỳnh Ba đậu
vào trường Cao Đẵng
Sư Phạm Cần Thơ, ra trường
Huỳnh Ba về trung học Vĩnh B́nh dạy chung với tôi và phụ trách môn
văn các lớp đệ nhứt cấp.
Nhà Huỳnh Ba là loại nhà trệt, tường gạch, mái
ngói đỏ,
thềm cao, chung
quanh có tường che và có cổng vào. Đất nhà dài bề sâu. Sau nhà trên là nhà bếp
cất riêng. Đối
diện nhà bếp là giếng nước
và một dăy chuồng heo. Hai bác Tư,
ba má Huỳnh Ba mua heo
con do mối dưới
quê đem lên.
Ông bà chỉ nuôi có
vài ngày rồi đem ra chợ bán.Sáng sớm người đạp
xe lôi mối cho bác Tư chạy tới nhà, bác Tư trai đến các chuồng, lựa những con heo nào mập mạp bắt đem lên xe chở ra chợ. Một lát sau bác Tư gái mới đi ra chợ.
Trưa
hai bác cũng đi xe lôi
về, có khi bán hết, có khi c̣n một hai con heo. Bác Tư trai lại bỏ chúng vào chuồng.
Bác Tư gái đă đi chợ trước
khi về để chuản bị bữa ăn trưa. Hai bác
chỉ bán chợ có một buổi sáng.
Hai bác có bốn người con. Chị Hai là
con gái lớn, có chồng và lúc đó
có ba con, cất nhà ở phía sau nhà bác Tư và ở chung với ông già chồng. Hai vợ chồng chị cũng làm
nghề bán heo
con như hai
bác. Huỳnh Ba à con
trai lớn kế chị Hai, hai
người con kế là Huỳnh Văn Giàu
và Huỳnh Thắng Lợi. Cả ba người con trai đều
là học sinh của trường trung học Vĩnh B́nh. Huỳnh Ba có một người bạn là Huỳnh Văn Được,
nhà nghèo, ở dưới
quê lên tỉnh học và tá túc ở nhà Huỳnh Ba, phụ với bác Tư trai
chăm sóc
các con heo. Được
chính là người học tṛ lớn hơn
tôi một tuổi học lớp đệ nhị B2 mà tôi phụ trách ban
toán. Nghe nói về sau, Được đậu cử nhân
luật, có vợ giàu và là chủ một cây xăng. Hiện
nay Được ở nước ngoài nhưng
không rơ ở đâu. Huỳnh Ba mất v́ đột
quy sau khi đánh một ván cờ tướng ở quán nước và
trên đường đi bộ về nhà. Huỳnh Văn Giàu học với tôi hai năm đê
tam B2 và nhị B2, hiện vẫn ở nhà cũ. Mỗi
lần về nước
và xuống Trà Vinh,
tôi không bao giờ quên đến đi chơi với Giàu. C̣n Lợi th́ hiện ở San Diego, Hoa Kỳ.
Vợ chồng anh chị Hai đều mất hết. Anh chị có
ba đứa
con ở Âu Châu
và một đứa ở Việt Nam.
Cùng ra trường
khóa 1 năm 1965 và
cùng về Trà Vinh
với tôi có các anh Nguyễn
Văn Quan, Huỳnh Bá Lạc và Lê Vĩnh Thọ dạy Quốc Văn, Trà Văn Gởi
và Lê Quốc Tấn dạy Vạn Vật, Lê Tấn Kiệt dạy Sử Địa, Vài tháng sau thêm hai anh Trần Kim Hoàng và Lương
Văn Kiệt dạy
Lư Hóa cũng về Trà
Vinh, Lúc đó đa số giáo sư mới ra trường đều
c̣n độc
thân, ngoại trừ anh Thọ có
gia đ́nh, Lê Tấn Kiệt và Tấn sống khép kín,
chúng tôi nhanh chóng kết thân với các đồng
nghiệp đang dạy ở đây như Nguyễn B́nh Tưởng dạy Sử Địa
, Huỳnh Đạt Bửu
dạy Triết, cả hai ra trường trước chúng tôi một năm, Nguyễn Quang Hiền dạy Pháp Văn. Bửu và Hiền là dân
"sở tại" nên hướng dẫn chúng tôi hội nhập vào lối sống ở tỉnh lẻ.
Gởi, Quan, Lạc và Lê Tấn Kiệt mướn
nguyên một căn nhà lầu ở đường
bờ sông, gần cầu Tiệm Tương. V́ chủ nhà thấy nơi đó không an ninh nên
cho các thầy giáo mướn với
một giá rất rẻ. Đêm đêm, nhóm thầy giáo
trẻ chúng tôi
tụ tập ở đó nhậu nhẹt, ca hát hoặc đánh bài.
Khi tôi vê Trà
Vinh th́ tại đây có trường trung học công lập Vĩnh B́nh
dạy đến
lớp đệ nhứt, trung học bán công Trần Trung Tiên dạy đến lớp đệ nhị và trung học tư thục Thánh Gioan dạy đến đệ tứ. Trường Vĩnh B́nh
nằm đối
diện với doanh trại của trung đoàn 14, thuộc sư đoàn 9 bộ binh. Trường
Trần Trung Tiên năm song song với trường
công lập và gần sân vận động. Hiệu trưởng trường công lập là anh Hà Khải Hoàn kiêm nhiệm hiệu trưởng bán công. Giám học
trường công lập là anh Nguyễn Xuân Nhựt, khóa đàn anh ban toán của tôi.
Trường
trung học Vĩnh B́nh
Năm đầu tiên về trường trung học công lập Vĩnh B́nh
tôi được
phân công dạy lớp đệ nhị B2, lớp đệ nhị A2, lớp đệ ngũ 3, lớp đệ ngũ 4 và lớp đệ thất 8 Giờ dạy bắt buộc đối
với một giáo sư trung học đệ nhị cấp là 17 giờ nếu có day lớp thi, 18 giờ nếu không có dạy lớp thi. Những giờ c̣n lại chúng
tôi được
lănh tiền tính theo số giờ gọi là lương
phụ trội. Giáo sư mới ra trường có ngạch trật là giáo sư đệ nhị cấp hạng 4, chỉ số lương
là 470 cao hơn
người tốt nghiệp quốc gia hành
chánh và kỷ sư Phú Thọ chỉ có 430. Lương căn bản của
chúng tôi là 7.200 đồng,
trong khi lương
một người lính lúc đó chỉ có 900 đồng. Cộng với lương
phụ trội dạy thêm giờ tôi lănh được
khoảng 10.000 đồng một
tháng. Tôi đặt
cơm tháng nhà ông
xếp nhà đèn có con gái học trường công lập. Mỗi ngày hai lần, có người
mang ga men cơm
tháng gồm cơm trắng và 3 món ăn: canh, xào,
mặn và một trái chuối tráng miệng đến nhà Huỳnh Ba giao cho tôi. Bà chủ nấu cơm
tháng nói với tôi: giá cơm tháng cho công chức là 500 đồng,
học sinh là 300 đồng
nhưng
tính cho thầy giáo có công
dạy con em chúng tôi chỉ lấy 300 đồng
như giá
học sinh. Thật đúng như câu
ca dao: "Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy". Thật ra, bác Tư gái,
mẹ của Huỳnh Ba nói với tôi để tôi ăn chung với gia đ́nh nhưng
tôi lễ phép từ chối v́ không muốn làm phiền thêm cho bác.
Gia đ́nh tôi ở Sài G̣n
lúc đó không khá giă
lắm v́ đông
con. Mỗi tháng khi
lănh lương
tôi đều
ra bưu điện mua mandat 5.000 đồng gởi
về phụ giúp
gia đ́nh. Tuy vậy với số tiền c̣n lại tôi tiêu xài thoải mái. Thường
tôi ít ăn cơm nhà,
tôi cùng các bạn đồng nghiệp buổi trưa th́ đi ăn ở nhà hàng Lạc Viên, nơi
có một gánh nem nướng
rất ngon bán trước nhà hàng, hay ăn
ở nhà hàng Túy Hương; buổi tối th́ đi nhậu ở quán Lai Rai có ghế mây, đầu đường Tri Tân A hay quán
Gió đường
bờ sông hoặc quán Tứ Hải gần rạp hát. Thành ra
ga men cơm
của tôi thường được
trả về bà chủ nấu cơm
tháng. Tôi vẫn trả đủ tiền cơm
tháng nhưng
bà chủ nhứt đinh trừ ra
những bữa tôi không ăn và
thối tiền lại cho tôi.
Năm đầu tiên, tôi mua một chiếc xe đạp để đi dạy. Năm
sau, tôi nhờ cậu tôi ở trong
quân đội
mua cho tôi một chiếc xe Honda dame màu xanh trong đợt
bán xe honda cho lính. Tôi là người đầu tiên có xe Honda ở Trà Vinh. Bạn tôi, Huỳnh Đạt
Bửu sờ vào cái bửng xe và la lên: Ê xe của
thằng Ân làm bằng mũ .Thời đó các xe gắn máy đều làm bằng sắt, duy hảng Honda của Nhật sử dụng mũ cho vài
bộ phận để xe
nhẹ hơn. Năm đó Huỳnh
Văn Giàu học với tôi. Sáng nào tôi cũng
chở Giàu đến
quán Vĩnh Lạc ăn hủ tíu, uống cà phê sữa đá rồi vào trường,
tôi vô lớp dạy c̣n Giàu vô lớp học.
Những kỷ niệm đầu đời dạy
học của tôi là hai sự kiện một vui và một buồn. Trong buổi dạy dầu tiên ở lớp đệ ngũ 3, tôi "bị" em Phạm Thị Duyên
"phỏng vấn" khá kỷ. Em là con gái
một vị chánh lục sự làm việc tại ṭa án Trà
Vinh. Em và gia đ́nh từ Sài G̣n xuống sống ở đây theo cha em. Biết tôi là người
Sài G̣n, em hỏi tôi xem tôi
có rành những đặc điểm của
thủ đô không? Rạp xi nê nào các
sinh viên, học sinh thường
lui tới; đường phố nào cuối tuần dập d́u tài tử, giai nhân; nhà hàng nào có món ḅ kho nổi tiếng hay món bún
suông thật ngon.
Tôi đă trả lời chính xác những câu hỏi của em để chứng minh ḿnh là một người "Saigonnais"
chính hiệu con nai vàng.
Duyên hiện ở Toronto, Canada và được
nhiều người
biết đến qua câu chuyện vượt biên bi thảm của em với những người đồng
thuyền.
Kỷ niệm thứ hai là chuyện xảy ra ở lớp đệ nhị B2. Một buổi sáng, khi tôi đến
trường để dạy th́ được
anh hiệu trưởng
mời vào nói chuyện. Tôi lặng người khi nghe anh nói các học
sinh lớp đệ nhị B2 đă làm đơn gởi lên anh xin đổi người khác thay tôi
dạy toán lớp đó v́ tôi dạy các em không hiểu. Tự ái của một người trẻ khiến tôi nói với anh hiệu trưởng cứ việc làm theo nguyện vọng của các em. Anh
hiệu trưởng
lắc đầu
nói không thể giải quyết như vậy được.
Theo anh làm như vậy là tạo tiền lệ cho học sinh không thích giáo sư nào th́ xin đổi
giáo sư đó th́ c̣n ǵ kỷ cương nhà trường.
Anh nói, phần anh sẽ bác lá đơn này,
c̣n phần tôi hăy xét lại cách dạy của ḿnh và t́m cách thay đổi
làm sao cho học sinh hiểu bài và có thể làm
bài được.
Về nhà tôi suy nghỉ thấy ḿnh quá háo thắng, quen tự t́m cách giải những bài toán khó khi học
trên đại
học mà đem những
bài toán khó bắt các em học sinh tự giải mà không hướng dẫn ǵ cả. Bây giờ tôi hiểu ra dạy học sinh chứ không phải là đố học sinh. Ngày hôm sau, đến
lớp tôi thay đổi
hẵn cách dạy. Tôi nh́n thấy những ánh mắt sáng lên của các em học sinh, tôi biết ḿnh đă làm đúng
thiên chức của ḿnh. Chuyện xin đổi giáo sư toán của lớp đệ nhị B2 dần ch́m trong
quên lăng. Khoảng cách giữa tôi và các em học sinh được thâu ngắn lại. Bây giờ các em đă hiểu bài và đa số làm được bài. Cuối năm học,
tỷ số học sinh đậu
Tú Tài 1 của lớp rất cao Tôi như trút được một gánh nặng.
Niên khóa thứ hai, tôi được
anh Hoàn mời dạy thêm một số giờ bên trường
bán công Trần Trung
Tiên. Bên trường công lập, tôi phụ trách các lớp đệ nhị B1, đệ nhị B2, đệ tứ 6.Tôi là giáo sư hướng
dẫn lớp đệ nhị B2. Lớp này là lớp hỗn hợp nam và nữ, số các em nữ sinh đếm
không đầy
các ngón của hai bàn tay,
nhưng
ngoài em Nguyễn Văn Huệ ra c̣n một số em khác cũng học rất
giỏi như Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Hồng Vân, Thạch
Ngọc Hoài...Kiệt sau du học ở Đức
có bằng cao học về năng lượng mặt trời, định cư ở Đức và nay về hưu
thường về Việt Nam chơi
và những lần tôi về Việt Nam, Kiệt dùng xe hơi chở vợ chồng tôi và một vài bạn học của Kiệt đi chơi đây đó. Nguyễn Hồng Vân hiện ở xă Ḥa B́nh, quận
Tam B́nh, Trà Vinh là chủ tiệm bán phân bón rất khá giả. Thạch Ngọc Hoài đă qua đời ở Việt Nam. Lớp này c̣n có các em nữ như Nguyễn Thị Kim Huệ, Trần Nguyệt Viên, Huỳnh Thị Kim Hồng cũng thường gặp tôi mỗi khi tôi về Việt Nam. Kim Huệ, Nguyệt Viên hiện ở Mỹ c̣n Kim Hồng ở Việt Nam. Lớp đệ tứ 6 là lớp có một nữ sinh sau
này là bạn đời của
người bạn tôi. Đám cưới của hai người
tổ chức năm 1969, lúc đó tôi đă đổi về Biên
Ḥa nhưng
cũng cố gắng mua vé máy bay về Trà
Vinh tham dự.
Cuối niên khóa thứ hai, nhằm định
hướng các em học sinh lớp đệ tứ chuẩn bị rời cấp học phổ thông sang cấp học chuyên khoa chọn ban A (sinh vật), ban B (toán) hay ban C (văn
chương) cho ḿnh, trường có tổ chức một buổi thuyết tŕnh để ba giáo sư đại diện
cho ba ban tŕnh bày những ưu điểm của
mỗi ngành học. Tôi được
trường chọn thuyết tŕnh cho ban toán. Vốn
là một người
say mê toán học từ thời trung học, tôi soạn bài thuyết tŕnh rất kỷ lưởng hầu khuyến khích các em học sinh không cảm thấy toán là một môn học khô khan. Tôi
vận dụng khiếu văn chương của
ḿnh để bài
thuyết tŕnh tươi mát, hấp dẫn chứ không khô cứng như bản chất của môn ḿnh dạy. Cuối buổi thuyết tŕnh, em Nghiêm lớp đệ tứ 3, người thường cổ vũ các bạn ḿnh theo học ban C, thất vọng bảo với các bạn: thôi thua rồi, thầy Ân thuyết tŕnh hay quá. Đầu
niên khóa sau, số lớp đệ tam
B đông hơn số lớp đệ tam A và không có lớp đệ tam
C v́ không đủ sĩ số. Không biết việc tôi
"khuyến dụ" các em học sinh ồ ạt học ban toán là đúng
hay sai?
Nhà Huỳnh Ba đối
diện với vườn hoa bà cai Yến. Mỗi buổi chiều, tôi thường ngồi trước
nhà nh́n ngắm đủ loài hoa đua nhau nở rực rở bên
kia đường.
Một buổi chiều nọ, vào khoảng đầu
niên khóa dạy học thứ ba ở Trà Vinh, tôi đang ngồi hóng mát và ngắm hoa như vậy trước cổng nhà, th́nh
ĺnh có một chiếc xe lôi ngừng trước
cổng. Nguyễn Văn Nhiều, một
người bạn cùng khóa và
chơi
thân với tôi bước
xuống xe. Nhiều vào ban toán đại
học sư phạm một lượt
với tôi nhưng
bị rớt năm thứ nhứt ở lại chịu chế độ 4
năm nên ra trường
sau tôi hai năm. Lúc
về Sài G̣n chơi,
tôi có rủ Nhiều khi ra trường về dạy ở Trà Vinh
với tôi cho vui. V́ vậy
chắc là anh xuống đây để quan sát t́nh h́nh sinh hoạt và dạy học ở đây như thế nào. Ở chơi với tôi vài ngày, Nhiều
trở về Sài G̣n để chọn nhiệm sở và lănh sự vụ lệnh đi dạy. Vài ngày sau, một số giáo sư mới ra trường năm 1967 tới
trường công lập Vĩnh B́nh để tŕnh
sự vụ lệnh và nhận nhiệm sở. Tôi nhận ra trong số đó có anh Trịnh Văn Dĩ, người cùng
vào đại
học sư phạm một lượt
với tôi. Dĩ cho biết
Nhiều đă chọn về trường trung học B́nh Minh
(Cái Vồn), Vinh Long
nên Dĩ mới
về đây. Nhiều về sau đổi sang dạy ở trường
nữ trung học Đoàn Thị Điểm, Cần
Thơ.
Sau 75, anh mắc bệnh tâm thần nên cuộc sống khó khăn dù các con anh đều
là bác sĩ. Nhân
một lần về Việt Nam, tôi, Dĩ và một người
bạn của Dĩ xuống Cần
Thơ chơi, chúng tôi đă thăm Nhiều
và giúp đỡ một ít cho Nhiều. Vài năm sau tôi được tin Nhiều mất.
Số giáo sư mới về Trà Vinh
lần này khá đông gồm cả đệ nhị cấp và đệ nhứt cấp. Trịnh Văn Dĩ dạy
toán, Nguyễn Văn Lư dạy lư hóa và
Nguyễn Trung Hiếu dạy vạn vật chơi thân với nhóm chúng tôi. Phải
kể thêm trong nhóm chúng tôi có cả anh
Thành dạy nhạc. Thành ở Vĩnh Long, nhà bên hông trường
Tống Phước Hiệp. Mỗi tuần, anh đi xe đ̣ xuống
Trà Vinh ở lại đôi ngày để dạy nhạc ở trường công lập. Những ngày khác anh ở Vĩnh Long dạy nhạc cho trường Tống Phước
Hiệp và Sư Phạm. Học tṛ thường
gọi anh là thầy Thành nhỏng v́ anh ốm và dáng đi nghiêng về phía trước.
Mỗi lần lên Vĩnh Long chơi, chúng tôi gần cả chục người ngủ như cá hộp ở căn phố nhỏ của anh. Tối đến,
anh dẫn chúng
tôi đi đến
quán cà phê nhạc bên bờ sông, nơi
anh phụ trách phần âm nhạc. Sau này anh
cưới một cô giáo sinh,
hoa khôi của trường
sư phạm Vĩnh Long. Thành
tốt nghiệp trường
quốc gia âm nhạc Sài G̣n nên có ngón đ̣n
guitar độc đáo. Anh thường đánh những bản nhạc như La
Cumparsita, Back to Sorrento, La Paloma và nhiều
bản nhạc classic khác
cho chúng tôi nghe. Trong những lần về Việt Nam, khi đến
Vĩnh Long tôi ghé thăm anh Thành. Nhà anh nay đă cất lên nhiều tầng và vợ anh mở quán cơm tấm dưới nhà. Tôi mừng cho người
bạn ḿnh nay có cuộc sống sung túc nhưng
không bao lâu sau hai lần đi ăn uống với Thành ở nhà hàng
nổi ở Vĩnh Long và quán hải sản ở quận 4, Sài G̣n
lúc trở về Canada th́ tôi được
tin anh mất.
Quan và Lạc bây giờ thuê
nhà ở đường số 1, Hoàng và Kiệt
thuê nhà ông Tạ Hoàng ở một con đường bên hông ṭa tỉnh trưởng, Tưởng ở nhà
anh Đồng
trong hẻm đối diện
trường. Trà Văn Gởi
thuê một căn nhà trên đường
Cây Dầu. Nhóm chúng
tôi tụ họp khi th́ ở nhà này,
khi th́ ở nhà nọ. Có khi chúng tôi nằm
xếp cá ṃi hộp ở pḥng của anh Hiền trong khu nhà gia đ́nh
anh ở Thanh Lệ. Cũng có
khi chúng tôi tụ tập ở nhà cô Tư của Huỳnh Đạt Bửu,
gần cầu Long
B́nh đánh phé hay nhậu nhẹt qua đêm. Cạnh nhà cô Tư là nhà anh Bửu dạy toán. Để phân biệt hai người tên Bửu, người
ta gọi là Bửu triết và Bửu toán.
Năm đầu ở Trà Vinh, c̣n nhớ Sài
thành hoa lệ, nên cuối tuần nào tôi cũng về Sài G̣n dù mất nguyên hai ngày thứ sáu
và chủ nhật ngồi trên xe đ̣, chỉ có một ngày thứ bảy là ở thủ đô. Dần dà nhờ có bạn bè, tôi bớt về Sài G̣n mà ở lại cuối tuần ăn uống
với các bạn hay cắm trại với học tṛ. Chúng
tôi và các em học sinh thường
tổ chức cắm trại ở Ao Bà Om. Các em nữ sinh
phụ trách ẩm thực c̣n các em
nam sinh chuẩn bị các tṛ chơi.
Lần nào kết thúc buổi cắm trại chúng tôi đều đồng ca bản nhạc Shalom của người Do Thái như để hẹn ngày về gặp lại .
Rời tay, phút chia ly,
Bạn hởi, vui ra đi
Gian khó
, ta không nề
Luôn nhớ nhau trong đời,
Bạn ơi,
vui đi
Tôi và các bạn đồng
nghiệp thân thiết đều
c̣n độc
thân và ở tuổi thanh xuân nên bầu nhiệt huyết tràn đầy những
lư tưởng cao đẹp.
Không lo lắng v́ về sinh kế với mức lương dư dả, chúng tôi nghĩ đến
việc làm sao
nâng đỡ việc học hành của các em học sinh và nếu cần, giúp đỡ những em đang gặp
khó khăn trong đời
sống hằng ngày để các em có thể tiếp tục việc học. Ngày cuối tuần, thay v́ về Sài G̣n
chơi,
tôi ở lại Trà Vinh, tổ chức những buổi sinh hoạt tại trường với các lớp mà tôi là giáo sư hướng
dẫn để dạy thêm cho các em nhứt
là các lớp thi. Mỗi người chúng tôi đóng góp vào một quỹ giúp em
Nguyễn Văn T. học lớp đệ nhứt B, từ quê
lên ở Trà
vinh đi học
mà không đủ tiền ăn ở,
phải đi làm việc dọn dẹp vệ sinh ở nhà bảo sanh Bửu Ḥa. Nhờ đó, em T. có nơi ăn ở và khỏi đi làm
cực nhọc để chuyên tâm vào việc học thi.
Tôi đă nhờ ba tôi may cho em Lê Văn T. bên trường bán công Trần Trung Tiên một bộ complet
khi em được
học bổng đi du học.
Cuối năm 1967 tức
là giữa niên học 1967-1968, tôi, Trần
Kim Hoàng và Nguyễn VănTâm bên trường công lập; Văn Tường trường
bán công nhận được lệnh nhập ngũ khóa 27 sĩ quan Thủ Đức. Các em học sinh Trà Vinh chắc đều thấm
thía câu: "Cỗ lai chinh
chiến kỷ nhân hồi" nên bịn rịn , có em
không cầm được nước
mắt trong những buổi tiệc hay những đêm lửa trại chia tay với các thầy sắp rời bảng đen, phấn
trắng lên đường đi vào ṿng lửa đạn.
Riêng Tâm
không đủ sức khỏe nên được trả về trường
sớm nhất. C̣n lại ba người chúng tôi sau hơn
một năm khoác
áo lính được
biệt phái trở về dạy học lại dù có người không cón nguyên vẹn
như trước:
Hoàng với cái
trán được
vá một miếng plastic và tôi với
hai mănh đạn
c̣n trong bụng và trên lưng.
Tôi trở lại Trà Vinh
không c̣n ở nhà Huỳnh Ba nữa mà cùng Dĩ và Lư mướn nhà của chị Huỳnh, dạy Anh Văn ở trường
Công Lập. Ba người
chúng tôi ngủ chung
trên một cái giường
lớn sát cửa sổ đêm đêm "cùng ngắm ánh trăng vàng" qua cửa sổ. Cả ba đều ăn cơm tháng nhà thầy giáo Tư chung
với một số công chức và quân nhân
trong tỉnh. Thầy giáo Tư có
những cô con gái nổi tiếng đẹp nên biết bao mặc khách, tao
nhân ngắm nghé.
Một thời gian sau,
Lư đi ở chỗ khác, Hiếu về ở chung với tôi và Dĩ, Chúng
tôi dọn sang một pḥng khác. Tôi và Dĩ
ngủ chung một giường,
Hiếu đă cưới vợ, cũng là giáo sư vạn vât, dạy ở trường Tống Phước
Hiệp, Vĩnh Long, ngủ riêng một giường. Cuối tuần, vợ Hiếu từ Vĩnh Long xuống thăm chồng, tôi phải lấy xe Honda chở Dĩ chạy
long rong ngoài đường
suốt ngày cho bạn ḿnh được
tự nhiên.
Hè năm 1969, chúng tôi đi coi thi ở các tỉnh khác. Lương Văn Kiệt, lúc đó đă đổi về Tống Phước Hiệp, xuống Trà Vinh coi thi và ở pḥng
chúng tôi. Đầu
niên khóa 1969-1970, khi chúng tôi xuống
Trà Vinh để bắt đầu
niên khóa mới th́ trông thấy lá thư của Lương
Văn Kiệt để lại trong đó có câu: tao
cám ơn
tụi bây đă cho mượn
cái "bẩn
xá" để tao ở coi thi. Chúng tôi phá lên cười v́ Kiệt nhận xét không
sai: ba ông tướng chúng tôi lười biếng chẵng bao giờ quét dọn pḥng ở. Về sau, tôi được
tin Kiệt mất v́ tai nạn lưu thông trong lúc dẫn học sinh đi du ngoạn ở Rạch Giá khi tuổi đời
c̣n rất trẻ.
Niên khóa mới chưa
bắt đầu
bao lâu th́ tôi nhận được sự vụ lệnh đổi
về trường Ngô Quyền, Biên Ḥa. Thế là những buổi tiệc tiễn đưa của
các đồng
nghiệp, của học sinh các lớp làm rơi
nước mắt kẻ ở lại và lưu
luyến bước
chân người ra đi. Dù được đổi về nơi gần gia đ́nh hơn, nhưng bốn năm ở Trà
Vinh với bạn bè, với học sinh tôi có biết bao nhiêu kỷ niệm. Trong những buổi tiệc chia tay, tôi bùi ngùi đọc
lại bài thơ tôi
sáng tác năm 1967 khi rời
trường đi nhập
ngũ. Bài
thơ này
tôi lấy cảm hứng từ bài "Tám phố Sài
G̣n" của thi sĩ Nguyên Sa làm để tặng những người
Trà Vinh thân thương
của tôi.
TÁM NẺO
TRÀ VINH
1
Trà Vinh đi chợ ba
nhà lồng
Tinh sương
thức sớm rủ thật đông
Nhịp guốc khua ḍn như pháo
Tết
Gió sớm nhẹ lay áo lụa hồng
2
Trà Vinh đi
học trưa
nắng vàng
Ánh dương
treo nón ngủ miên man
Có trông mái tóc huyền
buông xoả
Ước vọng
tương
lai đẹp
huy hoàng
3
Trà Vinh tha thướt dưới Hàng Me
Áo trắng trinh nguyên
vẻ rụt rè
Bóng nhỏ chân chim
xào xạc lá
Tiếng hát sơn ca ríu rít về
4
Trà Vinh đi
dạo mát Cây Dầu
Thấp thoáng Sân
Bay những cánh tàu
Mơ ước
mai sau thành lữ thứ
Gót sen đặt bước bến bờ nào?
5
Trà Vinh phóng Honda thật
mau
Hoàng hôn chầm chậm xuống Cầu Tàu
Ánh mắt ru hồn trong điệu
nhớ
Cung môi đeo đẳng khối t́nh sầu
6
Trà Vinh cắm trại Ao Bà Om
Giả từ quyến luyến khúc Shalom
Nghe như du
tử thân phiêu lăng
Bát ngát, bâng khuâng toả một ṿm
7
Trà Vinh ngủ sớm lúc đêm
vào
Để đắm say trong giấc mộng đào
Rèm mi hờ hửng buông mong đợi
Ôm ấp, tưng tiu bóng dáng nào?
8
Trà Vinh thủ thỉ tiếng yêu đương
Xin ở bên nhau
khắp nẻo đường
Phút giây êm ấm trôi qua
chóng
Dù cách xa rồi vẫn nhớ thương