CẢI LƯƠNG, BỘ MÔN VĂN NGHÊ ĐỘC QUYỀN CỦA MIỀN NAM

 

Tin ông vua cải lương Thành Được qua đời sáng ngày 16/11 vừa qua tại thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ làm những người miền Nam không khỏi tiếc nuối một trong những biểu tượng của bộ môn cải lương miền Nam.

 


 

IMG_4473.JPG


 

 

                                                                                                                          

Nhân đây cũng nên nhắc qua tiểu sử của người nghệ sĩ tài danh của bộ môn cải lương này. Thành Được (8 tháng 9 năm 1934 - 16 tháng 11 năm 2023) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thành danh cùng thế hệ nghệ sĩ Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Nga...Ông từng được mệnh danh là "Ông vua không ngai" hay "Kép hát thượng thặng"trong làng sân khấu cải lương miền Nam.

 

Thành Được tên thật là Châu Văn Được, sinh năm 1934, tại An Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng, trong gia đ́nh phú nông.

Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát và lent sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu. Sau đó 2 năm, ông đă nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng Khi hoa anh đào nở). Năm 1958, Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng.

Năm 1961, ông kết hôn với nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành đôi giọng ca vàng qua các vở Con gái chị Hằng, Tấm ḷng của biển, Bọt biển, Chuyện t́nh 17, T́nh Xuân muôn tuổi nhưng đặc biệt hơn cả là vở Nửa đời hương phấn. Đến năm 1964, hôn nhân của họ tan vỡ.

 

Năm 1966, Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (tuồng Tiếng hạc trong trăng).

Năm 1984, Thành Được đi lưu diễn tại Đức, nhân đó xin tị nạn chính trị tại đây. Thành Được sống bằng nghề nhà hàng tại Đức và năm 1995 di dân đến Hoa Kỳ mở nhà hàng Thành Được tại Milpitas, California, một thành phố nhỏ sát San Jose, California và sống ở đây tới ngày mất.

thanhnga.jpg

Thanh Nga

Nếu bên những nữ nghệ sĩ tài danh có Thanh Hương, Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Lệ Thuỷ, Mỹ Châu… và nhứt là Thanh Nga th́ bên cạnh những nam nghệ sĩ nổi tiếng như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Tấn Tài, Thanh Sang, Minh Cảnh….th́ phải nói đến Thành Được, một nghệ sĩ đẹp trai, hát hay và diễn giỏi.

Ut Tra On.jpg

Út Trà Ôn

Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón. Tiền “chuộc” đào kép chánh lên đến bạc triệu nên các tài danh cải lương rất giàu có. Thành Được nổi tiếng là tay sưu tập xe hơi. “Vua vọng cỗ” Út Trà Ôn đánh bi -da cá độ mỗi bàn hàng chục ngàn đồng (tiền thời đó).

 

Nếu bài vọng cỗ “T́nh anh bán chiếu” không ai ca qua mặt được đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn th́ bản”Đêm lạnh trong tù” mang dấu ấn của kép đẹp Thành Được.

 

Nói về lịch sử bộ môn cải lương xin trích lại ư của nhà khảo cổ Vương Hồng Sển: "có người cho rằng cải lương đă manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông th́ kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà hát Tây Sài G̣n, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt măi, vừa canh tân, vừa cải cách...nên cải lương h́nh thành lúc nào cũng không ai biết rơ.”

 

Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Ở đây là đă cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ 1 động từ theo nghĩa thông thường đă trở thành 1 danh từ riêng. Sau khi cải lương th́ nghệ thuật Cải Lương đă khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và h́nh thức.

Đêm 16 tháng 11 năm 1918, tại Rạp Hát Tây Sài G̣n, có diễn tuồng Pháp – Việt nhứt gia (tức Gia Long tẩu quốc) đánh dấu thời kỳ phôi thai của cải lương.

Sau đêm này, André Thận trước và Năm Tú sau, đă đưa cải lương lên sân khấu thiệt thọ. Năm 1922, tuồng Trang Tử thử vợ và tuồng Kim Vân Kiều diễn tại rạp Mỹ Tho rồi lên diễn tại rạp Chợ Lớn và rạp Moderne Sài G̣n... lúc này hát cải lương mới thành h́nh thật sự

Theo Tự điển bách khoa Việt Nam:

Những năm 1920 – 1930 là thời kỳ phát triển rực rỡ, nhiều gánh hát ra đời, nổi tiếng nhất là hai gánh Phước Cương và Trần Đắc có dàn kịch gồm ba loại: các tuồng tích ủa Trung Hoa loại xă hội và loại phóng tác (như "Tơ vương đến thác", "Giá trị và danh dự").

Trong thời kỳ 1930 – 1934, nghệ thuật cải lương lan truyền ra ngoài Bắc và nhiều nghệ sĩ xuất sắc xuất hiện như Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu... Thời kỳ kinh tế khủng hoảng, nhiều gánh hát tan ră. Dựa vào tâm lư của dân chúng ngả về tôn giáo, các gánh hát đua nhau diễn các tích về Phật, tiên, đi đầu là gánh hát Tân Thịnh.

Từ 1934, xuất hiện phong trào "kiếm hiệp", đi đầu là gánh Nhạn Trắng và soạn giả Mộng Vân người Bạc Liêu vói những vở tuồng nổi tiếng: "Chiếc lá vàng", "Bích Liên vương nữ", "Bảo Nguyệt Nương".

 

Tại Việt Nam Cộng ḥa, thập niên 1960 là thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương miền Nam, lấn át cả tân nhạc. Các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có diễn xuất, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc, và một số ca sĩ tân nhạc phải t́m cách chuyển nghề sang hát cải lương để t́m kiếm thành công như Hùng Cường . Riêng tại vùng Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định đă có trên 39 rạp hát cải lương và 20 nơi luyện cổ nhạc (gọi là "ḷ"), trong đó có những "ḷ" nổi tiếng như của Út Trong (từng là trưởng dàn cổ nhạc của gánh Thanh Minh suốt 13 năm, và là người đă huấn luyện Thanh Nga từ lúc c̣n thơ ấu), Văn Vĩ, Duy Tŕ, Huỳnh Hà, Tư Tân, Yên Sơn, Ba Giáo,...trong những giải thưởng của ngành Cải lương thời đó, nổi tiếng và uy tín có Giải Thanh Tâm, do ông kư giả Thanh Tâm (tên thật là Trần Tấn Quốc) thành lập, hoạt động từ năm 1958 đến năm 1968, mà người nhận giải đầu tiên là nữ nghệ sĩ Thanh Nga . Những soạn giả tuồng nổi tiếng trong thời này có Năm Châu, Điêu Huyền, Hà Triều, Hoa Phượng, Bảy Cao, Thế Châu, Thiếu Linh, Yên Lang, Nguyên Thảo, Mộc Linh, Yên B́nh, Nguyễn Phương, Kiên Giang, Thu An, Viễn Châu (sáng tạo h́nh thức tân cổ giao duyên, tức là hát cải lương chung với tân nhạc),... Những gánh hát cải lương nổi tiếng thời này có đoàn Hoa Sen, Thanh Minh – Thanh Nga, Kim Chưởng, Thống Nhứt, Kim Chung, Dạ Lư Hương.

 

Một điều cần nhấn mạnh ở đây, cải lương là sản phẩm của người miền Nam nên dù ông bà bầu Long là người miền Bắc và llà chủ của công ty cải lương KIm Chung gồm đến 6 đoàn hát đánh số từ 1 tới 6 nhưng đào kép đều là người miền Nam. Ban đầu khi mới di cư vào Nam, đoàn Kim Chung c̣n dựa vào các đào kép người Bắc như Huỳnh Thái, Kim Chung, Bích Thuận, Bích Sơn… nhưng cũng như khi hát tân nhạc người ta phải sử dụng giọng Bắc, hát vọng cỗ phải dùng tiếng Nam, những nghệ sĩ nói trên dù diễn xuất rất hay nhưng giọng ca vẫn không đủ chinh phục khán giả. Như vậy có thể nói nghệ thuật cải lương là độc quyền của các nghệ sĩ miền Nam.

 

Sau ngày 30/1975 các gánh cải lương giải tán, chánh quyền CS cho lập những đoàn hát quốc doanh như Trần Hữu Trang, Sài G̣n 1, Sài G̣n 2..Tuồng tích được soạn theo định hướng tuyên truyền của chế độ nên không được khán giả tán thưởng, đào kép được trả lương như công nhân không đủ sống nên bộ môn cải lương càng ngày càng lụn bại và ngày nay chỉ c̣n là một hoài niệm về quá khứ.

 

Nhưng thiển nghĩ, cũng như nhạc vàng, những ǵ có giá trị dù hiện bị mai một nhưng một ngày nào đó cải lương sẽ sống lại v́ nó đă nằm trong tâm hồn chất phác, thiện lương nhưng không thiếu t́nh cảm của người miền Nam.

 

(Viết nhân tin nghệ sĩ Thành Được qua đời)

Huỳnh Công Ân

18/11/2023

Tài liệu tham khảo :

-Wikipedia tiếng Việt

-Vương Hồng Sển

-Trần Văn Khê

-Tự điển Bách Khoa Việt Nam