Từ các cuộc cách mạng màu đến vụ việc đại học Fulbright Việt Nam

 

Theo Wikipedia, những cuộc cách mạng màu là chuổi các cuộc chống đối ôn ḥa đưa đến sự thay đổi hay suưt thay đổi chính quyền đă xảy ra trong thời kỳ hậu Liên Xô(đặc biệt ở các  Georgia, Ukraine, Kyrgyzstan và Cộng Ḥa Liên Bang Yougoslavia khoảng đầu thế kỷ XXI. Mục tiêu của các cuộc cách mạng màu là nhằm thiết lập một chính quyền tự do,, dán chủ kiểu Tây Phương

Các cuộc cách mạng này thường xăy ra sau một cuộc bầu cử gian lận đánh tráo kết quả và được đánh dấu bằng Internet là phương tiện liên lạc và các tổ chức dân sự là lực lượng nồng cốt.

1)Dưới đây là bảng liệt kê một số cuộc cách mạng màu trên thế giới:

-Serbia (2000)

Trong cuộc bầu cử năm 2000, Slobodan Milosevic gian lận để thắng cử. Dân chúng tập họp các lực lượng đối lập trong đó có tổ chức thanh niên Otpor kéo vào thủ đô Belgrade và dùng xe ủi đất ủi sập đài truyền h́nh  Radio Television of Serbia, cơ quan

tuyên truyền cho Slobodan Milosevic. Do đó cuộc cách mạng này c̣n được gọi là cuộc

cách mang “Bulldozer” và nó đă đuổi Slobodan Milosevic khỏi chính quyền

-Georgia (2003)

Cuộc cách mạng Hoa Hồng ở Georgia xảy ra sau cuộc bầu cử nhiều tranh cải năm 2003 dẫn đến việc Eduard Shevardnadze bị lật đổ và được thay thế  bằng Mikheil Saakashvili với vuộc bầu cử khác năm 2004

-Adjara (2004)

Tiếp theo cuộc cách mạng Hoa Hồng ở Georgia là cuộc cách mạng Hoa Hồng 2 ở Cộng Ḥa Tự Trị Adjara đă đẩy Aslan Abashidze ra khỏi chức chủ tịch nước Cộng Ḥa đó và phải lưu vong.

-Ukraine (2004)

Cuộc cách mạng màu cam ở Ukraine xảy ra sau ṿng hai cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cải năm 2004 đưa đến việc bầu cử ṿng này lại và Viktor Yushchenko , lănh tụ đối lập được tuyên bố thắng cử trước Viktor Yanukovych.

 

-Kyrgyzstan (2005)

Cuộc cách mạng Hoa Tulip (c̣n được gọi là cách mạng Màu Tím) năm 2005 nhiều bạo lực hơn các cuộc cách mạng trên. Nó xảy đến sau cuộc bầu cử quốc hội đầy tranh cải năm 2005. Nó diễn ra lẻ tẻ hơn các cuộc cách mạng màu khác. Những người tham gia ở nhiều khu vực khác nhau sử dụng màu tím và màu cam để tượng trưng cho yêu sách của họ.

 

-Moldova (2009)

 

Các vụ lộn xộn xảy ra sau cuộc bầu cử quốc hội năm 2009 khiến phe đối lập tố cáo đảng cộng sản đă xếp đặt kết quả.

 

-Armenia (2018)

 

Năm 2018, một cuộc cách mạng ôn hoà lănh đạo bởi Niko Pashinyan, một dân biểu phản đối việc Serzh Azati Sargsyan được bầu chọn làm thủ tướng mà trước đó ông ta là tổng thống kiêm thủ tướng của Armenia. Pashinyan bị bắt nhưng được thả ra ngay ngày hôm sau. Sargsyan bước xuống như lại đưa người của ông ta nắm chức thủ tướng. Biểu t́nh tiếp tục diễn ra trên cả nước, trong số đó ở Yerevan đám đông lên đến từ 150.000 đến 200.000 người và nhiều trăm người đă bị bắt. Pashinyan gọi đây là một cuộc cách mạng Nhung. Một cuộc bỏ phiếu được tổ chúc ở quốc hội và Pashinyan được bầu làm thủ tướng Armenia.

 

-Belarus (2006)

 

Cho tới tháng 3 năm 206 Alexander Lukashenko đă nắm chức tổng thống 12 năm bằng một thể chế độc tài và thân Nga nhưng vẫn nhắm tới một nhiệm kỳ thứ ba sau cuộc trưng cầu dân ư năm 2004 bị cho là thiếu tự do và không minh bạch.

 

Thế giới lên án Lukashenko đàn áp những người bất đồng chính kiến, không tôn trọng nhân quyền và giới hạn xă hội dân sự. Do đó, trong quốc hội Belarus không có đối lập nên nó chỉ là bù nh́n của chính quyền. Hậu quả là ngay sau khi Lukashenko tuyên bố đắc cử tổng thống năm 2006, các cuộc biểu t́nh rầm rộ diễn ra chống lại chính quyền của ông ta. Có khoảng 30.000 người tập trung tại thủ đô Minsk và dựng lều tại cong trường October Square. Cảnh sát được lệnh bố ráp ở đó đánh đập khoảng 50 người biểu t́nh và bắt đi nhốt hàng trăm người khác. Ngày hôm sau khoảng 40.000 người biểu t́nh dự định kéo đến nhà tù nơi giam giữ những nhà đối lập th́ cũng bị đàn áp và bắt bớ.

 

Ban đầu, những người đối lập dùng biểu tượng lạ lá cờ trắng-đỏ- vàng từng xuất hiện trong cuộc cách mạng màu Cam ở thủ đô Kyiv, Ukraine. Về sau họ gọi đó là cuộc “cách mạng quần Jean hay là Denim”.

 

Cuộc nổi dậy ở Belarus thất bại và Lukashenko vẫn tại vị đến ngày hôm nay.

 

-Mùa Xuân Á Rập (đầu thập niên 2010)

 

IMG_6396.JPG

Biểu t́nh ở Cairo, Ai Cập

 

Đó là một chuổi cuộc chống đối các nhà cầm quyền gồm có nổi dậy ôn hoà hay vơ trang lan ra khắp thế giới Á Rập từ những năm đầu của thập niên 2010. Khởi đầu là ở Tunisia để phản đối nạn tham nhũng và kinh tế tŕ trệ. Phong trào này lan truyền sang 5 nước Á Rập khác là: Libya, Egypt, Yemen, Syria và Bahrain. Biểu ngữ được trương lên ở các nơi này là: “ Người dân muốn băi bỏ chế độ này”.

IMG_6394.JPG

 

Biểu t́nh ơt Tunis, Tunisia

 

-Cuộc cách mạng dù ở Hồng Kông (2014).

 

Năm 1997, Anh trao trả Hồng Kông lại cho chính quyền Trung Quốc với sự cam kết của Bắc Kinh là Hồng Kông được tự trị 50 năm.

IMG_6398.JPG

Biểu t́nh dù ở Hồng Kông

 

Ngày 28/8/2014, nhiều tổ chứcdân sự ở Hồng Kông như: giới trí thức, Liên hội Sinh Viên Hồng Kông, Mặt Trận Nhân Quyền, đảng Dân Chủ, đảng LaoĐộng….đồng loạt xuống đường chiếm đóng khu vực trung tâm thành phố, giương đu đủ màu để phản đối sự không minh bạch trong việc bầu cử hội đồng thành phố. Cuộc cách mạng Dù này bị dập tắt ngày 15/12 cùng năm sau 79 ngày diễn ra. Các lănh tụ của phong trào này bị bắt giữ.

 

-Cuộc cách mạng ở Bangladesh (8/2024).

 

Ngày 3/8/2024 các điều phối viên của Phong Trào Sinh Viên Chống Kỳ Thị loan báo một đ̣i hỏi duy nhứt là nữ thủ tướng Sheikh Hasina và nội các phải từ chức và kêu gọi một sự bất hợp tác toàn diện. Ngày hôm sau các vụ xô xát xảy ra làm 97 người chết trong đó có một số sinh viên.

 

Ngày 5/8/2024 các điều phố OK i viên của Phong Trào kêu gọi một cuộc tuần hành đến thủ đô Dhaka bất chấp lệnh giới nghiêm để áp lực Sheikh Hasina. 3 giờ chiều cùng ngày bà Sheikh Hasina từ chức và chạy sang Ấn Độ.

 

Ông Muhammad Yunus, người được giải Nobel về hoà b́nh năm 2006, được mời về làm quyền thủ tướng Bangladesh.

 

2)Vụ việc về trường đại học Fulkbright, ở Sài G̣n (2024)

Năm 2013, trong tuyên bố chung giữa tổng thống Obama của Mỹ và chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam nêu ra khái niệm một trường đại học theo mô h́nh giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của chánh phủ Mỹ nhằm đào tạo những chuyên viên về chính sách công, luật, tài chính và quản lư cũng như trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học ứng dụng, toán học và khoa học máy tính.

 

Trường được chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động từ năm 2017 và khoá tốt nghiệp đầu tiên vào năm 2023.

IMG_6404.JPG

Ông Bob Correy

 

Tuy nhiên v́ chủ tịch đầu tiên của trường là thượng nghị sĩ Bob Kerrey, người từng tham chiến tại Việt Nam nên báo mạng Zing đặt câu hỏi ông này có xứng đáng ở chức vụ đó không v́ năm 1969, Kerrey đă tham dự một cuộc hành quân tại xă Thạnh Phong, tỉnh Bến Trẻ đă “thảm sát” nhiều người dân ở đó. Ai cũng biết trong chiến tranh việc thường dân ở giữa hai lằn đạn th́ sao tránh khỏi bị thương vong. Ông Kerrey sau đó đă xin rút lui.

 

Nhưng sự việc không dừng ở đó, Báo Tài nguyên & Môi trường của chính quyền CS năm 2022 c̣n tố cáo Chương tŕnh Sáng kiến thủ lĩnh trẻ (YSEALI) do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp 5 triệu USD để thành lập đă đào tạo các “thủ lĩnh trẻ” tư tưởng “dân chủ ban phát”. Ở Việt Nam, ít nhất 3 sinh viên từng tham gia khóa học YSEALI đă bị bắt giữ v́ các hoạt động “Tuyên truyền chống Nhà nước”, "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

 

Mới đây sau cuộc cánh mạng ở Bangladesh lật đổ nữ thủ tướng Sheikh Hasina do sinh viên khởi xướng và ông Muhammad Yunus, một người từng được học bổng Fulbright của Mỹ làm quyền thủ tướng khiến các mạng xă hội thân chính quyền Việt Nam đồng loạt tố cáo trường đại học Fulbright là nơi đào tạo các thủ lănh sinh viên âm mưu làm một cuộc “cách mạng màu” ở Việt Nam.

 

Người ta thường nói câu:”có tịch hay nhúc nhich”, hoàn cảnh đất nước và xă hội của Bangladesh gần giống Việt Nam. Gia đ́nh bà thủ tướng Sheikh Hasina ỷ có công trong việc tranh đấu tách rời Đông Hồi ra khỏi Tây Hồi để thành lập một quốc gia độc lập Bangladesh nên coi đất nước đó là của riêng ḿnh cũng như đảng CSVN cho rằng ḿnh “có công thống nhất đất nước” nên Việt Nam là của đảng cộng sản (điều 4 hiến pháp). Do đó con cháu gia đ́nh bà Sheikh Hasina ở Bangladesh cũng như con cháu đảng viên cộng sản Việt Nam đương nhiên hưởng đặc quyền đặc lợi. Các sinh viên thuộc loại COCC (con ông cháu cha) ra trường được hưởng chức to, lương cao c̣n sinh viẻn con nhà thường dân th́ thất nghiệp hay như ở Việt Nam th́ nam chạy xe grab (xe ôm công nghệ), nữ đi chào mời quảng cáo thuốc lá. Sự bất công, kỳ thị thấy rất rơ ở hai đất nước này nên chính quyền cộng sản VN lo sợ một ngày kia họ phải đối phó với một cuộc nổi dậy như bên Bangladesh. Mà đại học Fulright là đại học tư do Hoa Kỳ bảo trợ biết đâu là một thứ “ngựa thành Troie” chứa bên trong những mầm mống “phản động” đe doạ sự tồn vong của đảng cộng sản.

 

Những giáo sư người Việt trong ban lănh đạo cũng như trong ban giảng huấn dù xuất thân dưới chế độ xă hội chủ nghĩa cũng không tránh khỏi búa ŕu của dư luận viên nhứt là mạng xă hội “Tuyển Văn Hoá” của Vũ Mạnh Tuyền lên án rằng họ tiếp tay xuyên tạc lịch sử cuộc chiến Việt Nam qua những buổi tŕnh chiếu phim tài liệu của Mỹ về cuộc chiến này cho sinh viên xem khiến họ “thương cảm” đối với lính Mỹ thay v́ “những bộ đội Việt Nam anh hùng” trong hoàn cảnh vào sinh ra tử.

 

Người bị chỉ trích nhiều nhứt là bà Đàm Bích Thuỷ, chủ tịch sáng lập của trường đại học Fulbright.

DamBichThuy.jpg

Bà Đàm Bích Thủy

 

Bà Đàm Bích Thủy có bằng cử nhân của Đại học Hà Nội, MBA từ Trường Kinh doanh Wharton, Đại học Pennsylvania, Mỹ. Năm 1993, bà Thủy nhận học bổng Fulbright bậc cao học ở Mỹ. Năm 1995, bà gia nhập ngân hàng ANZ Singapore, hỗ trợ thiết lập và vận hành mảng đầu tư của nhà băng tại châu Á. 

 

Tại đây, bà nắm giữ một số vị trí như giám đốc tài chính dự án dầu khí, đứng đầu bộ phận quản lư sử dụng tài nguyên của ANZ toàn châu Á, giám đốc phát triển khu vực Đông Nam Á. 

 

Bà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ANZ Việt Nam năm 2005, trở thành người Việt  đầu tiên lănh đạo hoạt động của một ngân hàng quốc tế trong nước.

 

Bà rời ngành tài chính để tham gia sáng lập Đại học Fulbright Việt Nam v́ niềm tin mănh liệt vào sức mạnh và tác động thay đổi của giáo dục.

VuThanhTuAnh.jfif

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh

 

Ngoài ra Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lư Fulbright bị chỉ trích về chủ đề: “Dịch bệnh Covid-19: Tác động và chính sách ứng phó của Chính phủ” mà ông đă cố vấn cho nhà cầm quyền thành phố Sài G̣n trong mùa đại dịch là sai lệch khiến số nạn nhân chết về dịch bệnh ở đó nặng nề nhứt trong nước.

(Lỗi của ông ta hay lỗi của chính quyền thành phố Sài G̣n?)..

 

Sau chiến tranh Việt Nam, nhà cầm quyền cộng sản bị bế tắc về mọi mặt phải van xin Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam để chế độ thoát nguy cơ sụp đổ. Nay trước cao trào của các cuộc cách mạng màu khắp nơi trên thế giới, họ sợ Việt Nam sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng nên nh́n quanh ḿnh coi cái ǵ khả nghi tiếp sức cho phong trào ấy để diệt ngay từ trong trứng nước. Trường đại học Fulbright là nạn nhân đầu tiên.

 

HCA

25/8/2024.

 

Tài liệu tham khảo

-Wikipedia

-Tuyển Văn Hóa