TỪ BIÊN HOÀ

1969 ĐẾN LITTLE SAIGON

2022, NỬA THẾ KỶ THĂNG TRẦM, MỘT TRỜI KỶ NIỆM

Tuỳ bút

 

NgoQuyen.jpg

Năm 1969, tôi từ một ngôi trường tỉnh lẻ miền Tây về tŕnh diện nhiệm sở mới: trung học Ngô Quyền, Biên Hoà với 2 vết sẹo chiến thương trên người vừa tạm rời cuộc chiến. Ông hiệu trưởng Phạm Đức Bảo ưu ái người cựu chiến binh lại là người ở dưới Sài G̣n lên Biên Hoà dạy học nên cho xếp giờ tôi chỉ có hai ngày đầu tuần.

 

Từ đó, mỗi tuần sáng thứ hai lên Biên Hoà và chiều thứ ba về Sài G̣n tôi dong ruổi trên con đường 30 km trong suốt thời gian dạy học ở Biên Hoà. Ở đây, tôi gặp những đàn anh trong nghề như Lê Quư Thể, Hà Tường Cát, Lâm Tấn Văn…hay những đồng khoá như Lê Văn Tuư, Mai Kiến Phúc, Tô Văn Phú…Cũng ở đây, trước giờ lên lớp, Tuư, Văn, Phi Long và tôi “tranh thủ” binh một vài ván xập xám trong pḥng giáo sư. Cũng ở Biên Hoà trong những đêm ở lại, tôi đến nhà trọ của anh Lê Quư Thể và một vài anh khác xem các anh chơi mạt chược.

 

Xen giữa 6 năm ở Biên Hoà, tôi bị trả về quân đội 2 năm trấn thủ lưu đồn ở cầu Đồng Nai 1972-1973. Trong thời gian đó, tôi nhận một tin đau đớn: em kế tôi, một phi công trực thăng của sư đoàn 3 không quân Biên Hoà mất tích khi phi cơ bị bắn rơi trong trận chiến An Lộc.

 

Những năm ở Biên Hoà, tôi sống giữa t́nh đồng nghiệp, t́nh thầy tṛ và t́nh chiến hữu trong truyền thống tốt đẹp của người miền Nam: một nền giáo dục dân tộc, nhân bản và khai phóng cũng như t́nh huynh đệ chi binh trong hàng ngũ quân đội của một nước Việt Nam Cộng Hoà tự do và dân chủ.

 

Ôi khoảng thời gian tươi đẹp, êm đềm ở Biên Hoà trước năm 1975 dù đang trong thời kỳ chiến tranh làm sao t́m lại được ở một xă hội băng hoại hiện nay ở Việt Nam.

 

Tôi từ Canada đến thủ đô người Việt tỵ nạn 5 lần. Hai lần đầu 2002 và 2007, tôi không gặp được một đồng nghiệp hay học tṛ cũ Biên Hoà nào của ḿnh. Nhưng nhờ sự phát triển của các mạng xă hội trên Internet nên tôi bắt liên lạc được với một số em cựu học sinh Ngô Quyền mà người đầu tiên là em Nguyễn Hồng Đức khoá 10, bác sĩ ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Sài G̣n.

 

IMG_2811.PNG

Ở hải ngoại năm 2011, vợ chồng tôi sang Little Saigon tham dự Đại Hội Toàn Thế Giới của trung học Ngô Quyền kỷ niêm 55 thành lập trường. Những cuộc gặp gỡ đồng nghiệp và học tṛ cũ trong hai bữa tiệc tiền đại hội và đại hội đầy ấp kỷ niệm và niềm vui cũng như chuyến đi chơi Las Vegas và đi du thuyền qua Mexico rộn rả tiếng cười của mọi người và giọng ca vọng cổ mùi riệu của Nguyễn Hữu Hạnh.

 

NGoQuyen1.jpg

Ba năm sau, 2014 nhân đứa em vợ vừa được định cư ở Mỹ tôi lại sang Cali để thăm nó. Một số em cựu học sinh Ngô Quyền, Biên Hoà như Lữ Công Tâm, Nguyễn Hữu Hạnh, Mai Trọng Ngăi, Ma Thị Ngọc Huệ… đón tiếp vợ chồng tôi và cả đứa em vợ tôi bằng một bữa tiệc ḅ bảy món ở một nhà hàng trong khu chợ 99, góc đường Westminster và Brookhurst có sự hiện diện của anh Lê Quư Thể.

 

NgoQuywn2.jpg

8 năm sau, mùa hè năm 2022, Các em Lữ Công Tâm, Nguyễn Hữu Hạnh, Ma Thị Ngọc Huệ và Nguyễn Thị Tất Ứng nhân chuyến qua Cali sum họp gia tộc họ Huỳnh của tôi, đă lại mời vợ chồng tôi một tiệc ngon miệng tại nhà hàng Ngọc Sương trên đường Brookhurst không quên mời ông thầy kỳ cựu ở Ngô Quyền: anh Lê Quư Thể.

 

IMG_2809.JPG

Trong những năm gần đây, vợ chồng tôi thường về Việt Nam vào dịp Tết để trốn cái lạnh cắt da mùa đông của xứ Canada. Hầu như lần nào về nước tôi cũng lên Biên Hoà dự những buổi họp mặt tất niên hay tân niên của các em cựu học sinh khoá 10 của trường Ngô Quyền. Tôi gặp lại các em Đức, Lập, Thu, Phi, Khánh, Sương Trầm, Lan, Đào, Hạnh…và đôi khi có các em như Nguyễn Ngọc Ẩn G và vợ Sương A, Hoàng Duy Liệu, Sương B, Trần Huy Hoàng, Nguyễn Phùng Phước, Huỳnh Đồng…từ hải ngoại về tham dự.

 

T́nh thầy tṛ sau hơn một nửa thế kỷ đă trôi qua vẫn đầm ấm dù đôi bên ngày nay đều tóc bạc như nhau. Truyền thống tôn sư trọng đạo của người Á Đông làm ấm ḷng kẻ đưa đ̣ như tôi. Nếu có kiếp sau, tôi cũng muốn làm nghề dạy học.

 

Montréal ngày 12/8/2022

Huỳnh Công Ân