Biên Ḥa, Ngô Quyền và tôi
Hùynh Công Ân
(tặng ông Hiệu Trưởng
Phạm Đức Bảo)
Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Dịnh, Đồng Nai th́ về
(Ca dao miền Nam)
Dường như tỉnh Biên Hoà là một phần
định mệnh của cuộc đời tôi . Tuy tôi
sinh ra ở tỉnh Thủ Dầu Một (thời VNCH
gọi là B́nh Dương), một tỉnh giáp ranh với
Biên Ḥa, nhưng lạ lùng thay trong khai sinh tôi lại ghi
nơi sinh là Thủ Dầu Một, Biên Ḥa . Thành ra khi khai lư
lịch tôi không biết ḿnh phải ghi nơi sinh là Thủ
Dầu Một hay Biên Ḥa cho đúng. Tôi đành
ghi cả hai tỉnh là nơi sinh của ḿnh cho hợp
với khai sinh để tránh tội man khai lư lịch.
Tôi có hỏi ba tôi về việc này th́ ông cho biết v́ ngày
trước, tỉnh Thủ Dầu Một không có ṭa án ḥa
giải nên ba tôi phải sang Biên Ḥa để lập khai
sinh cho tôi . Lại nữa, trong 5 năm
liên hệ với Biên Ḥa (1969-1975) tôi đă làm thầy giáo và
lính chiến (lính thực sự chứ không phải là lính
biệt phái) cho thủ phủ miền Đông này . V́ vậy tôi đă có khá
nhiều kỷ niệm vui, buồn với Biên Ḥa qua
chức vụ quân nhân của tiểu khu Biên Ḥa cũng
như giáo chức của trường trung học Ngô Quyền.
Tuy khai sinh tôi có ghi nơi sinh là Biên Ḥa nhưng măi
đến khi đi tŕnh sự vụ lệnh thuyên
chuyển từ một tỉnh xa tít miền Tây về
trường trung học Ngô Quyền tôi mới đến
Biên Hoà lần đầu tiên vào mùa khai trường niên khóa
1969-1970 . Thành phố Biên Ḥa tuy có lớn hơn thị xă Trà
Vinh, tỉnh Vĩnh B́nh , nơi tôi
dạy học 4 năm đầu của cuộc
đời thầy giáo , nhưng vốn lớn lên và
sống ở thủ đô Sài G̣n nên tôi vẫn cảm
nhận đây cũng chỉ là một tỉnh lỵ không
phải là nơi phồn hoa, náo nhiệt như Sài Thành hoa
lệ, thành ra tôi tự nhũ ḿnh nên dè dặt trong lối
sinh hoạt để giữ cho đúng tác phong thầy giáo
.
Khi gặp ông Hiệu Trưởng Phạm
Đức Bảo, một người đứng
tuổi, to lớn, có dáng dấp một vơ sư hơn là
một giáo sư (nghe nói ông tập tạ hàng ngày), tôi
cảm thấy thoải mái v́ ông ấy rất cởi
mở và thông cảm. Được biết tôi là
một sĩ quan biệt phái, từng phục vụ ở
đơn vị tác chiến và đă bị thương
ở chiến trường , ông ân
cần hỏi thăm vết thương của tôi .
Lại biết nhà tôi ở Sài G̣n và có giờ dạy
trường tư dưới đó, nên ông bảo tôi yên
tâm, ông sẽ nói ông Giám Học xếp 15 giờ chính
thức của tôi vào hai ngày đầu tuần.
Từ đó, hàng tuần tôi lái lambretta từ Sài G̣n lên Biên
Ḥa dạy hai ngày thứ hai và thứ ba, đêm thứ hai
ở lại Biên Ḥa ngủ ở nhà người anh họ,
chiều thứ ba trở về Sài G̣n coi như đă là
weekend, những ngày c̣n lại th́ dạy tư và vui chơi
ở Sài G̣n. Đây thật là một giai đoạn
hạnh phúc nhất của đời tôi .
Đồng nghiệp và học tṛ ở Ngô Quyền cũng
rất dễ chịu Ban giám đốc trường: ông
Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo dễ dăi,
ông Giám Học Phạm Khắc Thành ca va, ông phụ tá giám
học Hoàng Đôn Trịnh th́ hơi reglo một chút.
Học sinh th́ đa số rất chăm học và học
giỏi không thua sút các trường lớn Pétrus Kư . Chu Văn An, Gia Long,
Trưng Vương ở Sài G̣n. Cũng tại
trường Ngô Quyền Biên Ḥa , tôi có, vinh hạnh phụ
trách một lớp 12 B mà trong số học sinh có nhà thơ
tài hoa Nguyễn Tất Nhiên và nhân vật nữ tên Duyên
đă đi vào giai thoại văn chương Việt Nam
qua các bài thơ t́nh tuyệt tác của Nguyễn Tất Nhiên.
Tôi c̣n nhớ ngày anh chàng Hải (tên thât của Nguyễn
Tất Nhiên) rụt rè lên bàn thầy trao tặng tôi tác
phẩm đầu tay của anh tựa là "Thiên Tai",
không ngờ về sau anh chàng này lại trở thành một
trong những thiên tài của văn thơ hiện
đại Việt Nam .
Nhưng, ngày vui qua mau, định mênh đưa đẩy
tôi trở lại quân đội sau một đêm nhậu
nhẹt với bạn bèvàấu đả với một
nhân vật có thế lực ở Sài G̣n mà hậu quả là
tôi bị bộ Quốc Pḥng trả về đời
sống quân nhân bằng một quyết định quân kỷ.
Khi lên nhận sự vụ lệnh trả về Quân
Đội, tôi được cho một đặc ân
chọn đơn vị . Định
mệnh lại khiến tôi chọn tiểu khu Biên Ḥa . Khi được tin này,
ông Hiệu trưởng dắt tôi vào Tiểu Khu gặp
thiếu tá Thành, tham mưu trưởng tiểu khu gởi
gắm. Tôi đuợc đưa về đại
đội 3/463 DPQ trấn giữ cầu Đồng Nai
trên xa lộ Sài G̣n Biên Ḥa . Nhờ sự
giúp đỡ sốt sắng của ông Hiệu
Trưởng, tôi không bị đẩy ra chiến
trường trong mùa hè đỏ lửa năm 1972 . Nếu không, chắc ǵ tôi c̣n sống
đến ngày hôm nay để viết những ḍng chữ
này . V́ vậy ân
nghĩa này của ông Hiệu Trưởng suốt
đời tôi không quên được. Sau biến cố
1975, được tin ông bị nạn, tôi rất lo
lắng , nhưng nay qua tin của Hội Ái Hữu Cựu
Học Sinh Ngô Quyền biết ông vẫn c̣n mạnh
khoẻ và có thể qua Hoa Kỳ dự Buổi Hội
Ngộ Trùng Phùng năm 2006 tôi rất mừng cho ông.
"Hai năm trấn thủ lưu đồn, ngày th́
việc nước, tối dồn việc quan" 1972-1973
của tôi ở cầu Đồng Nai cũng qua mau . Ngày th́ đánh bi da cá độ uống
bia với các sĩ quan cùng đơn vị, tối
đến đi đốc canh các vọng gác ở ṿng rào
và chân cầu . Thỉnh thoảng dẫn
một trung đội theo xe tiểu khu đi hộ
tống các đoàn xe chở đạn tiếp tế các
đơn vị hay chở tân binh đi thụ huấn
ở quân trường Vạn Kiếp khi các đoàn xe này
đi qua lănh thổ tiểu khu . Mùa thi ,
tôi được tiểu khu bố trí dẫn lính bảo
vệ trường thi . Mấy ông cảnh sát lem nhem
lợi dụng nhiệm vụ trật tự mưu toan ném
bài giải vào pḥng thi bị tôi chận lại tịch thu hết.
Cuối năm 1973, tôi nộp đơn lên bộ Quốc
Gia Giáo Dục xin cứu xét can thiệp với bộ
Quốc Pḥng cho tái biệt phái tôi về dạy học . Đơn được giải
quyết và tôi được trả lại ty Giáo Dục
Biên Ḥa mà Trưởng Ty bấy giờ là ông Phạm
Đức Bảo . Lúc đó vào giữa niên
khóa, để khỏi làm xáo trộn thời khóa biểu
các đồng nghiệp, tôi xin ở lại Ty làm việc . Ông Trưởng Ty
xếp tôi làm ở pḥng Học Vụ mà trưởng pḥng
là ông Lê Hồng Sanh. Niên khóa sau, chán công
việc hành chánh tôi xin ông Trưởng Ty về lại
trường Ngô Quyền đứng lớp. Đầu năm 1975 tôi có giấy thuyên chuyển
về Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng Sài G̣n. Tuy nhiên , hàng tháng tôi vẫn c̣n lên Biên Ḥa lănh
lương. Gần cuối tháng tư năm 1975, nhân lên
Biên Hoà lănh lương, tôi ghé một quán nhậu gần
rạp Biên Hùng lai rai vài chai bia với món chem chép xào tiêu . Khi
đó pḥng tuyến Xuân Lộc đă vỡ, cộng quân
đang uy hiếp Biên Ḥa, qua men bia tôi nh́n
thành phố Biên Ḥa trong những giờ phút yên tĩnh mong
manh trước khi cơn đại hồng thủy
ập đến.
Sau biến cố 75, tôi đă lên Biên Ḥa hai lần
. Một lần trước khi đi tù cải
tạo để chứng kiến cảnh nhà không,
đường trống của thành phố Biên Hoà thân yêu
đă đổ chủ . Lần thứ
hai, sau khi đi tù cải tạo về, tôi ngơ ngác
giữa thành phố Biên Ḥa xa lạ, trước
trường trung học Ngô Quyền đổi thay da
thịt. Ôi cảnh cũ đây mà người xưa
giờ ở đâu ? Kư ức đưa
tôi về những kỷ niệm cũ: c̣n đâu những
buổi trưa ở pḥng giáo sư tranh thủ binh xập
xám với các bạn đồng nghiệp Lê Văn Túy, Lê
Quư Thể, Lâm Tấn Văn, Nguyễn Phi Long... để
chờ giờ lên lớp. C̣n đâu những đêm ở
nhờ nhà anh Lê Quư Thể chứng kiến "quư
thầy" xoa mạc chược, có lần cảnh sát
đến xét sổ gia đ́nh, cũng làm lơ bỏ
đi khi biết các thầy là giáo sư Ngô Quyền. T́nh
nghĩa trước năm 75 là thế ấy
. Làm sao t́m được những thứ ấy trong
xă hội Viêt Nam bây giờ ?
Những ǵ tôi viết ở đây là tự đáy tâm
hồn, không màu mè, che đậy .
Thầy giáo cũng là con người, nhiệm vụ là
truyền thụ kiến thức, nếu có những
khuyết điểm xin mọi người thông cảm
bỏ qua . Ở hoàng hôn của cuộc
đời, sống lại với kỷ niệm cũ là những
giây phút hạnh phúc nhất c̣n lại .
Montreal, Canada đầu Xuân 2006