Bên ḍng sông Đồng Nai

Huỳnh Công Ân

                                                                                                                   Mến tặng BS Nguyễn Hồng Đức

 

Làm trai cho đáng nên trai,

Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng

(Ca dao)

 

Tuy sống và trưởng thành ở đô thành Sài G̣n chỉ cách Biên Ḥa có 30 cây số, nhưng măi đến năm 1969, nhân được thuyên chuyển về trường Ngô Quyền dạy học tôi mới làm quen với thành phố này .

Đối với tôi, Biên Ḥa như các tỉnh lỵ  khác, rất nhỏ so với Sài G̣n nhưng so với thị xă Trà Vinh, nhiệm sở trước đó của tôi, th́ phồn thịnh, náo nhiệt hơn . Mỗi tuần hai lượt đi về bằng chiếc xe lambrettwist (tên gọi chiếc xe lambretta hai bánh để phân biệt với xe lambretta ba bánh chở khách) theo ngă xa lộ, rẽ trái ở ngă ba Tân Vạn, rồi rẽ mặt lên cầu Gành để vào thị xă Biên Ḥa và ngược lại .  Quang cảnh thường  gặp mỗi lần đi, về đó thường là những tai nạn lưu thông khủng khiếp trên xa lộ độc nhất của Việt Nam thời đó (sau này có thêm xa lộ ṿng đai Đại Hàn),  hay  cảnh xe cộ chạy lộc cộc, chầm chậm trên những tấm ván của cầu Gành, hoặc đôi khi phải dừng chờ xe lửa ưu tiên qua cầu .

Về sau, lười lái xe, mỗi sáng thứ hai, tôi đi xe ôm ra nhà ga xe lửa Sài G̣n để đáp xe lửa lên Biên Ḥa rồi đi bộ từ ga Biên Hùng đến trường Ngô Quyền . Cuối cùng, khi người bạn đồng môn Trần Thái Hùng đổi về Ngô Quyền, tôi quá giang lambrettwist của anh ấy theo ngă quốc lộ 1 . Như vậy tôi đă bao lần đi qua ḍng sông Đồng Nai nhưng ḍng sông này chỉ gây “ấn tượng” với tôi khi tôi trở lại quân đội năm 1972, làm đại đội phó đại đội 463 thuộc tiểu khu Biên Ḥa, trấn giữ cầu Đồng Nai trên xa lộ Biên Ḥa .

Thời gian làm lính giữ cầu Đồng Nai ở Biên Ḥa trong hai năm 72 và 73 để lại trong tôi nhiều kỷ niệm . Những lần dẫn quân đi hộ tống các đoàn xe chở đạn dược hay tân binh đi Dầu Giây, Phú Mỹ, Bà Rịa, Cát Lái hay Tân Uyên tuy không lần nào chạm địch nhưng tôi như sống lại giai đoạn hào hùng khi nắm một trung đội tác chiến của tiểu đoàn 3, trung đoàn 16, sư đoàn 9 bộ binh vẫy vùng trong các cuộc hành quân từ Sa Đéc, Vĩnh Long đến Trà Vinh 4 năm trước đó . Một lần tôi đă gây binh biến khi đụng chạm với xă trưởng Tân Vạn Nguyễn Thành Đ., em của nữ dân biểu Nguyễn Thị L. . Tôi dẫn bốn thằng đệ tử bắn vào trụ sở xă Tân  Vạn . Xă trưởng Đ. ra lệnh toán nghĩa quân giữ cầu Bà Lồ đóng cầu để chúng tôi không thể rút về cầu Đồng Nai được . Khi được tin, đại úy đại đội trưởng của tôi điều đ́nh với xă trưởng Đ. để tôi dẫn lính an toàn trở về đại đội . May mắn, không có ai thương vong trong vụ này . Dĩ nhiên sau đó ngoài việc bị xếp trực tiếp mắng mỏ, tôi c̣n lănh 15 củ (15 ngày trọng cấm) của Tiểu Khu Biên Ḥa. Tôi nghe kể lại ngày hôm sau, khi đại tá Tỉnh Trưởng gặp dân biểu L. hỏi thăm t́nh h́nh an ninh ở  xă Tân Vạn th́ bà L. trả lời rằng có ông thiếu úy cầu Đồng Nai quậy  suốt đêm trước làm dân trong xă phải nằm ngủ dưới đất . Đại tá Tỉnh Trưởng  nói:  lại là thiếu úy Ân thầy giáo đó mà, tôi sẽ tính với anh ta . Sau này nghĩ lại tôi thấy thời tuổi trẻ ḿnh quá hiếu thắng, quá bậy  bạ  .

Đôi khi, tôi và các sĩ quan trong đại đội xách theo một chai Hennessy, lấy ca nô chạy qua Chợ Đồn cập vào cầu jeté của một nhà hàng ven sông Đồng Nai, lên làm một chầu nhậu với món đầu cá lóc hấp nổi tiếng ở đây . Thỉnh thoảng tôi cùng các bạn đồng đơn vị lái chiếc Dodge 4 đi ăn đồ tây ở quán La Plage gần bờ sông  Đồng Nai hay ăn đồ tàu ở nhà hàng Hạnh Phước ở Ngă ba Thành  hay vào các bar MỸ ở công trường Sông Phố uống Whisky pha Coke thi với lính Mỹ . Thường ngày nếu không có công tác,  tôi cho lính đi ca nô qua Bến Gỗ mua tôm về nướng  để uống bia với các bạn đồng ngũ, cùng lúc đánh bi da cá độ tại câu lạc bộ của đại đội, ai thua phải trả hết chi phí .

Một lần đi hộ tống đoàn xe chở tân binh của tiểu khu đi thụ huấn ở quân trường Vạn Kiếp, chúng tôi dừng quân ở Phú Mỹ để chờ đoàn xe trở về .  Tôi cho đóng quân ở nhà lồng chợ Phú Mỹ . Sau khi uống vài chai bia với các đệ tử, tôi giăng vơng nằm ngủ . Tôi chợt tỉnh giấc v́ có tiếng đàn, tiếng hát gần bên . Th́ ra đó là ban văn nghệ của ty dân vận và chiêu hồi tỉnh Phước Tuy đang tŕnh diễn văn nghệ cho dân chúng xă Phú Mỹ xem . Dịp này tôi làm quen và xin địa chỉ của một cô ca sĩ khá đẹp của ban văn nghệ này .

Sau đó, trong lần đi công tác ở  Bà Rịa,  tôi ghé nhà  thăm cô ca sĩ  hôm trước . Cô ta hứa  hôm nào ghé cầu Đồng Nai thăm tôi . Trước khi tôi ra về cô ta đă làm tôi sửng sốt khi nói muốn nhờ tôi giúp cô một việc . Cô nói rằng cô yêu một nam ca sĩ ở chung ban văn nghệ, nhưng gia đ́nh không bằng ḷng . Cô muốn nhờ tôi giả đi hỏi cưới cô để cô có thể thoát ly  gia đ́nh về với anh chàng ca sĩ  kia . Thật oái oăm, ḿnh bị cô ta chọn làm vật thế thân . Tôi dùng kế hoăn binh v́ sợ từ chối hẵn th́ cô ta sẽ thất vọng  nên nói để suy nghĩ  lại .

Bẵng đi vài tháng, một hôm khi đi công tác về th́ được lính báo có một cô đang chờ trong pḥng của tôi . Bước vào pḥng, tôi nhận ra đó là cô ca sĩ ở Bà Rịa . Nhưng tôi bỗng giật ḿnh v́ thấy cô ta đang mang bầu . Chẵng lẽ Quít làm mà Cam phải chịu sao ? Cô ta tươi cười chào tôi, nói là đă có bầu 4 tháng và c̣n đưa một quả trứng ngỗng cho tôi xem nói là trước đó v́ chờ tôi đến trưa mà tôi chưa về nên cô ra một quán ăn ở ngă ba Tân Vạn ăn cơm . Bà chủ quán thấy cô có bầu nên tặng cô quả trứng ngỗng nói là cô cầm lấy để sau này sinh nở tốt đẹp . Cô ta nhắc lại việc nhờ cậy lúc trước và c̣n nói rằng nếu nhận lời sẽ tổ chức đám cưới ngay . Lần này tôi không thể  làm “anh hùng cứu mỹ nhân”  được nên dứt khoát từ chối . Thấy cô ta thất vọng từ giă ra về tôi cũng bùi ngùi nhưng đành vậy v́ tôi không thể hy sinh tương lai của ḿnh cho một người mới quen .

Sau này trở lại  nghề thầy giáo ở Ngô Quyền lần thứ hai, tôi vẫn được xếp giờ vào hai ngày đầu tuần để những ngày c̣n lại dạy trường tư ở Sài G̣n . Hai bữa trưa và một bữa tối ở lại Biên Ḥa, tôi và Hùng thường đến ăn ở quán B́nh Dân gần sân vận động  hay quán Thu Hà đường  Phan Đ́nh Phùng ) . Đặc biệt quán Thu Hà nổi tiếng không phải chỉ có nhờ  hai món canh chua và cá kho tộ thật ngon mà c̣n v́ nơi đó có hai giai nhân, con ông chủ quán  . Buổi trưa , sau bữa cơm Hùng chở tôi về nghỉ trên một bộ ván ngửa mát lạnh trong căn nhà của người cô của Hùng ở ngă ba Vườn Mít . C̣n buổi tối  khi th́ tôi ngủ nhờ  nhà ông anh họ ở trước cổng phi trường Biên Ḥa khi th́ tôi về nhà trọ của anh Lê Quư Thể để xem các thầy đánh mạt chược (những đêm đó th́ hầu như tôi thức trắng đêm). Về sau tôi c̣n” tranh thủ” đêm ở lại Biên Ḥa  nhận lời mời  dạy cours luyện thi toán của anh Nguyễn Thành Dũng  (ông vua dạy cours của Biên Ḥa) tại trường tiểu học Nguyễn Du . Đầu niên khóa 74-75, tôi mở lớp riêng dạy kèm toán, lư cho một nhóm học sinh tại căn pḥng trống  trong một cao ốc trước cho lính Mỹ thuê . Chủ căn pḥng đó là một người Pháp đă ở lại Biên Ḥa sau khi đội quân viễn chinh Pháp hồi hương . Ông ta lấy vợ Việt và lập nghiệp ở đây luôn . Tôi và ông ta chỉ gặp nhau một lần lúc được một học sinh giới thiệu để tôi thuê pḥng của ông . Sau đó tôi và ông liên lạc bằng những mẩu giấy nhắn tin bằng tiếng Pháp để trong hộc bàn . Kể cả tiền thuê pḥng  trả cho ông ta, tôi cũng để trong hộc bàn . Đầu năm 75, dù  tôi được thuyên chuyển về Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng ở quận 5, Chợ Lớn tôi vẫn chạy xe lên Biên Ḥa tiếp tục dạy cours đó đến ngày miền Nam mất .

Lúc làm việc tạm thời ở Nha Học Chánh (sau đổi thành Ty Giáo Dục) Biên Ḥa trong khi chờ sắp xếp đứng lớp lại, qua giới thiệu của vài vị làm chung sở v́ biết tôi c̣n độc thân, tôi làm quen được với cô H., con gái của một ông trước đây đứng đầu ngành Tiểu Học ở tỉnh. Những tưởng ḿnh sẽ làm rể cho Biên Ḥa, nhưng không ngờ khi đổi về Sài G̣n tôi bị “coup de foudre” vớI một cô nữ sinh trường tây,  sau này là bà xă của tôi , nên tôi mất đi “quốc tịch”  Biên Ḥa  khi bắt buộc tự rút lui trước để không làm phiền toái người đẹp Biên Ḥa .

Vài ngày trước khi miền Nam thất thủ, từ Sài G̣n, tôi lên Ty Giáo Dục Biên Ḥa  để lănh lương . V́ trễ xe lửa tại ga Sài G̣n, tôi thuê xe ôm chạy đuổi theo, đến ga Ḥa Hưng lại trễ, đến ga Phú Nhuận, trong khi chờ đợi xe đến, tôi đến nhà Nguyễn Phi Long để rủ anh ấy cùng đi lănh lương . Nhưng Long cho biết anh ta ở nhà để di tản sang Mỹ cùng ông anh là Đại Úy .Tôi ph́ cười, nói với anh ta là chiến tranh sắp chấm dứt, đi làm ǵ . Sau này, 3 năm cải tạo và 8 năm kẹt lại ở Việt Nam đă làm tôi thấm thía sự ngây thơ của ḿnh .

Trước ngày lên đường cải tạo, tôi lên thăm thành phố Biên ḥa đă đổi chủ . Trong cảnh nhà không, đường trống tang thương của thủ phủ miền Đông, tôi có gặp một vài người lính cũa tôi, họ vẫn kêu tôi là trung úy . Tôi nhẹ nhàng bảo họ gọi tôi bằng anh là được rồi . Nhưng hôm đó tôi không gặp một học sinh cũ nào của tôi trên đường phố . Tôi tự hỏi , không biết khi tôi gặp họ th́ họ có gọi tôi là “đồng chí thầy” như một nữ sinh trường tư ở Sài G̣n đă gọi tôi như vậy vào ngày 1-5-1975 tại ngôi trường  mà tôi từng dạy và cô ta từng học .

Sau khi “tốt nghiệp” đạI học cải tạo, và sau một chuyến vượt biên thất bại, năm 1983, tôi có  trở lên Biên Ḥa bằng xe đạp, vào xă Long B́nh, bên hông của cầu Đồng Nai, đến ḷ gạch của đại úy đại đội trưởng cũ của tôi để thăm ông ta, nhưng ông ta đi vắng, chỉ c̣n bà vợ ở nhà . Tôi đạp xe vào thị xă , ngơ ngác trước một Biên Ḥa và một trường Ngô Quyền xa lạ .

Măi đến năm 2008, sau hơn 20 năm làm thân viễn xứ, nhân chuyến trở về Việt Nam thăm mẹ già, tôi và vợ tôi đi lên Biên Ḥa t́m lại những h́nh ảnh cũ . Thành phố phồn thịnh, đông đúc hơn ngày xưa nhiều lần nhưng tôi thấy mất đi vẻ đáng yêu của một thành phố nhỏ ven bờ sông Đồng Nai ngày nào . Tôi không c̣n t́m được dấu vết nào của một nơi tôi từng gắn bó 6 năm trời trong nghiệp văn cũng như vơ .  Nhà cửa xây cất cao hơn,  ở mặt tiền đường, các cửa hàng đủ loại chen chúc với các bảng hiệu đầy màu sắc trông mệt mắt . Xe gắn máy nổ ầm ầm, xịt khói mù mịt, giành nhau chạy trước . Cảnh tượng này tôi đă chán ngấy tại Sài G̣n lại được sao y tại đây . Trong số những người qua đường, chắc hẳn cũng có học tṛ cũ của tôi, nhưng hơn 30 năm tôi rời xa nơi đây làm sao chúng tôi c̣n  nhận ra nhau ? Tôi chỉ đành đến trước cổng trường Ngô Quyền nhờ vợ tôi bấm cho vài bức ảnh tôi và mái trường xưa .

https://conganhuynh.com/BendongsongDongNai_files/image002.jpg

Trước ngôi trường xưa

Cuối năm 2009, tôi nhận được một email của Nguyễn Hồng Đức, bác sĩ chuyên khoa lồng ngực cho biết là học tṛ cũ của tôi, anh nhờ xem trang web của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền mới biết tôi đang ở Montreal, Canada . Anh nói anh đă từng dự hội thảo quốc tế các bác sĩ chuyên khoa lồng ngực tại nơi tôi ở nhưng không biết tôi ở đó để đến thăm . Tôi viết email trả lời và hỏi anh ở tiểu bang nào của Mỹ . Anh email trả lời anh ở Việt Nam và làm việc tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Sài G̣n .

Thế là đầu năm 2010, khi tôi về Việt Nam th́ Đức hẹn tôi để đem xe hơi đến đón vợ chồng tôi đi lên Biên Ḥa chơi . Anh chở tôi đến nhà của anh  Trần Trung Thu học cùng lớp . Thu không nhận ra tôi, hơi ngạc nhiên khi gặp tôi nên nói chào anh . Đức nhắc: “Đây là thầy Huỳnh Công Ân, dạy toán lớp tụi ḿnh”, Thu mới nhớ ra . Thật ra gần 40 năm đă qua, những cậu học tṛ tuổi 16, 17 và ông thầy trẻ ngoài 20 lúc đó, bây giờ th́ cũng đă thành những ông già trên dưới 60, nếu gặp ngoài đường làm sao nhận ra được . Thu đă từng nối nghiệp giáo sư toán của tôi  nhưng sau này để thích ứng với xă hội mới, anh đổi nghề và hiện nay làm đại lư thuốc tây, có vẻ khấm khá lắm .

Thu gọi điện thoại cho một số bạn học cũ báo tin có tôi về thăm Biên Ḥa không quên gọi họ đến nhà hàng Hoài Cỗ bên bờ sông Đồng Nai họp mặt . Thu và hai vợ chồng tôi lên xe của Đức đến nơi hẹn . Một lúc sau, mọi người lần lượt đến .

https://conganhuynh.com/BendongsongDongNai_files/image003.jpg

Thu, Đức và cô, thầy Ân

 

Qua sự giới thiệu của Đức và Thu, tôi gặp lại Trần Thành Lập, Nguyễn Phùng Phước và một số học sinh cũ khác mà tôi không nhớ tên . Riêng Phước ở Mỹ về và là rể của quán ăn Thu Hà . Anh nầy, dù ngày nay đă lớn tuổi nhưng vẫn c̣n nét đẹp trai, hèn ǵ đă lọt vào đôi mắt xanh của giai nhân quán Thu Hà . Tôi c̣n được biết Phước là một vơ sư . C̣n Trần Thành Lập được coi là liên lạc viên của nhóm .

Thầy tṛ có biết bao chuyện để hàn huyên sau 40 năm vật đổi, sao dời . Chúng tôi hỏi thăm về cuộc sống . Có những mẩu đời thành công như Đức và Thu . Có mẩu đời bay bướm, hào hoa như Phước . Có những mẩu đời thăng trầm như Lập và tôi . Chúng tôi đă ghi lại h́nh ảnh cuộc gặp gỡ này  bằng máy ảnh .

https://conganhuynh.com/BendongsongDongNai_files/image004.jpg

Học sinh cũ của TH Ngô Quyền

 

Nếu không liên lạc được với Đức th́ tôi không có cuộc hội ngộ này và cũng như hai lần trở lại Biên Ḥa trước đây, tôi  vẫn là kẻ lạc lơng giữa thành phố Biên Ḥa đổi khác . Tôi cảm thấy ấm ḷng v́  trong buổi hoàng hôn của cuộc đời, tôi  t́m lại được sự nồng ấm của t́nh thầy tṛ . Trong một xă hội băng hoại về mọi mặt hiện nay, những người học tṛ cũ của tôi vẫn c̣n giữ được  tinh thần tôn sư trọng đạo . Điều này khiến tôi nghĩ rằng ḿnh đă không sai lầm khi chọn nghề dạy học .

https://conganhuynh.com/BendongsongDongNai_files/image005.jpg

Hội ngộ bên ḍng sông Đồng Nai

 

Tôi nh́n ra ḍng sông Đồng Nai . Không như  hệ thống sông rạch trong khu vực thành phố Sài G̣n đen ng̣m v́ bị ô nhiễm nặng nề, nước sông Đồng Nai vẫn xanh ngắt . Nước lững lờ trôi như thách đố với sự thay đổi chung quanh . H́nh dáng chiếc cầu Gành gần đó có vẻ y như xưa chứ không như cầu Đồng Nai đă thay đổi khiến mỗi lần ngồI xe đ̣ đi qua mà tôi không nhận ra .

Gió từ phía sông thổi đến làm tôi thấy thoáng mát không như không khí ngột ngạt, nóng bức ở Sài G̣n mà ngườI sống ở xứ lạnh Canada như tôi  không chịu đựng nỗi . Đây là một buổi chiều đáng nhớ nhất trong những ngày cuối năm âm lịch trong chuyến về Việt Nam năm 2010 .

Montreal, Canada, cuối thu 2010

Huỳnh Công Ân